Phương pháp học trải nghiệm đã được áp dụng ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, dạy học trải nghiệm ở tiểu học cũng dần được áp dụng nhiều hơn. Để có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp này, mời phụ huynh cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết được The Dewey Schools chia sẻ sau đây nhé!
Sự khác biệt giữa phương pháp dạy học trải nghiệm và dạy học truyền thống
Đầu tiên, hãy cùng xem xem phương pháp dạy học trải nghiệm này và phương pháp dạy học truyền thống có điểm khác biệt như thế nào.
Phương pháp học trải nghiệm ở tiểu học luôn khuyến khích mọi học sinh tự tìm tòi, thử nghiệm để khám phá tri thức. Từ đó, trong tư duy trẻ sẽ hình thành dần các khái niệm, tự đưa ra sự phân tích, kết luận về kiến thức đó. Với các bước dạy học trải nghiệm ở tiểu học, giáo viên giữ vai trò định hướng, giúp đỡ người học hiểu, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức mới.
Thay vì dạy và học một cách thụ động, bên giảng bên nghe, phương pháp dạy học trải nghiệm ở tiểu học khuyến khích học sinh tham gia vào tìm hiểu kiến thức mới. Từ đó, học sinh có thể tự phân tích và đưa ra kết luận theo ý hiểu của mình. Với phương pháp học này, trẻ sẽ hiểu rõ, nhớ lâu hơn về kiến thức mới. Kết luận mà trẻ đưa ra có thể đúng hoặc sai, nhưng điều cốt lõi là con học được cách tìm hiểu vấn đề. Việc này giúp con chủ động hơn trong cuộc sống, thay vì ngồi yên nghe giảng lại những kết luận của người khác.
So sánh phương pháp dạy học trải nghiệm và truyền thống
Phương pháp học truyền thống chú trọng vào việc giảng giải một cách khoa học các vấn đề đã được kiểm chứng và kết luận. Với phương pháp này, chủ thể trung tâm là thầy cô. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa phương pháp học truyền thống và trải nghiệm. Phụ huynh có thể hình dung rõ hơn sự khác biệt thông qua bảng sau đây:
TIÊU CHÍ | PHƯƠNG PHÁP HỌC TRUYỀN THỐNG | PHƯƠNG PHÁP HỌC TRẢI NGHIỆM |
Chủ thể trung tâm | Thầy cô giáo | Người học |
Trọng tâm các tiết học | Nội dung theo sách giáo khoa | Kiến thức lý thuyết và hoạt động áp dụng thực hành |
Nhiệm vụ của thầy cô giáo | Truyền đạt kiến thức tới học sinh | Lên kế hoạch, định hướng giúp người học tìm hiểu thông qua các hoạt động thực hành |
Yêu cầu với giáo viên | Đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin, lý thuyết sao cho học sinh tham gia vào quá trình nghe giảng | Quan sát, đồng hành, hỗ trợ người học trong quá trình trải nghiệm |
Vai trò của người học | Lắng nghe, lĩnh hội, bị động ghi nhớ kiến thức | Là chủ thể chính, chủ động khám phá kiến thức |
Quan điểm của người học | hầu như không có hoặc ít, hạn chế bày tỏ | Tự do, chủ động chia sẻ |
Nơi học tập | Trong lớp học | Trong lớp cũng như ngoài thiên nhiên Trong nước hoặc ra thế giới |
Phương pháp tiếp thu kiến thức | Ghi chép, nghe và nhớ,… | Ghi nhớ thông qua các hoạt động trải nghiệm, giao lưu, trao đổi lẫn nhau |
Áp dụng thực tế | Không có | Diễn ra hàng ngày trong cuộc sống |
Kết quả | Thể hiện qua điểm số | Thể hiện qua cách tư duy, sự phát triển kỹ năng sống, thể chất tốt |
>>> Xem thêm: Phương pháp học tập trải nghiệm có vai trò gì nổi bật?
Các hình thức của phương pháp dạy học trải nghiệm ở tiểu học
Sau đây là những các hình thức của phương pháp dạy học trải nghiệm ở tiểu học phổ biến hiện nay.
Thảo luận nhóm
Đây là một trong những phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học được yêu thích nhất. Phương pháp học này đặc biệt thích hợp với các bộ môn về khoa học, công nghệ hay ngoại ngữ. Cách này giúp học sinh cảm thấy việc học dễ dàng và vui hơn nhờ có sự trao đổi qua lại với bạn bè.
Với phương pháp dạy học trải nghiệm ở tiểu học, thầy cô và học sinh có vai trò:
- Thầy cô giáo: nắm vững cách thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động, lựa chọn và đưa ra đề tài thảo luận. Giáo viên cần theo sát quá trình hoạt động của mỗi nhóm, định hướng và giúp trẻ tổng hợp và đưa ra kết luận đúng nhất.
- Học sinh: chủ động nghiên cứu, tìm tòi, thảo luận lẫn nhau. Với phương pháp học này, học sinh không chỉ tự học, mà còn biết được nhiều điều nhờ trao đổi với bạn bè. Kết thúc mỗi giờ học, trẻ sẽ chủ động báo cáo, nếu có ý kiến phản biện, trẻ cũng học được cách bảo vệ ý kiến và kết luận của nhóm mình.
Nghiên cứu tình huống
Các hình thức của phương pháp dạy học trải nghiệm ở tiểu học
Hình thức này đã được sử dụng rất nhiều tại các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, phương pháp này cũng đang dần phổ biến hơn trong chương trình dạy học trải nghiệm ở tiểu học.
Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp nghiên cứu tình huống:
- Giáo viên: Dựa theo mục tiêu từng bài học, thầy cô biên soạn trước tình huống sao cho phù hợp với trình độ cũng như kiến thức và học sinh cần học. Những tình huống đó cần có tính thử thách để thúc đẩy trẻ phải tư duy, tìm tòi để đưa ra giải pháp.
- Học sinh: Sau khi nhận được đề tài, trẻ sẽ chủ động tìm hiểu, trao đổi lẫn nhau để đưa ra phương pháp đúng đắn nhất. Từ đó hình thành thói quen luôn tìm hiểu khi gặp vấn đề, tổng hợp lại những gì tìm được và trình bày ý kiến.
Thông qua việc đóng vai, qua các trò chơi
Hình thức này là một điển hình cho việc dạy và học thông qua tổ chức hoạt động. Hình thức này kích thích tư duy sáng tạo của trẻ. Các kỹ năng khác như quản lý đội nhóm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý tưởng,… cũng được phát triển tốt.
Về vai trò:
- Giáo viên: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, tổ chức các hoạt động để học sinh tham gia vào một cách bài bản.
- Học sinh: Cần tìm hiểu trước bài học, tác phẩm đề có thể tự tin tham gia vào các hoạt động, trò chơi. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, học sinh trong nhóm sẽ phân công vai trò, nhiệm vụ lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện để hoàn thành vở kịch hay một trò chơi cụ thể.
Học tập từ thực tế
Đây là phương pháp được áp dụng ở nhiều trường tiểu học, được triển khai mạnh mẽ thông qua các hoạt động như trại hè, dã ngoại,…
Về vai trò của người dạy và người học:
- Giáo viên: xây dựng kế hoạch, đưa ra nội dung cho các hoạt động. Những nội dung này cần đảm bảo gây hứng thú cho học sinh. Ngoài ra, trong thời gian diễn ra hoạt động, thầy cô cần đồng hành, theo sát đề định hướng và đảm bảo an toàn cho trẻ, nhất là với những chương trình ngoài trời.
- Học sinh: cần chủ động chuẩn bị mọi kiến thức, kỹ năng cần thiết cho buổi học. Với các hoạt động thực tế, các con cần tự tìm hiểu trước các thông tin, trao đổi với bạn bè trong nhóm để buổi học thú vị, biết được nhiều kiến thức mới.
>>> Xem thêm: Dạy học trải nghiệm môn Toán THPT – The Dewey Schools
Dạy học trải nghiệm các bộ môn ở tiểu học
Dạy học trải nghiệm các bộ môn ở tiểu học
Các môn học trong phương pháp dạy học trải nghiệm ở tiểu học:
Dạy học trải nghiệm với bộ môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên Xã hội
Những môn Toán, Tiếng Việt hay Tự nhiên Xã hội trước đây đều là những môn ngồi yên nghe giảng ở nhiều trường tiểu học. Tuy nhiên, với phương pháp học trải nghiệm, học sinh sẽ được tiếp cận môn học bằng những cách thức khác nhau.
- Đối với dạy học trải nghiệm môn Toán ở tiểu học, học sinh sẽ được tiếp cận với cách dạy và học mang sự sáng tạo trong đó. Nhờ vậy, kiến thức môn Toán không còn khô khan nữa mà trở nên thú vị hơn, giúp học sinh vượt qua trở ngại tâm lý “sợ” Toán. Trải nghiệm sáng tạo bộ môn tính toán này thông qua các hoạt động khiến trẻ buộc phải tư duy không ngừng để hiểu bản chất các công thức, lĩnh hội đầy đủ bài học. Thay vì ngồi yên học thuộc bảng cửu chương, giờ đây trẻ được tham gia nhiều hoạt động, ứng dụng toán học vào đời sống. Tiêu biểu trong đó là dạy học trải nghiệm nội dung thống kê trong chương trình toán tiểu học giúp trẻ biết cách thống kê và quản lý cuộc sống của mình từ sớm.
- Dạy học trải nghiệm môn tiếng Việt tiểu học cũng là phương pháp rất phù hợp để giúp trẻ lĩnh hội các ý nghĩa của tác phẩm văn học một cách trọn vẹn. Thông qua những hình thức như nhập vai nhân vật, trò chơi, hoạt động, trẻ được hóa thân vào các câu truyện trong tác phẩm văn học. Từ đó, con có thể hiểu sâu sắc hơn cảm xúc, hành động của mỗi nhân vật. Thông qua chương trình dạy học trải nghiệm sáng tạo ở tiểu học, sự nhân văn sẽ được bồi đắp, nuôi dưỡng trong tâm hồn trẻ.
- Dạy học trải nghiệm trong môn Tự nhiên Xã hội lớp 1 giúp trẻ được trải nghiệm nhiều hoạt động thực tế. Những bài học mà trẻ được dạy trong bộ môn này có thể bắt đầu ngay từ cách sang đường, cách chào hỏi,… Với nhiều hình thức trải nghiệm trên các lĩnh vực đa dạng, học sinh sẽ rất hứng thú và say mê với những kiến thức mới.
Dạy học trải nghiệm với bộ môn năng khiếu
Điển hình như với môn âm nhạc, con không chỉ đơn thuần ngồi đọc và chép lại các khuông nhạc theo sách giáo khoa, mà còn trực tiếp được học đàn, hát, múa,… một cách bài bản. Hay với bộ môn mỹ thuật, dạy học trải nghiệm sáng tạo ở tiểu học còn cho con cơ hội thưởng thức nhiều bức họa, không gian hội họa, các cuộc thi vẽ,… Những hoạt động trải nghiệm thực tế đó góp phần không nhỏ vào việc kích thích sự sáng tạo, khiến trí tưởng tượng của con bay xa hơn.
Trên đây là những thông tin về các phương pháp học tập trải nghiệm đầy thú vị đang chờ đón các bé tại nhiều trường tiểu học hiện nay. Hy vọng những thông tin này giúp phụ huynh hình dung rõ hơn về phương pháp học trải nghiệm khi trẻ vào lớp 1 và tìm được trường phù hợp với con nhé!