Tập trung phát triển năng lực cho học sinh có lẽ là một đổi mới lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam. Thông qua việc ứng dụng dạy học phát triển năng lực, học sinh sẽ được phát triển toàn diện trong quá trình học. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về việc ứng dụng dạy học phát triển năng lực cho học sinh.
Khái niệm dạy học phát triển năng lực
Đây là mô hình giáo dục tập trung vào phát triển tối đa năng lực cho người học. Mà năng lực được hiểu là tổng hợp các yếu tố: thái độ, kiến thức và kỹ năng. Do đó, giáo viên khi ứng dụng dạy học phát triển năng lực phải có sự đan xen và phối hợp các kiến thức và kỹ năng với nhau. Từ đó, học sinh sẽ phát huy tối đa khả năng học tập của mình cùng tinh thần học tập tự giác, tích cực và chủ động.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực có những ưu và nhược điểm gì?
Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh là một trong những mô hình được áp dụng rộng rãi gần đây. Ngày càng có nhiều trường học áp dụng mô hình dạy học này cũng bởi vì những ưu điểm:
- Mô hình này ứng dụng được đối với đa dạng học sinh ở nhiều trình độ khác nhau
- Mô hình tạo ra sự bình đẳng và đồng đều giữa các học sinh trong việc học cũng như việc thi cử
- Đem lại sự kết nối, tương tác mạnh mẽ giữa học sinh với nhau và với giáo viên
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng và trau dồi những trải nghiệm thực tế
- Nâng cao năng lực sáng tạo và khai thác tối đa tiềm năng về tư duy và trí tuệ cho học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm vừa kể trên, khi ứng dụng mô hình này vào chương trình giáo dục cũng gặp không ít hạn chế:
- Giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với mô hình học tập khá mới này
- Việc phải lòng ghép nhiều nội dung
- môn học cùng lúc tạo ra áp lực học tập quá lớn
- Chương trình học khá nặng trong khi phương pháp dạy quá hiện đại nên gặp nhiều khó khăn khi triển khai
- Điều kiện về cơ sở vật chất ở một số trường không thể đáp ứng cho mô hình dạy học này
Đặc điểm của mô hình dạy học phát triển năng lực
Đặc điểm của mô hình giáo dục phát triển năng lực được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Mục tiêu: Chú trọng vào phát huy phẩm chất cá nhân thông qua việc cho học sinh giải quyết vấn đề thực tiễn từ các tình huống, các tiểu phẩm.
- Nội dung: Tập trung vào việc giúp học sinh có thể vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào mọi tình huống. Đồng thời, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực cũng phụ thuộc rất nhiều vào các yêu cầu mục tiêu năng lực đầu ra.
- Phương pháp: Học sinh giữ vai trò là trọng tâm, làm chủ buổi học. Giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn và hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn, bất cập.
- Giáo án: Giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực được thiết kế riêng theo năng lực của từng nhóm học sinh.
- Hình thức tổ chức: Triển khai các hoạt động, tình huống cần giải quyết để người học tìm hiểu, khám phá và giải quyết vấn đề.
- Môi trường học tập: Không gian học tập linh hoạt, không bị gò bó. Giờ học có thể diễn ra: công viên, hội trường lớn, phòng thí nghiệm,….
- Đánh giá kết quả: Học sinh có thể dựa vào các tiêu chí: mục tiêu năng lực đầu ra của môn học, khả năng vận dụng vào thực tiễn,… để tự mình đánh giá.
Ý nghĩa của việc ứng dụng dạy học phát triển năng lực
Việc ứng dụng dạy học phát triển năng lực không chỉ mang lại hiệu quả học tập vượt trội cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đồng thời, với mô hình dạy học này còn tác động đến quá trình phát triển của học sinh:
- Thông qua việc để học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá và giải quyết vấn để giúp khơi gợi hứng thú, đam mê và cá tính của các em.
- Mở rộng định hướng học tập và nâng cao khả năng thực hành, ứng dụng thức tế, phối hợp làm việc nhóm, phản biện,…
- Rèn luyện khả năng tự giác và tự lập của mỗi học sinh.
- Hình thành kỹ năng và phát triển năng lực phù hợp với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.
- Tận dụng tối đa thời gian và chi phí cho quá trình dạy và học.
So sánh dạy học phát triển năng lực và dạy học truyền thống
Nhìn chung, mô hình dạy học phát triển năng lực theo định hướng đổi mới giáo dục có những điểm vượt trội và khác biệt so với mô hình giáo dục truyền thống, cụ thể:
Thứ 1: Về mục tiêu dạy học
- Dạy học truyền thống: Kiến thức chung chung, không rõ ràng và chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Giáo viên quá tập trung vào việc giảng dạy lý thuyết và chạy thành tích.
- Dạy học phát triển năng lực: Kiến thức có được từ sự tự tìm tòi học hỏi, trải nghiệm thực tế, tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Giáo viên tập trung vào phát triển toàn diện kiến thức và kỹ năng cho học sinh.
Thứ 2: Nội dung dạy học
- Dạy học truyền thống: Chương trình dạy học được thiết kế chung cho tất cả các học sinh. Nội dung bài học gắn liền với lý thuyết trong sách giáo khoa và khoa học chuyên ngành. Học sinh ít được áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- Dạy học phát triển năng lực: Chương trình dạy học được thiết kế phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh. Trong đó, việc dạy học vần theo hướng phát triển năng lực được chú trọng. Nội dung đa dạng, có độ sâu và ứng dụng các mô hình học tập hiện đại theo năng lực của học sinh. Học sinh sẽ được khuyến khích ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Thứ 3: Phương pháp dạy học
- Dạy học truyền thống: Giáo viên là trung tâm của quá trình giảng dạy. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tiếp thu động thông qua bài thuyết trình của giáo viên trên lớp học.
- Dạy học phát triển năng lực: Học sinh sẽ trở thành trung tâm của quá trình học tập. Học sinh được chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi kiến thức qua quá trình thực hành, trải nghiệm,…. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng và giúp đỡ học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Thứ 4: Đánh giá năng lực học sinh
- Dạy học truyền thống: tập trung vào đánh giá vào mức độ thuộc bài thông các buổi trả bài miệng, các bài kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ.
- Dạy học phát triển năng lực: năng lực của học sinh được đánh giá ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, kết quả đánh giá dựa trên khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống, vấn đề thực tế.
- Thứ 5: Sản phẩm của quá trình học
- Dạy học truyền thống: học sinh học với phương pháp dạy học truyền thống thường sẽ thụ động, ít được phát huy khả năng tư duy sáng tạo.
- Dạy học phát triển năng lực: học sinh có tính tích cực, chủ động và tự lập trong việc học. Đồng thời với mô hình học này học sinh được phát huy tối đa khả năng sáng tạo và rèn luyện được khả năng hợp tác, làm việc.
Ứng dụng mô hình dạy học phát triển năng lực cho học sinh cùng The Dewey Schools
The Dewey Schools là một trong những ngôi trường tiên phong mang đến môi trường giáo dục chuẩn Mỹ tại Việt Nam. Với chương trình giảng dạy được thiết kế khoa học và đội ngũ giáo viên tài giỏi, Dewey thành công mang đến một môi trường học tập đáng mơ ước.
Chương trình giảng dạy tại Dewey được thiết kế một cách khoa học thông qua:
Dạy học Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực
Thay vì học tập theo mô hình dạy học truyền thống, học sinh Dewey sẽ được dạy học học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực thông qua: đóng kịch, dựng tiểu phẩm, kể chuyện,…Với các hoạt động này sẽ kích thích sự hứng thú để tham gia học tập của các em. Đồng thời, học thông qua trải nghiệm sẽ giúp các em có được không những kiến thức lý thuyết mà còn rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết.
Chương trình học bằng tiếng Việt sẽ được thiết kế bởi Hội đồng Khoa học & Sư phạm ERPC nhằm khuyến khích học lĩnh hội kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế. Với phương châm “học đi đôi với hành”, Dewey đã thiết kế ra 4 phương pháp giáo dục hiện đại:
- Học tập qua việc làm: Giáo viên sẽ tổ chức các việc làm, hoạt động cụ thể để học sinh tham gia để trải nghiệm.
- Học tập qua dự án: Học sinh sẽ trở thành trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn, khuyến khích để học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào các dự án và sản phẩm.
- Học tập qua tư duy thiết kế: phương pháp này cho phép học sinh mạnh dạn sáng tạo và thực hiện hóa những ý tưởng đó.
- Học tập qua truy vấn: học sinh được phát huy tối đa tính tích cực trong việc học. Thông qua việc đặt câu hỏi, khám phá vấn đề học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động.
Dạy học Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực
Nắm bắt được xu hướng phát triển của Thế giới, Dewey đã và đang đi đầu trong công tác giáo dục thế hệ học sinh toàn diện. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về ngoại ngữ, Dewey thiết kế chương trình Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra của Mount. Theo đó học sinh tại Dewey được học các chương trình Tiếng Anh: Tích hợp Explore, Tích hợp Discover, chương trình Quốc tế Adventure và Quốc tế Journey.
- Chương trình Tích hợp Explore: học sinh được giảng dạy với 14 tiết/tuần với 6 tiết học cùng giáo viên nước ngoài. Học sinh sẽ được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng để tự tin giao tiếp và thi các bài thi kiểm tra năng lực Tiếng Anh.
- Chương trình Tích hợp Discover: chương trình được thiết kế thời lượng giảng dạy bằng ngôn ngữ Tiếng Anh với 19 tiết/tuần. Đồng thời, học sinh sẽ được cho rèn luyện năng lực thông qua các bài thi MAP
- Chương trình Quốc tế Adventure: học bằng Tiếng anh với thời lượng 25 tiết/tuần. Qua đó, các em sẽ có khả năng tiếng Anh đa dạng về lĩnh vực: văn học, sáng tác, sáng chế, nghệ thuật,…
- Chương trình Quốc tế Journey: được thiết kế với 95% Tiếng Anh và được giảng dạy bằng 100% giáo viên người nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, học sinh có kiến thức vững vàng, sử dụng ngoại ngữ ở mức độ chuyên sâu, thành thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
Hy vọng thông qua bài viết phụ huynh sẽ có thêm nhiều thông tin về chương trình ứng dụng dạy học phát triển năng lực cho học sinh.
>>> Xem thêm: