Du học Mỹ là ước mơ của hàng nghìn học sinh tại Việt Nam, bởi đây là quốc gia có hệ thống giáo dục được đánh giá có chất lượng hàng đầu thế giới. Vậy so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam có gì khác biệt? Để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất mời các bạn cùng The Dewey Schools tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.
Sự khác nhau trong hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam
Muốn so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam chúng ta cần làm rõ sự khác nhau trong hệ thống giáo dục của 2 nước. Cụ thể:
Nền giáo dục của Mỹ
Mỹ có nền giáo dục được đánh giá hàng đầu toàn cầu, với 39 trường đại học nằm trong top 100 trường đại học tốt nhất thế giới theo thời báo Times. Bên cạnh đó Mỹ được công nhận là nơi đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tốt nhất thế giới hiện nay. Trong những năm gần đây theo nhiều thống kê Mỹ luôn nằm trong top các nước có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới.
Những thành tựu ngành giáo dục Mỹ đạt được luôn là những con số ấn tượng và vượt trội. Bởi vậy đây chính là quốc gia, là đích đến của hàng triệu học sinh, sinh viên trên toàn cầu lựa chọn.
Nền giáo dục Mỹ được đánh giá có chất lượng thuộc top đầu thế giới
So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam có khoảng cách nhất định. Dưới đây là một số đặc điểm của nền giáo dục Mỹ mời phụ huynh, học sinh cùng tham khảo:
Chọn môn học
Trao quyền lựa chọn cho học sinh. Học sinh được chọn lớp học, môn học theo sở thích cá nhân. Nhà trường xây dựng các chương trình ngoại khóa và khuyến khích các học sinh tham gia, học sinh sẽ được giáo viên cho phép lựa chọn học môn năng khiếu nghệ thuật, thể thao theo đúng thế mạnh của mình.
Cách đánh giá, xếp loại học sinh
Nhà trường đánh giá, xếp loại học sinh thông qua nhiều yếu tố khác nhau. Với kỳ thi Đại học, các trường xét tuyển dựa trên điểm SAT, ACT và xem xét thêm điểm tham gia hoạt động ngoại khóa.
Giải thưởng
Học sinh được giáo viên khuyến khích tham gia các cuộc thi chứ không bắt buộc và học sinh được lựa chọn có thi hay không. Giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện.
Cách giảng dạy
Các chương trình học là sự đan xen giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên sẽ hướng học sinh đến các tình huống thực tế, giúp các em hiểu và biết cách áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt nhà trường khuyến khích học sinh tham gia thảo luận, phát biểu quan điểm cá nhân.
Cách giảng dạy của hệ thống giáo dục Mỹ đan xen giữa lý thuyết và thực hành
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất phục vụ cho việc giảng dạy để đạt hiệu quả tốt hơn. Các trường học ở Mỹ thường xuyên đổi mới trang thiết bị để đáp ứng các nhu cầu của học sinh.
Suy nghĩ của học sinh và sinh viên
Học tập vì yêu thích, đam mê và cần thiết cho công việc trong tương lai.
Nền giáo dục của Việt Nam
Hệ thống giáo dục Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển và trở thành hệ thống có tổ chức khoảng gần 500 năm. Trải qua lịch sử phát triển lâu đời, tuy nhiên giáo dục của nước ta được đánh giá là đã và đang phát triển chưa tương xứng với yêu cầu của đất nước. Một trong những hạn chế lớn nhất là giáo dục đặt nặng điểm số, coi trọng bằng cấp và tính hình thức. Điều này khiến cho học sinh, sinh viên phải chịu nhiều áp lực trong quá trình học tập.
Để kịp thời khắc phục hạn chế, nền giáo dục Việt Nam không ngừng tiếp thu tinh hoa của các nước phát triển, không ngừng đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào giảng dạy. Mục tiêu giáo dục hướng đến chuẩn bị hành trang với kiến thức, kỹ năng thực tiễn đầy đủ để người học vững chắc bước vào kỷ nguyên 4.0 và hội nhập quốc tế.
Nền giáo dục Việt Nam không ngừng tiếp thu tinh hoa của các nước phát triển
Dưới đây là 1 số đặc điểm của nền giáo dục Việt Nam:
Chọn môn học
Ở nước ta, học sinh không được phép lựa chọn môn học ngay từ đầu mà hệ thống giáo dục được chia thành 3 nhóm môn học chính:
- Khoa học tự nhiên: Toán học, Hóa học, Vật lý và Sinh học
- Khoa học xã hội: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân…
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Pháp…
Học sinh bị bắt buộc học các môn học có sẵn theo quy định. Số lượng môn học nhiều, nặng về lý thuyết và khó tiếp thu, dẫn đến việc các em mệt mỏi và dễ chán học. Học sinh phải dành nhiều thời gian để ôn luyện các môn khác nhau, không đủ thời gian nghỉ ngơi, tham gia hoạt động ngoại khóa.
Cách đánh giá, xếp loại học sinh
Nhà trường và giáo viên đánh giá năng lực, xếp loại học sinh thông qua điểm số của các bài kiểm tra. Vì vậy học sinh bị áp lực rất lớn từ nhà trường và cha mẹ nhất là trước và trong các kỳ thi lên lớp, chuyển cấp, thi đại học.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam đánh giá năng lực học sinh theo điểm số
Giải thưởng
Giáo dục ở nước ta rất coi trọng thành tích. Học sinh càng có nhiều thành tích trong các cuộc thi càng chứng minh là học sinh đó có năng lực xuất sắc.
Cách giảng dạy
Chương trình giáo dục thiên về lý thuyết, nội dung giảng dạy chủ yếu xoay quanh sách giáo khoa, học sinh cần phải nắm vững lý thuyết trong sách.
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Hiện nay, một số trường học công lập, tư thục đã được trang bị tivi, máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Còn lại đại đa số các trường chỉ sử dụng phấn và bảng đen.
Suy nghĩ của học sinh và sinh viên
Học tập vì điểm số, một số môn học đại cương bắt buộc về lý thuyết nhưng không được áp dụng cho nghề nghiệp sau khi ra trường.
So sánh bậc học trong hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam
Để so sánh hệ thống giáo dục giữa Mỹ và Việt nam có các chương trình đào tạo khác nhau. Do đó bậc học của 2 nước có nhiều sự khác biệt, trong khi Mỹ chú trọng rèn luyện thói quen cho trẻ trước so với Việt Nam nên ở cấp bậc thấp trẻ em Mỹ sẽ học nhiều hơn Việt Nam. Cụ thể:
Nền giáo dục của Mỹ
- Cấp Tiểu học: Thời gian học Tiểu học của học sinh Mỹ là 8 năm
- Cấp Trung học cơ sở: Thời gian học Trung học cơ sở của học sinh Mỹ là 3 năm
- Cấp Trung học phổ thông: Thời gian học Trung học phổ thông của học sinh Mỹ là 4 năm
- Bậc học Cao đẳng: Thời gian học Cao đẳng của sinh viên Mỹ là 2 năm
- Bậc học Đại học: Thời gian học Đại học của sinh viên Mỹ là 4 năm
- Bậc học Thạc sĩ: Thời gian học Thạc sĩ của học viên Mỹ là 2 năm
- Bậc học Tiến sĩ: Thời gian học Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Mỹ là 3 – 6 năm
Ở cấp học thấp thời gian học của học sinh Mỹ kéo dài hơn Việt Nam
Nền giáo dục của Việt Nam
- Cấp Tiểu học: Thời gian học Tiểu học của học sinh Việt nam là 5 năm
- Cấp Trung học cơ sở: Thời gian học Trung học cơ sở của học sinh Việt Nam là 4 năm
- Cấp học Trung học phổ thông: Thời gian học Trung học phổ thông của học sinh Việt Nam là 3 năm.
- Bậc học Cao đẳng: Thời gian học Cao đẳng của sinh viên Việt Nam là 3 năm
- Bậc học Đại học: Thời gian học Đại học của sinh viên Việt Nam là từ 4-5 năm.
- Bậc học Thạc sĩ: Thời gian học Thạc sĩ của sinh viên Việt Nam là 2 năm
- Bậc học Tiến sĩ: Thời gian học Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Việt Nam là 3 – 7 năm
=> Xem thêm:
- Danh sách 33 các trường tiểu học ở Hà Nội đào tạo trẻ tốt nhất
- Top 20 các trường thcs ở Hà Nội tốt nhất mà phụ huynh không nên bỏ qua
- Top 14 các trường thpt ở Hà Nội chất lượng đào tạo tốt nhất
Sự khác nhau về mục tiêu giáo dục Mỹ và Việt Nam
Xuất phát từ 2 nền văn hóa khác nhau, quan điểm khác nhau nên mục tiêu giáo dục của Mỹ và Việt Nam có sự khác biệt, cụ thể:
Nền giáo dục của Mỹ
Quốc gia Mỹ luôn coi trọng sự tự do, dân chủ vì vậy nền giáo dục Mỹ cũng ảnh hưởng bởi chính sách này. Mỹ là quốc gia tiên phong trong việc tôn trọng sự tự do của người học, giáo dục đào tạo hướng tới sự tự do phát triển bản thân, phát triển tư duy tự do sáng tạo và rèn luyện tính kỷ luật.
Mỹ luôn hướng đến sự phát triển toàn diện cho mỗi học sinh, thông qua rèn luyện các kỹ năng, tư duy phản biện, xây dựng và đóng góp ý kiến. Học sinh được tạo điều kiện tối đa để người học được trải nghiệm thực tế và phát triển theo sở trường và năng khiếu của mình. Đây là cách hiệu quả giúp mỗi cá nhân không bị gò bó theo khuôn khổ, dễ dàng thích nghi với cuộc sống và văn hóa đa dạng.
Mỹ tôn trọng sự tự do của người học
Nền giáo dục của Việt Nam
Theo quan điểm giáo dục truyền thống của Việt Nam coi trọng thành tích và điểm số. Do đó mục tiêu hướng cho học sinh là phải đạt điểm số cao trong mỗi bậc học. Việc đánh giá kết quả không phải thông qua vốn kiến thức mà bắt buộc thông qua bằng bài kiểm tra hoặc điểm số.
Vì vậy người học phải chăm chỉ rèn luyện và học tập để đạt được thành tích mơ ước. Học sinh sẽ bị bắt buộc phát triển theo các hình mẫu nhất định do cha mẹ hoặc nhà trường định hướng sẵn.
So sánh về nội dung giảng dạy của giáo dục Mỹ và Việt Nam
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục, nội dung giảng dạy, chương trình giảng dạy của Mỹ và Việt Nam cũng có sự khác biệt nhất định.
Nền giáo dục của Mỹ
Mỹ chú trọng cho học sinh học thực hành, trải nghiệm thực tế nhiều hơn. Từ đó giúp người học phát triển tư duy, nâng cao kỹ năng mềm và hình thành thói quen tự chủ trong việc học. Nội dung chương trình giảng dạy của Mỹ bao gồm:
- Thông thường 1 học kỳ sẽ có 5 môn và mỗi môn sẽ có 3-5 bài kiểm tra, kiểm tra thực hiện theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính
- Khối lượng kiến thức ở mức trung bình, vừa sức với đại đa số học sinh, thời gian còn lại người học được trải nghiệm thực tế
- Chương trình học sẽ được duy trì liên tục và xâu chuỗi kiến thức từ cơ bản đến nâng cao
- Các môn được xem giống nhau đều được học và phát triển toàn diện như Mỹ thuật, Lịch sử, Đại lý, Âm nhạc… không có sự phân biệt môn chính và môn phụ
- Học sinh trải nghiệm học lý thuyết đi đôi với thực hành và được giảng viên giảng dạy
Giáo dục Mỹ chú trọng cho học sinh học thực hành, trải nghiệm thực tế
Nền giáo dục của Việt Nam
Nội dung giảng dạy của nền giáo dục Việt Nam bao gồm:
- Đối với cấp học Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông một năm học có 24 môn chia cho 2 kỳ học, mỗi môn có từ 4-6 bài kiểm tra ở mỗi học kỳ.
- Khối lượng kiến thức dày đặc, nặng về lý thuyết với nhiều bài tập về nhà, ít học thực hành hay trải nghiệm thực tế.
- Chương trình học bao gồm nội dung cơ bản và nâng cao song song, xen kẽ nhau
- Các môn học được phân chia thành môn chính, môn phụ và học sinh có thói quen không chú trọng môn phụ, chỉ tập trung vào môn chính dẫn tới không phát triển kỹ năng mềm.
- Học sinh chủ yếu học lý thuyết, nội dung thực hành trải nghiệm không có nhiều hoạt động.
Sự khác nhau trong phương pháp giảng dạy
Giáo viên của Mỹ hay Việt Nam đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và thực hiện tốt phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên mỗi nền giáo dục có sự khác biệt:
Nền giáo dục của Mỹ
Mỹ áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại bậc nhất
Đối với nền giáo dục Mỹ, áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại bậc nhất, thực hiện bởi giáo viên có trình độ cao, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Phụ huynh và giáo viên khuyến khích học sinh, sinh viên bày tỏ quan điểm cá nhân ngay từ khi còn nhỏ. Người học được thoải mái phát huy tính độc lập, tự chủ, chất vấn, thảo luận và trau dồi khả năng giao tiếp, diễn đạt và tinh thần sáng tạo.
Ở Mỹ khi học sinh đưa ra những điểm sai trong bài giảng của giáo viên, giáo viên luôn vui vẻ cảm ơn thậm chí cộng điểm để khuyến khích tinh thần tự tin phát biểu. Phương pháp giảng dạy của Mỹ chú trọng thúc đẩy học sinh tự tìm tòi, khám phá và đưa ra quan điểm cá nhân, tự rút ra bài học của mình.
Ngoài ra, phương pháp giáo dục Mỹ còn có một số điểm nổi bật:
- Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến hoặc quan điểm của cá nhân, qua đó học sinh sẽ tự tin, linh hoạt hơn.
- Để giải đáp thắc mắc, học sinh sẽ có thời gian từ 2-4 tiếng mỗi tuần để thắc mắc về bài học với giáo viên tại văn phòng riêng.
- Đối với bậc học cao hơn, người học chủ yếu phải tự tìm tòi và học hỏi, sinh viên của cấp học Cao đẳng, Đại học, sau Đại học chủ yếu tự nghiên cứu, tận dụng mỗi giờ lên lớp để được giáo viên hướng dẫn.
- Sinh viên có thể thay đổi ngành học trong 2 năm cho dù đã đăng ký trước khi nhập học. Người học chủ động đăng ký lịch học, thời khóa biểu và sắp xếp thời gian hợp lý để theo học. Ngoài ra, sinh viên có thể tìm hiểu để đăng ký giảng viên muốn theo học.
Nền giáo dục của Việt Nam
Phương pháp giảng dạy của giáo dục Việt Nam còn thụ động, 1 chiều
Phương pháp giảng dạy của nền giáo dục Việt Nam có sự khác biệt so với Mỹ. Phương pháp giảng dạy của Việt Nam theo lối mòn bị động, học sinh chấp nhận kiến thức từ sách giáo khoa và giáo viên. Trẻ ít có tư duy phản biện do đó có thể làm mất đi tư duy sáng tạo, độc lập.
Một số điểm nổi bật trong nền giáo dục Việt Nam như sau:
- Giáo viên giao bài tập về nhà nhiều, tạo áp lực lớn cho học sinh. Khi lên lớp học sinh cùng các bạn sửa bài, ít phát biểu thụ động mặc dù được giáo viên khuyến khích cộng điểm.
- Nội dung, chương trình dạy học dày đặc nên đa số học sinh phải đi học thêm nhiều mới theo kịp được chương trình.
- Sinh viên ở bậc học Cao đẳng, Đại học, sau Đại học sẽ học với giáo viên cố vấn, khi nghiên cứu dựa vào giáo án của giáo viên cung cấp, khả năng tự học, tự nghiên cứu không tốt và không được rèn luyện.
- Sinh viên chỉ được chọn 1 ngành học trong 1 lần duy nhất trong suốt quá trình những năm học đó nên cần cẩn trọng khi chọn lựa vì nếu muốn thay đổi sẽ phải học lại từ đầu.
- Nhà trường lên lịch học cụ thể, sinh viên được tự đăng ký môn học theo quy định của ngành học nhưng phải sắp xếp thời gian tham gia học theo lịch cố định.
Khác nhau trong hoạt động ngoại khóa
Nền giáo dục Việt Nam hay Mỹ đều có tổ chức hoạt động ngoại khóa, tuy nhiên có sự khác biệt:
Nền giáo dục của Mỹ
Các hoạt động ngoại khóa trong nền giáo dục Mỹ được ưu tiên hàng đầu vì sự chú trọng phát triển con người. Giáo dục Mỹ chú trọng các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh, sinh viên phát triển kỹ năng mềm, sự tự tin, độc lập và trải nghiệm thực tế. Thông qua các hoạt động này giáo viên kịp thời phát hiện tiềm năng, tố chất của người học. Từ đó có sự động viên, hỗ trợ để các em phát triển tố chất theo đúng sở thích của mình.
Trong trường học sẽ có nhiều hội học sinh, sinh viên để tổ chức và tham gia các hoạt động tình nguyện, ngoại khóa. Từng khối học, cấp học, bậc học sẽ có nhiều câu lạc bộ thể thao, giải trí như: bóng rổ, cờ vua, âm nhạc,…
Các hoạt động ngoại khóa trong nền giáo dục Mỹ được ưu tiên hàng đầu
Nền giáo dục của Việt Nam
Tại Việt Nam, quan điểm giáo dục là dạy học sinh tìm kiếm công việc tốt cho tương lai thông qua kết quả học tập xuất sắc. Vì vậy họa động ngoại khóa ít được chú ý đến, trừ một số trường hợp đặc biệt tham gia câu lạc bộ ngoại khóa là yêu cầu bắt buộc với học sinh.
Trong giáo dục truyền thống Việt Nam các hoạt động ngoại khóa được chia thành các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội để học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện. Hoạt động giải trí tại trường học bị giới hạn và có ít câu lạc bộ để học sinh tham gia.
So sánh sự liên kết giữa học sinh và giáo viên
Sự liên kết giữa người học và giáo viên đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả quá trình đào tạo. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về sự liên kết này có gì khác biệt?
Nền giáo dục của Mỹ
Tại Mỹ, giảng viên và sinh viên thoải mái trao đổi thông tin tự do, bình đẳng
Tại các trường bậc cao của Mỹ, giữa sinh viên và giảng viên có sự trao đổi thông tin thân thiện, bình đẳng, thoải mái và tự do. Giáo viên luôn vui vẻ khi người học đưa ra các quan điểm khác nhau trong các buổi học. Từ đó giáo viên tiếp thu, đánh giá để kịp thời đưa ra các định hướng phù hợp cho sinh viên.
Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến và quan điểm cá nhân. Giáo viên vui vẻ cảm ơn khi học sinh chỉ ra điểm chưa đúng trong bài giảng của mình. Học sinh được chất vấn, hỏi đáp giáo viên và thể hiện ý kiến, quan điểm mà không bị phạt hay cấm đoán.
Nền giáo dục của Việt Nam
Giáo án học rất nặng làm cho phải học thêm rất nhiều mới theo kịp được chương trình học, khiến cho học sinh bị áp lực về thi cử, điểm số và có rất ít thời gian vui chơi, thư giãn sau giờ học. Từ đó học sinh sẽ mất đi khả năng tư duy, sáng tạo và phản biện xã hội.
Việc giao tiếp giữa giáo viên và học sinh,sinh viên đòi hỏi sự nghiêm túc và còn nể nang, ngại ngùng nên tạo ra nhiều hạn chế, khoảng cách trong mối liên kết giữa giáo viên và học sinh.
Trên đây là các so sánh hệ thống giáo dục của Mỹ và Việt Nam giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn. Tuy nhiên mọi sự so sánh chỉ mang tính chất tham khảo vì sự chênh lệch không đánh giá tổng quan được tất cả mọi vấn đề. Bởi hệ thống giáo dục còn phụ thuộc và nền văn hóa của mỗi nước.
Tuy nhiên giáo dục Việt Nam liên tục phát triển đổi mới và tiếp tục rất nhiều từ các nước phát triển. Mục tiêu của giáo dục nước ta là hướng đến tương lai tốt đẹp, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội hội nhập quốc tế.
Hiện nay tại Việt Nam cũng có rất nhiều trường học đã và đang áp dụng song song hai hình thức giảng dạy của giáo dục Mỹ và Việt Nam từ đó tạo cơ hội để học sinh trong nước có thể tiếp cận được môi trường học tập tốt nhất. Trong đó phải kể đến The Dewey Schools, hệ thống trường phổ thông liên cấp có chất lượng đào tạo tốt nhất khi là đối tác liên kết với trường Mount Vernon School – Một trong những trường nổi tiếng ở Mỹ với phương pháp dạy học khám phá, sáng tạo Design Thinking (tư duy thiết kế). Năm 2017, Trường MVS nhận giải thưởng Top 10 trường đổi mới sáng tạo tại Hội nghị thường niên các trường tư thục Mỹ.
Hệ thống giáo dục chuẩn Mỹ tại trường quốc tế Dewey Schools
Tại Dewey Schools, học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm 2 hình thức học tập là chương trình tích hợp song ngữ và chương trình học quốc tế với thời lượng giảng dạy tiếng anh lên đến 85%. Học sinh Dewey Schools không chỉ được học tập trong môi trường tiếng anh cùng giáo viên người nước ngoài mà còn được tiếp cận môi trường học tập hoàn toàn rộng mở, phát triển giúp học sinh trang bị đầy đủ kiến thức, tri thức và tinh thần cho các giai đoạn khó khăn trong cuộc đời.
Để tìm hiểu rõ hơn về Dewey Schools, quý phụ huynh có thể truy cập đường link TẠI ĐÂY