...

Bạo lực học đường là gì? Biểu hiện, hậu quả và cách phòng chống

Nội dung
Tác giả bài viết

Bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối cho xã hội, nhà trường và gia đình, là thách thức ngày càng trầm trọng tại nhiều nước trên thế giới. Bạo lực học đường không dừng lại ở những tác động vật lý lên cơ thể người khác, nó bao gồm các hành vi bạo hành cả về tâm lý, tinh thần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.

Vậy bạo lực học đường là gì, biểu hiện bạo lực học đường và cách phòng chống như thế nào? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu các thông tin chi tiết trong nội dung tiếp theo nhé. 

Bạo lực học đường là một hiện tượng đáng lo ngại, ngày càng lan rộng, có cách thức  phức tạp và gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của học sinh không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Nhiều người cho rằng bạo lực học đường để chỉ những hành động tác động nghiêm trọng đến thân thể người khác nhưng không dừng lại ở đó, nó bao gồm việc lăng mạ, bắt nạt học sinh, nghiêm trọng hơn là bạo lực với giáo viên. Hành động này thực hiện trên thực tế và cả ở môi trường mạng, gây ra hậu quả lâu dài về tinh thần cho các nạn nhân. 

banner-blog-post1

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường bao gồm 2 yếu tố chính là bạo lực và học đường. Trong đó bạo lực là cụm từ để chỉ việc sử dụng sức mạnh thể chất thực hiện các hành vi thô bạo, đánh đập, xúc phạm, vi phạm quy tắc và chuẩn mực xã hội với người khác gây nên tổn thương cả về tinh thần và thể chất. Học đường là môi trường quan trọng nơi giáo viên, học sinh tiếp xúc với kiến thức, kỹ năng, được đào tạo về giáo dục, văn hóa và xã hội. Đây là nơi rèn luyện cho học sinh về các mặt như kiến thức, kỹ năng, đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. 

Thế nào là bạo lực học đường? Khái niệm bạo lực học đường là để diễn tả tập hợp hành vi ngang ngược, thô bạo gây tổn thương về tinh thần và thể xác với người khác, diễn ra trong bối cảnh trường học. Bạo lực học đường có nhiều hình thức khác nhau như bạo lực có vũ khí, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục… Những hình thức này đều đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn, phát triển toàn diện của học sinh. Cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hành động từ các bên liên quan để ngăn chặn và giải quyết tình trạng bạo lực học đường. 

bao-luc-hoc-duong-la-gi

Bạo lực học đường là hành vi gây tổn thương cho người khác về thể chất và tinh thần

Một số hình thức bạo lực học đường phổ biến: 

  • Bạo lực có vũ khí: Đây là hình thức bạo lực học đường có hiểu hiện nghiêm trọng, thể hiện ở việc học sinh mang vũ khí như gậy, dao, các vật thể cứng chắc, sắc nhọn đe dọa và tấn công người khác. Những hành động này có thể dẫn đến hậu quả thể sách nghiêm trọng, khiến nạn nhân, cộng đồng học đường sợ hãi. 
  • Bạo lực tinh thần: Bạo lực tinh thần không gây ra những tổn thương trên cơ thể như bạo lực có vũ khí nhưng gây tổn hại lớn về tinh thần. Bạo lực tinh thần dựa vào việc sử dụng lời đe dọa, xúc phạm thông qua môi trường không thân thiện. Những lời lẽ lăng mạ, ác ý, đặt điều còn xuất hiện trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, hội nhóm… tạo nên sự căng thẳng, sợ hãi trong môi trường giáo dục và đời sống. 
  • Bạo lực tình dục: Bạo lực tình dục học đường diễn ra bao gồm các hành vi như quấy rối tình dục, hiếp dân, sử dụng sức mạnh tình dục để tấn công, đe dọa người khác. Hình thức bạo lực nghiêm trọng này có thể gây hậu quả nặng nề về thể xác, tâm lý, tinh thần cho các nạn nhân. 
  • Các hình thức khác: Ngoài các hình thức bạo lực học đường trên đây, còn có thể xuất hiện nhiều loại bạo lực khác như trấn lột, cướp đoạt tài sản, phân biệt đối xử, ăn hiếp tinh thần, cô lập, ruồng rẫy… 

Vấn nạn bạo lực học đường đang nhức nhối và tồn tại trong mọi ngóc ngách của trường học, có thể hiểu hiện để chúng ta nhìn thấy hoặc diễn biến trong âm thầm nhưng đều gây ảnh hưởng tiêu cực. Nó gây tổn hại đến thể chất, tinh thần ảnh hưởng đến học tập, sự phát triển, tương lai của trẻ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. 

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm trong cuộc sống

Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam ngày một gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. Theo nhiều thống kê từ các nhà nghiên cứu, nước ta là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường. Những hành vi bạo lực chủ yếu bắt nguồn từ những mâu thuẫn, xô xát rất nhỏ nhưng hậu quả lại trở nên nghiêm trọng. 

Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam không chỉ xuất hiện ở 1 cá nhân mà còn lan rộng đến nhiều trường học từ nông thôn đến thành thị. Đối tượng bạo lực cũng phức tạp, đa dạng đến từ nhiều lứa tuổi, nhiều cấp học từ tiểu học đến đại học. Vấn đề bạo lực học đường không chỉ diễn biến với những đối tượng là nam giới mà còn xảy ra với trẻ là nữ giới, giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và cả trường hợp giáo viên với học sinh.

Trong khi đó, tại nhiều trường học, không phải tất cả các trường hợp bạo lực bị phát hiện đều được xử lý để hỗ trợ và ngăn chặn. Nhà trường có thể vì bảo vệ danh tiếng mà che dấu khiến nhiều đối tượng bạo lực không còn e ngại bị trừng phạt, nạn nhân bị đả kích, mất lòng tin dẫn đến tình trạng càng ngày càng phát triển mạnh. 

thuc-trang-bao-luc-hoc-duong-o-viet-nam

Việt Nam là một trong các nước có thực trạng bạo lực học đường đáng nghiêm trọng

Theo số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc, trong 1 năm học có khoảng 5 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong vào ngoài trường (khoảng 1.600 vụ việc/ năm học). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh có 1 vụ đánh nhau, tương đương cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Trong đó có hơn 75% các trường hợp bạo lực có đối tượng trong độ tuổi học sinh và sinh viên. Đây là những con số đáng báo động, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm để có các biện pháp đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường. 

Tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường đang có dấu hiệu trẻ hóa với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức tác động thể chất, mà còn đa dạng với nhiều hành vi tấn công về tinh thần làm ảnh hưởng đến tâm lý, quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau này. 

banner-blog-post1

Biểu hiện của bạo lực học đường

Hiện nay, bạo lực học đường thường xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trên thực tế bất cứ học sinh nào cũng có thể là người bạo lực hay trở thành nạn nhân của bạo lực. Trong khi đó phụ huynh hay thầy cô giáo không thể theo dõi trẻ 24/7 để kịp thời hỗ trợ. Điều đáng lo ngại là đa số trẻ bị bạo hành có xu hướng lo sợ, không dám chia sẻ tình trạng tồi tệ của mình với người lớn. 

Thấu hiểu được biểu hiện của bạo lực học đường với trẻ, chủ động quan sát, giúp cha mẹ kịp thời nhìn nhận sự bất thường của con. Những biểu hiện đó là gì? 

Biểu hiện của nạn nhân bị bạo lực học đường

Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi, trò chuyện, quan sát những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt ở trường học, để nhận biết biểu hiện bất thường: 

  • Trẻ khó ngủ, mất ngủ vì lo lắng, sợ hãi thường xuyên
  • Trẻ thường xuyên bị mất hoặc bị phá hoại sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân
  • Trẻ tìm mọi lý do để không phải đến trường như giả bệnh, khóc lóc…
  • Trẻ thay đổi thói quen hàng ngày như bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều…
  • Trẻ gặp phải những vấn đề bất thường về sức khỏe như đau đầu, đau bụng, rụng tóc, có vết bầm tím… thường xuyên
  • Trẻ có hành vi tự làm tổn thương bản thân, có biểu hiện muốn tự sát, có suy nghĩ tự tử
  • Trẻ lầm lì, ít nói, luôn ở trạng thái lo lắng, mất tự tin, ngại tiếp xúc với mọi người
  • Trẻ có những vết thương trên thân thể mà không thể giải thích được, hay các vết thương ở những vị trí bất thường không phải do bất cẩn gây ra

Những biểu hiện trẻ là người bạo lực

Việc trẻ trở nên bạo lực, bắt nạt người khác không phải là hành động dũng cảm để cha mẹ cổ vũ, động viên. Bạo lực là tâm lý bất ổn, có thể khiến trẻ trở nên mất kiểm soát hành vi, ảnh hưởng đến học tập và tương lai sau này. Do đó, ngoài việc bảo vệ con để không trở thành nạn nhân của bạo lực học đường phụ huynh cũng cần quan sát biểu hiện của trẻ là người bạo lực. 

Trường hợp phát hiện con mình là người bạo lực học đường cha mẹ nên bình tĩnh xem xét nguyên nhân, có hành động, biện pháp phù hợp để ngăn chặn hành vi sai trái. Trẻ là người bạo lực học đường có thể có những dấu hiệu sau: 

  • Trẻ thân thiết với những người bạn bạo lực học đường
  • Trẻ lo lắng bị trả thù từ bạn bè, gia đình của nạn nhân
  • Trẻ trở nên hung hăng, cáu kỉnh, bắt nạt bạn bè khác
  • Trẻ thường xuyên phạm lỗi và bị kiểm điểm, trách phạt
  • Trẻ không chịu trách nhiệm về hành động của mình, có xu hướng đổ lỗi cho người khác
  • Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi bạo lực, dễ tham gia vào các mâu thuẫn bằng lời nói hoặc thể xác
  • Trẻ có tiền, có đồ dùng mới mà không giải thích được lý do

bieu-hien-cua-bao-luc-hoc-duong

Những biểu hiện của bạo lực học đường mọi người cần chú ý

Tham khảo: Các hình thức bạo lực học đường mà học sinh có thể gặp phải

banner-blog-post1

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể từ yếu tố chủ quan hoặc khách quan, cụ thể: 

Nguyên nhân đến từ học sinh

Bước vào giai đoạn dậy thì từ 12 – 17 tuổi trẻ có những biến đổi nhất định về thể chất, tâm lý. Giai đoạn này trẻ học hỏi để hình thành tính cách, tâm lý trẻ nhạy cảm và có nhiều bất ổn. Bởi vậy khi chịu kích thích hay tác động từ các đối tượng xấu hay nhân tố độc hại trẻ dễ dàng học theo, hình thành tâm lý bắt nạt bạn bè. 

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi chính là 1 trong những nguyên nhân phổ biến làm hình thành bạo lực học đường. Nếu không có những biện pháp tác động hữu hiệu, giai đoạn dậy thì nhiều trẻ gây ra những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng. 

Người lớn nên quan tâm hơn đến những học sinh có nguy cơ cao trở thành người bạo lực học đường: 

  • Trẻ từng bị bỏ bê không được dạy dỗ, chăm sóc, bị lạm dụng, chấn thương tâm lý thường gia tăng hành vi bạo lực và hung hăng
  • Trẻ từng chứng kiến hoặc tiếp xúc bạo lực từ gia đình, nhà trường, xã hội 
  • Trẻ từng có hành vi bạo lực, tính cách hung hăng mất kiểm soát
  • Trẻ gặp phải vấn đề về sức khỏe tinh thần, đau khổ về cảm xúc
  • Trẻ nhận thức kém, rối loạn học tập, thiếu chú ý và bị tăng động
  • Trẻ từng tham gia vào hoạt động bất hợp pháp, chống đối xã hội, tham gia vào tệ nạn xã hội như uống rượu bia, sử dụng chất kích thích…

Nguyên nhân do gia đình

Gia đình cũng được xem là một trong nguyên nhân phổ biến làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, gây ra bạo lực học đường.

  • Gia đình cha mẹ giáo dục con bằng tác động vật lý hoặc lời nói nặng nề
  • Gia đình bạo lực, phụ huynh thường xuyên cãi cọ, mâu thuẫn, có hành vi ứng xử không phù hợp
  • Phụ huynh thiết sự quan tâm, giám sát trẻ dẫn đến trẻ không hoàn thiện tích cách tích cực, tâm lý yêu thương với người khác
  • Gia đình không tôn trọng con cái, trẻ cảm thấy bản thân không được yêu thương, không có giá trị
  • Cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng trong công việc và cuộc sống nên bạo hành chính con mình

nguyen-nhan-bao-luc-hoc-duong

Gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ

Ảnh hưởng từ nhà trường

Vai trò của nhà trường là nơi giáo dục, đào tạo, hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức, tính cách, thái độ cho học sinh. Vì vậy nếu môi trường giáo dục không lạnh mạnh có thể dẫn đến bạo lực học đường:

  • Trường học có những cách xử lý kỷ luật, hạnh kiểm chưa thỏa đáng
  • Trường học có thanh thiếu niên bỏ học dễ trở thành nạn nhân và người có hành vi bạo lực
  • Trường gây ra những tổn thương về tinh thần, tâm lý cho trẻ

Ảnh hưởng từ cộng đồng, xã hội

Cộng đồng, xã hội nơi sinh sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình trạng bạo lực học đường. Các cộng đồng bị suy giảm kinh tế, không có nhà ở và môi trường sinh hoạt đạt tiêu chuẩn khiến trẻ sinh ra cảm giác chán nản, cảm thấy như cả xã hội “quay lưng”. Từ đó trẻ thể hiện sự tức giận, bất mãn thông qua bạo lực để giải tỏa.

Những cộng đồng ít có sự giao lưu, gắn kết khiến trẻ không có cảm giác thân thuộc. Sự thờ ơ và lạnh nhạt của xã hội có thể dẫn đến gia tăng bạo lực, tội phạm. Hoặc những khu phố thường xuyên có bạo lực, thanh thiếu niên chứng kiến bạo lực dễ bị ảnh hưởng trở nên bạo lực và có thể trở thành người phạm tội. 

Ngoài ra, trẻ chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa, sự bạo lực từ không gian mạng, phim ảnh, sách báo, điện tử, đồ chơi… mang tính bạo lực. Những thông tin không qua kiểm duyệt nhưng rất dễ để tìm kiếm trên internet đã khiến nhiều học sinh tò mò khám phá, từ đó gây ra xu hướng bạo lực với người khác ngoài đời thực. 

Chi tiết: 4 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể bạn không biết

banner-blog-post1

Hậu quả của bạo lực học đường

Vấn nạn bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở đời thực mà còn xuất hiện trên mạng trực tuyến gây ra tình trạng báo động trên toàn cầu. Trong những năm gần đây tỷ lệ bạo lực học đường có xu hướng ngày càng gia tăng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo nhiều khảo sát cho thấy lứa tuổi từ 10 – 18 tuổi có nguy cơ cao và phần lớn nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến, 64% học sinh từng bị bắt nạt trong đó 40% học sinh không báo cáo để được hỗ trợ giải quyết hậu quả. 

Hậu quả của bạo lực học đường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại của học sinh và cả tương lai sau này. Chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc các mặt tối mà bạo lực học đường gây ra. 

Nạn bạo lực học đường gây ảnh hưởng đến học sinh

Bạo lực học đường gây tổn thương đến thân thể cho học sinh từ những tổn thương nhẹ đến các thương tích nghiêm trọng trên cơ thể. Trong đó đáng tiếc có không ít trường hợp đã cướp đi cuộc sống của trẻ vô tội, để lại thiệt hại về người, những mất mát về thể xác, tinh thần cho học sinh và gia đình. 

Bên cạnh đó hậu quả của hiện tượng bạo lực học đường còn thể hiện ở mặt làm tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý. Những học sinh bị bạo lực tinh thần, bạo lực lời nói sẽ cảm thấy tự ti. lo lắng, buồn rầu, trầm cảm và bị cách ly. Nhiều trẻ có thể thấy mặc cảm, suy sụp luôn sống trong ám ảnh và sự sợ hãi. Đặc biệt tình trạng này có thể kéo dài đến suốt đời, làm cho các em sống cách biệt với thế giới, không dám hòa nhập vào môi trường xung quanh, học tập sa sút. Nhiều trẻ khó mở lòng kể về sự đe dọa, áp lực từ bạo lực học đường với người lớn nên không thể giải tỏa hay tự xử lý được tình trạng tồi tệ. 

Bên cạnh đó không chỉ những nạn nhân trực tiếp, những học sinh chứng kiến bạo lực cũng bị ảnh hưởng đến tâm lý khiến các em sợ hãi, e ngại. Nếu những kẻ bạo lực không bị trừng phạt, trẻ có thể bị ảnh hưởng, lâu dần hình thành khuynh hướng và hành vi bạo lực, trở thành người bạo lực trong tương lai. 

Học sinh thực hiện hành vi bạo lực nếu không nhận ra những sai trái của bản thân sẽ trở thành người xấu, mất khả năng tự kiểm soát, lạm dụng quyền hành. Trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, có nguy cơ mắc phải những tình huống tệ hơn nếu không có sự can thiệp kịp thời. Trường hợp tồi tệ, bạo lực có thể khiến trẻ bị đình chỉ học tập, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tạo tác động tiêu cực đến tương lai sau này. 

hau-qua-cua-bao-luc-hoc-duong

Bạo lực học đường để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với các em học sinh

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến gia đình

Hiện tượng bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ mà còn gây ra sự căng thẳng, lo lắng và xáo trộn cho gia đình. Nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự lo lắng không biết trẻ có chịu cảnh bạo lực học đường, tổn thương về thể chất, tinh thần không. Nhiều trường hợp gia đình phải thay đổi môi trường học tập cho con để bảo vệ sự an toàn cho trẻ. 

Ảnh hưởng đến nhà trường

Vấn đề bạo lực học đường không chỉ làm ảnh hưởng đến học sinh, gia đình mà còn gây ám ảnh, nặng nề và căng thẳng cho những học sinh khác. Trẻ em xung quanh bạo lực luôn có nỗi lo lắng, sợ hãi đe dọa về những cuộc ẩu đả, xung đột về thể chất và bạo hành về tâm lý, tinh thần. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình học tập, chất lượng giảng dạy và ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. 

Hành vi bạo lực học đường của học sinh nếu không được quản lý, xử lý tốt sẽ khiến phụ huynh mất lòng tin với nhà trường. Môi trường giáo dục trẻ nên mất ý nghĩa quan trọng của nó, nhà trường không còn là nơi để học sinh học tập hiệu quả, môi trường học không còn lành mạnh và trong sáng nữa. 

Hậu quả hiện tượng bạo lực học đường đến xã hội, cộng đồng

Không dừng lại ở hậu quả tới môi trường giáo dục, nhà trường, bạo lực học đường còn làm ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống, chuẩn mực đạo đức. Những học sinh bạo lực thường không tuân thủ quy tắc, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Thậm chí những đứa trẻ này còn cãi lại cha mẹ vì thói quen bạo lực của mình. 

Xung đột, bạo lực xảy ra giữa những học sinh, giữa học sinh với thầy cô giáo hay giáo viên với học sinh tạo nên môi trường căng thẳng. Mỗi ngày nhiều người sẽ phải chứng kiến những cuộc ẩu đả, những từ ngữ, lời nói xúc phạm, bôi nhọ người khác. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo nên một bộ phận người sống trong xã hội không còn duy trì giá trị truyền thống tốt đẹp. Những hành vi xấu đã và đang tạo nên sự suy đồi đáng báo động về đạo đức, hành vi, gây mất trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến cộng đồng.

Tham khảo: 7 hậu quả của bạo lực học đường đối với trẻ em và xã hội

banner-blog-post1

Cách phòng chống bạo lực học đường hiệu quả

Cách phòng chống nạn bạo lực học đường được quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP. Để phòng chống bạo lực học đường cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó mỗi học sinh cũng cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết để nói không với bạo lực học trường. Cụ thể: 

Biện pháp phòng chống vấn đề bạo lực học đường với học sinh

Mỗi học sinh nên tích cực rèn luyện kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống cho bản thân. Các em nên học cách kiềm chế cảm xúc, hòa đồng với bạn bè, ngoan ngoãn và lễ phép với người lớn. Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động tình nguyện do lớp học và nhà trường tổ chức, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của lớp và trường. 

Học sinh cần nhận thức rõ hành vi bạo lực về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, tránh xa và nói không với bạo lực đường. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra, học sinh cần phải kịp thời thông báo cho gia đình, thầy cô giáo, nhà trường hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp, xử lý. 

bien-phap-phong-chong-bao-luc-hoc-duong

Cách phòng chống bạo lực học đường cho học sinh hiệu quả

Đối với nhà trường

Đội ngũ giáo viên, nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo, đưa vào giảng dạy kỹ năng sống và chương trình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường. Nhà trường cần tạo điều kiện tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thể dục thể thao, các chương trình tình nguyện mang đến giá trị cho cộng đồng, xã hội để học sinh tham gia. Những hoạt động này góp phần định hướng nhân cách, hướng thiện và giúp trẻ phát huy được những đức tính tốt đẹp của chính mình. 

Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, trao đổi với học sinh nên cần chủ động quan tâm và theo dõi tình hình của trẻ. Giáo viên là cầu nối giữa gia đình và nhà trường kịp thời nhận biết những thay đổi tâm sinh lý, tính cách để có định hướng phù hợp cho các em học sinh. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn, giao dục kịp thời những trường hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể để tăng cường sự gắn bó, tinh thần đoàn kết của học sinh trong cùng 1 lớp, trường học để tạo môi trường học tập lành mạnh. 

Đối với những trường hợp học sinh gây ra bạo lực giáo viên, nhà trường cần có hình thức giáo dục nghiêm khắc, đối với nạn nhân cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để phòng chống hiệu quả bạo lực học đường. 

Xem thêm:

Trách nhiệm đối với gia đình

Ngăn chặn bạo lực học đường là quá trình dài, cần chú trọng và phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Tại gia đình, cha mẹ cần xây dựng cho con một mái ấm yêu thương, lành mạnh và không có bạo lực. Phụ huynh nên trở thành những tấm gương tốt cho trẻ noi theo, một đứa trẻ lớn lên trong môi trường không có bạo lực, các em sẽ không có xu hướng bạo lực với người khác. 

Bên cạnh đó, phụ huynh nên dạy trẻ nhận diện nguy cơ bạo lực và cách thức tự bảo vệ an toàn cho bản thân. Khi cần thiết cha mẹ nên can thiệp một cách chừng mực và đúng cách nếu phát hiện trẻ có liên quan đến bạo lực học đường. Can thiệp bằng các biện pháp mạnh, nóng giận khi chưa tìm hiểu nội tình sự việc sẽ dễ làm trẻ tổn thương và gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè. 

Cha mẹ đừng quên thường xuyên tương tác, nói chuyện chia sẻ, gần gũi để xây dựng niềm tin cho con cái. Như vậy, trong trường hợp trẻ bị bắt nạt con sẽ tin tưởng tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình. 

Trách nhiệm của cộng đồng

Sự thờ ơ của cộng đồng, xã hội là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng bạo lực học đường lên ngôi. Do một số người coi việc học sinh đánh nhau là chuyện bình thường tại trường lớp, dẫn đến việc nhiều nạn nhân không dám lên tiếng. Chúng ta cần loại bỏ suy nghĩ trẻ đánh nhau không phải là vấn đề lớn để ngăn chặn bạo lực, tránh tình trạng không giải quyết kịp thời sự việc khi con nhỏ khiến, dẫn đến hậu quả nặng nề.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, không ít vụ việc bạo lực đi quá xa vì bị phát tán, lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Sự tò mò, lôi kéo đám đông chỉ trích, lăng mạ, làm nhục người khác đã khiến nhiều trẻ mất đi tương lai phía trước. Vì vậy hãy tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ khi giải quyết bạo lực học đường, đừng để vì hành động bộc phát khiến sự việc mất kiểm soát và đi quá xa. 

banner-blog-post1

Workshop phòng chống bạo lực học đường tại Dewey Schools

Bạo lực học đường – câu chuyện không mới nhưng luôn là vấn đề nhức nhối đặt ra thách thức cho mọi trường học. Vừa qua, Học sinh The Dewey Schools Cầu Giấy đã tổ chức Workshop “Phòng chống bắt nạt học đường – Nói không với bắt nạt” để có những chia sẻ, giải pháp về vấn đề này.

Một khảo sát về bạo lực học đường được thực hiện bởi DSC (Hội đồng Học sinh) trong cộng đồng trường Dewey Cầu Giấy đã chỉ ra 83.1% học sinh nhận biết được bắt nạt và quấy rối là gì. Thông qua các câu hỏi về cách ứng xử khi chứng kiến việc bắt nạt, quấy rối, đa số Học sinh tham gia khảo sát đã lựa chọn: đề nghị người thực hiện hành vi bắt nạt dừng lại; không tham gia; kể lại chuyện đó cho người lớn. Cùng với đó, các Học sinh cho biết sẽ hỏi han, quan tâm nạn nhân bị bắt nạt, quấy rối.

workshop-bao-luc-hoc-duong-

Học sinh tại Dewey luôn nhận thức được bắt nạn và quấy rối là như thế nào

Cô Nguyễn Thương Huyền – Nhân viên tâm lý Nhà trường đã sử dụng các tình huống cụ thể để làm rõ khái niệm và các hình thức của bắt nạt học đường. Qua đó, TDSers sẽ nhận thức đúng về nguy cơ, tình huống có thể gặp phải để lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhằm bảo vệ sự an toàn cho chính mình và bạn bè xung quanh. Các kỹ năng để bảo vệ bản thân, cách điều tiết cảm xúc trong các tình huống xảy ra căng thẳng với bạn bè hay cách chia sẻ câu chuyện, cảm xúc với những người tin cậy… cũng được cô Huyền hướng dẫn tận tình, cụ thể.

Đại diện cho tiếng nói Học sinh, bạn Lê Vũ Ngọc Hà – Phó chủ tịch DSC cũng đưa ra những đề xuất: “Vấn đề bạo lực học đường cần có sự đồng hành của cả các thầy cô và các bạn Học sinh. Các thầy, cô chủ nhiệm nên có những buổi sinh hoạt lớp để kết nối học sinh và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Từ phía gia đình, sự quan tâm và chia sẻ kịp thời của ba mẹ cũng là việc vô cùng cần thiết. Về phía Học sinh, cần chấp hành tốt nội quy trường lớp, khi nhận diện các tình huống bạo lực học đường phải kịp thời báo ngay cho Nhà trường, thầy cô hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lý.”

workshop-bao-luc-hoc-duong-

Workshop về bạo lực học đường tại The Dewey Schools

The Dewey Schools Cầu Giấy tin tưởng rằng mỗi TDSers với sự thấu cảm, văn hoá tôn trọng sự khác biệt và hiểu biết sâu sắc về vấn nạn bắt nạt học đường… sẽ cùng nhau tạo nên một cộng đồng với những ứng xử văn minh, nhân ái.

=> Tìm hiểu thêm về triết lý giáo dục và phương pháp dạy học tại The Dewey Schools TẠI ĐÂY

Trên đây là tất cả các thông tin bạo lực học đường là gì, hậu quả và cách phòng chống mà The Dewey Schools đã tổng hợp chi tiết. Vấn nạn bạo lực học đường diễn biến phức tạp và ngày một gia tăng cần sự phối hợp nghiêm túc giữa nhà trường, gia đình, học sinh và xã hội đến cùng phòng ngừa, giải quyết và ngăn chặn. Chúng ta cần nhận thức tính chất nghiêm trọng của vấn đề để cùng chung sức xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn cho học sinh, thế hệ tương lai của đất nước.

banner-blog-post1

Tác giả bài viết

Nhận tư vấn ngay!

Ba mẹ vui lòng để lại thông tin để được đội ngũ The Dewey Schools có thể hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất!


Vũ Thị Bích Hạnh
Vu Thi Bich Hanh

School Safety and QA Team Leader

Qualifications:
– Engineer of Ecological Biotechnology, Master of Science in Engineering, Kazan National University of Technology – Russia

Experience:
– 4 years of experience in the field of environmental impact assessment
– 3 years of experience in the field of management according to ISO standards
– More than 6 years working in the field of education

Education perspective: “Under the sun no more noble professions of teacher” – Comenxki. For me, Education is the profession that brings the most value to people, I look forward to contributing to this noble career.

image-success

Gửi thành công

Bạn đã gửi thành công. Vui lòng chờ đợi thông tin từ The Dewey Schools. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn sớm nhất

Cô Đỗ Ngọc Khanh, PGS. TS Tâm lý học
Đỗ Ngọc Khanh, PGS. TS Tâm lý học

Trưởng ban: Cuộc sống và Nghệ thuật

Trình độ

Bằng Cử nhân tâm lý học do Đại học Tổng hợp Roxtov trên sông Đông, Cộng hòa Liên Bang Nga cũ cấp

Bằng Tiến sỹ tâm lý học do Viện Tâm lý, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cấp

Các khóa đào tạo về chuyên ngành:

  • Sau tiến sỹ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên tại đại học Vanderbilt Hoa kỳ
  • Đưa Nghệ thuật vào phát triển cộng đồng: Quỹ Ford Fundation (Training course on Giving Art to Community Development held by Ford foundation & David Assembly )
  • Training course on Psychotherapy held by EPP Paris, France
  • Training course on group therapy held by Quebec University
  • Training course on training of trainer held by LVEP
  • Training course on International training of trainer technology of participation held by ICA USA
  • Training course on “Children living with Domestic violence: recovery with ART
  • Training course on : (1) Art in development methods, and (2) “How to research the physical and emotional punishment of children” ((1) Chiengmai, (2) Bangkok, Thailand
  • Training workshop on “International Evaluation of LVEP” by UNESCO (University of California at Berkeley, USA )
  • Training course on “CBT applied to depression, anxiety, anger, PTSD and OCD” (Australia)
  • 4 week-long training program in Clinical psychology/ best practice in working with children, Melbourne Uni, Latrobe Uni, RMIT. Australia
  • Training course on “Social Work”, Pattaya, Thailand
  • Training course on “Mental Health” Goa, India


Kinh nghiệm

  • 25 năm kinh nghiệm với tư cách chuyên gia tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
  • 10 năm là giảng viên môn Tâm bệnh học và kỹ năng tham vấn cho chương trình đào tạo Cao học tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên tại trường Đại Học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.
  • 10 năm làm điều phối viên chương trình Giáo dục Giá trị sống: Đã đào tạo cho nhiều nghìn giáo viên ở khắp các tỉnh thành Việt Nam thông qua các dự án của MOET, Plan Intenational, Unicef về phương pháp lấy học sinh làm trung tâm để dậy giá trị sống.
  • 5 năm làm chuyên gia hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em vi phạm pháp luật của UNICEF ở Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh
  • 5 năm trưởng ban tâm lý với nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý và hành vi cho trẻ em đường phố ở tổ chức Trẻ em con rồng xanh (Tổ chức phi chính phủ do Úc tài trợ).
  • 3 năm chuyên gia tư vấn tâm lý học đường cho trường THPT Đinh Tiên Hoàng và THCS Phương Liên
  • Giảng viên thỉnh giảng cho khoa Tâm lý ở Viện Marie Haps, thuộc Trường Leonard de Vinci của Bỉ và khoa Xã hội học thuộc Đại học Gdank Balan
  • 2 năm lãnh đạo nhóm làm dự án “Nghệ thuật trong phát triển Cộng đồng”
  • 1 năm tham gia dự án hỗ trợ tâm lý cho học sinh có vấn đề về hành vi ở một số trường tiểu học công thuộc thành phố Vandebilt, bang Tennessee, Mỹ
Thầy Trần Mạnh Tùng_
Trần Mạnh Tùng

Giám đốc chương trình Tiếng Việt THCS&THPT.

Trưởng ban Toán THCS&THPT.

Bằng cấp

  • Thạc sĩ Toán học (ĐHSP Hà Nội)
  • Chứng chỉ Quản lí giáo dục (ĐH Giáo dục).


Kinh nghiệm

Tính đến thời điểm hiện tại:

  • Có trên 20 năm làm giáo dục: Quản lí chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
  • Có kinh nghiệm làm việc với các loại hình nhà trường khác nhau: Dân lập, Thực nghiệm, Quốc tế.
  • Có hàng trăm bài báo về lĩnh vực giáo dục.


Quan điểm giáo dục

Tôi theo đuổi triết lý “GIÁO DỤC KHAI PHÓNG”. Làm giáo dục là tìm cách làm và thực hiện để phát huy tối đa tiềm năng của học sinh.

Cam kết đóng góp

  • Xây dựng chương trình môn Toán tích hợp, chương trình môn Toán Tiếng Anh tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập và thành quả đầu ra của các nhà trường.
  • Thiết kế các Sách bài tập môn Toán từ lớp 6 – 12 chính xác và phù hợp.
  • Đào tạo giáo viên Toán, giáo viên TDS THCS&THPT theo phương pháp dạy học và các năng lực của TDS.
  • Quản lí, vận hành khối THCS&THPT hiệu quả, góp phần mở rộng, nâng cao chất lượng các cơ sở trường học TDS.
  • Liên tục học hỏi, rèn luyện và truyền cảm hứng đến học sinh, giáo viên về thực hành các giá trị cốt lõi của tổ chức.
Lô Thúy Phương
Lô Thúy Hương
Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học

Trình độ:
Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Lý luận và Phương pháp dạy học tiểu học) tại Đại học Sư phạm Hà Nội

Kinh nghiệm:
– Có gần 30 năm làm Giáo dục: Điều hành chuyên môn, đứng lớp giảng dạy và làm chủ nhiệm
– Có gần 20 năm nghiên cứu về các phương pháp tổ chức dạy học hiện đại, hiệu quả; nghiên cứu về các tư tưởng, đường lối giáo dục; xây dựng nội dung chương trình, viết sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo các môn học trong trường Phổ thông, đặc biệt là môn Toán; viết kế hoạch dạy học các môn học; đào tạo và huấn luyện giáo viên về cách thiết kế bài dạy, cách tổ chức dạy học cho học sinh.

Quan điểm giáo dục:
Giáo dục trong Nhà trường phổ thông đem đến cho học sinh sự phát triển toàn diện về THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN. Nội dung kiến thức của các môn học đưa đến cho học sinh phải ngang tầm với xã hội các em được sinh ra và trưởng thành. Phương pháp tổ chức dạy học trong Nhà trường là phương pháp của Nhà trường hiện đại, coi nội dung tri thức là sản phẩm mỗi học sinh phải tự làm ra cho chính mình bằng một hệ thống VIỆC LÀM, mỗi VIỆC LÀM được thiết kế thành một chuỗi THAO TÁC, theo trật tự chặt chẽ, ai làm cũng được, làm đâu chắc đấy, làm ra sản phẩm tất yếu và tốn ít thời gian nhất. Nguyên tắc vàng của nghiệp vụ sư phạm trong Nhà trường là “không đem đến cho học sinh sản phẩm làm sẵn, muốn có gì học sinh phải tự làm lấy cho chính mình”. Giáo dục trong trường Phổ thông không so sánh học sinh này với học sinh khác, coi mỗi học sinh là một cá thể độc lập, được tôn trọng và phát triển an toàn. Mục tiêu cơ bản của giáo dục trong trường Phổ thông là tạo cho học sinh có được các năng lực giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống trong mọi tình huống có thể, tạo cho học sinh có được năng lực tự học và tự hoàn thiện bản thân.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hải
Nguyễn Thị Thanh Hải

Giám đốc Chương trình Khoa học Xã hội & Nhân văn Tiểu học

Trình độ

Thạc sĩ Ngữ Văn – Đại học Sư phạm Hà Nội

Kinh nghiệm

–  Gần 20 năm tham gia giảng dạy, đào tạo giáo viên và quản lý giáo dục từ bậc Tiểu học đến THPT.
–  Tham gia điều hành quản lý Dự án Chương trình Giáo dục Hiện đại Cánh Buồm hoạt hoạt động từ 2009 đến nay. Tham gia biên soạn sách Giáo khoa, sách Sư phạm và xây dựng chương trình các môn Văn, Tiếng Việt, Giáo dục Lối sống Cánh Buồm.
– Xây dựng và cải tiến chương trình, giám sát vận hành chương trình các môn KHXH & NV tại Hội đồng Khoa học và Sư phạm Dewey từ 2015 đến nay.

Quan điểm giáo dục

Sứ mệnh của nhà giáo hiện đại không phải là người truyền đạt kiến thức sẵn có cho học sinh mà là người thiết kế, tổ chức hệ thống VIỆC LÀM để mỗi học sinh có thể TỰ LÀM ra kiến thức cho mình. Chỉ bằng cách đó các em mới có năng lực TỰ HỌC, TỰ GIÁO DỤC để có thể TỰ LÀM RA CHÍNH MÌNH. Và vì thế, một nhà trường hiện đại phải là nơi tổ chức sự trưởng thành về tư duy cho mỗi học sinh thông qua con đường TỰ HỌC, từ đó mà có thể tạo ra một dân tộc tự học, một đời sống tự do và một đất nước tự cường.

tien-si-donetrus-g-hill
Tiến sĩ Donetrus G. Hill

Chuyên gia tư vấn Văn hóa trường học

Tiến sĩ Donetrus G. Hill là chuyên gia tư vấn về Văn hóa trường học thuộc Tập đoàn tư vấn trường học Global (GSCG) có 13 năm kinh nghiệm làm Hiệu trưởng ở các trường quốc tế trên thế giới.

Ông tư vấn cho The Dewey Schools về các vấn đề học tập và cuộc sống học đường, nhằm mang lại cho học sinh Dewey một môi trường học tập cởi mở, công bằng, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, từ đó bồi dưỡng cho các em sự chủ động trong học tập, lòng nhân ái, ý thức bảo vệ môi trường và phẩm chất lãnh đạo.

co-karen-bailey
Cô Karen Bailey

Chuyên gia tư vấn Hệ thống đánh giá

Cô Karen Bailey, Thạc sĩ Giáo dục với 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, 17 năm kinh nghiệm phát triển chuyên môn, và 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí Giám đốc/ Trưởng các dự án giáo dục. Hiện tại, cô đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành công ty Tư vấn Giáo dục Baily.

Cô là chuyên gia tư vấn và đào tạo có danh tiếng trong lĩnh vực ĐO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ trong trường học. Cô là tác giả cuốn “Assessing to the Core” (tạm dịch “Đánh giá đến Cốt lõi”).

Với The Dewey Schools, cô Karen giữ vai trò tư vấn và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá chất lượng học tập của học sinh, cho phép tất cả học sinh cùng có cơ hội tiếp cận với chương trình đào tạo và thành công trong học tập.

thay-kjell-fenn
Thầy Kjell Fenn

Chuyên gia Tư vấn Phương pháp Giảng dạy

Thầy Kjell Fenn, Hiệu trưởng Học viện New Covenant đã có nhiều năm kinh nghiệm ở các vị trí lãnh đạo trong ngành giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kỹ năng và xây dựng chương trình học theo mô hình sáng tạo. Thông qua các dự án phát triển chuyên môn, thầy Kjell Fenn đào tạo giáo viên về các phương pháp dạy học hiệu quả dựa trên thông lệ quốc tế và triết lý lấy học sinh làm trung tâm. Thầy cũng tham gia giám sát, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy dựa trên hứng thú học tập và nuôi dưỡng tình yêu học tập suốt đời của học sinh.

co-janet-hale
Cô Janet Hale

Chuyên gia tư vấn Thiết kế chương trình

Cô Janet Hale, Thạc sĩ Giáo dục giàu kinh nghiệm thiết kế và vẽ bản đồ chương trình giảng dạy, chuyên gia tư vấn thuộc Tập đoàn tư vấn trường học Global (GSCG).

Cô Janet Hale là chuyên gia tư vấn thiết kế chương trình, giúp giáo viên và các lãnh đạo trường học hiểu các tiêu chuẩn bài giảng một cách có hệ thống, giúp họ xây dựng được phương thức dạy và học dựa trên tiêu chuẩn và mục tiêu bài học.

Cô hướng dẫn giáo viên cách mang đến cho học sinh các cơ hội tiếp cận kiến thức được giảng dạy dựa trên tiêu chuẩn và mục tiêu bài học, tham gia tích cực vào các bài học và dự án, qua đó phục vụ nhu cầu phát triển trí tuệ, thể chất, xã hội và cảm xúc của tất cả học sinh The Dewey Schools.

tien-si-toby-a-travis
Tiến sĩ Toby A. Travis

Chuyên gia tư vấn Lãnh đạo trường học

Tiến sĩ Toby A. Travis – Chuyên gia tư vấn cấp cao và là một trong những thành viên sáng lập tập đoàn Tập đoàn tư vấn trường học Global (GSCG).

Ông hiện là Tổng Hiệu Trưởng của Học viện Village Christian ở Mỹ và là cựu quản trị viên cấp cao của một số trường quốc tế và song ngữ tại Mỹ. Tiến sĩ Travis là Giáo sư thỉnh giảng, Khoa Sau đại học, Chương trình Quốc tế Sau đại học dành cho các Nhà giáo dục của Đại học Bang New York. Ông là người sáng lập và phát triển công cụ đánh giá TrustED – Khung đánh giá dựa trên thực tiễn và nghiên cứu đã được xác thực, nhằm đảm bảo cải tiến trường học và phát triển lãnh đạo trên cơ sở dữ liệu.

Tiến sĩ Travis chịu trách nhiệm đào tạo phát triển chuyên môn và cố vấn cho các nhà lãnh đạo tại The Dewey Schools để nâng cao chất lượng tổng thể của giáo dục và quản lý trường học.

van-hoa-truong-hoc
Văn hoá trường học

Môi trường học tập đa văn hóa, cởi mở và thân thiện, thúc đẩy sự giao tiếp, phối hợp, sáng tạo và tư duy phản biện

Cô Amy Rachelle Krauth
Amy Rachelle Krauth​

Giám đốc Chương trình Tiếng Anh

Cô Amy Rachelle Krauth là Giám đốc Chương trình Tiếng Anh tại The Dewey Schools cơ sở Tây Hồ Tây.

Bằng cấp:

Cô có bằng Cử nhân trong lĩnh vực Sư phạm Tiếng Anh, Thạc sĩ sư phạm THCS chuyên ngành Nhân văn học. Cô đã có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy Tiếng Anh ELA khối THCS & THPT. Từ năm học 2020-2021, Cô Amy làm việc tại ERPC cùng phối hợp với các chuyên gia của trường MVS và chuyên gia quốc tế để xây dựng chương trình Tiếng Anh ESL/ELA của TDS.

Kinh nghiệm:

Cô Amy hiện đang theo học Tiến sĩ chuyên ngành Chương trình và Giảng dạy tại Đại học Bắc Arizona tại Flagstaff, Arizona. Trọng tâm nghiên cứu của cô là khả năng tiếp cận chương trình giảng dạy dành cho người học tiếng Anh trong các trường học quốc tế.

phat-trien-chuyn-mon-giao-vien
Phát triển chuyên môn giáo viên

Đội ngũ giáo viên được đào tạo phát triển chuyên môn định kỳ bởi các Chuyên gia giáo dục quốc tế về phương pháp giảng dạy, năng lực lãnh đạo, văn hoá trường học, hệ thống đánh giá, thiết kế chương trình và kỹ năng quản lý lớp học.

thiet-ke-chuong-trinh
Hệ thống đánh giá năng lực

Đo lường năng lực và mức độ tiến bộ của Học sinh theo hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể và rõ ràng

phuong-phap-giang-day-icon
Phương pháp giảng dạy

Học sinh trực tiếp tham gia trải nghiệm, khám phá và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn

thiet-ke-chuong-trinh
Thiết kế chương trình

Chương trình học thuật mang tính liên môn, gắn liền với thực tế cuộc sống, được thiết kế bởi Hội đồng Nghiên cứu Khoa học & Sư phạm cùng đội ngũ chuyên gia giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Cố vấn quốc tế.

Picure Dr. Wells
Tiến sĩ David A. Wells

Chuyên gia tư vấn Mô hình quản trị trường học

Tiến sỹ David A. Wells (EdD) là nhà Đồng Sáng lập, Giám đốc, và Cố vấn Điều hành của Tập đoàn Tư vấn Trường học GLOBAL, một công ty tư vấn và đào tạo quốc tế cung cấp dịch vụ cho các trường học và tổ chức trên toàn cầu với hai mươi tư chuyên gia tư vấn thành viên và sáu công ty đối tác cung cấp các dịch vụ giáo dục.

Tiến sỹ Wells cũng là chuyên gia tư vấn thành viên, được chấp thuận và ủy quyền bởi CIS để cung cấp các dịch vụ các trường thành viên CIS về quản trị, hoạch định chiến lược, đào tạo năng lực lãnh đạo, và tuyển dụng. Ông cũng là cựu Cố vẫn Điều hành và Phó Chủ tịch của PAIDEIA, Inc. Tiến sỹ đã thực hiện huấn luyện và đào tạo cho gần một trăm trường học và tổ chức trên bốn mươi quốc gia trong mười năm qua.

Tiến sỹ Wells đã bắt đầu làm việc với Hệ thống trường Dewey với tư cách là Chuyên gia Tư vấn quốc tế từ năm 2019. Ngay từ đầu, Tiến sỹ đã bị thu hút và thách thức bởi tầm nhìn của hệ thống trường cũng như cam kết của Hội đồng quản trị trong việc tác động đến Việt Nam thông qua việc phát triển và đem đến nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho học sinh Dewey.

Một trong những nhiệm vụ chính của Tiến sỹ là xây dựng Hội đồng trường – để dẫn dắt và quản trị hệ thống trường theo mô hình quản trị đã được thiết lập dựa trên các thông lệ quốc tế tốt nhất và phù hợp với mô hình kinh doanh của Hệ thống trường Dewey. Một nỗ lực to lớn khác của Tiến sỹ là xây dựng và triển khai khung hoạch định chiến lược cho hệ thống trường, bao gồm các mục tiêu phát triển trường học và cả các mục tiêu cải tiến trường học – đây là một dự án đặt ra định hướng và bối cảnh cho sự phát triển và cải tiến của hệ thống trường trong năm năm tiếp theo.

Thư ngỏ

Kính gửi quý vị Phụ huynh,

Chúng ta đều biết, trường học có sức ảnh hưởng to lớn đến sự chuyển hoá của mỗi cá nhân cũng như xã hội. Để thành công trong một thế giới nhiều biến động, trường học giờ đây không chỉ là nơi Học sinh đến để học kiến thức. Thay vào đó, Nhà trường cần có tầm nhìn sâu rộng trong việc kiến tạo cho Học sinh môi trường sống của kỷ nguyên mới, bởi “Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là cuộc sống!”

The Dewey Schools là hệ thống trường phổ thông liên cấp mang tên Nhà triết học John Dewey, người khai sinh ra phương pháp giáo dục thực nghiệm. Ở Dewey, chúng tôi lấy Học sinh làm trọng tâm, các hoạt động học tập được triển khai bằng phương pháp học thông qua việc làm, học tập dự án, học tập truy vấn và tư duy thiết kế. Những phương pháp này sẽ kích thích sự phát triển toàn diện bao gồm giáo dục về kiến thức, kỹ năng, cảm xúc xã hội, nhân cách, từ đó thúc đẩy học tập hiệu quả.

Triết lý của The Dewey Schools là tổ chức sự trưởng thành của Học sinh thông qua con đường tự học – tự giáo dục để giúp các em trở thành những con người có năng lực tự học, tinh thần tự lập, trách nhiệm và có tâm hồn phong phú, nuôi dưỡng tình yêu học tập suốt đời.

Mỗi Học sinh Dewey là một cá nhân sáng tạo và các em chính là những người chủ động trong quá trình học tập của mình, chính các em tham gia vào việc xây dựng hành trình học tập được hé mở dần theo thời gian với sự hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn của Giáo viên – những người thấu hiểu từng Học sinh.

Các em Học sinh có thể làm chủ tương lai, làm chủ sự thay đổi nếu chúng ta đặt người học là ưu tiên hàng đầu. Chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, truyền cảm hứng cho người khác thông qua những công việc chúng ta cùng nhau thực hiện.

Chúng tôi mong muốn kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, tạo ra các tác động ngày càng sâu sắc hơn để hiện thực hóa sứ mệnh của mình trở thành ngôi trường của sự khám phá, sáng tạo và tác động, nơi Phụ huynh tìm đến, Học sinh yêu thích và Nhân viên tự hào.

Chào đón các quý vị Phụ huynh và các em Học sinh tham gia cùng chúng tôi.

Trân trọng,

Hội đồng sáng lập The Dewey Schools.

thu-ngo-image

Chương trình đào tạo

The Dewey Schools là hệ thống trường học tiên phong, mang đến nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Chúng tôi hiện có 4 cơ sở tại Hà Nội & Hải Phòng.

menu-co-so-image
Sự kiện
Cùng các thầy cô tham gia School Tour tại The Dewey Schools Dương Kinh Hải Phòng

Cơ sở

The Dewey Schools là hệ thống trường học tiên phong, mang đến nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Chúng tôi hiện có 4 cơ sở tại Hà Nội & Hải Phòng.

Thầy Nguyễn Trọng Tùng
Nguyễn Trọng Tùng

Trưởng ban Kinh doanh – Tư vấn Hướng nghiệp và Du học

Bằng cấp

  • MBA ĐH Việt Nhật – ĐHQG Hà Nội – ĐHQG Yokohama Nhật Bản (2016-2018)
  • Chứng chỉ Báo chí truyền thông đa phương tiện tại CHLB Đức (2008-2010)
  • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm truyền thông dành cho Học sinh – Sinh viên của HV Báo chí & Truyền thông (2005)


Kinh nghiệm

  • Hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực Truyền thông trong vai trò Phóng viên – Thư ký tòa soạn báo Sinh viên Việt Nam và Hoa Học trò – Hoa học trò online – Trung ương Đoàn TNCS HCM (1998-2020)
  • Học bổng CP Nhật Bản (JICA) chương trình MBA – Học bổng Khách ghé thăm quốc tế (IVLP 2016) của Bộ ngoại Giao Mỹ – Học bổng đào tạo Báo chí điện tử của viện đào tạo truyền thông đa phương tiện CHLB Đức (2008-2010) – Khách mời chương trình Phóng viên giáo dục bang Victoria, Úc (2007) – Đại biểu thanh niên Việt Nam – Hàn Quốc (2005) và Việt Nam- Trung Quốc (2010)
  • Giáo viên thỉnh giảng tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội khoa Giáo dục tổng hợp (2011-2018); Khách mời truyền cảm hứng Truyền thông đa phương tiện và Kỹ năng tổ chức sự kiện tại các trường THCS-THPT và ĐH khu vực Hà Nội (2006-nay).
  • Mạng lưới Giáo sư, đồng nghiệp, bạn bè, học trò đa dạng, họ là những người có tầm ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực: Giáo dục-Truyền thông-Giải trí-Kinh tế-Nghệ thuật-Thể thao…


Quan điểm giáo dục

  • Kiến thức là hành trang giúp con người có sự Tự tin và Tự lập.
  • Giáo dục là nền tảng vững chắc để con người đạt được sự Tự chủ – Tự do.


Cam kết đóng góp

  • Tôi được truyền cảm hứng và tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực khi được làm việc, học hỏi và trưởng thành cùng Học sinh.
  • Tôi đặt mục tiêu làm việc với tinh thần Cải tiến liên tục, Trách nhiệm, tác phong Chuyên nghiệp và không ngừng Học hỏi từ đồng nghiệp, thầy cô giáo và Học sinh.
Lê Minh Anh
Ms. Le Minh Anh

School Executive Director

Qualifications:
– Bachelor of Law, Faculty of Law, Vietnam National University, Hanoi
– Bachelor of Japanese, Faculty of Japanese, University of Foreign Languages – Vietnam National University, Hanoi

Experience:
– 8 years of experience working in the field of education
– 12 years of experience as a senior manager in domestic and foreign corporations

Educational perspective:
“Education is not preparation for life, education is life” is the educational philosophy that I pursue. I aspire to empower and enable generations of students with neccessary knowledge and skills to master world change, thus, becoming leaders that have positive impact on communities, wherever they live.

Trần Thị Thùy Trang
Tran Thi Thuy Trang

Human Resources Team Leader

Qualifications:
– Bachelor of Business Administration – National Economics University
– Master of Business Administration – Academy of Posts and Telecommunications

Experience: more than 10 years working in the field of human resources

Education perspective: “Education is the most powerful weapon which you can use to change the world” – Nelson Mandela

Đinh Thị Hà Chi
Dinh Thi Ha Chi

Elementary Vice Principal

Qualifications:
– Master of Education Administration – Hanoi National University of Education 2
– Bachelor of Pedagogy of Literature, Hanoi National University of Education 2
Certifications:

Microsoft Innovative Educator Expert program – MIEE of Microsoft Corporation for the academic year 2020-2021, Nearpod Educator của Nearpod, Student Voice Ambassador, Teaching through projects

Experience:
– 17 years of teaching, homeroom management, professional management of Bilingual, International, High-quality schools in Hanoi and Hung Yen
– Experience in training, managing Teachers in Professional, Homeroom and Soft Skills
– Experience in compiling homeroom programs and reading programs for primary schools

Educational perspective:
“The great teacher knows how to inspire” (William A. Ward) is the educational perspective that I always aim for, as a guideline for my educational path. I always want to spread love for the profession – love for children, instilling in each teacher a passion for expertise and creativity in teaching. From there, the teacher will elicit and promote the motivation from within each individual student, so that the students can organize their growth through the path of self-study – self-education, helping them to become successful teachers. people have self-learning ability, independent spirit, responsibility and rich soul.

Trần Thị Thùy Trang
Trần Thị Thùy Trang

Trưởng nhóm Nhân sự

Trình độ:
– Cử nhân Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế quốc dân
– Thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viện Bưu chính Viễn thông

Kinh nghiệm: có hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nhân sự

Quan điểm giáo dục: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới” – Nelson Mandela.

Vũ Thị Bích Hạnh
Vũ Thị Bích Hạnh

Trưởng nhóm QA và An toàn trường học

Trình độ:
– Kỹ sư Công nghệ sinh học sinh thái, Thạc sỹ Khoa học kỹ thuật Trường Đại học Công nghệ tổng hợp quốc gia Kazan – Liên bang Nga

Kinh nghiệm:
– 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường
– 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý theo tiêu chuẩn ISO
– Hơn 6 năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục

Quan điểm giáo dục: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” – Comenxki. Đối với tôi Giáo dục là ngành nghề mang lại nhiều ý nghĩa nhất cho con người, tôi mong muốn được đóng góp công sức vào ngành nghề cao quý này.

Bùi Kim Ngân
Bui Kim Ngan

Admission Manager

Qualifications:
– Bachelor of International Business Law, Business Administration from Foreign Trade University

Experience:
+ Nearly 10 years of experience in School Admissions.
+ Build and manage the Admissions Department from the early days of the school’s establishment.

Educational perspective:
The Dewey Schools’ educational philosophy is a guide that motivates and inspires me to be dedicated to my work. I am extremely happy and proud to accompany and witness generations of Dewey students becoming independent and responsible people with self-study capability and rich inner mind. I am committed to operate with 4 core values of the School: Integrity, Passion, Generousity and Lifelong Learning to build a quality learning environment for our dear Students and Parents!

Bùi Kim Ngân
Bùi Kim Ngân

Trưởng phòng Tuyển sinh

Trình độ:
– Cử nhân Luật Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh doanh trường Đại học Ngoại thương

Kinh nghiệm:
+ Gần 10 năm kinh nghiệm trong công tác Tuyển sinh trường học.
+ Xây dựng và quản lý Bộ phận Tuyển sinh từ những ngày đầu thành lập trường.

Quan điểm giáo dục:
Triết lý giáo dục của The Dewey Schools là kim chỉ nam truyền động lực và cảm hứng cho tôi tận tâm với công việc của mình. Tôi vô cùng hạnh phúc, tự hào khi được đồng hành, chứng kiến những thế hệ Học sinh Dewey trở thành những con người có năng lực tự học, tinh thần tự lập, trách nhiệm và có tâm hồn phong phú. Tôi cam kết vận hành với 4 giá trị cốt lõi của Nhà trường: Integrity, Đam mê, Hào phóng và Học tập suốt đời nhằm xây dựng môi trường học tập chất lượng cho Học sinh, Phụ huynh thân yêu!

Vũ Lan Hương
Vu Lan Huong

Chief accountant

Qualifications:
– Bachelor of Accounting – Hanoi Open University
– Master of International Business Administration from Griggs School, in associated with Hanoi National University.

Experience:
– 20 years of experience in accounting,13 years of which being Chief Accountant of State agencies and multi-industry corporations.
– More than 5 years of experience in the field of education.

Career goal:
Contributing my working experience in the future realization of our students, who the world looks forward to.

Vũ Lan Hương
Vũ Lan Hương

Kế toán trưởng

Trình độ:
– Cử nhân Kế toán – Viện Đại học Mở Hà Nội
– Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế trường Griggs liên kết Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Kinh nghiệm:
– 20 năm kinh nghiệm làm kế toán, trong đó có 13 năm là Kế toán trưởng của đơn vị Nhà nước và Tập đoàn đa ngành nghề.
– Đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục

Mục tiêu nghề nghiệp:
Đóng góp kinh nghiệm trong công việc nhằm hiện thực hóa tương lai học sinh của chúng tôi là những con người thế giới mong chờ.

Vũ Phương Nga
Vu Phuong Nga

Operations 2 Manager

Qualifications:
– Master of International Economy – Foreign Trade University
– Bachelor of Business Adminitration – National Economics University

Experience:
– 8 years of working experience in English Training System and Bilingual and International schools. In charge of system development, processes, policies, customer service, and administration

Educational perspective:
Education is the connection of learning with the realities of life and the needs of society, enabling learners to recognize the significance and applicability of the knowledge they acquire in their daily lives. Education is indeed life itself.

Vũ Phương Nga
Vũ Phương Nga

Trưởng phòng Vận hành 2

Trình độ:
– Thạc sỹ Kinh tế Quốc tế – Trường Đại học Ngoại Thương
– Cử nhân Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Kinh nghiệm:
– 8 năm kinh nghiệm vận hành tại các Hệ thống đào tạo tiếng Anh, Trường song ngữ quốc tế. Phụ trách các mảng về phát triển hệ thống, quy trình, chính sách, dịch vụ khách hàng, hành chính

Quan điểm giáo dục:
Giáo dục là sự liên kết học tập với thực tế cuộc sống và nhu cầu của xã hội, giúp người học thấy rằng kiến thức họ học có ý nghĩa và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục chính là cuộc sống.

Trần Thị Minh Tâm
Tran Thi Minh Tam

Registrar Manager

Qualifications:
– Bachelor of Finance and Accounting from Northumbria University
Experience:
– 03 years of working experience as project coordination in NGOs
– 05 years of working experience in the field of education
Working attitude:
I feel happy because I can do what I love every day. I always operate my work according to the 4 core values of our School: Integrity, Generosity, Passion and Lifelong Learning, in order to bring the best experiences to Students and Parents.

Trần Thị Minh Tâm
Trần Thị Minh Tâm

Trưởng phòng Giáo vụ

Trình độ:
– Cử nhân Tài chính Kế toán trường Đại học Northumbria
Kinh nghiệm:
– 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực điều phối dự án và các tổ chức phi chính phủ
– 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục
Quan điểm nghề nghiệp:
Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được làm công việc mình yêu thích mỗi ngày. Tôi luôn vận hành công việc theo 4 giá trị cốt lõi của Nhà trường: Integrity, Hào phóng, Đam mê và Học tập suốt đời, nhằm mang đến cho Học sinh và Phụ huynh các trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Đinh Thị Hà Chi
Đinh Thị Hà Chi

Hiệu Phó Trường Tiểu học

Trình độ:
– Thạc sỹ Quản lý Giáo dục – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
– Cử nhân Sư phạm Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Các chứng chỉ:

Chuyên gia Giáo dục Sáng tạo Microsoft (Microsoft Innovative Educator Expert program – MIEE) của tập đoàn Microsoft năm học 2020- 2021, Nearpod Educator của Nearpod, Student Voice Ambassador, Dạy học qua dự án

Kinh nghiệm:
– 17 năm giảng dạy, chủ nhiệm, quản lý chuyên môn của các trường Song ngữ, Quốc tế, Chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội và Hưng Yên
– Kinh nghiệm trong đào tạo, quản lý Giáo viên về Chuyên môn, chủ nhiệm và Kĩ năng mềm
– Kinh nghiệm biên soạn các chương trình chủ nhiệm, chương trình đọc sách trường Tiểu học

Quan điểm giáo dục:
“Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” (William A. Ward) là quan điểm giáo dục mà tôi luôn hướng tới, coi như kim chỉ nam cho con đường giáo dục của mình. Tôi luôn mong muốn lan tỏa lòng yêu nghề – mến trẻ, truyền cho mỗi giáo viên niềm đam mê với chuyên môn, sáng tạo trong giảng dạy. Từ đó, người giáo viên sẽ khơi gợi, phát huy động lực từ bên trong từng cá thể học sinh, để các em tổ chức sự trưởng thành của minh thông qua con đường tự học – tự giáo dục, giúp các em trở thành những con người có năng lực tự học, tinh thần tự lập, trách nhiệm và có tâm hồn phong phú.

Cô Laurie Whiston_
Laurie Whiston

Cố vấn chương trình tiếng Anh The Dewey Schools

Cô Laurie Whiston, Thạc sĩ Lãnh đạo Giáo dục đến từ Maryland, Mỹ. Cô có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục, đảm nhiệm các vị trí từ giáo viên tiếng Anh, chuyên gia đào tạo giáo viên và các vị trí quản lý, lãnh đạo trường học nhiều quốc gia trên thế giới như Lào, Thái Lan, Kenya, Pakistan, Bahrain, Trung Quốc, và Việt Nam.

Cô quan niệm cống hiến cho giáo dục là mang đến cho các em học sinh một môi trường an toàn và nuôi dưỡng sự phát triển của các em. Với quan niệm này, cô đảm bảo các chương trình giáo dục tại The Dewey Schools mang đến cho học sinh cơ hội không chỉ tăng trưởng về mặt học thuật, mà còn phát triển thể chất, tinh thần và các khía cạnh xã hội của các em. Mỗi học sinh tại The Dewey Schools đều được trân trọng và khuyến khích theo đuổi đam mê và khám phá tiềm năng.

_Caitlin Jennifer Robinson
Caitlin Jennifer Robinson

Head of English Program (HoEP)

Qualifications:
– Bachelor’s degree in Education from the University of the Free State, South Africa
Experiences:
– 13 years of experience in teaching from Kindergarten to High School levels.
– 4 years of management experience working with a variety of cultures and curricula.
Educational perspective:
– I believe that education should be accessible to all students. Education should not be ‘one size fits all,’ but it should be molded to suit the learning and individual needs. My mission is to create an environment where all students gain the ambition to master the world around them and become lifelong learners who enjoy seeking knowledge.

_Caitlin Jennifer Robinson
Caitlin Jennifer Robinson

Giám đốc Chương trình Tiếng Anh

Trình độ:
– Bằng cử nhân Giáo dục từ Đại học Free State, Nam Phi
Kinh nghiệm:
– 13 năm kinh nghiệm dạy học sinh từ lứa tuổi Mẫu giáo tới Trung học.
– 4 kinh nghiệm quản lý trong môi trường đa văn hóa, đa chương trình.
Quan điểm giáo dục:
– Tôi tin rằng tất cả học sinh cần được tiếp cận với giáo dục. Giáo dục không nên là ‘một khuôn mẫu phù hợp cho tất cả’, mà nên được điều chỉnh để phù hợp với quá trình học tập và nhu cầu của từng cá nhân. Nhiệm vụ của tôi là tạo ra một môi trường nơi tất cả học sinh có tham vọng làm chủ thế giới xung quanh và trở thành những người học tập suốt đời và thích tìm tòi kiến thức.

Trần Thị Hồng Huệ
Trần Thị Hồng Huệ

Trưởng phòng Vận hành

Bằng cấp:
– Cử nhân Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
– Cử nhân Kinh tế quốc tế – Đại học Ngoại thương Hà Nội

Kinh nghiệm:
– 16 năm kinh nghiệm làm việc trong các trường học Song ngữ và Quốc tế
– 13 năm kinh nghiệm làm quản lý vận hành

Quan điểm làm việc:
Luôn cố gắng làm việc tốt hơn mỗi ngày, cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên để hiện thực hóa tầm nhìn The Dewey Schools Cầu Giấy là nơi phụ huynh tìm đến, học sinh yêu thích, nhân viên tự hào.

Lương Thị Mơ
Lương Thị Mơ

Giám đốc Chương trình Tiếng Việt THCS/Hiệu trưởng Trường THCS

Trình độ:
– Cử nhân Sư phạm Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội
– Thạc sĩ Ngôn ngữ học – Đại học Sư phạm Hà Nội
– Chứng chỉ Quản lí giáo dục – Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

Kinh nghiệm:
– Có 6 năm nghiên cứu tại Viện Ngôn ngữ học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tham gia nghiên cứu các đề tài cấp Viện, cấp Bộ, viết bài cho các Tạp chí chuyên ngành.
– Có 10 năm kinh nghiệm giảng dạy; 8 năm kinh nghiệm là giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và quản lí chuyên môn tại Hệ thống The Dewey Schools.
– Kinh nghiệm phát triển chương trình học và đào tạo giáo viên Hệ thống The Dewey Schools.

Quan điểm giáo dục:
Giáo dục là tổ chức sự trưởng thành cho học sinh thông qua con đường tự học, tự giáo dục, tự làm ra chính mình. Giáo viên không phải là người truyền đạt một chiều mà là người tố chức hệ thống việc làm trong tiết học để học sinh tự tìm ra kiến thức. Mỗi học sinh là một cá nhân độc lập, có cá tính và bản sắc riêng, cần được yêu thương, tôn trọng và được khuyến khích phát huy tiềm năng của bản thân.

Lê Minh Anh
Lê Minh Anh

Giám đốc điều hành

Trình độ:
– Cử nhân chuyên ngành Luật, khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội
– Cử nhân chuyên ngành Tiếng Nhật, khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Kinh nghiệm:
– 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục
– 12 năm kinh nghiệm làm quản lý cấp cao tại các Tập đoàn trong nước và nước ngoài

Quan điểm giáo dục:
“Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là cuộc sống” là triết lý giáo dục mà tôi theo đuổi. Tôi mong muốn truyền sức mạnh và truyền khả năng cho các thế hệ học sinh với các kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm chủ sự thay đổi của thế giới, trở thành người lãnh đạo tác động tích cực tới cộng đồng, ở bất cứ nơi đâu các em sống.

Trần Thị Hồng Huệ
Ms. Tran Thi Hong Hue

Operation 1 Manager

Qualification:
– Bachelor of Foreign Language- Vietnam National University, Hanoi
– Bachelor of International Economics – Foreign Trade University, Hanoi

Experience:
– 16 years of working experience in Bilingual and International schools
– 13 years of experience as an operation manager

Educational belief:
Always strive to do better and be better than yesterday, working with the staff to realize the vision of The Dewey Schools Cau Giay where parents look for, students love, and staff are proud of.

Ms. Vu Thi Hien
Ms. Vu Thi Hien

Principal of Elementary School of The Dewey Schools Cau Giay

Qualifications:
– Bachelor of Elementary Education, Hanoi National University of Education
– Master of Education – Hanoi National University of Education
– Certificate of Educational Management – University of Education – Vietnam National University

Experience:
– 10 years of teaching experiences and 8 years of professional management in Bilingual and International schools in Hanoi.
– Experience in training and managing teachers
– Participated in writing reference books for Math and Vietnamese in primary school

Educational perspective:
As a leader, Ms. Hien believes that it is always necessary to closely accompany the team of teachers to create a positive and creative educational environment; Inspire students to learn, help them master all changes, and become active influencers in the community.

Lương Thị Mơ
Ms. Luong Thi Mo

Principal of Secondary School of The Dewey Schools Cau Giay

Qualifications:
– Bachelor of Education in Literature – Hanoi National University of Education
– Master in Linguistics – Hanoi National University of Education
– Certificate of Educational Management – University of Education – Vietnam National University, Hanoi

Experience:
– Having 6 years of research experiences at the Institute of Linguistics – Vietnam Academy of Social Sciences, participated in research projects at institute and ministerial level, wrote articles for specialized journals.
– 10 years of teaching experience; 8 years of experience as subject/homeroom teacher and professional managment at The Dewey Schools.
– Experience in developing curriculum and training teachers in the TDS system.

Educational perspective:
Education is the organization of growth for students through the path of self-study, self-education, and self-made. A teacher should not be an one-way communicator but an organizer of a job system in the lesson so that students can discover their own knowledge. Each student is an independent individual with a unique personality and identity that needs to be loved, respected and encouraged to fulfill his or her potential.

Cô Vũ Thị Hiền
Cô Vũ Thị Hiền

Giám đốc Chương trình Tiếng Việt Tiểu học/ Hiệu trưởng Trường Tiểu học

Trình độ:
– Cử nhân Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội
– Thạc sỹ Giáo dục học – trường Đại học Sư phạm Hà Nội
– Chứng chỉ Quản lý Giáo dục – Đại học Quốc gia

Kinh nghiệm:
– 10 năm giảng dạy và 8 năm kinh nghiệm làm Quản lý chuyên môn của các trường Song ngữ và Quốc tế trên địa bàn Hà Nội.
– Kinh nghiệm trong đào tạo, quản lý Giáo viên
– Tham gia viết các đầu sách tham khảo các môn Toán, Tiếng Việt của bậc Tiểu học

Quan điểm giáo dục:
Với vai trò là người lãnh đạo, cô Hiền quan niệm cần luôn đồng hành sát sao với đội ngũ Giáo viên để tạo ra một môi trường giáo dục tích cực, sáng tạo; truyền cảm hứng học tập tới Học sinh, giúp các con làm chủ mọi sự thay đổi, trở thành những người có tác động tích cực tới cộng đồng.

CAMPUS

The Dewey Schools is a pioneering bilingual school system delivering world-class education. Currently, we have 4 campuses in Hanoi & Hai Phong

menu-co-so-image
Event

Join the school tour with teachers at The Dewey Schools Tay Ho Tay