Steam là gì? Phương pháp giáo dục Steam và giáo dục truyền thống khác nhau như thế nào? Tất cả thắc mắc này của phụ huynh sẽ được The Dewey Schools giải đáp theo nội dung bài viết được chia sẻ ngay sau đây.
Phương pháp giáo dục STEAM là gì?
STEAM là phương pháp giáo dục hiện đại tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học) nhằm mục đích giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ nghệ thuật và khoa học thông qua phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Các bài học được phát triển từ phương pháp giáo dục STEAM đều vận dụng các tình huống thực tế, trải nghiệm trong cuộc sống từ đó thúc đẩy việc trẻ phải vận dụng nhiều kiến thức để đưa ra phương án giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Việc dạy và học thông qua steam làm gia tăng tính hấp dẫn, giúp trẻ hiểu sâu và liên hệ với các vấn đề đã được học một cách nhanh nhất.
Phương pháp giáo dục STEAM là gì?
Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục STEAM và truyền thống
Phương pháp giáo dục STEAM có gì khác và cải tiến so với các phương pháp giáo dục truyền thống hiện nay?
Chương trình dạy học theo phương pháp STEAM
Phương pháp giáo dục STEAM hoàn toàn khác biệt so với phương pháp truyền thống. Giáo viên sẽ không đóng vai trò trung tâm mà là người cố vấn và hỗ trợ học sinh, sắp xếp các thông tin để cung cấp cho học sinh được dễ hiểu nhất. Trong phương pháp này học sinh mới giữ vai trò trung tâm chương trình học sẽ xoay quanh người học.
Giáo dục STEAM tích hợp lồng ghép các kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Điều đó giúp học sinh không chỉ hiểu về nguyên lý, lý thuyết mà còn được thực hành và vận dụng các kiến thức để tạo ra sản phẩm trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
Chương trình dạy học theo phương pháp STEAM
STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp tiếp cận liên môn giúp cho các bài học, kiến thức sinh động, dễ tiếp thu hơn. Tại đây học sinh được tiến hành các hoạt động trải nghiệm thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm.
Chính vì những hoạt đông trên phương pháp STEAM giúp cho việc liên hệ giữa lý thuyết và thực hành trong học tập cũng logic vfa thực tiễn hơn.
Chương trình giáo dục STEAM mang đến sự hứng khởi, truyền cảm hứng cho người học để kích thích sự tò mò, niềm đa mê khám phá và phát huy tiềm năng của bản thân. Người học không còn phải thụ động và bị áp lực bởi các bài giảng nhồi nhét kiến thức thuộc lòng.
Thay vào đó là được dạy cách học sao cho hiệu quả, cách đặt câu hỏi, tranh luận, phản biện, tham gia vào những hoạt động nhóm thảo luận sôi nổi khuyến khích học sinh tìm ra những giải pháp thực tế cho mỗi vấn đề gặp phải.
Phương pháp giáo dục truyền thống
Phương pháp giáo dục truyền thống đã gắn liền với nền giáo dục của Việt Nam trong rất nhiều năm qua. So với phương pháp giáo dục STEAM thì phương pháp truyền thống có một số hạn chế.
Với phương pháp truyền thống giáo viên là trung tâm, là người dẫn dắt, truyền đạt tri thức cho học sinh. Trong khi đó học sinh là khách thể, quỹ đạo xung quanh giáo viên. Thêm nữa trong thi cử hay bài kiểm tra phụ thuộc vào ghi nhớ nhiều hơn việc liên hệ với thực tế cuộc sống.
Các lớp học được tổ chức theo phương pháp giáo dục truyền thống thường khá nhàm chán bởi bài học dựa trên việc giáo viên cung cấp thông tin mà không có sự tham gia hay phản hồi và ít làm việc nhóm giữa các học sinh.
Chương trình học
Cách thức dạy học được thực hiện bằng cách truyền tải tri thức từ giáo viên sang học sinh. Học sinh sẽ được lĩnh hội các nội dung kiến thức theo phương thức đã được lập trình sẵn và điều này sẽ được lặp đi lặp lại.
Quá trình học diễn ra một cách thụ động và được tiến hành theo một hệ thống. Vậy nên ít kích thích được sự sáng tạo của học sinh để tạo được bước đột phá trong hiệu quả giáo dục. Những hạn chế này được khắc phục tại phương pháp giáo dục STEAM hiện đại.
Các chương trình học, môn học theo phương pháp truyền thống học sinh chủ yếu học lý thuyết và giải bài tập lý thuyết. Học sinh ít được tạo cơ hội có các hoạt động thực hành hay ứng dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống.
Chương trình học của phương pháp truyền thống còn nhiều cứng nhắc
Giáo dục truyền thống áp dụng các nguyên tắc cứng nhắc với các định nghĩa rõ ràng chỉ có đúng hoặc sai. Điều này khiến cho người học không thể phát triển được tư duy sáng tạo để vượt qua những khuôn khổ đã được định sẵn không thể phát huy hết khả năng khó vượt qua chính mình.
Một thực tế chúng ta đều thấy rất rõ đó là theo phương pháp truyền thống việc học đôi khi còn mang tính ép buộc là phần nhiều. Người học không ít có hứng thú và dành niềm đam mê cho việc học nhưng vẫn không thể từ bỏ bởi vì nếu không có kiến thức sẽ không thể theo kịp xã hội.
Kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra gây áp lực cho người học và cũng không phản ánh đúng, chính xác thực lực của người học.
Mặc dù phương pháp giáo dục truyền thống tồn tại nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận phương pháp này cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng của các môn học. Tuy nhiên hiện nay chúng ta cần một phương pháp giáo dục tiên tiến hơn để tạo ra những công dân toàn cầu phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non và tiểu học
Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non không chỉ mang đến những lợi ích tuyệt vời về kiến thức cho trẻ. Phương pháp giáo dục STEAM này còn giúp học sinh phát triển nhiều kỹ năng cần thiết cho tương lai, để trẻ thích nghi và hội nhập trong thời đại mới. Từ đó tạo bước đệm vững chắc cho hành trình tiến đến thành công trong tương lai của các bé.
Phát triển sự sáng tạo
Một trong những lợi ích của giáo dục STEAM không thể không nhắc đến là khơi dậy và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Phương pháp này có cách giảng dạy “học mà chơi, chơi mà học” khiến trẻ không cảm thấy gò bó, những giờ học luôn vui vẻ, sôi động kích thích não bộ trẻ phân tích, kết nối kiến thức voisws thực tế. Môi trường học tập hoàn toàn không mang đến áp lực, trẻ được thực hành để tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, ghi nhớ sâu hơn.
Điểm khác biệt cũng là điểm mạnh của phương pháp STEAM giúp trẻ không chỉ tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng. Trẻ phát triển năng lực chủ động tìm tòi tự đặt câu hỏi, tìm ra đáp án, tìm ra những điều mới mẻ, lý giải sâu hơn về những gì đã được học, liên kết và ứng dụng vào thực tế. Đây chính là điểm quan trọng trong hành trnihf phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ mầm non có thể phát triển sự sáng tạo toàn diện nhờ phương pháp giáo dục STEAM
Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề
Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non giúp các bé sớm hình thành kỹ năng tư duy phản biện, phân tích vấn đề và lên kế hoạch chủ động giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong thời gian ngắn. Từ đó trẻ dần hình thành kỹ năng tổng hợp, phân tích vấn đề logic, đa chiều và cách xử lý ngắn gọn.
Theo nhiều tổng kết cho thấy trẻ được giáo dục bằng phương pháp STEAM luôn có cái nhìn sâu sắc, xử lý nhanh nhẹn các tình huống thực tế. Hiệu quả đạt được của trẻ nhiều khi khiến cho chúng ta bất ngờ.
Khuyến khích trẻ nghiên cứu thử nghiệm khám phá
Phương pháp STEAM luôn mang đến cho trẻ những trải nghiệm thú vị từ việc được tạo điều kiện để nghiên cứu, khám phám thông qua các thử nghiệm. Nhờ đó trẻ tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, ghi nhớ lâu hơn một cách chủ động.
Các trường ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM luôn chú trọng xây dựng hệ thống giáo trình đa dạng phù hợp với trẻ. Từ đó trẻ dễ dàng tham gia nghiên cứu, thử nghiệm để tự chủ động tìm ra kết luận của vấn đề một cách chính xác. Nhà trường không ngừng đổi mới để phù hợp với điều kiện thực tế, phát triển mạnh mẽ để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh.
Nâng cao khả năng làm việc nhóm
Khả năng làm việc nhóm luôn được đánh giá cao trong thời đại phát triển công nghệ. Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ nâng cao khả năng này. Bởi trẻ thường xuyên được phân công làm việc và thảo luận với nhóm từ 3 – 4 người. Qua thời gian, trẻ dấn hình thành tư duy phản biện, phối hợp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Không dừng lại ở hiệu quả nâng cao khả năng làm việc nhóm, STEAM giúp học sinh nâng cao khả năng truyền đạt thông tin, chia sẻ và phân chia nhiệm vụ. Trẻ dễ dàng hòa nhập hơn khi bước ra cuôc sống một cách tự tin, vững vàng.
Nâng cao khả năng làm việc nhóm nhờ phương pháp STEAM
Áp dụng kiến thức vào thực tiễn
Một trong những hạn chế của phương pháp giáo dục truyền thống được phương pháp giáo dục STEAM khắc phục hoàn toàn là khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn của người học. Thay vì bị nhồi nhét khối lượng kiến thức lớn một cách thụ động, trẻ sẽ nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng vào thực tế để xử lý các tình huống phát dinh.
Mục tiêu quan trọng của dạy học theo phương pháp STEAM giúp trẻ tiếp thu và ghi nhớ sâu lý thuyết, đồng thời ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Trẻ chủ động hoàn toàn trong việc tiếp nhận và ứng dụng thực tế để phát triển tư duy và thích ứng với điều kiện thực tại.
Rèn luyện sức bền bỉ
Phương pháp giáo dục STEAM không có hiện tượng đạt thành tích cao thì “tung hô” nhưng gặp phải sai phạm, thất bại thì kiểm điểm. Chính vì vậy, trẻ không còn cảm giác sợ hãi trước thất bại của bản thân và e ngại không dám vượt qua.
Theo quan điểm tư duy của STEAM, thất bại chính là công cụ, điều kiện để người học chấp nhận, đối mặt và tìm cách vượt qua nhanh chóng. Thông qua đó, trẻ được rèn luyện sức bền, tinh thần quyết tâm, sự tự tin vượt qua giới hạn của bản thân để chinh phục mọi thử thách.
STEAM truyền cảm hứng học tập cho trẻ
Sự thành công của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non được nhấn mạnh ở khả năng truyền cảm hứng học tập cho trẻ. Với 1 số phương pháp giáo dcuj, trẻ có thể cảm thấy môi trường học tập quá gò bó, thụ động và nhàm chán. Nhưng với STEAM trẻ không bị “nhồi nhét” quá nhiều kiến thức, nhưng vẫn nắm rõ, ghi nhớ các bài học thông qua việc nghiên cứu, ứng dụng để tự nhìn nhận ra vấn đề.
Tại các trường áp dụng phương pháp STEAM từ sớm ở giai đoạn mầm non như The Dewey Schools, trẻ được học tập với hệ thống giáo trình đa dạng phù hợp cho mỗi cá nhân. Nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ khơi dậy niềm đam mê học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, khám phá thế giới và chủ động giải quyết vấn đề. Để đạt được kết quả đó, The Dewey Schools không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ giáo viên, nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Phương pháp giáo dục STEAM truyền cảm hứng học tập cho trẻ
Tính cạnh tranh vừa sức
Lợi ích của giáo dục STEAM mang lại còn ở vai trò giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn, hiểu sâu và giải quyết tốt mọi vấn đề. Quá trình làm việc nhóm, học theo dự án… hình thành nhu cầu cạnh tranh lành mạnh của trẻ hướng đến kết quả mong muốn.
Chương trình học tập, các nhiệm vụ, thử thách đặt ra phù hợp với năng lực của trẻ, tạo nên tính cạnh tranh vừa sức. Trẻ có điều kiện phát triển toàn diện, trải nghiệm thú vị với môi trường học tập đầy cảm hứng. Các em biết thừa nhận thất bại, rút kinh nghiệm và hun đúc tinh thần chiến binh vượt qua thử thác một cách mạnh mẽ.
Khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ
Nhiều phụ huynh có quan điểm không muốn cho con tiếp cận công nghệ sớm nhất là lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên việc tiếp cận công nghệ trong giai đoạn 4.0 lại được đánh giá là cần thiết giúp người học ứng dụng linh hoạt trong các trường hợp cụ thể.
Mô hình dạy học theo phương pháp giáo dục STEAM, trẻ được làm quen công nghệ thông qua các dự án kỹ thuật, làm quen với hệ điều hành… Trẻ được hỗ trợ và hướng dẫn để chủ động tìm kiếm, chọn lọc thông tin hiệu quả. Việc học tiếp cận thiết bị công nghệ còn giúp trẻ tăng cường sự tập trung, dễ tiếp thu lưu lượng kiến thức nhiều hợn, nhanh bắt kịp với xu hướng hiện đại. Giáo dục trên nền tảng công nghệ mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả nếu đi đúng hướng STEAM.
Những kỹ năng được phát triển bởi phương pháp giáo dục STEAM
Những kỹ năng được phát triển bởi phương pháp giáo dục STEAM
Giáo dục theo phương pháp giáo dục STEAM mang đến cho người học vô vàn lợi ích. Cách thức vận hành phương páp giáo dục này còn giúp phát triển đa dạng kỹ năng của trẻ. Cụ thể
- Phát triển kỹ năng về ngành khoa học: Học tập theo STEAM, người học dễ dàng liên kết các kiến thức về các hiện tượng khoa học thực tế trong cuộc sống. Bên cạnh đó trẻ có khả năng ứng dụng vào thực hành, giải quyết nhanh chóng các vấn đề thực tế.
- Phát triển kỹ năng về ngành công nghệ: Các kỹ năng về ngành công nghệ không còn là bài toán khó với học sinh học theo mô hình giáo dục STEAM. Người học có thể nắm bắt, sử dụng và phát triển kỹ năng công nghệ. Sau đó là khả năng ứng dụng công nghệ để thực hành và giải quyết các vấn đề liên quan trong thực tế.
- Phát triển kỹ năng về ngành kỹ thuật: Phát triển kỹ năng về ngành kỹ thuật cho học sinh trong giáo dục STEAM là giúp trẻ hiểu được quy trình lắp ráp, chế tạo ra 1 sản phẩm. Từ đó nâng cao tư duy sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu và tìm ra giải pháp của mỗi cá nhân.
- Phát triển kỹ năng về ngành toán học: Toán học trong ứng dụng STEAM không dừng lại ở những con số khô khan hay phép tính đơn thuần. Học dinh được phát triển kỹ năng về ngành toán học sẽ hiểu kiến thức và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Phát triển kỹ năng về ngành nghệ thuật: Giáo dục theo phương pháp STEAM là chương trình có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, vẽ tranh… giúp trẻ phát triển đầy đủ các giác quan. Nghệ thuật còn là chìa khóa tăng cường tính sáng tạo, trí tưởng tưởng bay bổng của trẻ. Từ đó thúc đẩy, phát triển khả năng nhận thức đa dạng về mọi lĩnh vực cho người học.
Cách mà Dewey Schools áp dụng phương pháp STEAM trong giáo dục
Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM đã và đang trở thành xu hướng tất yếu tại nền giáo dục Việt Nam. Điển hình tại trường quốc tế Dewey Schools, đây là môi trường giáo duc định hướng chương trình giáo dục dựa trên nền tảng vững vàng của phương pháp này.
Các mà nhà Dewey Schools áp dụng STEAM trong giáo dục là triển khai đồng bộ ngay từ cấp học mầm non, tiểu học tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận sớm với khoa học công nghệ. Từ đó các em hình thành khả năng tìm tòi, sáng tạo, ứng dụng vào thực tế để tăng khả năng thích ứng với cuộc sống.
Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM ở Dewey Schools
Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình dạy học theo phương pháp giáo dục STEAM, Dewey Schools đầu tư cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập khi triển khai giảng dạy. Trẻ được thực hành trong tất cả các môn học tại phòng học, phòng thực hành, không gian bên ngoài, trải nghiệm thiên nhiên cùng các hoạt động ngoại khóa khác. Chương trình học thiết kế phù hợp, cân đối tạo nên niềm yêu thích học tập, truyền cảm hứng cho học sinh học tập đạt hiệu quả cao.
Các giáo viên của Dewey Schools được đào tạo nâng cao trình độ thường xuyên đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo phương pháp giáo dục STEAM. Giáo viên đóng vai trò truyền tải hướng dẫn, tổ chức hoạt động và hỗ trợ học sinh khi cần. Ở đây, trẻ được khuyến khích chủ động, tự do khám phá, tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng của bản thân sau những hoạt động đã thực hiện.
Dewey Schools đầu tư mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu truyền sức mạng, khả năng cho các thế hệ họ cính với những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành người lãnh đạo, người làm chủ sự thay đổi của thế giới. Phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm chọn Dewey Schools đồng hành trên con đường chinh phụ tri thức, chinh phục thành công của con.
=> Tìm hiểu thêm về trường Dewey Schools và cách mà trường quốc tế Dewey đang áp dụng STEAM vào hoạt động giảng dạy và đào tạo học sinh tại đây
Đến đây chắc hẳn các bậc phụ huynh đã lý giải được rõ ràng STEAM là gì và hiểu rõ những lợi ích mà phương pháp giáo dục STEAM mang đến cho người học. Phương pháp giúp trẻ nâng cao kiến thức, kỹ năng và khả năng ứng dụng vào xử lý các tình huống trên thực tế. Qua đó, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm chọn lựa ngôi trường uy tín, ứng dụng phương pháp STEAM để giúp con có tiến trình học tập vui vẻ, chinh phục tri thức và đạt kết quả học tập và rèn luyện tốt nhất.