“Học sinh sẽ làm được gì sau khi học?” là nỗi trăn trở của cả nền giáo dục hiện nay. Do vậy, phương pháp giáo dục dạy học phát triển năng lực ngày càng được chú trọng và triển khai rộng rãi tại các trường học hiện đại.
Để tìm hiểu chính xác về định nghĩa của phương pháp dạy học phát triển năng lực, The Dewey Schools thân mời Quý Phụ huynh cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Dạy học phát triển năng lực là gì?
Dạy học phát triển năng lực là phương pháp giảng dạy hướng trọng tâm đến sự phát triển của người học, qua đó hướng đến mô hình giáo dục tân tiến và tạo cơ hội để học sinh phát triển toàn diện.
Với cách dạy lấy học sinh làm trung tâm, vai trò của giáo viên ở trong lớp giữ phần quan trọng trong việc tạo nên các bài giảng tích cực, các hoạt động học tập đem lại hứng thú và động lực để học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Không giống với cách dạy học truyền thống là thầy cô giảng dạy, học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Dạy học phát triển năng lực đòi hỏi học sinh biết cách áp dụng linh hoạt kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Từ đó, học sinh có được sự chủ động và phát triển năng lực tối đa.
Dạy học phát triển năng lực là gì?
Vì sao việc dạy học phát triển năng lực lại cần thiết?
Không chỉ đem tới những giá trị về kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn cho học sinh, phương pháp dạy học phát triển năng lực còn có nhiều tác động tích cực đối với việc học và phát triển cá nhân của học sinh
- Giúp nuôi dưỡng hứng thú học tập và tính cách của mỗi học sinh.
- Nâng cao khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn, tư duy phản biện và sự sáng tạo…
- Phát huy khả năng làm việc độc lập cũng như tính tự giác của người học.
- Hình thành kĩ năng thiết yếu đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động đầy cạnh tranh.
- Tận dụng thời gian dạy và học, giáo viên được thử nghiệm các hoạt động dạy học và học sinh được trải nghiệm nhiều hoạt động để tiếp nhận kiến thức.
Xem thêm: Đổi mới phương pháp dạy học theo năng lực học sinh
Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực có những đặc điểm ưu việt hơn so với cách dạy học truyền thống, cụ thể với các đặc điểm như sau:
- Đề cao tính cá nhân và sự đa dạng: Với trọng tâm là lấy người học làm trung tâm, do vậy chương trình học và các hoạt động học trong lớp được thiết kế phù hợp với độ tuổi, khả năng và nhu cầu học tập của học sinh.
- Khả năng ứng dụng và thực hành: Với mục tiêu giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, do vậy dạy học phát triển năng lực tập trung vào thực hành để học sinh có được kiến thức một cách thực tế nhất. Nhờ đó các lý thuyết không chỉ nằm trong trang sách mà được hiện diện một cách đầy màu sắc và chân thực, giúp học sinh được nâng cao kiến thức và rèn luyện thái độ học tập đúng đắn.
- Nhìn nhận khả năng của bản thân: Cách giảng dạy tập trung vào việc phân hóa năng lực của người học, học sinh có thể hiểu rõ điểm mạnh, yếu của bản thân cũng như những chủ đề mà bản thân có hứng thú học. Từ đó, học sinh có cái nhìn tổng quan về bản thân và biết điều chỉnh cách học tập cũng như tập trung vào những khía cạnh học tập mà các em tự tin.
- Tài nguyên học tập được chọn lọc: Các bài giảng và hoạt động học tập được nghiên cứu và thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Do vậy tài nguyên học tập có sự chọn lọc kỹ lưỡng mà mang tính cá nhân cao, tạo động lực để học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Đặc điểm của phương pháp dạy học phát triển năng lực
So sánh dạy học phát triển năng lực với dạy học truyền thống
Tiêu chí | Dạy học phát triển năng lực | Dạy học kiểu truyền thống |
Mục tiêu giảng dạy | Mục tiêu dạy rõ ràng và phù hợp với nhu cầu của người học Kiến thức từ các tài liệu có chọn lọc và mang tính thực tiễn cao | Mục tiêu chung, giúp học sinh hoàn thành các bài thi. Kiến thức được tiếp thu chủ yếu thông qua sách giáo khoa |
Nội dung truyền tải | Tập trung vào các bài học thực tế và cập nhật xu thế mới Thiết kế bài học phân hóa theo năng lực và trình độ học sinh | Thiết kế bài học chung cho các học sinh Kiến thức học chủ yếu trong sách giáo khoa |
Phương pháp dạy | Người học làm trung tâm của việc dạy Học sinh được chủ động nghiên cứu, lên ý tưởng cho các bài tập dự án Giáo viên tập trung tạo ra môi trường học tập tích cực giúp mỗi học sinh được phát triển đúng năng lực | Giáo viên là người truyền đạt thông tin còn học sinh chỉ cần lắng nghe và ghi chép Sử dụng các phương pháp học truyền thống: ghi chép, thuyết trình… |
Hình thức dạy | Học sinh học theo nhóm, học cá nhân, kết hợp các bài dự án thực tế | Thầy cô truyền đạt kiến thức chung cho cả lớp |
Đánh giá kết quả | Đánh giá dựa trên khả năng áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề học tập Đánh giá diễn ra liên tục trong quá trình học tập | Các bài kiểm tra định kỳ Đánh giá độc lập với quá trình dạy học |
Quản lý dạy học | Chú trọng vào năng lực riêng của mỗi học sinh | Chú trọng vào nội dung cần truyền tải theo giáo án |
Kết quả học tập | Học sinh có sự tự tin, chủ động, có tư duy phản biện cao và trở thành người học tập trọn đời | Người học thụ động, ít sự giao tiếp, rụt rè |
Tham khảo: Các phương pháp dạy học truyền thống có còn hiệu quả hiện nay?
Ưu và nhược điểm của dạy học phát triển năng lực
Với cách dạy học hiệu quả và môi trường học tập tích cực, phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh ngày được triển khai rộng rãi tại các trường học tiên tiến bởi vì những ưu điểm sau:
- Phương pháp này hiệu quả với nhiều dạng học sinh khác nhau và trình độ khác nhau
- Tạo ra sự bình đẳng và đồng đều giữa các học sinh trong việc học cũng như việc thi cử
- Xây dựng kết nối và sự thấu hiểu giữa học sinh với nhau và với giáo viên
- Đem đến trải nghiệm thực tế và trau dồi cho học sinh các kỹ năng và kiến thức cần thiết
- Nâng cao năng lực sáng tạo và khai thác tối đa tiềm năng về tư duy và trí tuệ cho học sinh.
Dạy học phát triển năng lực giúp học sinh phát triển toàn diện
Ngoài những ưu điểm nổi bất kể trên thì phương pháp dạy học phát triển năng lực cũng có những hạn chế nhất định như sau:
- Phương pháp học tập hiện đại nên có thể gây khó khăn trong việc thích nghi với giáo viên đã quen việc dạy học truyền thống
- Chương trình học khá nặng trong khi phương pháp dạy quá hiện đại nên gặp nhiều khó khăn khi triển khai
- Điều kiện về cơ sở vật chất ở một số trường chưa thể đáp ứng cho phương pháp dạy học này
- Gánh nặng học tập do phải triển khai nhiều nội dung trong tiết học
The Dewey Schools và cách dạy học phát triển năng lực cho mỗi Học sinh
Với triết lý Giáo dục dựa trên quan điểm của nhà Triết học Dewey: Tổ chức sự trưởng thành của học sinh thông qua con đường tự học – tự giáo dục để đào tạo ra những con người có năng lực tự học, tinh thần tự lập, trách nhiệm và có tâm hồn phong phú. The Dewey Schools – Hệ thống trường quốc tế song ngữ tiên phong, mang đến nền giáo dục đẳng cấp thế giới, với sứ mệnh đào tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho quá trình trở thành nhà lãnh đạo tài ba.
Mô hình học tập đề cao sự phát triển năng lực học sinh
Dewey phối hợp cùng các chuyên gia cố vấn quốc tế để thiết kế ra nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực sau:
- Học qua việc làm (Learning by doing): là phương pháp học tập mà giáo viên là người tổ chức việc làm cụ thể và các hoạt động học tập bằng trải nghiệm thực tế để học sinh tham gia. Thông qua đó các em tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của nội dung bài học thông qua trả lời các câu hỏi tư duy để tự mình chiếm lĩnh tri thức.
- Học qua dự án (Project-based Learning): Là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh sẽ được trải nghiệm giải quyết các vấn đề mở thông qua sự hướng dẫn và hỗ trợ từ giáo viên. Qua phương pháp học này, học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học vào việc thực hiện dự án hoặc các bài thuyết trình vào cuối năm học.
Dạy học phát triển năng lực tại Dewey Schools
Phương pháp dạy học theo phát triển năng lực học sinh tại The Dewey Schools
Với phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, các em không những học được kiến thức mà còn được rèn luyện phương pháp tư duy, kỹ năng làm việc nhóm và trình bày quan điểm của bản thân.
- Học tập truy vấn (Inquiry-based Learning): Học tập truy vấn là phương pháp tập trung vào phát triển tinh thần tự học và tự làm chủ con đường học tập của mình. Thông qua đặt câu hỏi, khám phá tình huống và các vấn đề học sinh sẽ được thực hành các kỹ năng tư duy: phân tích, đánh giá, sáng tạo. Đồng thời qua những hoạt động này học sinh sẽ tích cực tương tác hơn.
- Tư duy thiết kế (Design Thinking): Là phương pháp học theo hướng tiếp cận “lấy con người làm trung tâm”. Phương pháp này khuyến khích học sinh tìm hiểu, sáng tạo và trao quyền cho học sinh hiện thực hóa những ý tưởng của mình. Thông qua đó học sinh có khả năng đào sâu nghiên cứu và giải quyết vấn đề hiệu quả.
Xem thêm: Tư duy thiết kế là gì? 5 bước của quy trình tư duy thiết kế
Chương trình đào tạo chuẩn Mỹ
Để giúp học sinh tiếp cận với xu hướng thế giới, Dewey hướng đến đào tạo học sinh có khả năng tự tin giao tiếp Tiếng Anh. Hiện nay, tại Dewey đang có 5 chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nổi bật như sau:
- Chương trình Tích hợp Explore: Với thời lượng giảng dạy Tiếng Anh 14 tiết/tuần với 6 tiết học cùng giáo viên nước ngoài. Học sinh được học tập thông qua các lộ trình khác nhau và được đánh giá giá thông qua bài thi MAP. Đây là bài thi đáng tin cậy nhất nhằm đánh giá hiệu quả học tập, khả năng đọc và sử dụng ngôn ngữ của học sinh
- Chương trình Tích hợp Discover: Với chương trình này học sinh được giảng dạy chủ yếu bằng ngôn ngữ Tiếng Anh với 19 tiết/tuần. Với phương pháp này học sinh có kỹ năng nghiên cứu bằng tiếng Anh và cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.
- Chương trình Quốc tế Adventure: là chương trình được thiết kế với 25 tiết/tuần học bằng Tiếng Anh, nhằm trang bị cho học sinh khả năng tiếng Anh ở các lĩnh vực: ngôn ngữ, văn học, khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật.
- Chương trình Quốc tế Journey: chương trình giảng dạy Tiếng Anh với tổng thời lượng lên đến 95%. Thông qua chương trình này học sinh được trang bị kỹ năng giao tiếp đa ngôn ngữ cùng năng lực sử dụng Tiếng Anh chuyên sâu với 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.
- Chương trình Ứng viên IB MYP: Dewey tự hào trở thành trường ứng viên IB trong năm 2023 và hiện đang trực tiếp giảng dạy chương trình ứng viên IB MYP dành cho Học sinh vào Lớp 9. Các em sẽ được trang bị nền tảng kiến thức & kỹ năng cần thiết để tự tin và sẵn sàng cho việc tiếp tục theo học Chương trình IB chính thức và nhận bằng IB Diploma sau khi tốt nghiệp.
The Dewey Schools – Trường học đào tạo chuẩn Mỹ
Hi vọng thông qua bài viết trên, Quý phụ huynh đã có những thông tin bổ ích về phương pháp dạy học phát triển năng lực. Để tìm hiểu thêm về chương trình học tại The Dewey Schools và đặt lịch tham quan trường, Quý Phụ huynh có thể liên hệ với Nhà trường qua hotline: 19003293 hoặc thông tin dưới đây: