Trong thời đại công nghệ thông tin, các phương pháp giáo dục đã có những đổi mới vượt bậc. Tuy nhiên các phương pháp dạy học truyền thống vẫn có những giá trị nhất định không thể phủ nhận.
Vậy dạy học truyền thống có còn hiệu quả đến hiện nay không và ưu nhược điểm của phương pháp như thế nào? The Dewey Schools sẽ cùng bạn tìm hiểu các thông tin để có câu trả lời chính xác nhất.
Phương pháp dạy học truyền thống
Dạy học truyền thống là các phương pháp, cách thức dạy học quen thuộc đã có từ lâu. Dạy học truyền thống ít hoặc cực ít ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Phương pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, thầy cô là người trực tiếp giảng dạy kiến thức cho học sinh. Học sinh chỉ tiếp thu 1 chiều, chú ý lắng nghe, ghi chép và học thuộc lại toàn bộ kiến thức được giáo viên hướng dẫn.
Phương pháp dạy học truyền thống bao gồm 3 nhóm phương pháp:
- Nhóm phương pháp diễn giảng: vấn đáp, thuyết trình…
- Nhóm phương pháp trực quan: quan sát, minh họa…
- Nhóm phương pháp thực hành: luyện tập, thí nghiệm…
Phương pháp dạy học truyền thống đã mang lại nhiều quả tích cực cho việc giảng dạy. Đây là cách dạy có tính hệ thống và logic cao coi trọng việc truyền tải kiến thức. Thông qua nội dung bài dạy giáo viên truyền đạt được nhiều kiến thức cho học sinh. Cuối mỗi bài học, phần học sẽ có bài kiểm tra để đánh giá lại khả năng ghi nhớ kiến thức của người học.
Phương pháp dạy học truyền thống luôn lấy giáo viên làm trung tâm
Xem thêm: So sánh phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm và lấy học sinh làm trung tâm
Một số phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học truyền thống vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường học trên khắp cả nước. Các hình thức giảng dạy đã được thành lập và sử dụng thành công trong nhiều năm. Giáo viên là người truyền đạt kiến thức, thực hiện các quy tắc rõ ràng để quản lý hành vi của học sinh và thực thi các chuẩn mực hành vi.
Trên thực tế, các trường áp dụng một số phương pháp dạy học truyền thống phổ biến như sau:
Phương pháp giảng dạy thuyết trình thông báo
Phương pháp giảng dạy thuyết trình thông báo thuộc nhóm các phương pháp diễn giảng. Phương pháp này thể hiện sự thông báo từ giáo viên và khả năng lĩnh hội kiến thức từ người học. Phương pháp này có nhược điểm là tính chất thụ động cao do chỉ cho phép học sinh học ở mức độ tái hiện.
Phương pháp dạy học đàm thoại
Đàm thoại là phương pháp dạy học truyền thống được áp dụng thường xuyên và rộng rãi. Áp dụng phương pháp này giáo viên đặt ra các câu hỏi để học sinh trả lời. Học sinh có thể tranh luận với nhau hoặc trao đổi với giáo viên để tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng.
Phương pháp dạy học truyền thống đàm thoại giáo viên đặt câu hỏi, học trinh trả lời
Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề
Áp dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, giáo viên sẽ trình bày kiến thức một cách logic dưới dạng gợi mở vấn đề. Phương pháp có tác dụng định hướng vấn đề, kích thích khả năng tư duy mạnh mẽ cho người học. Bên cạnh đó hỗ trợ cho việc trình bày của giáo viên.
Phương pháp nhóm trực quan
Phương pháp dạy học truyền thống nhóm trực quan là việc sử dụng phương tiện giảng dạy trực quan, kỹ thuật để giáo viên củng cố kiến thức cho người học. Phương pháp được áp dụng dưới 2 hình thức:
- Hình thức dạy minh họa: Giảng dạy theo hình thức minh họa là việc trưng bày các đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bức tranh, bản đồ, hình vẽ trên bảng…
- Hình thức trình bày: Phương pháp giảng dạy trình bày là lựa chọn mô hình đại diện cho hiện thực khách quan và được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Giáo viên có thể sử dụng các video, thiết bị kỹ thuật… để quá trình giảng dạy hiệu quả, thu hút hơn. Đây được xem là phương pháp cơ sở cho quá trình nhận thức của người học, là cầu nối giữa thực tiễn và lý thuyết.
Phương pháp dạy học nhóm thực hành
Phương pháp dạy học có tính chủ động nhiều nhất trong các phương pháp dạy học truyền thống là nhóm thực hành. Thông qua các hoạt động thực hành, thầy cô giáo giúp học sinh khám phá, vận dụng tri thức mới để rèn luyện, củng cố kỹ năng của mình. Trong phương pháp dạy học nhóm thực hành bao gồm nhiều hình thức ôn luyện, thực hành, làm việc trong phòng thí nghiệm…
Phương pháp dạy học truyền thống nhóm thực hành
Phương pháp dạy học theo sách giáo khoa
Trong các phương pháp dạy học truyền thống phương pháp làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo là không thể thiếu. Đây là các tài liệu chính giáo viên áp dụng trong giảng dạy, tìm kiếm thông tin, kiến thức, kỹ năng cung cấp cho học sinh. Học tập với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo giúp người học nắm vững kiến thức, thông qua đó hình thành nên kỹ năng của mình.
> Cha mẹ xem thêm: Các phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ thông minh, tài giỏi
Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là gì? Phân tích về ưu điểm và nhược điểm của dạy học truyền thống chi tiết trong nội dung tiếp theo của bài viết này.
Ưu điểm
Áp dụng dạy học truyền thống mang đến một số ưu điểm như sau:
- Dạy học truyền thống là phương pháp dạy đại trà được áp dụng phổ biến tại nhiều trường học trên cả nước. Áp dụng phương pháp này giúp cho công tác dạy học thống nhất.
- Các môn học, kỹ năng giảng dạy theo phương pháp truyền thống theo 1 trình tự cụ thể, chặt chẽ.
- Việc giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ đơn giản hơn nhiều.
- Việc đánh giá các hội đồng trường học, cơ sở giáo dục cũng dễ thực hiện hơn.
Dạy học truyền thống là phương pháp đại trà được áp dụng phổ biến
Nhược điểm
Dạy học truyền thống có một số nhược điểm điển hình như:
- Chương trình dạy học không linh hoạt do áp dụng phương pháp dạy học truyền thống giáo viên là người nắm quyền chủ động.
- Ưu điểm của dạy học truyền thống là tính thống nhất nhưng hệ thống chậm thay đổi và ít bắt kịp nhu cầu của người học.
- Dạy học theo phương pháp truyền thống tập trung vào việc ghi chép, ghi nhớ và ít quan tâm đến hình thành kỹ năng tư duy cho người học. Đây chính là trở ngại lớn gây khó khăn cho việc khi nhớ kiến thức của học sinh.
- Giáo án phương pháp truyền thống thiết kế dạng đường thẳng từ trên xuống, với kiến thức hàn lâm. Nội dung giảng dạy mang tính hệ thống, logic cao và đề cao người dạy, giờ học đơn điệu, buồn tẻ, học sinh học tập thụ động.
Đổi mới phương pháp dạy học truyền thống theo hướng hiện đại
Để khắc phục hạn chế các trường học không ngừng đổi mới phương pháp dạy học truyền thống theo hướng hiện đại. Đổi mới ở đây không phải là loại bỏ mà thay vào đó giáo viên cải tiến các nhược điểm của phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục.
Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học truyền thống theo hướng hiện đại bao gồm:
Đa dạng các phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học truyền thống theo hướng hiện đại theo hướng đa dạng các phương pháp dạy học, giúp nâng cao chất lượng dạy học và phát huy tính tích cực của học sinh. Cần kết hợp giữa việc dạy học cá thể, dạy nhóm đôi, dạy nhóm và học toàn lớp vì mỗi hình thức đều có chức năng riêng.
Đổi mới phương pháp dạy học truyền thống theo hướng hiện đại
Đây là phương hướng quan trọng đẩy mạnh kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh để khắc phục tình trạng lạm dụng các phương pháp thuyết trình, thể hiện cái tôi của bản thân của việc dạy toàn lớp. Hình thức làm việc nhóm đa dạng vừa giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ và xen kẽ các bài thuyết trình có thể chiếm 1 hoặc nhiều tiết học.
Đổi mới phương pháp dạy học truyền thống bằng cách bổ sung các nhóm làm việc xen kẽ trong tiết học chỉ là tích cực hóa “bên ngoài” của người học. Giáo viên cần vận dụng dạy học giải quyết vấn để kết hợp nhiều phương pháp khác để đảm bảo việc tích cực hóa “bên trong”.
>> Xem thêm: Đổi mới phương pháp dạy học theo năng lực học sinh
Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống
Thực hiện cải tiến phương pháp dạy học truyền thống giáo viên cần nắm vững yêu cầu, sử dụng thành thạo kỹ thuật để chuẩn bị, tiến hành bài giảng. Kỹ thuật bao gồm thiết kế bài giảng, trình bày, giải thích, đặt câu hỏi, kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập và xử lý câu trả lời trong giảng dạy.
Để khắc phục các hạn chế của phương pháp truyền thống, giáo viên cần kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại. Trong đó trọng tâm là những phương pháp và kỹ thuật phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường học tại Việt Nam. Đây là phương pháp dạy học giáo viên đưa ra gợi ý mang tính gợi mở để người học tự thảo luận và đưa ra kết luận cuối cùng. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực và sáng tạo vào giảng dạy giúp học sinh tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
Tuy nhiên để áp dụng thành công phương pháp này giáo viên cần có trình độ chuyên môn, kỹ năng truyền đạt để giải quyết mọi vấn đề. Giáo viên trở thành người gợi mở, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng cho học sinh để quá trình dạy học tích cực đạt được hiệu quả cao. Đây là phương pháp khó, yêu cầu các giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian thiết kế bài giảng. Từ đó giúp thầy cô nâng cao trình độ và thích nghi với sự đổi mới trong phương pháp dạy học hiện đại.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực cá nhân một cách toàn diện như: dạy học tích cực theo nhóm, phương pháp trò chơi, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp dự án, phương pháp đóng vai… Các phương pháp áp dụng vào giảng dạy dựa vào các hoạt động của học sinh,chú trọng phương pháp tự học, học tập cá nhân phối hợp với học nhóm. Đánh giá kết quả dạy và học thông qua đánh giá của cả giáo viên và học sinh.
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực
Một trong những phương thức đổi mới phương pháp dạy học truyền thống mang đến hiệu quả giáo dục cao là vận dụng dạy học phát triển năng lực. Đây là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề phát triển khả năng nhận biết, năng lực tư duy cho học sinh. Với việc đổi mới này, người học phải giải quyết những vấn đề cụ thể chứa đựng các mâu thuẫn về mặt nhận thức. Từ đó lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và các phương pháp nhận thức khác nhau.
Phương pháp dạy học phát triển năng lực là cách phát huy sự nhận thức tích cực của người học. Phương pháp này có thể áp dụng và nhiều hình thức dạy học khác nhau tùy theo mức độ tư duy độc lập của học sinh. Các tình huống đặt ra có thể là tình huống khoa học chuyên môn hoặc tình huống gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên giáo viên cần kết hợp hài hòa các tình huống tránh việc chỉ chú trọng nhận thức khoa học, học sinh không giải quyết tốt các tình huống thực tế và ngược lại.
Cha mẹ có nhu cầu tìm hiểu thêm về các phương pháp dạy học phát triển năng lực thì có thể xem thêm nội dung bài viết được Dewey chia sẻ tại đây: Các phương pháp dạy học phát triển năng lực phổ biến nhất hiện nay
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Trong đổi mới phương pháp dạy học truyền thống, phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong thành công của những đổi mới này. Sử dụng đa dạng phương tiện dạy học tăng cường tính trực quan, dễ dàng thực hiện các thí nghiệm, hoạt động thực hành trong giảng dạy. Tuy nhiên giáo viên cần chú ý chọn phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương pháp dạy học và phương tiện dạy học.
Các trường học không chỉ sử dụng đa phương tiện mà còn tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong đó có các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến.
Áp dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học truyền thống
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang đến nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh:
- Thông qua việc áp dụng các ứng dụng, phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học người học sáng tạo bài giảng sinh động hơn. Chúng ta có thể thêm các video, hình ảnh, âm thanh… thu hút sự chú ý, hào hứng của học sinh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin giúp người dạy giảm thời gian ghi chép trên bảng.
- Tạo sự hứng thú, tập trung cao độ, dễ ghi nhớ cho người học.
Các phương pháp dạy học truyền thống đã được áp dụng từ rất lâu và mang đến những giá trị giáo dục cao cho người học. Tuy nhiên ở hiện tại để phát huy hiệu quả, khắc phục hạn chế các trường chú trọng công tác đổi mới phương pháp dạy học truyền thống. Nội dung bài viết trên đây đã đề cập đến tất cả các thông tin có liên quan đến nội dung dày. Hy vọng nó có thể giúp ích cho các thầy cô giáo cũng như nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học.
Đừng quên theo dõi The Dewey Schools, chúng tôi liên tục cập nhật các kiến thức giáo dục mới nhất.