Giai đoạn mầm non trẻ bắt đầu hình thành nhận thức với thế giới xung quanh, phương pháp học tập thích hợp và hiệu quả nhất với trẻ là học mà chơi, chơi mà học. Chính vì vậy để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển, hạn chế con sử dụng các thiết bị điện tử hãy dạy trẻ các thí nghiệm vui nhộn.
Cùng Dewey Schools tham khảo 21 thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non dễ làm dưới đây để giúp con học thêm nhiều kiến thức hữu ích một cách thoải mái nhất nhé.
Nếu cha mẹ vẫn chưa biết STEM là phương pháp dạy học như thế nào thì có thể tham khảo bài viết Giáo dục STEM là gì? Lợi ích mà phương pháp giáo dục STEM mang lại
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non: Đèn dung nham
Một trong những thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non được các bé yêu thích là Đèn dung nham. Đây có thể coi là thí nghiệm nâng cấp hơn so với thí nghiệm dầu và nước. Để thực hiện chúng ta cần chuẩn bị cho trẻ các nguyên liệu như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Dầu thực vật
- Nước lọc
- Màu thực phẩm dạng lỏng
- Viên C sủi
- Cốc hoặc chai nhựa/ thủy tinh
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non đèn dung nham
Các bước thực hiện
- Cho nước vào ½ cốc hoặc chai nhựa/ thủy tinh
- Thêm dầu thực vật vào khoảng ¾ cốc hoặc chai nhựa/ thủy tinh
- Tiếp tục cho màu thực phẩm vào đến khi cách mặt trên của cốc/ chai 1 – 2cm
- Cuối cùng cho viên C sủi vào cốc/ chai hỗn hợp trên
Hiện tượng
Viên sủi hòa trộn với hỗn hợp trong cốc/ chai tạo nên phản ứng dung nham phun trào. Khi dấu hiệu phun trào chậm lại chúng ta có thể cho thêm 1 viên C sủi để tiếp tục quan sát. Nên thực hiện thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non đèn dung nham trong phòng ít ánh sáng hoặc chiếu đèn rọi để thấy rõ phản ứng hơn.
Giải thích cho bé
Nước, màu thực phẩm, dầu ăn đều ở dạng chất lỏng nhưng có trọng lượng khác nhau. Trong đó màu thực phẩm chìm dưới đáy chai/ cốc do có trọng lượng lớn nhất, tiếp theo là nước và trên cùng là dầu ăn. Khi cho viên sủi vào trong cốc/ chai hỗn hợp, viên sủi tạo bọt khí là phun trào hỗn hợp đẩy lên phía trên, tạo ra hiện tượng sinh độc, độc đáo mà các bé quan sát được.
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non dựng thuyền táo
Dựng thuyền táo là 1 trong những thí nghiệm vui, dễ làm được thực hiện bằng cách sắp xếp mô hình thuyền từ các nguyên liệu đã được chuẩn bị. Thực hiện thí nghiệm giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, tính tỉ mỉ và làm cho trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khay nước
- Táo
- Dao
- Kéo
- Giấy màu
- Que gỗ
- Bút màu
- Một số vật liệu trang trí thích hợp
Các bước thực hiện thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non dựng thuyền táo:
- Dùng dao tách đôi quả táo
- Dùng que gỗ cắm vào chính giữa quả táo
- Dùng kéo cắt giấy màu thành hình cánh buồm, trang trí tùy thích các hình lên trên cánh buồm
- Dán cánh buồm lên que gỗ để làm thành chiếc thuyền táo
- Thả thuyền táo vào khay nước và quan sát hiện tượng
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non dựng thuyền táo
Hiện tượng
Khi thả thuyền táo vào khay nước chúng ta thấy thuyền nổi trên mặt nước
Giải thích cho bé
Trong táo có khoảng 25% thể tích chứa không khí, do đó khi làm thuyền táo thả vào nước thuyền ở trạng thái nổi. Chúng ta cần giải thích rõ kiến thức chìm và nổi của vật thể khác nhau trong nước cho trẻ hiểu. Có thể đưa ra vài ví dụ khác để trẻ dễ dàng liên hệ với thực tế.
>>> Nhiều cha mẹ quan tâm: Tiền tiểu học là gì? Có nên cho trẻ học lớp tiền tiểu học?
Thí nghiệm tạo màu cho cải thảo
Tạo màu cho cải thảo là thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non giúp bé thấy được sự thay đổi màu sắc của lá cải thảo sau 1 thời gian thực hiện. Thông qua hiện tượng này thầy cô, phụ huynh giải thích cho trẻ hiểu được nguyên lý khoa học.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cốc nhựa: 4 chiếc
- Nước lọc
- Màu thực phẩm
- Cải thảo
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non : Cải thảo đổi màu
Các bước thực hiện
- Đổ nước vào ½ cốc nhựa
- Cho 4 màu thực phẩm khác nhau vào mỗi cốc và hòa tan
- Tách lá cải thảo và cho vào mỗi cốc 1 lá và để qua đêm (cắm phần gốc lá ngập nước)
Hiện tượng
Quan sát màu sắc lá cải thảo sau khi để qua đêm thấy chuyển màu theo màu của cốc nước
Giải thích cho bé
Trong lá cải thảo có các mao quản (ống nhỏ) dọc thân lá hoạt động hút nước và đưa nước từ dưới lên trên. Nước màu trong cốc nước theo mao quản di chuyển lên phía trên làm lá cải thảo chuyển màu theo màu thực phẩm.
Thí nghiệm âm thanh
Ngoài thí nghiệm về màu sắc thì thí nghiệm âm thanh cũng là một trong những thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non vô cùng hấp dẫn trẻ. Thí nghiệm âm thanh dưới đây vừa đơn giản lại vui nhộn chúng ta có thể áp dụng ngay nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cốc thủy tinh: 7 cốc cùng loại
- Nước
- Đũa gỗ
Các bước thực hiện
- Sắp xếp 7 cốc theo hàng ngang
- Đổ nước vào các cốc theo thứ tự tăng dần, có thể sử dụng các loại nước pha màu khác nhau để trẻ thích thú hơn
- Sử dụng đũa gỗ gõ vào cốc và lắng nghe âm thanh
Hiện tượng
Khi mực nước trong các cốc được điều chỉnh khác nhau sẽ tạo ra âm thanh khác nhau. Cốc ít nước có âm thanh trầm, cốc nhiều nước hơn có âm thanh vang hơn.
Giải thích cho bé
Thông qua thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non về âm thanh tạo ra chúng ta cần giải thích cho trẻ hiểu âm thành này tạo ra do sự tác động của đũa gỗ lên thành cốc. Vì mức nước ở các cốc khác nhau trong khi chất liệu cốc và kích thước cốc bằng nhau nên âm thanh phát ra khác nhau.
>> Nhiều cha mẹ quan tâm:
- Top 30 trường mầm non Hà Nội tốt nhất được ba mẹ tin tưởng lựa chọn
- Top 15 các trường mầm non Montessori tại Hà Nội uy tín và an toàn
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non đổi màu khi pha trộn màu sắc
Các màu sắc luôn là chủ đề thu hút sự chú ý của trẻ mà làm cho các bé luôn có cảm giác thích thú khi được thực hành. Thí nghiệm đổi màu pha trộn màu sắc còn giúp bé học được kiến thức về việc pha màu để tạo thành màu sắc mới. Các bước tiến hành thí nghiệm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cốc nhựa: 6 cốc
- Màu nước: xanh dương, đỏ, vàng
- Nước lọc
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non đổi màu khi pha trộn màu sắc
Các bước thực hiện
- Hòa tan 3 màu xanh dương, đỏ, vàng vào 3 cốc nước khác nhau để tạo thành 3 cốc nước màu
- Dùng cốc mới pha màu xanh dương và màu đỏ
- Dùng cốc mới pha màu đỏ và màu vàng
- Dùng cốc mới pha màu xanh dương và màu vàng
Hiện tượng
- Cốc pha màu xanh dương và màu đỏ tạo thành màu tím
- Cốc pha màu đỏ và màu vàng tạo thành màu cam
- Cốc pha màu xanh dương và màu vàng thành màu xanh lá cây
Giải thích cho bé
Hai màu sắc khác nhau khi pha với nhau sẽ tạo thành màu thứ 3 khác 2 màu còn lại. Chúng ta cần giải thích cho trẻ hiểu đây chính là sự thay đổi khi pha trộn màu sắc.
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non – Sữa ma thuật
Trong các thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non thì thí nghiệm sữa ma thuật xuất hiện những hiện tượng thú vị làm cho trẻ ngạc nhiên và thích thú. Đồng thời thông qua thí nghiệm trẻ sẽ học được cách giải thích thí nghiệm khoa học này.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Sữa
- Màu thực phẩm dạng gel hoặc dạng lỏng
- Dầu rửa chén
- Tăm bông
- Đĩa
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non sữa ma thuật
Các bước thực hiện
- Đổ vào đĩa 1 lớp sữa mỏng, sau đó thêm vài giọt màu thực phẩm vào sữa
- Dùng tăm bông nhúng ướt với nước rửa chén
- Cho tăm bông vào đĩa sữa, nhúng ngập vào sữa và giữ khoảng 15 giây
- Quan sát hiện tượng xảy ra
Hiện tượng
- Màu trong đĩa sữa lan rộng và trộn lẫn nhau
- Mảng màu xoay vòng và di chuyển ra khỏi vùng có nước rửa chén
Giải thích cho bé
Trong sữa có chứa các khoáng chất, protein và chất béo khi tiếp xúc với xà phòng sẽ bị phân hủy. Khi trộn màu thực phẩm vào sữa giúp chúng ta dễ dàng nhận biết hiện tượng phân tử xà phòng chạy xung quanh để gắn vào phân tử chất béo trong sữa. Vì vậy chúng ta thấy hiện tượng màu xoay vòng và di chuyển ra khỏi vùng nước rửa chén. Do có hiện tượng này nên thí nghiệm stem cho trẻ mầm non này được gọi là sữa ma thuật.
>> Xem ngay:
- Chương trình Tiền tiểu học giúp con tự tin vào lớp 1
- Cần chuẩn bị gì cho trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học?
Thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non “chìm hay nổi”
Thí nghiệm khoa học chìm hay nổi
Trong các thí nghiệm vui dễ làm thì thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non này giúp các bé khám phá hiện tượng nổi hay chìm của các vật quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Các bước tiến hành khá dễ dàng với vật dụng đơn giản.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Một số loại quả quen thuộc: quýt, táo, xoài, cam…
- Vật dụng cần thiết: chai nhựa, chai thủy tinh, thìa, dĩa
- Chậu nước
Các bước thực hiện
- Cho nước vào ⅔ chậu nước
- Lần lượt thả các loại quả, đồ vật vào chậu nước
- Quan sát hiện tượng
Hiện tượng
Quan sát các loại quả, đồ vật cái nào chìm cái nào nổi
Giải thích cho bé
Đồ vật, các loại quả chìm hay nổi phụ thuộc vào khối lượng riêng, hình dạng, tính chất của từng loại.
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non với baking soda
Một trong những thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non được yêu thích là thí nghiệm với baking soda. Đây là thí nghiệm với nhiều màu sắc và có cả âm thanh, để chuẩn bị cần một số nguyên liệu sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Baking soda (muối nở)
- Giấm (chanh)
- Nước
- Màu vẽ
- Cọ
- Ống nhỏ giọt
- Giấy
- Cốc
Chuẩn bị nguyên liệu cho thí nghiệm với baking soda
Các bước thực hiện thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non với baking soda:
- Cho baking soda vào cốc
- Cho nước vào cốc khác, lượng nước bằng lượng muối nở đã cho vào cốc phía trên
- Cho màu vẽ vào cốc và hòa đều
- Đổ nước màu vào cốc muối nở và khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện không quá đặc hay quá lỏng
- Dùng cọ vẽ bức tranh bằng hỗn hợp muối nở và nước màu mới trộn lên giấy
- Chờ bức tranh khô, dùng ống nhỏ giọt nhỏ giấm (nước chanh) lên tranh
Hiện tượng
Khi nhỏ giấm lên bức tranh vẽ bằng hỗn hợp muối nở trộn nước màu chúng ta có thể nghe thấy âm thanh và nhìn thấy bong bóng trên bề mặt giấy. Khi đặt tay gần bề mặt giấy có thể cảm nhận sự phình lên tạo thành bóng bóng.
Giải thích cho bé
Baking soda là bazơ nên khi nhỏ giấm là axit lên bề mặt tạo nên phản ứng kết hợp hình thành 1 loại khí carbon dioxide. Vì vậy chúng ta thấy xuất hiện bong bóng và âm thanh phản ứng.
>> Xem ngay: 6 lớp tiền tiểu học Hà Nội tốt nhất mà ba mẹ có thể tin tưởng
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non với trứng
Ở thí nghiệm với trứng này, chúng ta giúp trẻ tìm ra cách phân biệt trứng sống và trứng chín. Cụ thể:
Thí nghiệm thứ 1
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trứng chín: 1 quả
- Trứng sống: 1 quả
Các bước thực hiện
- Dùng tay xoay 2 trứng tại chỗ
- Quan sát hiện tượng
Hiện tượng
Quan sát khi xoay 2 quả trứng, quả nào quay nhiều hơn là trứng chín, quả nào không quay, chỉ lắc lư là trứng sống.
Giải thích cho bé
Trứng luộc chín trở thành vật thể rắn có trọng tâm nên giữa nguyên, do đó dễ xoay hơn và có hiện tượng quay nhiều hơn. Trứng sống bên trong là chất lỏng làm cho trọng tâm thay đổi liên tục trong khi quay, nên khó xoay hơn.
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non với trứng thứ 2
Trẻ thực hiện thí nghiệm với trứng
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trứng : 2 quả
- Nước lọc
- Ly: 2 chiếc
- Muối
Các bước thực hiện
- Cho nước lọc vào 2 ly: ly thứ 1 chỉ cho nước lọc, ly thứ 2 thêm muối và hòa tan vào nước lọc
- Thả 2 quả trứng và 2 ly nước
Hiện tượng
- Trứng thả vào ly nước lọc sẽ chìm
- Trứng thả trong ly nước lọc hòa muối sẽ nổi
Giải thích cho bé
Trứng nổi trong ly nước lọc pha muối do mật độ phân tử của vỏ trứng thấp hơn mật độ phân tử trong nước muối, phân tử muối nâng đỡ làm cho trứng nổi. . Mật độ phân từ trong vỏ trứng cao hơn mật độ phân tử nước nên trứng chìm.
Thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non với dầu và nước
Thí nghiệm khoa học với dầu và nước là 1 trong các thí nghiệm vui, dễ làm, chuẩn bị nguyên liệu đơn giản và hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Các bước thực hiện thí nghiệm này cùng trẻ như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Dầu ăn
- Màu thực phẩm
- Nước lọc
- Cốc nhựa
- Que khuấy
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non với dầu và nước
Các bước thực hiện
- Cho nước lọc vào ½ cốc
- Thêm dầu thực phẩm vào cốc nước lọc và khuấy đều
- Thêm dầu ăn vào ½ cốc nước lọc còn lại
Hiện tượng
- Màu thực phẩm hòa tan trong nước khi khuấy đều
- Dầu ăn và nước không hòa lẫn với nhau
- Dầu ăn giữ nguyên màu sắc
- Cốc nước tạo thành 2 phần rõ rệt là màu thực phẩm hòa tan với nước và màu dầu ăn
Giải thích cho bé
Do nước nặng hơn dầu ăn, dầu ăn không tan trong nước nên khi trộn nước với dầu ăn sẽ tách thành 2 phần rõ rệt
>> Tham khảo: Phụ huynh cần chuẩn bị hành trang vào lớp 1 cho bé như thế nào?
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non với đèn giao thông
Hòa tan một số chất hóa học khác nhau sẽ tạo ra phản ứng làm thay đổi màu sắc. Thí nghiệm đèn giao thông ứng dụng hiện tượng này để làm thay đổi màu sắc hấp dẫn trẻ. Mời thầy cô, phụ huynh cùng các bé tiến hành thí nghiệm ngay sau đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đường Glucose
- Dung dịch NaOH: 10ml
- Chất chỉ thị màu: 5g
- Bình thủy tinh
- Cốc thủy tinh
- Nước lọc
Thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non làm đèn giao thông
Các bước thực hiện
- Dùng cốc thủy tinh, thêm 1 thìa đường Glucose thêm nước nóng và hòa tan đường tạo thành dung dịch
- Thêm 10ml dung dịch NaOH và dung dịch đường Glucose
- Hòa chất chỉ thị màu vào nước ấm tạo thành hỗn hợp màu xanh dương
- Cho dung dịch chỉ thị màu vào dung dịch NaOH và đường Glucose
- Quan sát hiện tượng xảy ra
Hiện tượng
- Trong bình dung dịch xuất hiện phản ứng hóa học có màu xanh lá cây, sau đó chuyển sang màu đỏ và cuối cùng là màu vàng. Đây là các màu sắc tương tự như màu đèn giao thông nên thí nghiệm được gọi là thí nghiệm làm đèn giao thông.
- Nếu được lắc lên phản ứng màu sắc này có thể đảo ngược trở thành màu đỏ, lắc mạnh chuyển màu xanh, cuối cùng là màu vàng
Giải thích cho bé
Trong không khí có chứa 21% là oxy, do đó khi oxy tiếp xúc với dung dịch gây hiện tượng oxy hóa làm đổi màu. Trong dung dịch đường Glucose là chất khử làm thay đổi màu sắc của dung dịch màu vàng. Phản ứng oxy hóa khử tiếp tục diễn ra làm thay đổi chất chỉ thị màu.
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non: Khám phá Make Magic
Thí nghiệm khám phá Make Magic tạo thành các tinh thể nhiều màu sắc trên đá lạnh được các bé yêu thích. Thí nghiệm tiến hành theo các bước như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bát
- Khay
- Muối
- Màu thực phẩm
- Ống nhỏ giọt
- Nước lọc
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non khám phá Make Magic
Các bước thực hiện
- Cho nước đầy bát và đặt vào ngăn đông tủ lạnh qua đêm
- Tách đá ra khỏi bát, cho đá vào khay và rắc muối lên trên mặt đá chờ 1 – 2 phút
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ màu thực phẩm lên mặt đá đã rắc muối
- Quan sát hiện tượng xảy ra
Hiện tượng
- Khi rắc muối lên mặt đá chờ trong 1 – 2 phút sẽ nghe thấy tiếng đá nứt tách, tách và đá tan ra
- Nhỏ giọt màu thực phẩm lên mặt đá đã rắc muối hình thành những gai tinh thể đá có màu sắc của màu thực phẩm đẹp mắt
Giải thích cho bé
Các tinh thể muối khi rắc lên bề mặt đá lạnh làm phá vỡ cấu trúc của đá đông nên phần đó nước tan chảy nhanh hơn so với các phần đã xung quanh không rắc muối. Tiếng tách tách tạo ra do đá nứt thành các rãnh nhỏ. Thông qua các khe nứt muối thấm sau vào bề mặt đá làm xuất hiện các gai lởm chởm. Nhỏ nước màu lên, nước màu bám vào bề mặt tinh thể tạo nên màu sắc đẹp mắt và lấp lánh.
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non khám phá đám mây và mưa
Bằng một số nguyên liệu và các bước thí nghiệm đơn giản chúng ta giúp thu hút trẻ khi thực hiện thí nghiệm khám phá đám mây và mưa. Các bước tiến hành như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Màu thực phẩm
- Ống nhỏ giọt
- Nước
- Lọ
- Rây lọc
- Bông gòn
Thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non với đám mây và mưa
Các bước thực hiện
- Đặt rây lọc trên lọ, cho đầy bông vào rây lọc
- Đổ nước đầy ly, hòa tan màu thực phẩm trong nước
- Dùng ống nhỏ giọt phun nước màu lên bề mặt bông gòn nhiều lần
Hiện tượng
Trẻ phun nước lên bông gòn đến khi nước đầy, nhỏ giọt và chảy xuống bình
Giải thích cho bé
Giải thích cho trẻ hiện tượng trên thực tế, hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ thành mây đến khi nặng chảy xuống tạo thành cơn mưa.
Xem thêm:
- Top 15 trường tiểu học quốc tế tại Hà Nội có cơ sở vật chất tốt nhất
- Top 13 trường quốc tế Hà Nội có chất lượng giáo dục tốt nhất
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non với Marshmallow Shapes
Thí nghiệm với Marshmallow Shapes giúp trẻ gắn kết và tạo hình dạng các hình 1 cách thú vị. Thông qua thí nghiệm kích thích trẻ thể hiện được sự sáng tạo của mình và học thêm kiến thức mới về hình học. Để tiến hành thí nghiệm cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tăm
- Kẹo dẻo Marshmallow
Thí nghiệm cho trẻ mầm non với Marshmallow Shapes
Các bước thực hiện
- Kết nối que tăm để tạo hình bằng cách dùng kẹo dẻo làm đầu nối
- Sắp xếp que tăm và kẹo dẻo thành nhiều hình khối khác nhau
- Hỗ trợ, hướng dẫn trẻ tạo các mô hình theo sở thích
Hiện tượng
Trẻ có thể tạo hình bằng cách sử dụng que tăm, kẹo dẻo như hình khối chữ nhật, vuông…
Giải thích cho bé
Sự kết nối que tăm và kẹo dẻo giúp tạo thành các khối hình vững chắc. Đây là sự liên kết chặt chẽ tạo hình dạng thú vị, trẻ tạo hình theo ý thích của bản thân nên các bé cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Đồng thời trẻ học được kiến thức về sự liên kết, cân bằng, phân bổ trọng lượng với các đồ vật và các dạng hình học.
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non trồng thực vật từ thùng rác
Thí nghiệm trồng thực vật từ thùng rác giúp các bé khám phá cách trồng cây, mang lại các sản phẩm có ích. Thông qua thí nghiệm này các thầy cô và phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ hiểu thêm về tên gọi, đặc điểm một số loại cây trồng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gốc 1 số loại rau theo mùa như cần tây, rau cải
- Cốc
- Chậu
- Đất trồng cây
- Phân trùn quế
- Nước
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non trồng thực vật từ thùng rác
Các bước thực hiện
- Rửa sạch gốc cây rau bằng nước sạch
- Đổ nước vào cốc, cắm phần gốc cây rau vào cốc nước theo chiều thẳng đứng
- Đặt cốc cây rau ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời
- Thay nước cốc cây rau 2 – 3 lần trong tuần đầu tiên
- Khi lá non mới nhú lên khỏi gốc cây, chuyển cây trồng vào chậu đất trộn phân
- Đặt chậu cây ở vị trí có nhiều ánh sáng mặt trời, tưới nước giữ ẩm mỗi ngày
Hiện tượng
Khoảng 3 – 5 tuần sau khi cây lên mầm cao có thể thu hoạch phần thân này, phần gốc giữ lại tiếp tục chăm sóc để tạo ra mầm mới
Giải thích cho bé
Thực hiện các bước trồng và chăm sóc cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non chọc que vào quả bóng bay
Tại sao chọc que vào bóng bay mà bóng bay không vỡ? Thông qua thí nghiệm các bé sẽ được thực hiện và giải thích hiện tượng này.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bóng bay
- Que nhọn
- Dầu hoặc mỡ thực vật
Thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non chọc que vào quả bóng bay
Các bước thực hiện
- Thổi căng bóng và buộc chặt lại
- Nhúng que nhọn vào dầu hoặc mỡ thực vật
- Dùng que xiên từ đầu quả bóng gần nút buộc phần có màu sẫm hơn đến cuối quả bóng ở phần có màu sẫm hơn.
Hiện tượng
Khi xuyên que từ đầu đến cuối quả bóng, bóng không bị vỡ
Giải thích cho bé
Do bóng có cấu tạo từ phân tử cao su kết nối thành chuỗi và gắn chặt như tấm lưới. Khi thổi bóng các phân tử bị giãn ra, nếu dùng que chọc vào phần bóng căng, chuỗi phân tử sẽ bị phá vỡ và nổ. Khi chọn xiên que vào phần bóng không bị kéo căng, chuỗi phân tử bị tách ra không đáng kể nên bóng không vỡ.
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non với túi lọc cafe
Chỉ cần sử dụng túi lọc cafe cũng tạo nên và bút màu cũng thực hiện được thí nghiệm mầm non cho trẻ thực hiện. Cách làm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bộ lọc cà phê
- Túi có dây kéo, khoét lỗ/ Vỉ nướng kim loại
- Bút màu
- Keo dính
- Súng bắn keo
- Bút viết
- Kéo
- Bình xịt phun sương
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non với túi lọc cafe
Các bước thực hiện
- Làm phẳng bộ lọc cà phê tròn, dùng bút màu vẽ các vòng tròn theo 7 sắc cầu vồng (dùng bút màu có thể giặt sạch)
- Đặt bộ lọc cà phê vào túi hoặc vỉ nước và dùng bình xịt phun sương xịt lên bề mặt
- Phơi khô bộ lọc và phê, gấp đôi lại và cắt dọc theo nếp gấp tạo thành 2 hình cầu vồng
- Vẽ trang trí thành hình theo sở thích và cắt viền xung quanh
Hiện tượng
Các màu sắc trên bộ lọc cà phê hòa trộn và xoáy vào nhau sau khi xịt nước
Giải thích cho bé
Do khả năng hòa tan trong chất lỏng hoặc dung môi bất kỳ nên các màu sắc trên bộ lọc cà phê pha trộn vào nhau. Các phần tử trong mực và nước hút vào nhau tạo nên hiện tượng này.
Có thể cha mẹ quan tâm: Danh sách trường tiểu học tốt nhất Hà Nội hiện nay
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non xây dựng cầu
Thí nghiệm xây dựng cầu là thí nghiệm mầm non giúp các bé hiểu cách làm cây cầu sáng tạo từ các vật liệu tái chế sẵn có. Từ đó phát huy tính sáng tạo, rèn luyện sự khéo léo của mỗi trẻ. Các bước thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Kéo
- Keo dán
- Ống hút
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non xây dựng cầu
Các bước thực hiện
- Cắt ống hút thành các đoạn bằng nhau, đặt theo thứ tự nằm ngang và ghép lại bằng cách dùng keo cố định tạo ra bề mặt cây cầu.
- Tiếp tục cắt ống hút thành đoạn bằng nhau dán lại làm thành chân cầu
- Để đảm bảo sự chắc chắn cho cây cầu, cần cắt ống hút làm thành trụ 2 bên cầu
- Trang trí thêm trên cây cầu theo sở thích của trẻ
Hiện tượng
Trẻ làm thành cây cầu bằng ống hút dựa trên những cây cầu trên thực tế trẻ đã được nhìn thấy hoặc do giáo viên, phụ huynh giới thiệu.
Giải thích cho bé
Đây là hoạt động sáng tạo, thiết kế và thực hiện làm cây cầu theo chức năng thực tế trong cuộc sống. Mở rộng kiến thức hãy tạo điều kiện cho trẻ thực hành làm các vật dụng khác tùy theo khả năng của từng lứa tuổi.
Thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non tổ chức cuộc thi xây dựng
Thí nghiệm tổ chức cuộc thi xây dựng giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo và phát triển khả năng định hướng trong không quan, trí tưởng tượng, sự sáng tạo. Cùng tham khảo các bước thực hiện thí nghiệm ngay dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Hình khối lắp ghép với kích thước khác nhau
- Đồ chơi sẵn có như ô tô, máy bay, khuôn gỗ…
- Hộp giấy, lon nhựa…
Thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non tổ chức cuộc thi xây dựng
Các bước thực hiện
- Chọn chủ đề phù hợp với lứa tuổi của trẻ như lắp ghép hình con vật, xây dựng công viên, tạo hình phương tiện giao thông…
- Phân công trẻ thực hiện để hoàn thành mô hình
- Đánh giá và nhận xét mô hình trẻ đã thực hiện
Hiện tượng
Mỗi trẻ hoặc nhóm trẻ thực hiện lắp ráp mô hình theo nhiệm vụ đã được phân công
Giải thích cho bé
Các mô hình được thực hiện theo sự sáng tạo và tưởng tượng của trẻ. Sau khi hoàn thành chúng ta có thể cho trẻ thuyết trình về mô hình của mình. Sau đó cha mẹ, thầy cô cần đưa ra đánh giá, nhận xét mang tính khích lệ tinh thần để trẻ cảm thấy vui vẻ và hào hứng.
Thí nghiệm steam cho trẻ mầm non mổ xẻ bông hoa
Thí nghiệm khoa học mổ xẻ bông hoa là thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non kích thích giác quan và đam mê khám phá. Từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu được cấu tạo của các loại thực vật xung quanh cuộc sống.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Kéo
- Bút chì
- Giấy
- Khay
- Keo dán
- Bông hoa
Thí nghiệm steam cho trẻ mầm non mổ xẻ bông hoa
Các bước thực hiện
- Dùng kéo tách từng bộ phận của bông hoa và đặt vào khay
- Yêu cầu trẻ đọc tên từng bộ phận của bông hoa đã được tách rời, nếu trẻ chưa biết chúng ta cần giới thiệu cho bé
- Dùng keo dán từng bộ phận trên giấy và phơi khô để bảo quản
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non với kẹo mentos và coca
Dùng kẹo mentos và coca tạo ra núi lửa là thí nghiệm mầm non thú vị mà bé nào cũng yêu thích. Cùng trẻ thực hiện ngay trong hôm nay cha mẹ nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Coca hoặc Pepsi
- Kẹo Mentos
- Cốc
Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non với kẹo mentos và coca
Các bước thực hiện
- Mở nắp Coca hoặc Pepsi lên mặt phẳng
- Rót Coca hoặc Pepsi ra cốc
- Cho viên kẹo mentos vào cốc và quan sát hiện tượng
Hiện tượng
Nước trong cốc Coca/ Pepsi phun trào như hiện tượng núi lửa phun
Giải thích cho bé
Kẹo Mentos xúc tác với nước ngọt trong chai giải phóng khí CO2 làm cho khí và nước trào ra ngoài miệng chai giống như hiện tượng núi lửa phun.
Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non đã được nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo sự an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng trên thực tế, khơi gợi niềm vui, cảm hứng và đam mê học tập, khám phá cho các bé. Kết hợp với quá trình thực hiện thí nghiệm thầy cô và phụ huynh giải thích để trẻ học hỏi, mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của mình. Đừng quên chia sẻ kết quả thí nghiệm với The Dewey Schools để mọi người cùng tham khảo nhé.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế liên cấp tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey Schools đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- Học phí Dewey School