Phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm và phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm đang trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Hai phương pháp này có những lợi thế và hạn chế gì đối với “thế hệ tương lai của đất nước”? Ngay bây giờ, hãy cùng Dewey tìm câu trả lời phù hợp nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm
Phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm còn được biết đến là cách dạy học truyền thống từ lâu đời, qua nhiều thế hệ. Hiểu một cách cơ bản thì giáo viên sẽ là người thuyết trình, diễn giải kiến thức, nội dung bài học, còn học sinh sẽ là người lắng nghe, ghi chép, học thuộc và áp dụng. Với phương pháp dạy học truyền thống này, giáo viên chính là chủ thể, là tâm điểm còn học sinh là khách thể, là quỹ đạo.
Ưu điểm của phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm
Giáo án dạy chương trình được thiết kế theo một đường thẳng từ trên xuống, nội dung giảng dạy theo tính truyền thống có tính hệ thống và tính logic cao. Người dạy sẽ trình bày và giảng giải nội dung cho học sinh, đồng thời chỉ đạo và kiểm tra các bước học tập để đảm bảo học sinh tuân thủ những quy tắc, kỷ luật.
Học sinh sẽ lĩnh hội được các nội dung, bài học giá trị đã được giáo viên đúc kết qua nhiều năm giảng dạy. Kết quả học tập sẽ được dự báo dựa trên nhiều phương pháp khác nhau, dạy học và đánh giá được chia ra làm hai thành phần khác nhau suốt quá trình học sinh theo học. Nhìn chung phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm sẽ tái hiện được khả năng chính xác của tri thức.
Ưu điểm của phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm
Nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống
Mặc dù nội dung bài giảng có tính logic và hệ thống cao, tuy nhiên giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm cũng có không ít hạn chế như:
- Hạn chế về mức độ “nhớ, hiểu” kiến thức lý thuyết trên lớp, bởi mỗi em học sinh sẽ có mức độ đón nhận kiến thức khác nhau, việc tiếp thu kiến thức sẽ chênh lệch, không đồng đều giữa các bạn trong lớp.
- Hạn chế về việc vận dụng, phân tích, sáng tạo từ kiến thức lý thuyết khi về nhà. Bởi vì: tính tự giác của mỗi học sinh khác nhau, các em không có sự hướng dẫn, kiểm soát của giáo viên, nên có thể xuất hiện tình trạng làm đối phó, chép bài bạn khác,…dẫn đến hiệu quả học không cao.
- Hạn chế về việc phát triển các kỹ năng vốn có của học sinh, người học sẽ bị bị động, không có quyền quyết định quá nhiều, làm học sinh mất tự tin.
Tính hệ thống, máy móc cao khiến giờ dạy dễ bị buồn tẻ, đơn điệu, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành, kích thích khả năng sáng tạo cho học sinh khiến cho đời sống thực tế bị hạn chế.
>>> Xem thêm:
- Tìm hiểu về phương pháp giáo dục STEAM và phương pháp STEM
- STEAM là gì? Vì sao phương pháp giáo dục STEAM lại quan trọng
- Ưu điểm của phương pháp dạy học hiện đại
Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm
Phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây vào đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh hơn về sau này. Nhờ vào tính hiệu quả mà phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cách thức giáo dục theo lối phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, ở đó học sinh sẽ là trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý, tổ chức và giúp học sinh khám phá, tìm kiếm những tri thức theo kiểu hội thảo, tranh luận.
Giáo án dạy học theo phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm sẽ được thiết kết theo chiều ngang, hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò.
>>> Xem thêm:
- Tại sao phương pháp giáo dục Steam lại quan trọng trong thế kỷ 21?
- 6 lợi ích mà phương pháp giáo dục STEAM mang lại cho trẻ
- Áp dụng phương pháp STEAM trong giáo dục trung học cơ sở
Ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án
Giúp học sinh có được tính chủ động trong việc học tập, khám phá bản thân và người làm thầy sẽ giúp học sinh có được sự độc lập và trách nhiệm với bản thân.
Loại bỏ được sự bất bình đẳng trong quá trình học, học sinh sẽ nắm chắc được “chất lượng kiến thức”
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm với tư tưởng chủ đạo là tổ chức cho học sinh những suy nghĩ tích cực, sáng tạo hơn trong học tập, lấy tự học làm chính – lấy tập thể bổ trợ cho cá nhân – lấy máy móc thiết bị làm phương tiện học tập. Từ đó giúp trẻ làm chủ được kiến thức, mạnh dạn và tự tin hơn.
Chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh sẽ được chuẩn bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành…
Ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án
Nhược điểm của phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm
Việc khai thác và áp dụng còn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thực tế. Nhiều giáo viên còn lạc hậu, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế. Phương pháp này chưa có bất kỳ tiêu chuẩn nào cụ thể về việc giáo viên cần trình độ như thế nào, học sinh cần học những nội dung gì.
Đánh giá phải có ý nghĩa và sáng tạo hơn thay vì các bài kiểm tra đơn thuần như trước kia. Giáo dục hiện đại mới chỉ áp dụng ở những trường quốc tế, tiêu biểu như The Dewey School, nơi có thể kết hợp giữa việc học và thực hành cũng như vận dụng vào các tình huống mà nhà trường đã đề ra cho các em học sinh. Còn đối với các trường học công lập thì nó chỉ mới chỉ được thực hiện thông qua các cuộc thi đề án….
Qua những chia sẻ của Dewey, có thể thấy phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm và lấy học sinh làm trung tâm đều có những ưu nhược điểm riêng. Cha mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho con yêu của mình nhé.