Sự tự tin cần thiết cho trẻ nhỏ và ngay cả người lớn để chủ động trong cuộc sống và gặt hái được thành công. Vì vậy rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học là vấn đề được nhiều phụ huynh chú trọng nhằm giúp con phát huy tối đa năng lực, phát triển tiềm năng. Bài viết dưới đây The Dewey Schools đã tổng hợp 11 phương pháp rèn luyện tự tin cho trẻ tiểu học ngay từ nhỏ mà cha mẹ có thể tham khảo thực hiện.
Rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học giúp các con tự tin và chủ động trong cuộc sống
Tự tin là sự tin tưởng, niềm tin vào bản thân, vào khả năng và hành động của mình của mỗi người. Trên thực tế, nhiều cha mẹ lo lắng khi con em mình thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày, trong học tập. BIểu hiện của một đứa trẻ thiếu tự tin là:
- Trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp trong môi trường đông người
- Trẻ không dám thử nghiệm cái mới, không dám chơi các trò chơi trong lần đầu tiên
- Trẻ không thể tiếp nhận những lời nhận xét tiêu cực từ người khác
- Trẻ không dám tự nhận trách nhiệm, công dám công nhận lỗi sai và có xu hướng đổ lỗi cho người khác
- Trẻ có hành vi quấy rối, bướng bỉnh để thu hút sự chú ý của người thân
Sự tự tin là đức tính tốt đẹp cần được nuôi dưỡng và phát huy để trẻ có thể nói và hành động một cách chắc chắn và quyết đoán hơn. Tự tin giúp trẻ có thể phát triển từng ngày, sẵn sàng trải nghiệm, khám phá cái mới, đồng hành cùng con trong hiện tại và tương lai. Một đứa trẻ tự tin chính là gốc rễ để tạo thành 1 người lớn tự tin và thành công trong tương lai.
Bởi vậy rèn luyện sự tự tin cho con là mong muốn của nhiều cha mẹ. Tuy nhiên để thực hiện thì hành trình này hoàn toàn không dễ dàng, chúng ta cần chọn lựa các phương pháp phù hợp. Để giúp trẻ hình thành sự tự tin từ sớm, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.
Tham khảo: Các kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện tính tự lập, thói quen tốt
Rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học cần chú trọng về ngoại hình
Chăm sóc về ngoại hình là yếu tốquan trọng đầu tiên mà cha mẹ cần quan tâm khi rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học. Bởi nếu bị trêu chọc về ngoại hình dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị mặc cảm, tự ti và trở nên nhút nhát, ngại ngùng. Vì vậy để giúp trẻ thoải mái, tự tin thể hiện cá tính của bản thân, cha mẹ đừng quên chăm chút ngoại hình cho con.
Một vẻ bề ngoài xinh xắn đáng yêu hay điển trai, gọn gàng được tán thưởng sẽ là lợi thế cho trẻ khi đi ra ngoài.
Chăm sóc tốt về ngoại hình giúp trẻ có thể tự tin hơn trước người khác
Đặt mục tiêu theo từng độ tuổi và khuyến khích trẻ thực hiện
Mỗi đứa trẻ luôn có 1 thế mạnh, tiềm năng riêng hay có những điều chưa được tốt. Tôn trọng con và cùng con phát huy thế mạnh, khắc phục nhược điểm không chê bai, phủ nhận chính là cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học.
Mới mỗi việc con làm chưa tốt, phụ huynh hãy cùng bé đặt mục tiêu theo từng độ tuổi và khuyến khích trẻ thực hiện. Ví dụ nếu con cảm thấy mình học chưa tốt môn toán và thiếu tự tin với môn học đó, thay vì nói trẻ học kém, không tiến bộ chúng ta hãy cùng con cải thiện tình trạng này. Cha mẹ cùng con tìm ra điểm chưa rõ ở môn toán, tìm ra cách giúp trẻ học tốt hơn và khuyến khích con hoàn thành mục tiêu.
Phụ huynh cần chú ý việc đặt ra mục tiêu cần kèm theo hướng dẫn cụ thể để trẻ thuận lợi hoàn thành mục tiêu. Khi mục tiêu hoàn thành bé sẽ hình thành sự tin tưởng vào bản thân nhiều hơn. Việc này tạo nên tiền đề tốt để rèn luyện sự tự tin cho trẻ.
Rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học cần tôn trọng suy nghĩ của con
Trẻ luôn có suy nghĩ và ý kiến riêng của mình dù khi con còn nhỏ hay khôn lớn. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vì quá bận rộn dẫn đến lơ là về quan điểm của con cái. Hoặc có những người giữ vững quan điểm trẻ nhỏ thì chưa có nhận thức đúng đắn mà ít quan tâm đến cảm nhận của con. Đây là những quan điểm không đúng đắn, bởi khi chúng ta không tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của con sẽ không hiểu được con đang nghĩ gì, có hiểu đúng vấn đề hay không.
Cha mẹ hãy để trẻ được nêu lên quan điểm của mình, đây cũng là cách để kiểm tra xem suy nghĩ, cách hiểu của con có sai lệch hay không. Từ đó chúng ta dễ dàng hiểu con, có cách đồng cảm hay điều chỉnh những điều mà trẻ hiểu chưa đúng. Lắng nghe suy nghĩ, ý kiến của trẻ, tạo điều kiện cho bé được quyền biểu đạt chính kiến là cách giúp con tự tin.
Điều đơn giản này là cách để cha mẹ rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học để giao tiếp với mọi người xung quanh, phát biểu ý kiến ở trường lớp, trở nên năng nổ trong học tập và đạt hiệu quả tốt hơn.
Để rèn luyện sự tự tin cho trẻ thì cha mẹ cần tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của con
Khuyến khích trẻ chia sẻ ý kiến cá nhân
Trẻ nhỏ thường thích được khen ngợi và tự hào khi được động viên, khích lệ và coi đó là động lực để cố gắng. Vì vậy cha mẹ, thầy cô nên khuyến khích trẻ làm những việc mà con yêu thích hay chia sẻ ý kiến cá nhân của mình khi rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học. Để trẻ có thể thoải mái chia sẻ những thói quen, những việc mình làm được với mong muốn được người lớn công nhận thành tích và khích lệ.
Việc trẻ thoải mái bày tỏ ý kiến cá nhân, quan điểm của bản thân sẽ giúp con tự tin hơn và khả năng của chính mình. Từ đó rèn luyện cho trẻ sự tự tin một cách hiệu quả từ những điều đơn giản trong cuộc sống.
Không so sánh là cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học hiệu quả
So sánh con với trẻ khác là một thói quen điển hình của nhiều bậc phụ huynh với mong muốn trẻ coi đó là tấm gương, cảm thấy xấu hổ và cố gắng hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia đây là cách làm không đúng, chỉ làm trẻ phát triển tâm lý bất thường, càng thêm thiếu tự tin và thu mình lại.
Trên thực tế, khi bị so sánh trẻ càng thu mình, không dám làm và không muốn làm bất cứ điều gì. Việc cha mẹ nói con không bằng bạn nào đó, dẫn đến mặc định trong đầu trẻ là con không có khả năng. Từ đó trẻ luôn cảm thấy tự ti, thấy mình không có năng lực để thực hiện được việc đó.
Không chỉ dừng lại ở việc so sánh trẻ với trẻ khác về sự thua kém của con, để rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học thì cha mẹ cũng không nên o sánh về việc con giỏi hơn bạn khác. Nhấn mạnh trẻ giỏi hơn các bạn dễ gieo vào lòng con sự kiêu ngạo và không nên khen trẻ một cách thái quá. Bản chất của sự tiến bộ đúng nhất là khi tự so sánh với chính bản thân mình. Vì vậy trẻ cần cố gắng để tiến bố, không phải cố gắng để giỏi hơn hay giỏi bằng trẻ khác.
Phụ huynh quan tâm: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Rèn luyện cho trẻ tự tin trước đám đông
Biểu hiện của sự thiếu tự tin là trẻ ngại ngùng không dám nêu ra ý kiến, không dám khám phá, không dám thể hiện ở chỗ đông người. Để rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học, cha mẹ không nên chê trách trẻ trước mặt nhiều người khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, bị xúc phạm, không thoải mái. La mắng, phủ định việc làm của trẻ nơi đông người là cách dẹp đi sự tự tin của con nhanh nhất. Mang sai lầm của trẻ phơi bày trước đông người là việc không nên làm sẽ khiến con ngày càng khép mình, ngại giao tiếp.
Muốn rèn luyện sự tự tin cho con cha mẹ nên ủng hộ, động viên để trẻ tham gia vào những hoạt động xã hội phù hợp. Các hoạt động như vui chơi cùng bạn bè ngoài trời, cả gia đình cùng đi cắm trại, du lịch cùng nhiều người khác, cho con tham gia các lớp học tiếng anh giao tiếp…
Cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học trước đám đông
Rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học bằng tính cách kiên nhẫn
Kiên nhẫn là đức tính tốt cần có của mỗi người ngay cả với trẻ nhỏ hay người lớn. Đây cũng là 1 trong những đức tính cần thiết của người thành công. Để dạy trẻ tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ cha mẹ có thể cùng chơi các trò chơi mang tính logic, cần nhiều thời gian để thực hiện cùng con như giải câu đố, lắp ghép lego nhiều chi tiết, truy tìm kho báu…
Kiên nhẫn ngay từ những việc nhỏ sẽ giúp trẻ rèn khả năng bình tĩnh khi giải quyết mọi vấn đề. Từ đó trẻ không nóng vội, hấp tấp và không đưa ra những quyết định sai lầm. Rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ cũng là cách rèn luyện sự tự tin, vì thông qua những quyết định đúng đắn trẻ ngày càng tự tin vào bản thân mình.
Đối mặt khó khăn sẽ rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học
Không ai là không gặp những khó khăn nhất định trong cuộc sống, tuy nhiên những người thành công là những người sẵn sàng đối mặt và vượt qua khó khăn của chính mình. Bên cạnh đó với mỗi sai lầm cá nhân mắc phải, biết cách đối mặt, chịu trách nhiệm và sửa sai cũng là cách rèn luyện sự tự tin, chủ động cho chính mình.
Vì vậy ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy trẻ nhận thức về trách nhiệm của bản thân, sẵn sàng đối mặt với khó khăn hay sẵn sàng khắc phục lỗi lầm của mình gây ra. Từ đó trẻ sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Tương lai con sẽ trở thành người có ích cho xã hội và đạt được thành công.
Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động xã hội, xây dựng quan hệ
Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động xã hội, xây dựng quan hệ là cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học có được sự chủ động, linh hoạt trong giao tiếp. Giao tiếp tốt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển bản thân trong tương lai. Hãy bắt đầu rèn luyện con xây dựng mối quan hệ tốt đẹp từ trong gia đình, giữa các thành viên với nhau.
Trẻ cần biết cách nói chuyện, cư xử với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong nhà. Rèn luyện sự chủ động tự tin cho con ngay từ trong gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ biết cách giao tiếp xã hội. Trẻ chủ động nói chuyện với bạn bè, những người xung quanh trở nên cởi mở và tự tin hơn. Đây cũng chính là tiền đề tốt rèn luyện sự tự tin cho trẻ.
Tham gia hoạt động xã hội và xây dựng quan hệ sẽ giúp trẻ rèn luyện được tự tin hơn
Giúp trẻ tìm hiểu sở thích cá nhân
Sở thích cá nhân chính là điểm mạnh của mỗi trẻ, vì vậy điều cần thiết chúng ta nên làm khi rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học đó là giúp bé tìm hiểu sở thích cá nhân của chính mình. Khi phát hiện ra sở thích cá nhân và được người lớn ủng hộ thì rất có thể đây chính là điểm mạnh có thể trở thành điểm ưu tú của bé.
Phát hiện thế mạnh của bản thân và phát huy chúng có thế biến những sở thích bình dị thành kim chỉ nam cho trẻ lớn lên. Đây là các rèn luyện sự tự tin đóng vai trò quan trọng trong tươi lai của các bé.
Cha mẹ xem thêm: Kỹ năng tự nhận thức giúp học sinh biết được đam mê và mục tiêu từ sớm
Không tập trung vào thất bại của trẻ
Bất cứ ai đều có thể mắc phải sai lầm hay sự thất bại và nếu đắm chìm trong đó chúng ta sẽ không thể tiến bộ được. Điều cha mẹ nên chú ý là không tập trung vào thất bại của con khi rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học mà cần cùng con khắc phục hậu quả cũng như rút kinh nghiệm. Cha mẹ cần bao dung với sai lầm hay thất bại của con và tránh chỉ trích, xoáy sâu vào đó.
Sự chỉ trích chỉ dẫn đến việc trẻ cảm thấy khó chịu, phản kháng và đổ lỗi. Lâu dần trẻ sinh ra tâm lý sợ hãi, sợ làm sai, ngại va chạm và mất tự tin vào bản thân. Khi xem xét đến thất bại hay sai lầm của trẻ cha mẹ nên lưu ý hành vi, tránh phóng đại về tính cách.
Ví dụ: Trẻ bị điểm kém hay học kém về môn học nào đó, cha mẹ không nên kết luận là trẻ không khả năng học môn đó hay trẻ có tính không cẩn thận. Những nhận định chủ quan, tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự suy nghĩ làm trẻ mất đi sự tự tin.
Tham gia nhiều hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ tự tin, năng động
Nhiều phụ huynh hiện nay ít quan tâm đến hoạt động thể chất của trẻ bởi lịch học quá dày đặc. Tuy nhiên cha mẹ quên mất rằng ngoài tri thức trẻ cũng cần phải rèn luyện tốt về thể chất. Có sức khỏe tốt trẻ hào hứng, chủ động học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Bên cạnh đó việc tham gia các môn thể thao, các hoạt động ngoài trời không chỉ giúp trẻ trau dồi, rèn luyện sức khỏe, tăng cường đề kháng. Các hoạt động này còn giúp con nâng cao kỹ năng sống, mở rộng giao lưu với bạn bè, tương tác với xã hội tốt hơn. Trẻ không ngại va chạm trong quá trình luyện tập, vui chơi, tự mình vượt qua nỗi sợ hãi.
Xử lý các tình huống phát sinh sẽ giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, phát triển sự tự tin mỗi ngày. Từ đó giúp cha mẹ yên tâm hơn khi con bước ra xã hội mà không có cha mẹ đồng hành bên cạnh.
Cho trẻ hoạt động thể chất là cách để rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học vô cùng hiệu quả
Trở thành tấm gương về sự tự tin để trẻ học theo
Để có thể rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học thì cha mẹ là người đầu tiên gần gũi, yêu thương và chăm sóc trẻ. Chúng ta chính là người đồng hành và có tầm ảnh hưởng lớn trong suốt chặng đường lớn khôn của con. Con cái thường nhìn cha mẹ để học theo vì vậy nếu muốn trẻ học được cách tự tin, cha mẹ cần trở thành tấm gương về sự tự tin.
Bởi vậy với bất kỳ việc làm nào từ nhỏ nhất phụ huynh hãy thể hiện cho trẻ thấy rằng mình là người tự tin và có chính kiến trong cuộc sống. Ngay từ nhỏ trẻ đã có thói quen học tập và bắt chước thái độ, hành động của những người xung quanh, ngay từ người gần gũi nhất với mình. Vì vậy rèn luyện sự tự tin cho trẻ bằng chính sự tự tin của mình là cách được nhiều cha mẹ áp dụng thành công.
Tập dần cho trẻ tính tự lập và độc lập
Một trong những cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học hiệu quả là tập dần cho con tính tự lập và độc lập. Khi chủ động, độc lập trẻ dễ dàng đưa ra ý kiến, quyết định của mình và dũng cảm đối mặt với khó khăn, sẵn sàng chịu trách nhiệm với việc mình làm. Trẻ tự tin, độc lập sẽ thoát khỏi vùng an toàn mỗi khi gặp sợ hãi, sớm rèn luyện được sự mạnh mẽ đứng trước đám đông.
Để tập dần cho trẻ tính tự lập và độc lập cha mẹ hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ như cho con tự lựa chọn quần áo, đồ dùng của mình mỗi khi đi mua sắm. Trong hoạt động hàng ngày rèn cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ người khác. Cha mẹ đừng vì quá thương con mà làm hết mọi việc cho trẻ, hãy tạo cho bé thói quen giúp đỡ những việc nhỏ trong gia đình phù hợp với khả năng của con. Đây cũng là những cách đơn giản để dạy trẻ khả năng tự lập và độc lập.
Tại Dewey Schools, các con có thể tự tin thể hiện và phát triển bản thân
Sự tự tin là đức tính có được sau quá trình dài rèn luyện dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường, con người… Để rèn luyện sự tự tin cho trẻ cần có sự kết hợp giữa phương pháp phù hợp, thời gian, sự kiên trì và tính nhất quán.
Trên thực tế có nhiều phương pháp rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học nhưng tùy theo tính cách, ưu điểm khác nhau cha mẹ nên chọn cách khác nhau. Phụ huynh nên dành thời gian quan sát, trò chuyện, lắng nghe để hiểu rõ tính cách của con từ đó giúp trẻ rèn luyện hiệu quả. Điều quan trọng cha mẹ cần nhớ là tôn trọng và kiên nhẫn đồng hành cùng trẻ.
Bên cạnh đó để đảm bảo tính nhất quán, ngoài việc rèn luyện cho trẻ tại nhà, cha mẹ nên chọn môi trường học tập giúp trẻ xây dựng tự tin tin. The Dewey Schools là 1 trong những sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ.
The Dewey Schools là trường quốc tế tiên phong mang nền giáo dục đẳng cấp thế giới đến Việt Nam. Trường là thành viên của Hội đồng các trường Quốc tế (CIS), là trường ứng viên chương trình Tú Tài Quốc tế IB. Nhà trường hoạt động với triết lý giáo dục tổ chức sự trưởng thành của mỗi học sinh thông qua con đường tự giáo dục – tự học. Từ đó giúp học sinh trở thành người có tâm hồn phong phú, có khả năng tự học, có tinh thần tự lập, có sự tự tin và sống có trách nhiệm.
The Dewey Schools sở hữu môi trường tốt nhất để trẻ có thể rèn luyện sự tự tin ngay từ sớm. Trường đào tạo các cấp học từ tiểu học đến THPT, với mỗi cấp học trường chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm cho trẻ thông qua chương trình giảng dạy tích hợp, quốc tế và các trải nghiệm thực tế. Trẻ được trau dồi các kỹ năng cần thiết thông qua nhiều hoạt động, đặc biệt là rèn luyện sự tự tin bằng cách tổ chức các hoạt động thể thao, các hoạt động ngoại khóa, thăm quan, chương trình giáo dục ngoài trời…
Nhà trường luôn kết nối chặt chẽ với phụ huynh để đồng hành cùng học sinh với phương châm giáo dục nhất quán giữa gia đình và trường học. Trẻ không những được rèn luyện sự tự tin mà còn được giáo dục nhiều kỹ năng sống quan trọng khác. Từ đó giúp trẻ có được sự mạnh mẽ để bước qua mọi khó khăn, hướng đến hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, có nhiều cơ hội mở ra nhiều cánh cửa bước đến thành công trong tương lai.
Cha mẹ có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp học tập cũng như tham quan trải nghiệm môi trường học tập của con tại The Dewey Schools có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
Rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học từ sớm là điều quan trọng cần phải làm một cách nghiêm túc nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Sự tự tin ảnh hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, là nền tảng cho trẻ vững bước vào đời. Với 11 phương pháp rèn luyện sự tự tin cho trẻ trên đây, The Dewey Schools hy vọng cha mẹ sẽ tìm được cách tốt nhất để áp dụng cho em bé nhà mình. Phụ huynh hãy rèn luyện cho trẻ ngay để con sẵn sàng đối mặt với những thách thức của cuộc sống.