Phương pháp STEAM đang là mô hình giáo dục được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới hiện nay. Đây được đánh giá là phương pháp giảng dạy khoa học và hiện đại giúp cho trẻ có thể phát triển toàn diện cả về tư duy và thể chất. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các phương pháp giáo dục đang còn mang nặng tính lý thuyết, chưa chú trọng nhiều về tính sáng tạo. Chính vì thế việc áp dụng phương pháp Steam này vào giáo dục hiện nay là điều cần thiết và nên thực hiện.
1.Thực trạng giáo dục ở Việt Nam
Hiện nay các bạn trẻ tại Việt Nam có nhiều sinh viên ra trường và làm việc trái ngành. Dấu hiệu này cho thấy ngành giáo dục của Việt Nam chưa có phương pháp giáo dục định hướng thích hợp cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ. Các chương trình sách giáo khoa còn nặng lý thuyết, thi cử áp lực về điểm số, …
Chính vì thế mà dẫn tới hệ quả là nhiều học sinh có thói quen học vẹt, học tủ,.. để tiếp thu kiến thức và đạt điểm qua môn mà không nắm vững được nội dung của bài học đó có ý nghĩa gì khi áp dụng vào thực tế.
Bên cạnh đó việc “học vẹt” lý thuyết sẽ khiến cho trẻ mất đi khả năng sáng tạo, tư duy logic, phân tích và giải quyết các vấn đề. Mà vốn dĩ đây đều là các kỹ năng cần thiết khi đi học mà trẻ nên được trau dồi và thực hành để có thể phát triển toàn diện và trở thành nguồn nhân lực chất lượng xây dựng đất nước phát triển ở thế kỷ mới.
Do đó, nếu không có một phương pháp giáo dục khoa học cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai của con em mình.
>>> Tham khảo thêm:
2. Phương pháp STEAM tại các nước phát triển
Phương pháp Steam đang được nhiều các nước phát triển trên thế giới đưa vào trong giáo dục hiện nay. Thay vì phải dạy nhiều các kiến thức tràn lan thì phương pháp Steam tập trung giảng dạy các kiến thức và kỹ năng cần thiết khi kết hợp liên môn khoa học, công nghệ, toán học, nghệ thuật và kỹ thuật.
Phương pháp giáo dục Steam tại Mỹ
Học sinh tại Mỹ được giới thiệu nhiều sách về STEAM. Các em được giới thiệu các loại sách, truyện với nhiều hình ảnh minh họa có thể dễ hình dung về các khái niệm trừu tượng Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp trẻ gia tăngvốn từ vựng của bản thân cũng như hình thành tư duy logic.
Còn đối các cấp học lớn hơn như trung học và thpt được tham khảo thêm nhiều sách hư cấu, phi hư cấu gắn liền với chủ đề bài học. Điều này giúp mở rộng kiến thức, rèn luyện nhiều kĩ năng đọc hiểu, viết cho trẻ.
Phương pháp steam tại New Zealand
Tại New Zealand, STEAm cũng giữ vai tro khơi gợi niềm đam mê học tập cho trẻ. Bên cạnh đó với sự giúp đỡ của giáo viên, tư duy logic và phản biện của trẻ cũng được rèn luyện nhiều hơn, tạo nhiều cơ hội để học sinh có thể liên hệ lý thuyết với thực tế áp dụng vào cuộc sống.
Trẻ hoàn toàn tự tìm hiểu, đánh giá các vấn đề và trao đổi với nhau trên lớp về một chủ đề được đưa ra. Những ý kiến riêng của trẻ được lắng nghe vả thảo luận tại lớp. Giáo viên sẽ là người định hướng chung lại. Đây là phương pháp sẽ thúc đẩy niềm đam mê khám phá, phát triển tư duy phản biện ở mỗi trẻ.
Ngoài ra, công nghệ số tích hợp vào trong chương trình giảng dạy tạiNew Zealand cũng phổ biến với 6 chủ đề : ứng dụng kỹ thuật, con người và máy tính, thuật toán, lập trình, biểu diễn dữ liệu, thiết bị & cơ sở hạ tầng. Đây đều là những kiến thức cần trong thời đại số công nghệ số 4.0 hiện nay.
New Zealand cũng chú trọng đến nghệ thuật, giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, độc lập và phát triển tốt tiềm năng sẵn có trong mỗi trẻ. Có thể thấy New Zealand áp dụng phương pháp STEAM hiệu quả vào chương trình giáo dục và đây luôn là điểm đến được nhiều du học sinh trên thế giới ưa chuộng.
Giáo dục Steam tại Israel
Tại đây trẻ sẽ được học đầy đủ các môn học trong steam bao gồm: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật. Từ đó giúp trẻ tiếp cận được đa dạng các lĩnh vực, dùng khoa học để giải thích các hiện tượng hàng ngày xung quanh mình.
Ở các cấp 2,3 trẻ sẽ không học riêng từng môn mà kết hợp chúng thành một mô hình học tập để có thể ứng dụng vào thực tế và khám phá học hỏi, trải nghiệm ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp Steam này sẽ giúp trẻ có nhiều trải nghiệm thực tế, trau dồi khả năng học hỏi, khám phá và sáng tạo của mình để có thể nắm vững kiến thức. Ngoài ra còn rèn luyện cho trẻ nhiều kĩ năng trở thành người công dân tốt, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
3. Cách đưa STEAM vào dạy học
Đưa STEAM vào dạy học được chứng minh hiệu quả là vì áp dụng lý thuyết vào thực tế khiến cho kiến thức trở nên hữu ích, không khô khan. Từ đó giúp trẻ thích thú, nhận giá trị của kiến thức và giúp rèn luyện tư duy tự giải quyết vấn đề ngay từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, thầy cô sẽ phải là người tạo hứng thú với các tiết học áp dụng phương pháp steam để có thể giúp các em hào hứng, sôi động trao đổi và bàn luận về bài giảng. Tăng cường các buổi thử nghiệm, làm việc nhóm để giúp trẻ có thể tự tin phát huy hết khả năng sáng tạo, tìm tòi và tư duy của mình để hoàn thành bài học một cách tốt nhất.
Phương pháp STEAM là phương pháp thích hợp có thể giải quyết những vấn đề còn tồn động trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay. Phương pháp giáo dục này giúp các em chủ động, tự lập tư duy, sáng tạo và chủ động giải quyết vấn đề trong thực tế.
Nếu ba mẹ đang quan tâm tìm hiểu phương pháp giáo dục STEAM và muốn con mình được học tập theo phương pháp giáo này thì hãy liên hệ ngay với The Dewey Schools để được tư vấn.
The Dewey Schools tự hào là ngôi trường quốc tế tiên phong nỗ lực đưa phương pháp Steam vào Việt Nam để mang đến cho các em môi trường học tập tốt nhất, hiện đại nhất giúp con chủ động trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng, kiến thức cần thiết để làm chủ tương lai của mình.
>>> Xem thêm:
- Những tiêu chí mà một buổi học STEAM cần có
- Các bước để thiết kế buổi học STEAM đạt chuẩn
- Lợi ích của giáo dục STEAM – Con vui thích khám phá tri thức diệu kỳ