Bước vào tiểu học là bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho hành trình học tập với nhiều nấc tháng của trẻ. Để trẻ sớm thích nghi với môi trường mới, học tập tiến bộ việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 cần thực hiện sớm và kỹ lưỡng. Cha mẹ hãy hành động, đồng hành, động viên để trẻ có thể tự tin, chủ động nhé.
Hãy cùng The Dewey Schools cùng tìm hiểu những việc phụ huynh nên làm để chuẩn bị cho con ngay trong nội dung dưới đây nhé.
Vì sao cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1?
Bước vào lớp 1 là giai đoạn mới với nhiều chuyển đổi khiến nhiều trẻ cảm thấy bỡ ngỡ, khó thích nghi nên cần phải được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng. Đây đồng thời cũng là thời điểm tâm lý của trẻ có nhiều sự thay đổi, cần người lớn đồng hành cùng con.
Tâm lý của trẻ trước khi vào lớp 1
Bất cứ trẻ nào cũng đều phải bước qua giai đoạn học lớp 1, nhưng cảm xúc khi tiếp cận môi trường học tập mới của mỗi bé lại có sự khác nhau. Những bất ổn mà trẻ có thể gặp phải là việc phải thay đổi giờ giấc sinh hoạt, các hoạt động trên lớp đòi hỏi sự tập trung dài hơn để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hơn giai đoạn mầm non. Hơn nữa các mối quan hệ thay đổi, sự kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô cũng khiến trẻ cảm thấy áp lực.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 với sách vở, đồ dùng học tập, quần áo mới… sẽ giúp trẻ cảm thấy vô cùng hào hứng và mong chờ. Việc chính thức được trở thành học sinh lớp lớn, khác hẳn những em bé học mầm non cũng khiến trẻ cảm thấy mình trưởng thành và cần có trách nhiệm hơn.
Tuy nhiên, song song với đó trẻ cũng không tránh khỏi sự lo lắng khi phải bước vào môi trường mới với nhiều sự thay đổi. Trẻ có thể cảm thấy lo lắng vì có nhiều bạn bè mới, giáo viên mới hay các quy tắc học tập đòi hỏi sự nghiêm túc, tập trung. Trẻ còn phải đối mặt với nhiều nỗi sợ như sợ thầy cô, sợ áp lực học tập, sợ phải học lớp mới, sợ không có bạn bè…
Để giúp con tự tin và sớm vượt qua giai đoạn nhạy cảm này, cha mẹ cần có sự đồng hành cùng trẻ. Người lớn nên thường xuyên trao đổi, lắng nghe và quan sát để biết những mong muốn và lo lắng của con. Hãy cùng con chia sẻ những điều tích cực về trường học trước đó để tạo động lực.
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 để trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ, lo lắng
Lợi ích khi chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1
Một số phụ có quan niệm trẻ nào cũng vượt qua lớp 1, vì vậy nên không cần phải chuẩn bị trước. Tuy nhiên, quan niệm này được đánh giá là chưa đúng, bởi việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng:
- Chuẩn bị tâm lý trước khi vào lớp 1 giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi bước vào môi trường học tập mới
- Trẻ hình thành những kỹ năng phục vụ cho việc học tập, các kỹ năng thiết thiếu cho cuộc sống như giao tiếp, tự phục vụ… để làm chủ việc học tốt hơn
- Trẻ làm chủ tốt bản thân, có bước chuyển tiếp để thích nghi, hòa nhập môi trường mới
- Giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, phát triển trí tuệ để học tập tốt hơn
- Trang bị cho trẻ về mọi mặt từ nhận thức, thể lực, kỹ năng sống… tạo tiền đề tốt nhất cho các bé tự tin vững bước học lớp 1 tốt hơn.
>>> Nhiều cha mẹ quan tâm: Hồ sơ nhập học lớp 1 gồm những gì? Thủ tục nhập học 25-26
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là làm gì?
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là quá trình tác động lâu dài giúp trẻ sẵn sàng thích ứng, hoạt động và học tập ở lớp 1. Vì vậy ngay từ giai đoạn mầm non, phụ huynh nên trang bị cho con các kỹ năng cần thiết, thể lực và tâm lý, các kiến thức cần thiết. Cụ thể:
Trang bị cho trẻ về các kỹ năng cần thiết
Trên thực tế, chương trình giáo dục ở các trường mầm non đã thiết nhiều hoạt động rèn các kỹ năng cần thiết cho trẻ thông qua bài học thực tế, trò chơi, thực hành trên lớp… Phụ huynh nên dành thời gian cho con ôn luyện các kỹ năng này ngay tại nhà, để giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt, cha mẹ nên lồng ghép vào các hoạt động rèn luyện, giảng giải cho trẻ hiểu và sớm thành thạo các kỹ năng cơ bản này. Cụ thể:
- Kỹ năng tự lập: Khác với hệ mầm non, khi lên lớp 1 trẻ cần biết cách tự vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, chuẩn bị sách vở mà không có người hỗ trợ. Cha mẹ nên rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho con, cách dọn dẹp đồ chơi, thu dọn bát đĩa, giúp làm việc nhà… Trong học tập trẻ cần biết cách kiểm tra, chuẩn bị sách vở , đồ dùng trước khi đi học và kiểm tra đồ dùng, sách vở trước khi về nhà.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong hành trình làm quen với môi trường học tập mới của trẻ. Cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ giao lưu, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội phù hợp để con tự tin, giao tiếp tốt. Giáo dục trẻ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, giáo viên ngay từ môi trường mầm non.
- Kỹ năng thể hiện bản thân: Cha mẹ cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 với kỹ năng mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của chính mình, biết bày tỏ về nhu cầu mong muốn để nhận được sự hỗ trợ. Trẻ cần được học hỏi về ngôn ngữ, kiến thức, kỹ năng để có thể phát triển sự tự tin, khả năng sáng tạo.
- Kỹ năng tự bảo vệ: Không chỉ tự tin, chủ động trong giao tiếp, học tập trẻ cần biết cách tự bảo vệ chính mình. Để dạy con tự vệ, cha mẹ có thể giới thiệu các video tình huống có thể gặp phải ở trường, cùng trẻ thảo luận cách xử lý phù hợp, thực hành cùng trẻ để con ghi nhớ kỹ hơn.
- Tính kỷ luật: Tính kỷ luật là kỹ năng quan trọng cần thiết đối với quá trình học lớp 1 và trên suốt hành trình học tập của trẻ. Phụ huynh nên đưa con đi học đúng giờ, dạy con thói quen chấp hành quy định của lớp học, của nhà trường. Yêu cầu trẻ chú ý nghe giảng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp từ người khác. Giải thích cho con hiểu những quy tắc nhất định tại trường học mà con phải tuân thủ.
Cha mẹ hãy trang bị cho con những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, tự tập, tự tin
Trang bị cho trẻ về mặt thể lực, tâm lý
Chương trình học lớp 1 nặng hơn chương trình học mầm non rất nhiều. Do vậy 1 trong những vấn đề cha mẹ cần chú ý khi chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là thể lực và tâm lý.
Về thể lực, con cần có chế độ sinh hoạt khoa học, trong đó việc ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Chúng ta cần dạy và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nên cho trẻ vận động thường xuyên với các môn thể thao ưa thích và phù hợp như đã bóng, ném bóng, chạy sức bền… Trẻ cần phát triển sự khéo léo của các giác quan nhất là đôi bàn tay để thuận tiện cho việc tập viết và ghi chép sau này.
Cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng, đủ chất với nguồn thực phẩm an toàn. Thường xuyên thay đổi cách chế biến để con ăn ngon miệng, tiếp nhận nguồn dinh dưỡng tối đa. Trẻ cũng cần ngủ đúng giờ, đủ giấc trong không gian yên tĩnh để đảm bảo ngon giấc.
Về tâm lý, để tránh tâm lý phổ biến là bỡ ngỡ, lo sợ khi lên lớp 1, phụ huynh nên dành thời gian trò chuyện với con về sự khác biệt của môi trường học tập mới. Tại đây trẻ sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn bè, thầy cô, học hỏi những điều thú vị. Hãy giúp trẻ nhận biết và hình dung về ngôi trường một cách chân thực và gần gũi nhất. Tạo cho con sự háo hức, mong chờ được đến trường tiểu học để khám phá những điều mới lạ.
Trang bị cho trẻ kiến thức vào lớp 1
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 bao gồm cả việc trang bị về kiến thức, trọng tâm là môn học tiếng Việt và Toán. Đối với trẻ 5 tuổi, phụ huynh nên cho con tham gia các hoạt động như kể chuyện, đọc thơ, câu đố, trò chơi … có liên quan đến lĩnh vực này. Trẻ sẽ mở rộng vốn từ, câu, khả năng giao tiếp, đàm thoại, làm quen với số và chữ cái.
Hãy tận dụng mọi cơ hội để kích thích sự hứng thú học tập, khả năng tập trung cho trẻ phát triển toàn diện. Không chỉ chú trọng hỗ trợ con học hỏi về kiến thức, chúng ta nên cho trẻ tham gia nhiều hoạt động tập thể, giao lưu chỗ đông người để biết những điều cơ bản về bản thân, gia đình, xã hội. Đây chính là vốn hiểu biết cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 với tâm thế sẵn sàng.
Trang bị cho trẻ kiến thức cần thiết trước khi vào lớp 1
>>> Xem thêm:
- 50+ bài toán lớp 1 cơ bản và nâng cao cho bé năm 2024 – 2025
- 30+ bài tập toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1 dễ hiểu nhất
- Tổng hợp các bài tập toán tư duy lớp 1 cho trẻ đầy đủ nhất
Vai trò của cha mẹ trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1
Một trong những người đóng vai trò quan trọng nhất trên hành trình chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là cha mẹ. Phụ huynh chính là người gần gũi, chăm sóc trẻ từ khi các con còn nhỏ, sự chia sẻ và đồng cảm trong cuộc sống gia đình sẽ giúp con tự tin hơn khi đối diện với những thử thách trong học tập và trong chính cuộc sống. Vậy chúng cần hỗ trợ con chuẩn bị lên lớp 1 như thế nào?
Động viên khích lệ trẻ
Đứng trước bất cứ thử thách nào, trẻ luôn cần nhận được những động viên, khích lệ để có tâm thế tốt, tự tin đối mặt và vượt quá. Lớp 1 là giai đoạn quan trọng trên hành trình học tập của trẻ, chúng ta nên giúp con hiểu rằng cần phải cố gắng, kiên trì nhưng không phải quá lo lắng. Cha mẹ nên khen ngợi nếu nhận thấy sự nỗ lực của trẻ cho dù kết quả là thành công hay không.
Bất cứ phụ huynh nào cũng đều mong mỏi con thành công, tuy nhiên mỗi em bé sẽ có khả năng và tốc độ phát triển riêng của mình. Chúng ta không nên so sánh con với bạn khác, không nên chê bai trẻ. Thay vào đó hãy ghi nhận thành tích mà con đạt được, tập trung vào sự tiến bộ, phát triển điểm mạnh và khuyến khích trẻ phấn đấu. Đây cũng chính là cách hiệu quả để xây dựng nền tảng tự tin, tự trọng cho trẻ trong tương lai.
Lắng nghe và thấu hiểu con
Cha mẹ và con cái là 2 thế hệ, vì vậy để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 cha mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu con để gia đình trở nên gắn bó hơn. Dù có bận rộn nhưng phụ huynh nên dành 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày để trò chuyện cùng con. Khi trẻ còn nhỏ cha mẹ nên đưa ra những gợi ý về những câu chuyện mong muốn được nghe con kể như chuyện bạn bè trên lớp, chuyện học hành, thầy cô giáo…
Khi trẻ nói chuyện bạn nên dành sự tôn trọng cho con bằng cách lắng nghe chăm chú, thể hiện sự chú ý, quan tâm bằng ngôn ngữ hình thể như nhìn con với ánh mắt trìu mến, xoa đầu… Chúng ta cũng cần quan sát để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, sự lo lắng của trẻ. Nếu con gặp vấn đề không mong muốn, cha mẹ cần nghe hết câu chuyện để tìm lý do. Sau đó giải thích cho con một cách nhẹ nhàng, kỹ càng để trẻ hiểu, hết lo lắng và yên tâm hơn.
Hãy lắng nghe và thấu hiểu để hỗ trợ con tốt nhất
Lựa chọn môi trường phù hợp cho con
Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn môi trường học tập phù hợp về năng lực, sở thích của trẻ khi chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Trường học có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp cho quá trình dạy và học. Chương trình giáo dục chất lượng, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm cho trình độ chuyên môn vững vàng. Nên chọn trường có có hoạt động học tập kết hợp với thực hành, ngoại khóa để trẻ có thời gian thư giãn, học hỏi thực tế.
Phụ huynh nên chủ động hợp tác với giáo viên, cung cấp đủ thông tin liên lạc và xin thông tin của thầy cô để dễ dàng trao đổi, nắm bắt tình hình học tập của trẻ. Cha mẹ cần theo dõi lịch họp phụ huynh để tham gia đầy đủ, nhằm hiểu rõ về môi trường học và các hoạt động của trẻ tại trường.
>>> Tham khảo: Những yếu tố quan trọng mà môi trường học tập tốt cần có
Hướng dẫn cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
Như vậy, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là hành trình quan trọng, có ảnh hưởng khá lớn đến việc giúp trẻ hòa nhập vào môi trường mới. Nếu phụ huynh đang băn khoăn cần phải làm gì để hỗ trợ con thì có thế tham khảo một số bước tạo hành trang cho con ngay dưới đây.
Bước 1: Khơi gợi tâm lý tích cực về trường học
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 với tâm lý tích cực về trường học là bước đầu tiên, có ý nghĩa giúp trẻ giảm áp lực, sự lo lắng khi chuyển cấp. Môi trường học lớp 1 có quá nhiều sự khác biệt so với bậc mầm non, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị “sốc” nếu không được giới thiệu từ trước.
Cha mẹ có thể giúp con bằng cách kể về những điều thú vị về trường lớp, về những người bạn thân thiết đã học cùng con từ trước, về giáo viên… Giới thiệu cho trẻ về trường lớp mới thông qua các hình ảnh, video. Hãy giới thiệu với con về một số nề nếp học tập cơ bản, tư thế ngồi học tập trung, thầy cô giáo. Chúng ta nên lồng ghép những câu chuyện tích cực về những trải nghiệm đầu đời của bản thân khi còn đi học để trẻ có thể hiểu về cảm giác này.
Cha mẹ cũng nên trao đổi, để trẻ thoải mái bộc lộ về những thắc mắc của bản thân hay những nỗi lo của con về trường lớp mới. Hãy tìm hiểu những nỗi sợ của trẻ để áp dụng các cách khắc phục phù hợp, sớm vượt qua những thay đổi tâm lý để mang lại hiệu quả tốt. Cách tốt nhất là chia sẻ, giải thích để trẻ hiểu và trở nên tự tin khi bước vào lớp 1. Cha mẹ nên xem xét vấn đề cho con tham gia lớp học tiền tiểu học để trẻ mầm non quen thuộc dần với thói quen mới ở trường tiểu học.
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 về trường học 1 cách tích cực
Bước 2: Cho trẻ tham quan trường học
Sau bước 1, khi đã tạo được niềm tin tích cực vào trường học, cha mẹ tiếp tục cho trẻ trải nghiệm thực tế về những điều đã được nghe nói đến. Phụ huynh nên cho trẻ tham quan trường lớp trước khi nhập học để trẻ làm quen. Nếu được hãy cho con trải nghiệm khu lớp học, thư viện, nhà vệ sinh, khu tập thể dục, vui chơi thư giãn… để tạo sự thân thuộc
Bước 3: Dạy trẻ kỹ năng cần thiết
Khi bước vào môi trường mới, trẻ nhanh chóng thích nghi và quen thuộc nếu con biết cách kết bạn và giao tiếp với những người xung quanh. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 thật tốt, phụ huynh nên dạy trẻ các kỹ năng cơ bản cần thiết như chào hỏi, giới thiệu bản thân, chia sẻ thông tin, tự lập… để hành trình học tập của trẻ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá đặt nặng việc con phải học được càng nhiều kỹ năng càng tốt. Hãy khuyến khích trẻ học hỏi, rèn luyện trong khả năng của mình. Rèn luyện kỹ năng, sự chủ động, tự lập từ sớm trẻ nhanh hòa nhập và phát triển tốt, học tập tiến bộ trong môi trường mới.
Bước 4: Xây dựng thói quen học tập
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 bao gồm cả hành trình xây dựng thói quen học tập tốt ngay tại nhà. Những thói quen học tập tốt là nền tảng giúp trẻ chủ động, tự lập trong học tập sau này. Ngoài ra, chúng ta nên thay đổi nề nếp sinh hoạt khoa học, để trẻ có điều kiện quen dần với nề nếp sinh hoạt trên lớp.
Cha mẹ nên bắt đầu bằng việc rèn cho con 1 khoảng thời gian cố định trong ngày để cùng con đọc sách. Ví dụ: đọc sách sau bữa ăn tối hoặc trước giờ đi ngủ. Đây là thói quen tốt giúp trẻ coi việc đọc sách là thói quen cần làm, giúp các bé sau này có thể tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức, thông tin thông qua tự học.
Ngoài ra, chúng ta cần giúp trẻ tập trung và học cách ngồi vào bàn học theo quy định của lớp 1. Trẻ học mầm non chủ yếu là học mà chơi, chơi mà học nên ngay lập tức ép trẻ học tập trung, theo nề nếp là rất khó. Cha mẹ cũng cần kiên nhẫn để rèn luyện con mỗi ngày, tăng dần lượng thời gian ngồi vào bàn học để trẻ quen dần.
Xây dựng cho trẻ thói quen học tập tốt từ sớm
>>> Xem thêm: Những thói quen tốt trong học tập mà học sinh cần thực hiện
Bước 5: Đồng hành cùng con đến lớp
Lớp 1 là khởi đầu của hành trình khám phá tri thức của trẻ, lúc này con rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ để không còn lo lắng, bỡ ngỡ. Cha mẹ không chỉ chuẩn bị cho con có 1 tâm thế tốt trước đó, mà còn cần đồng hành cùng con đến lớp. Đây chính là 1 nhiệm vụ quan trọng cần sự quan tâm, nỗ lực của phụ huynh giúp con cảm thấy mạnh dạn, tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề.
Hãy tạo ra cho trẻ một môi trường học tập tốt, quan tâm đến mỗi ngày con đến trường để thấu hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Con có thể gặp phải vấn đề về tiếp thu trên lớp, phương pháp học tập, cách ghi chép bài… hãy giúp trẻ tháo gỡ để có thể theo kịp chương trình học.
Bên cạnh đó mục tiêu giáo dục cơ bản của lớp 1 là phát triển kỹ năng toàn học, đọc viết nên cha mẹ hãy hỗ trợ con tiếp cận, phát triển tốt những kỹ năng này. Chúng ta nên tìm hiểu về các hoạt động ngoại khóa để đăng ký cho trẻ tham gia như lớp học bơi, học vẽ, giờ học lập trình, học kỹ năng sống… ngoài giờ.
Phụ huynh nào cũng mong muốn mỗi ngày đến trường với con là 1 niềm vui. Do đó việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng. Ngoài việc rèn luyện cho trẻ những thói quen học tập và sinh hoạt tốt ngay từ nhà, cha mẹ nên đồng hành, động viên con mỗi ngày. Hãy để trẻ không còn lo lắng, trở nên tự tin trên hành trình đến trường, hòa nhập vào môi trường mới của mình. Dewey Schools chúc phụ huynh và các bé có năm học mới rực rỡ, thành công.