Trẻ em được coi là đối tượng dễ tiếp cận, làm quen, rủ rê và bắt đi khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Trong khi tình trạng bắt cóc trẻ con ngày càng gia tăng và có nhiều trường hợp gặp nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi cha mẹ không thể theo sát con 24/24 thì việc dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ.
Mời phụ huynh cùng The Dewey Schools tham khảo một số kỹ năng sống cần thiết dạy trẻ để giúp con phòng tránh nguy hiểm bên ngoài xã hội nhé.
Kỹ năng sống không đi theo người lạ là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ
Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của xã hội, thì chúng ta càng phải quan tâm và sớm trang bị kỹ năng sống cho trẻ. Sự ngăn cấm hay bảo bọc của cha mẹ không mang lại hiệu quả bảo vệ con mà có thể làm trẻ bị hạn chế khả năng phát triển về tư duy, trí tuệ hay, sức khỏe, khả năng giao tiếp xã hội. Để phòng tránh và bảo vệ con trước những nguy hiểm tiềm ẩn cha mẹ nên khéo léo dạy trẻ các kỹ tự vệ thiết thực.
Dạy con cách tiếp xúc với với lạ là một trong những kiến thức, kỹ năng cần thiết nên được thực hiện sớm với trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Kỹ năng này có tầm quan trọng lớn trên hành trình phát triển của con.
Tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ
Các chuyên gia khuyến cáo nên để trẻ nhỏ tiếp giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người để nâng cao khả năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ xã hội tốt cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên mặt trái của vấn đề là việc người xấu sẽ lợi dụng để bắt cóc, xâm hại… trẻ em. Đây là những vấn nạn phổ biến và có nguy cơ ngày càng tăng khiến nhiều phụ huynh luôn trong tâm trạng lo lắng. Thông qua tiếp cận, làm quen, nói chuyện, giả làm người thân, cho quà… các đối tượng này sẽ làm hại trẻ.
Vì vậy để phòng ngừa tình trạng nguy hiểm cho các bé, cha mẹ nên trang bị cho trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ. Những kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong sự an toàn của trẻ và giúp con:
- Tăng sự tự tin: Dạy trẻ kỹ năng khi gặp người lạ giúp các bé tự tin khi có cơ hội được giao lưu, kết nối và làm quen với những người bạn mới, sẵn sàng nói chuyện với người khác mà không phải e dè, sợ hãi.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết cách tiếp xúc với người lạ đáng tin cậy để nâng cao khả năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp ngày một tốt hơn.
- Ứng phó khi cần thiết: Trẻ được học kỹ năng sống phòng tránh người lạ xấu các con dễ dàng biết cách ứng phó khi cần thiết cũng như gia tăng kỹ năng tự bảo vệ bản thân tốt hơn.
- Đảm bảo sự an toàn: Khi được trang bị kỹ năng sống, trẻ tránh được những tình huống nguy hiểm từ người lạ xấu như bắt cóc, xâm hại. lừa đảo… để đảm bảo sự an toàn cho bản thân.
Dạy trẻ không đi theo người lạ để phòng tránh nguy cơ bị bắt cóc
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm trong cuộc sống
Cách dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ
Trường hợp trẻ gặp người lạ là không tránh khỏi, vì vậy để giúp con tự bảo vệ bản thân và phòng tránh nguy hiểm cha mẹ nên dạy con một số kỹ năng sống không đi theo người lạ. Mời cha mẹ tham khảo một số kỹ năng dưới đây để trang bị cho con em mình:
Không nói chuyện, kết bạn với người lạ trên mạng
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu học tập và tìm kiếm thông tin nhiều trẻ sử dụng các thiết bị thông minh và truy cập internet. Với sự phát triển mạnh của mạng xã hội, đi kèm với những nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy thay vì cấm đoán con, khiến trẻ tìm mọi cách để sử dụng và có thể sử dụng không an toàn, cha mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ bằng cách dùng điện thoại khéo léo, hợp lý.
Chúng ta cần nhắc nhở con về nguy cơ nguy hiểm nếu kết bạn với người lạ. Những người chưa gặp bao giờ có thể lừa đảo, hẹn gặp để xâm hại, bắt cóc… Đồng thời cha mẹ cũng cần quản lý, theo dõi sát hoạt động của trẻ trên mạng xã hội. Thường xuyên chú ý đến những thông tin mà trẻ đăng tải để hiểu tâm lý của con, cũng như phòng tránh những mối nguy hiểm trên internet có thể xảy ra với trẻ.
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp khi có người lạ tiếp xúc
Cha mẹ đừng quên việc dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ khi gặp trường hợp có người tiếp xúc với các con. Việc trẻ gặp người lạ là không thể tránh khỏi, nên kỹ năng giao tiếp với người lạ một cách an toàn sẽ giúp con tránh khỏi nguy cơ nguy hiểm khi không có cha mẹ ở cạnh.
Cụ thể, phụ huynh nên dặn con không nên nói chuyện khi người lạ tiếp xúc, nếu giao tiếp cần giữ khoảng cách để tránh. Việc giải thích rõ cho trẻ hiểu tiếp xúc, nói chuyện với người lạ quá lâu có thể gặp phải các tình huống như bị bắt cóc, bị xâm hại, bị lừa đảo…
Khi được hỏi con nên trả lời các câu như “cháu phải về nhà gấp, cháu xin lỗi không thể nói chuyện với chú”, “cháu xin lỗi, cháu không quen bác”, “cha mẹ cháu đang chờ cháu cần ra gặp ngay”. Trong trường hợp cảm thấy nguy hiểm hay nghi ngờ không an toàn con cần hét lớn để gây sự chú ý hoặc chạy đến chỗ đông người, nhờ người tin tưởng giúp đỡ.
Khi người lạ tiếp xúc nếu cảm thấy nguy hiểm con cần bỏ chạy
Cha mẹ quan tâm: Cách dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em cha mẹ cần biết
Dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ hoặc bị người lạ lôi kéo
Mặc dù không nói chuyện hay hạn chế tiếp xúc trẻ vấn có thể gặp phải tình huống bị người lạ lôi kéo. Trong tình huống này cha mẹ cần dạy con cách phản ứng phù hợp. Để dạy trẻ kỹ năng khi gặp người lạ mà bị lôi kéo phụ huynh nên đưa ra tình huống giả định và yêu cầu trẻ trả lời xem con sẽ làm gì nếu gặp tình trạng này? Sau khi trẻ trả lời cha mẹ hãy phân tích tình huống, sự nguy hiểm có thể xảy ra và khuyên con cách xử lý hợp lý.
Chúng ta cần lưu ý trẻ về nguyên tắc cánh tay tối thiểu, khi không có cha mẹ bên cạnh trẻ phải giữ khoảng cách tối thiểu bằng 2 lần chiều dài cánh tay người trưởng thành. Ví dụ khi con đang chơi trong công viên mà có người lạ tiến đến phía mình, ngay lập tức đứng dậy và di chuyển để giữ khoảng cách này. Người lạ tiếp tục tiến đến, con tiếp tục lùi và chạy thật nhanh đến chỗ đông người. Cha mẹ nên cùng thẻ thực hành thông qua trò chơi “Stand Up – Back Up – Run to” mà lặp lại nhiều lần lời nhắc để trẻ ghi nhớ.
Hãy dặn trẻ nếu bị lôi kéo đi theo con hãy hét lớn, sử dụng mọi cách để chống đối lại như gào khóc, đạp, cào cắn, cấu, đá… để thoát ra và gây chú ý với người xung quanh. Nếu thoát ra được, ngay lập tức con cần chạy về phía đông người, nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát, bảo vệ…
Dạy trẻ không nhận bất kỳ đồ vật nào của người lạ
Trẻ nhỏ có nhận thức còn hạn chế, bé yêu thích các món đồ chơi, bánh kẹo nên người xấu thường lợi dụng điểm yếu này để lợi dụng. Chính vì vậy phụ huynh cần dạy con kỹ năng sống không đi theo người lạ hoặc không nhận bất cứ độ vật gì. Giải thích cho trẻ hiểu các món đồ họ đưa ra có thể có chất độc, thuốc mê hay khi con sử dụng sẽ gặp nguy hiểm.
Trẻ cần sẵn sàng nói không một cách quyết đoán nhưng lịch sự với người lạ khi cho đồ. Cha mẹ có thể đưa ra các tình huống đa dạng để hướng dẫn trẻ luyện tập và ghi nhớ:
- Nếu có người nào đó nói cha mẹ quên chìa khóa nhớ con cầm về thì con có cầm không?
- Khi con đang chơi ngoài công viên có người tiến đến và lấy đồ chơi của con, họ yêu cầu con đi theo để lấy lại con có đi theo không?
- Có người lạ đưa vé xem xiếc thú mà con yêu thích, nói con đi cùng để xem tiết mục thú vị đó thì con sẽ làm gì?
Các tình huống cha mẹ đưa ra nên hướng đến các điểm nhạy cảm về sở thích của trẻ để luyện tập sẽ mang lại hiệu quả hơn. Trong mọi tình huống cần nhắc đi nhắc lại để con ghi nhớ là không được tin tưởng và không được nhận bất cứ thứ gì của người lạ. Bên cạnh đó chúng ta cần dạy cho con kỹ năng xử lý tình huống nếu bị dụ dỗ, lôi kéo để đề phòng nguy hiểm.
Dạy trẻ không nhận bất kỳ đồ vật nào của người lạ
Dạy trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ
Để thực hiện hành vi xấu của mình, nhiều kẻ xấu đã giả danh người thân, bạn bè của cha mẹ để đón hay dẫn trẻ đi. Vì vậy khi dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ cha mẹ cần dạy con tuyệt đối không đi theo người lạ, những người ngoài danh sách an toàn. Cha mẹ nên cung cấp cho con 1 danh sách những người thân an toàn mà con có thể tin tưởng.
Trong trường hợp có người lạ tự xưng là đồng nghiệp, bạn bè, người quen của cha mẹ để đón trẻ, hãy dặn con tuyệt đối không được đi theo. Trẻ cũng cần phải chú ý khi có người lạ cố tình đi theo, trẻ cần tìm những người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ như công an, bảo vệ, giáo viên chủ nhiệm, hàng xóm…
Một cách hữu ích khác, để giúp trẻ nhận diện và không đi theo người lạ là cha mẹ hãy thống nhất với con về một mật mã riêng nào đó. Mật mã quy ước có thể là 1 ký tự, 1 cụm từ, 1 câu nói nào đó giữa cha mẹ và trẻ không tiết lộ cho người khác. Nếu người lạ đến gặp con con yêu cầu cung cấp mã xác nhận, nếu không đúng thì kiên quyết không đi cùng. Đối với trẻ lớn có thể dạy trẻ liên hệ bằng điện thoại với cha mẹ để xác nhận.
Không đi thang máy một mình với người lạ
Hiện nay sử dụng thang máy phổ biến, vì vậy cha mẹ đừng quên dạy trẻ cách sử dụng thang máy an toàn. Các bé cần biết cách mở cửa, đóng cửa tránh bị kẹp, cách gọi cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp, cách đứng trong thang máy khi có nhiều người. Dạy trẻ những kiến thức này để con có thể chủ động trong trường hợp đi thang máy mà không có cha mẹ hay người thân đi cùng.
Có 1 nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần dạy con là không đi thang máy 1 mình với người lạ. Bởi tình huống này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, nhất là trong trường hợp trẻ còn nhỏ. Hãy dạy trẻ cách xử lý khi đứng chờ thang máy, con cần quan sát kỹ nếu chỉ đi 1 mình với người lạ thì nên đợi thang máy đợt sau mới đi.
Xem ngay: 11 cách xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ bằng cách nhận biết người xấu
Dạy trẻ cách nhận biết và tránh xa kẻ xấu là 1 cách hữu hiệu để ngăn ngừa trẻ bị lừa đảo, bắt cóc, lạm dụng. Trước tiên cha mẹ nên hỏi con những câu hỏi đơn giản như “theo con, thế nào là người xấu?”. Trong quá trình tự suy nghĩ và trả lời cũng là cách giúp con ghi nhớ lâu hơn những nội dung liên quan đến bài học. Thông thường câu trả lời của các bé khá giống nhau về người xấu là người thường mặc áo đen, hung giữ, không quen biết, giống phù thủy…
Dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ bằng cách nhận biết người xấu
Tuy nhiên, trên thực tế theo nhiều thống kế thì những người xấu xuất hiện để lừa trẻ thường là người có vẻ mặt thân thiện, nói chuyện nhẹ nhàng, niềm nở với trẻ. Vì vậy sau khi con trả lời cha mẹ cần lưu ý kỹ lưỡng với trẻ về dấu hiệu nhận biết kẻ xấu:
- Người khiến con có cảm giác sợ hãi, tim đập nhanh, toát mồ hôi, run sợ
- Người không quen biết đi theo trẻ 1 quãng đường dài, nhìn con chăm chú
- Người lạ cho quà con và rủ con đến một nơi nào đó vắng người, hứa hẹn đưa đi mua đồ chơi, đưa đi ăn, đưa đến khu vui chơi…
- Người mặc cả mời gọi con đổi một món đồ hấp dẫn nếu con đi theo họ
Bên cạnh đó cha mẹ đừng quên dạy trẻ nhận biết người tốt, người tin cậy. Khi con ở 1 mình, cảm thấy lo sợ về 1 ai đó, có người đi theo con 1 quãng đường dài, có người nắm tay lôi kéo con cần tìm đến người tin cậy để được giúp đỡ. Người lạ có thể giúp đỡ con là công an, bảo vệ, giáo viên chủ nhiệm, hàng xóm gần nhà… Quan trọng hơn con nên nhờ sự giúp đỡ ngay tại chỗ đông người, tránh đi đến chỗ vắng không an toàn.
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm, tránh xa kẻ xấu, người lạ
Một số lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ
Kỹ năng sống không đi theo người lạ vô cùng quan trọng giúp mang đến sự an toàn cho con khi trẻ ra ngoài mà không có cha mẹ đi cùng. Tuy nhiên để dạy kỹ năng cho trẻ không đơn giản, cha mẹ cần đầu tư thời gian và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong quá trình hướng dẫn con cha mẹ cũng cần lưu ý:
Dạy trẻ thông qua tình huống giả định
Cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ thông qua tình huống giả định cụ thể để con hiểu rõ mức độ nguy hiểm và hậu quả của việc đi theo người lạ. Cha mẹ nên cùng con trao đổi, đặt ra câu hỏi để trẻ trả lời tự tìm cách ứng phó như thế nào. Sau đó phân tích cho trẻ hiểu và đưa ra cách phản ứng phù hợp nhất để rèn luyện con đúng cách.
Xem hình ảnh, video liên quan
Trẻ nhỏ thường hứng thú với hình ảnh và các video sinh động, vì vậy việc cho con xem các hình ảnh và video về kỹ năng không đi theo người lạ sẽ giúp con hiểu nhanh, nhớ lâu hơn. Trên tivi hay internet có nhiều video về việc tiếp cận, bắt cóc, xâm hại trẻ, cha mẹ nên cho trẻ theo dõi để hình thành ý thức không đi theo người lạ cho con.
Dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ bằng hình ảnh hoặc video
Đồng hành cùng trẻ
Việc đồng hành cùng trẻ nhất là trẻ nhỏ rất quan trọng và hạn chế tối đa việc trẻ bị lợi dụng, bắt cóc, lừa đảo… Cha mẹ nên theo dõi, quan sát và không nên cho trẻ ở 1 mình. Khi đưa trẻ đến nơi đông người cần thường xuyên chú ý đến con để tránh trường hợp đáng tiếc.
Sử dụng các thiết bị thông minh
Cha mẹ chắc chắn không thể đồng hành cùng con 24/24 nên việc trang bị cho trẻ các thiết bị định vị thông minh khi dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ là cần thiết. Chúng ta nên cho trẻ sử dụng đồng hồ, điện thoại thông minh tùy thuộc vào lứa tuổi để giúp cha mẹ xác định vị trí.
Thông qua các thiết bị trẻ dễ dàng liên hệ với cha mẹ để cảnh báo về tình huống nguy hiểm và sớm tìm được con. Tuy nhiên phụ huynh đừng quên dạy trẻ sử dụng các thiết bị một cách thông minh và an toàn.
Hạn chế tiết lộ thông tin cá nhân
Phụ huynh lưu ý không nên tiết lộ thông tin cá nhân về gia đình về trẻ trên mạng xã hội để tránh bị người xấu lợi dụng. Đây cũng là cách bảo vệ con và gia đình an toàn.
Cha mẹ cũng nên kiên nhẫn, đồng hành cùng con từng ngày dạy trẻ kỹ năng sống
Để dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ hiệu quả ngoài việc giáo dục con tại gia đình, cha mẹ cần kết hợp với trường học. Hãy chọn cho bé các trường học có chương trình giáo dục kỹ năng sống để trẻ không chỉ học kỹ năng này mà bé còn được dạy về các kỹ năng mềm cần thiết khác.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng có thể cho con tham gia các chương trình rèn luyện kỹ năng sống được tổ chức tại trường học, các trung tâm. Từ đó giúp trẻ hình thành tư duy, thái độ, cách phản ứng nhanh nhạy trước các vấn đề phát sinh trong cuộc sống.
Thông qua nội dung bài viết trên đây The Dewey Schools đã chia sẻ đến phụ huynh các phương pháp giáo dục kỹ năng sống không đi theo người lạ cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng sớm để dạy con, giúp bé hình thành khả năng tự bảo vệ trước những mối nguy hiểm một cách hiệu quả.
Cha mẹ cũng nên kiên nhẫn, đồng hành cùng con từng ngày, dành thời gian lắng nghe, trao đổi để kịp thời phát hiện những vấn đề xảy ra với trẻ nhé.
Xem thêm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện tính tự lập, thói quen tốt