Học sinh bị cô lập, tẩy chay đã không còn là hiện tượng hiếm gặp trong học đường. Đây là hình thức bạo lực học đường “lạnh”, nó đã và đang trở thành tấm màn ngụy trang khó phát hiện nhưng gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho trẻ. Vậy cha mẹ và thầy cô cần làm gì trong tình huống này.
Học sinh bị cô lập là hình thức bạo lực học đường “lạnh” phổ biến
Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu về các hành vi bạo lực học đường như đánh nhau, đe dọa, bắt nạt, quấy rối tình dục. Tuy nhiên lại không có nghiên cứu cụ thể về sự cô lập, tẩy chay hay im lặng, trong khi đây cũng là những hành vi bạo lực nghiêm trọng. Sự lạnh lùng, im lặng mà học sinh phải chịu đựng trong lớp học, trường học gây ra sự căng thẳng, nặng nề không kém những hành vi bạo lực khác.
Đối với tình trạng học sinh bị cô lập thì bậc tiểu học và THPT ít có khả năng bị bạn bè trong lớp cô lập hơn so với bậc THCS. Các em học sinh THCS có khả năng bị cô lập nhiều nhất với đủ nguyên nhân, đôi khi chỉ cần những chi tiết nhỏ cũng khiến các em gặp phải tình trạng này.
Khi một em học sinh phải đối diện với bầy không khí im lặng, ánh mắt lạnh lùng của các bạn khi bước vào lớn thật sự đáng sợ. Nạn nhân trở nên căng thẳng, bức bối, sợ hãi khi bị hắt hủi và xa lánh bởi bạn bè. Rất nhiều trường hợp, học sinh bị các bạn khác lôi kéo bạn bè xung quanh, ngay cả những người ở lớp khác tẩy chay. Nặng nề hơn, kẻ bắt nạt còn lập thành nhóm chat trên Zalo, Facebook để nói xấu, hạ nhục người bị cô lập.
Cô lập là dạng bạo lực kín, khó nhận diện, khó tác động và rất nhiều nạn nhân gánh chịu hậu quả tiêu cực. Nhiều học sinh bị cô lập dẫn đến tình trạng học tập sa sút, tổn thương tâm lý, sống tách biệt không muốn nói chuyện, giao lưu với bạn bè và người xung quanh. Nghiêm trọng hơn có học sinh chọn cách tự tử để giải thoát.
Xem ngay: Bạo lực tinh thần và những ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Để các em học sinh có thể kết nối, hòa nhập cùng nhau, xây dựng môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc thầy cô giáo và phụ huynh cần phải làm gì?
Thầy cô cần làm gì khi học sinh bị cô lập?
Học sinh THCS là đối tượng bị cô lập nhiều nhất do đang ở tuổi có nhiều biến động mạnh mẽ về tâm lý, đặc biệt các em có cái tôi cá nhân cao. Nếu giáo viên không kịp thời phát hiện, hỗ trợ, ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho tương lai của trẻ. Vậy thầy cô cần làm gì khi học sinh bị cô lập?
Tìm hiểu nguyên nhân
Khi thấy học sinh bị cô lập thầy cô cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao
Khi muốn giúp đỡ học sinh bị cô lập, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu rõ lý do các em gặp phải khó khăn. Việc tìm hiểu này cần lưu ý nguyên nhân khách quan, chủ quan, hoàn cảnh xung quanh…
Giáo viên nên bắt đầu bằng cách quan sát học sinh trong các bối cảnh khác nhau như trong giờ học, giờ nghỉ, giờ ăn trưa… Hãy trao đổi kín đáo với giáo viên cũ, những học sinh có thể tin cậy để xem vấn đề mà học sinh bị cô lập gặp phải là do đâu.
Thông thường những khó khăn mà trẻ gặp phải thường liên quan đến tính nhút nhát hay hống hách, vấn đề trong cuộc sống gia đình hoặc cá nhân. Học sinh khác so với các bạn trong lớp cũng là lý do khiến trẻ bị cô lập. Đôi khi nguyên nhân đến từ việc học sinh là nạn nhân của những tin đồn, sự đàm tiếu, bắt nạt hoặc bắt nạt trên mạng. Học sinh bị các bạn khác tránh mặt do áp lực đồng đẳng.
Xem thêm: 4 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể bạn không biết
Giải quyết vấn đề
Khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bị cô lập, bắt nạt, thầy cô giáo chọn cách giải quyết vấn đề phù hợp. Nếu trẻ bị cô lập do bị bắt nạt, không phải do học sinh thiếu kỹ năng xã hội, giáo viên nên đảm bảo giải quyết vấn đề ngay lập tức. Nếu học sinh là nạn nhân bị người khác tẩy chay hoặc tin đồn, hãy giải quyết hành vi ngay khi nó xảy ra mà thầy cô phát hiện được.
Bên cạnh đó, giáo viên nên cung cấp cho trẻ những ý tưởng đối phó với kiểu bắt nạt mà các em đang phải đối mặt. Thậm chí thầy cô có thể lên kế hoạch cho một số bài học rèn luyện, nâng cao tính tích cực như khuyến khích sự tôn trọng, đồng cảm…
Cải thiện kỹ năng xã hội cho trẻ
Cải thiện kỹ năng xã hội cho học sinh bị cô lập là bước cần thực hiện sớm. Giáo viên cung cấp hướng dẫn về các tình huống có thể gặp phải và cách đối phó cho học sinh. Ví dụ: Khuyến khích trẻ giao tiếp bằng ánh mắt thân thiện hoặc nụ cười với bạn bè khác. Đây là cách thúc đẩy học sinh cố gắng xây dựng tình bạn và mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh.
Cải thiện kỹ năng xã hội cho trẻ sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng bị cô lập bởi bạn bè
Tạo cơ hội để học sinh tham gia hoạt động nhóm
Một trong những cách hỗ trợ học sinh bị cô lập sớm hòa nhập với cộng đồng là tạo cơ hội để các em tham gia vào hoạt động nhóm. Nên chọn những hoạt động phù hợp với năng lực và là lĩnh vực trẻ yêu thích sẽ có động lực hơn. Những hoạt động này bao gồm từ việc lên ý tưởng, thành lập nhóm hay câu lạc bộ yêu thích, hoặc tổ chức 1 sự kiện trong lớp học, đóng kịch tập thể…
Giáo viên có thể chọn cách khác là khuyến khích học sinh bị cô lập phát triển một dự án nhóm ngoài giờ học. Hãy tạo điều kiện để học sinh đó làm việc, sinh hoạt cùng những học sinh trưởng thành, sẵn sàng chấp nhận, đồng cảm để bạn bị cô lập tham gia dự án cùng. Tuy nhiên thầy cô cần chú ý theo dõi, kiểm tra tiến độ sát sao để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
Tham gia hoạt động nhóm giúp học sinh bị cô lập nhận ra điểm mạnh và năng lực của mình. Đồng thời các em có thời gian học cách làm quen và hòa nhập cùng bạn bè. Giáo viên cần chú ý, dù chọn phương pháp nào hỗ trợ thì cần chắc chắn rằng học sinh bị cô lập luôn được tập trung nhất, cần được tham gia vào những gì chúng ta sắp xếp.
Xem ngay: Hoạt động ngoại khóa – nền tảng rèn luyện kỹ năng mềm toàn diện
Trách nhiệm của cha mẹ khi học sinh bị cô lập
Cha mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện, tuy nhiên chúng ta cần xác định không thể bảo vệ trẻ mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, phụ huynh cần dạy con kỹ năng mềm, khả năng tự bảo vệ và sự dũng cảm trước bạo lực học đường.
Dạy con kỹ năng sống
Ngoài việc học văn hóa tại nhà trường, thì ở tuổi nào kỹ năng sống đối với trẻ vô cùng quan trọng. Học kỹ năng sống giúp trẻ tự thích nghi với quá trình học tập, cuộc sống xung quanh mình, biết cách tự xử lý các tình huống phát sinh một cách chủ động và tránh được tình trạng học sinh bị cô lập hiệu quả.
Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ phát triển những kỹ năng, điểm tích cực để tự thích nghi, đối phó tốt hơn với những thách thức từ cuộc sống. Đây là những kỹ năng cần thiết và vô cùng quan trọng để giúp con tự tin hướng tới thành công trong cuộc sống tương lai. Cha mẹ nên dạy trẻ phát triển khả năng:
- Tự tin, độc lập: Trẻ được học kỹ năng sống sẽ biết cách đưa ra quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề. Như vậy trẻ luôn tự tin, độc lập khi phải đối mặt với thử thách.
- Cách giao tiếp và tương tác xác hội: Kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ, giúp các em có thể xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Trẻ biết cách lắng nghe ý kiến của người khác, trình bày quan điểm của bản thân và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho vấn đề gặp phải.
- Quản lý thời gian: Cuộc sống, học tập luôn có những căng thẳng, áp lực, vì vậy ngay từ khi trẻ còn nhỏ cha mẹ nên dạy con cách quản lý thời gian hiệu quả. Điều này giúp trẻ tự tin khi phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, biết cách sắp xếp mọi thứ để vượt qua vấn đề gặp phải.
- Giải quyết xung đột: Kỹ năng giải quyết xung đột sẽ giúp trẻ giải quyết hiệu quả và có lợi cho cả 2 bên khi gặp phải mâu thuẫn. Điều này giúp các em học sinh xây dựng môi trường hòa bình, tốt đẹp xung quanh mình.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ kỹ năng mềm, khả năng tự bảo vệ bản thân, hòa nhập bạn bè
Tham khảo thêm:
- 11 phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cần thiết như thế nào?
Dạy con về bạo lực học đường
Nhiều phụ huynh né tránh khi nói chuyện với trẻ về vấn đề bạo lực học đường hay học sinh bị cô lập tại trường học. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn không đúng, cha mẹ nên chủ động dạy trẻ những gì con có thể gặp phải tại trường lớp. Hãy trang bị cho trẻ kỹ năng để con không bị bắt nạt hoặc bắt nạt bạn.
Phụ huynh có thể đặt ra những tình huống không may trẻ bị bắt nạt con cần làm gì? Từ đó trẻ có thể chủ động, không bị lo sợ, hoảng hốt nếu không may bị cô lập, bị bắt nạt tại trường học. Trẻ cần được học kỹ năng mềm, khả năng tự bảo vệ, sự dũng cảm trước bạo lực học đường.
Cha mẹ nên dành thời gian chất lượng bên con, kịp thời nhận ra biểu hiện bất thường hoặc vấn đề con gặp phải trong cuộc sống. Đừng để đến khi phát hiện, tìm cách giải quyết thì trẻ đã phải gánh chịu cả năm học, thậm chí là vài năm bị bạn bè bắt nạt.
Học sinh bị cô lập là tình trạng khá phổ biến tại nhiều trường học hiện nay, đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng với nhiều tình huống đáng tiếc. Chính vì vậy giáo viên và phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẽ, nắm bắt tâm lý trẻ để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp, tạo điều kiện cho học sinh sớm hòa nhập trở lại.
Nội dung được nhiều cha mẹ quan tâm:
- Vấn nạn bắt nạt học đường và cách phòng tránh ở trường học
- Giải pháp phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học