Trong giáo dục không thể thiếu kỷ luật để xây dựng nề nếp cho học sinh. Tuy nhiên kỷ luật không phải là trừng phạt, gây tâm lý sợ hãi, hoang mang làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ. Kỷ luật phải là phương pháp giáo dục bằng kỷ luật mang tính tích cực và quản lý tập trung tạo ra môi trường khích lệ hỗ trợ sự phát triển của các em.
Vậy kỷ luật tích cực là gì và vì sao cần thực hiện phương pháp này, cùng Dewey Schools tìm hiểu nhé.
Kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục bằng kỷ luật mang tính tích cực
Kỷ luật trường học bằng hình thức trừng phạt thân thể, xâm phạm bằng lời nói vẫn là một trải nghiệm mà trẻ nhận được từ một số giáo viên tại một số trường học của Việt Nam. Sự tồn tại của kỷ luật trừng phạt đã có từ rất lâu, nhiều thầy cô coi đây là biện pháp truyền thống để rèn luyện, dạy dỗ trẻ. Tự bản thân giáo viên cho rằng mình có quyền được tổn thương tinh thần, thân thể trẻ bằng nhiều cách khi trẻ phạm lỗi. Nhưng đây lại chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực học đường với trẻ.
Hành vi kỷ luật bằng trừng phạt và bạo lực có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như giáo viên đánh giá đây mới là biện pháp giáo dục hiệu quả, khiến trẻ đi vào nề nếp. Một số người khác lại cho rằng trừng phạt là kỷ luật cần có và không gây hại. Tuy nhiên tại Việt Nam, Luật GIáo dục đã quy định rõ việc nghiêm cấm hành vi trừng phạt thân thể ở trường học. Đây là hành động có thể dẫn đến nhiều hậu quả về tinh thần khiến trẻ tự ti, căng thẳng, sợ hãi hay làm tổn thương thân thể học sinh.
Chúng ta nên phân biệt rõ kỷ luật và trừng phạt để vận dụng đúng phương pháp giáo dục cần thiết. Trừng phạt bằng bạo lực tinh thần hay thể chất đều là hành động bạo lực trẻ em. Hơn nữa qua nhiều nghiên cứu, phương pháp giáo dục này không chứng minh được mức độ hiệu quả. Trong khi đó nếu áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực có thể giúp học sinh học được hành vi đúng đắn, nhận thức hành động sai lầm mà không sợ bị trừng phạt.
Xem thêm: So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam có gì khác biệt?
Kỷ luật tích cực là gì?
Kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục và quản lý hành vi của học sinh tập trung vào việc tạo ra môi trường khích lệ và hỗ trợ tích cực cho việc học và phát triển của các em. Do đó, thay vì tập trung vào trừng phạt hay hình phạt, chúng ta tập trung vào việc đánh giá và khuyến khích những hành vi đúng. Từ đó xây dựng mối quan hệ tôn trọng và tạo điều kiện để trẻ em phát triển kỹ năng tự quản và kỹ năng xã hội.
Kỷ luật tích cực là việc giáo viên giáo dục học sinh dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ, không làm tổn thương đến tinh thần và thể chất của các em. Hình thức giáo dục dựa trên sự thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Thầy cô giáo dạy dỗ và rèn luyện cho trẻ tính tự giác tuân theo quy tắc đạo đức, quy định chung tại thời điểm hiện tại và lâu dài về sau.
Kỷ luật không mang tính bạo lực, trừng phạt mà luôn tôn trọng trẻ. Đây là cách tiếp cận mang tính giáo dục, cung cấp cho học sinh những thông tin mà các em cần để học tập tốt, hỗ trợ sự phát triển và giúp trẻ thành đạt.
Kỷ luật tích cực tạo ra môi trường khích lệ, hỗ trợ tích cực cho học sinh
Vì sao cần kỷ luật tích cực cho học sinh?
Kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục tiến bộ được đánh giá cao, được biết đến, chào đón và ứng dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Giáo dục bằng kỷ luật mang tính tích cực mang lại nhiều lợi ích trong giáo dục cho người học, vì vậy nên áp dụng cho học sinh:
- Xây dựng môi trường tích cực: Kỷ luật mang tính tích cực tạo ra môi trường học tập, phát triển tích cực khiến học sinh cảm thấy an toàn, tích cực, tự tin và luôn được động viên phát triển tốt hơn. Những giải pháp giáo dục mang tính dài hạn thể hiện rõ ràng những quy tắc, mong đợi giúp trẻ phải tuân thủ, phát huy tính tự giác, kỷ luật.
- Khuyến khích học tập và phát triển tốt: Kỷ luật tích cực tập trung vào việc khen ngợi, khuyến khích những hành vi tích cực, tạo động lực phát triển, tạo điều kiện cho trẻ phát triển kỹ năng của mình. Từ đó làm tăng sự tự tin khả năng xử lý tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống cho trẻ.
- Xây dựng quan hệ tốt: Kỷ luật mang tính tích cực là phương pháp xây dựng mối quan hệ tin tưởng, tôn trọng và đồng hành giữa người lớn và trẻ em trong môi trường giáo dục. Học sinh được tạo điều kiện để học từ việc lắng nghe ý kiến và những kinh nghiệm của người lớn. Học sinh được dạy cách cư xử nhã nhặn, lịch sự, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, tôn trọng quyền của người khác và biết cảm thông.
- Phát triển tốt kỹ năng xã hội: Môi trường giáo dục trong kỷ luật mang tính tích cực không chỉ hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ học tập kiến thức, kỹ năng thực hành mà còn phát triển kỹ năng xã hội. Học sinh phát triển tốt các kỹ năng như tương tác xã hội, quản lý cảm xúc, giải quyết xung đột, làm việc tập thể và tự quản… Những kỹ năng nền tảng cần thiết này có ích cho quá trình học tập và cả cuộc sống, công việc của trẻ trong tương lai.
Tham khảo: Top 13 phương pháp dạy học tích cực thành công và hiệu quả
So sánh giáo dục kỷ luật tích cực và trừng phạt
Giáo dục bằng kỷ luật tích cực và trừng phạt là 2 phương pháp khác nhau, hoàn toàn không thể dùng để thay thế cho nhau. Kỷ luật trong giáo dục nhằm hướng đến mục tiêu hướng dẫn học sinh tuân theo các quy tắc hoặc điều chỉnh cách hành vi chưa phù hợp. Trong đó kỷ luật có thể chia thành 2 loại là kỷ luật tiêu cực và kỷ luật tích cực.
Kỷ luật tiêu cực có thể coi như là việc áp dụng những biện pháp trừng phạt để chấm dứt hay ngăn chặn những hành vi sai lầm nào đó của trẻ đã xảy ra. Đây là biện pháp giáo dục không có tính hiệu quả về lâu dài, thông thường sau 1 thời gian trẻ sẽ tiếp tục lặp lại cách ứng xử sau lầm trước đó.
Ngược lại với kỷ luật tiêu cực, sự tích cực trong kỷ luật lại mang đến hiệu quả tuyệt vời. Bởi khi áp dụng phương pháp này trẻ được hướng dẫn cách ứng xử phù hợp khi gặp phải những trường hợp đã xảy ra hoặc trường hợp tương tự. Trẻ được dạy về những kỳ vọng, hệ quả và chịu trách nhiệm với hành động của chính mình.
Dưới đây là so sánh cụ thể về 2 hình thức giáo dục kỷ luật trừng phạt và tích cực:
Tiêu chí | Kỷ luật tích cực | Trừng phạt |
Góc độ tiếp cận | Là hành động xử lý sau khi trẻ phạm sai lầm và chủ động chỉ dạy về các hành vi đúng, phân biệt sự đúng sai trong cư xử của trẻ
+ |
Là phản ứng của người lớn sau khi trẻ phạm sai lầm |
Khái niệm | Hình thức kỷ luật giúp trẻ học, nhớ được cách làm đúng từ những sai lầm và áp dụng cho lần sau. Đồng thời hướng dẫn trẻ kỹ năng cần thiết để có thể tự điều chỉnh và kiểm soát bản thân. Khi tuân thủ các quy tắc ứng xử, trẻ sẽ được khích lệ. | Biện pháp áp dụng là hình phạt khi trẻ làm sai với mục đích kiểm soát và thay đổi hành vi trong tương lai bằng cách bắt trẻ phải trả giá vì sai phạm trước đó |
Mục đích | Giúp trẻ tiếp thu một cách chủ động, tích cực các biện pháp kỷ luật | Kiểm soát hành động của trẻ bằng những biện pháp tiêu cực |
Quan điểm | – Coi hành vi ứng xử là một dạng giao tiếp hình thể
– Hướng dẫn, hỗ trợ để trẻ hiểu, nhớ được cách ứng xử phù hợp trong tương lai – Cho phép trẻ có nhiều sự lựa chọn hành động tích cực khác nhau – Coi lỗi sai của trẻ là bài học để tiến bộ – Tìm hiểu nhu cầu, khả năng, tình huống và bước phát triển của trẻ |
– Coi hành vi ứng xử của trẻ là sai, xấu
– Không tìm hiểu nguồn gốc hành vi, không có ý định giúp trẻ hiểu vấn đề, không hướng dẫn cách ứng xử phù hợp – Yêu cầu trẻ không được làm gì – Bắt buộc trẻ tuân theo quy tắc theo yêu cầu, mong muốn của người lớn Không quan tâm, không xem xét đến nhu cầu, tình huống, khả năng |
Hình thức | – Sử dụng củ chỉ thân thể và ngôn ngữ không mang tính đe dọa, bạo lực hay sỉ nhục
– Áp dụng những biện pháp có liên quan trực tiếp đến hành vi chưa đúng, cách ứng xử sai để trẻ tự liên hệ, đối chiếu – Người lớn cần lắng nghe trẻ và trở thành tấm gương cho trẻ học tập – Chỉ phê bình hành vi mà không công kích trẻ |
– Trừng phạt bạo lực (trừng phạt thân thể)
– Trừng phạt tinh thần (kỷ luật tiêu cực) – Trừng phạt bất hợp lý thường không liên quan trực tiếp đến lỗi sai của trẻ – Thường xuyên khiển trách bất cứ lỗi sai nào của trẻ – Không chỉ trích, phê bình hành vi trẻ gây ra mà hướng đến cá nhân, bản thân trẻ tha |
Kết quả | – Trẻ tự biết cách thay đổi hành vi đúng, phù hợp với hoàn cảnh
– Trẻ biết phân biệt hành vi sai hay đúng và biết hậu quả của lựa chọn – Trẻ biết vận dụng việc thương lượng, kiểm soát, tự điều chỉnh bản thân – Xây dựng mối quan hệ tích cực, tôn trọng, thân thiện giữa giáo viên, cha mẹ và trẻ |
– Trẻ trở nên căng thẳng, cáu gắt, khó chịu, lo lắng, nhút nhát, luôn cảm thấy xấu hổ, tội lỗi
– Trẻ bị ép buộc, đe dọa tuân thủ quy tắc – Gây ra khoảng cách giữa người lớn và trẻ |
Sự khác biệt giữa kỷ luật tích cực và kỷ luật trừng phạt
Như vậy giáo dục bằng kỷ luật mang tính tích cực luôn được đánh giá cao, là phương pháp văn minh, đặt lợi ích của trẻ lên hàng đầu. Người lớn nên chủ động tìm hiểu, học hỏi biện pháp giáo dục này để duy trì mối quan hệ tốt đẹp, tôn trọng, thân thiết với các bé.
Nguyên tắc của giáo dục kỷ luật tích cực
7 nguyên tắc của giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ:
- Kiểm soát bản thân khi dạy trẻ: Cha mẹ, thầy cô cần có sự tỉnh táo, kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân khi dạy trẻ. Hãy cung cấp môi trường yên tĩnh, không phê phán để tạo điều kiện phát huy hiệu quả của phương pháp giáo dục tích cực.
- Ngăn chặn hành vi không đúng mực của trẻ: Mọi hành vi không đúng mực của trẻ dù là nhỏ nhất cũng cần được ngăn chặn kịp thời. Chúng ta phải định rõ giới hạn cho bất cứ hành vi không đúng mực nào của bé.
- Thể hiện sự chú ý vào những hành vi của trẻ mà bạn thích: Đối với mỗi hành vi tích cực của trẻ, người lớn nên thể hiện sự chú ý, quan tâm vào hành vi đó. Bên cạnh đó đừng quên dành lời khen ngợi, động viên và cổ vũ trẻ khi con hành động đúng.
- Hiểu hành vi của trẻ: Hiểu ý nghĩa hành vi của trẻ là một trong những nguyên tắc quan trọng để áp dụng giáo dục kỷ luật tích cực. Người lớn cần xem xét, đánh giá, hiểu ý nghĩa của hành vi của các em, từ đó thúc đẩy hành vi tích cực, giải quyết các hành vi không đúng đắn, không phù hợp.
- Nói giảm, nói tránh: Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần chú ý khi giáo dục trẻ là tránh sử dụng những từ ngữ tiêu cực, phê phán quá mức hay chỉ trích thay vào đó nên nói giảm, nói tránh. Người lớn nên tập trung vào việc giao tiếp một cách tích cực và xây dựng để trẻ luôn cảm nhận được sự thoải mái, dễ chịu, tránh bị ức chế.
- Không phần thưởng: Nhiều người có thói quen khen thưởng bằng những phần quà vật chất cho trẻ khi thấy con làm tốt việc gì đó. Tuy nhiên trong giáo dục tích cực thì khích lệ hành vi và tạo môi trường tích cực được coi là phần thưởng trong chính nó. Chúng ta không sử dụng phần thưởng là những đánh giá từ bên ngoài hay vật chất.
- Xây dựng sự đồng cảm: Chúng ta đừng né tránh, hãy thể hiện cho trẻ thấy nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay có nhu cầu nghỉ ngơi. Người lớn nên tìm cách xây dựng sự cảm thông, đồng cảm từ phía trẻ.
7 nguyên tắc của giáo dục kỷ luật tích cực
Cách triển khai giáo dục kỷ luật tích hợp cho học sinh
Để triển khai hiệu quả giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh, cần tiến hành các biện pháp như sau:
Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Yêu cầu của việc thay đổi cách cư xử trong lớp học:
- Thay đổi cách cư xử trong lớp học dựa trên cơ sở động viên, nêu gương, khuyến khích, tìm hiểu nhằm mục đích khuyến khích trẻ có thái độ cư xử và hành động đúng đắn.
- Áp dụng các hình thức như phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, công nhận và khuyến khích đặc điểm tốt của học sinh, sử dụng hộp thư vui…
- Thay đổi cách cư xử trong lớp học không chỉ dừng lại ở việc thầy cô giáo khen ngợi học sinh, cần lưu ý khuyến khích đối tượng khác cùng hợp tác như bạn bè, phụ huynh…
Để thực hiện tốt quá trình thay đổi cách cư xử trong lớp học nhằm triển khai giáo dục kỷ luật tích cực, thầy cô giáo cần thực hiện một số hoạt động như sau:
- Quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân để tránh làm ảnh hưởng đến cách cư xử của học sinh trong lớp
- Giáo viên nên dành thời gian suy nghĩ về sự thay đổi cách cư xử trong lớp học mà mình đã trải qua
- Thành lập nhóm trợ giúp hoặc đến với nhóm trợ giúp để mọi người cùng giúp đỡ nhau thay đổi
- Ghi chép lại hành trình thay đổi để kịp thời đánh giá, nhìn nhận lại vấn đề đã được thực hiện trong quá trình thay đổi giáo dục kỷ luật mang tính tích cực
Để thay đổi hiệu cách cư xử trong lớp học thầy cô giáo cần:
- Xây dựng quy tắc nhất quán, rõ ràng
- Áp dụng các hình thức động viên, khuyến khích tích cực
- Thảo luận để đưa ra những hình thức phạt phù hợp
- Làm gương trong hành động và cách cư xử
Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Đưa ra cách xử phạt công bằng, minh bạch
Xây dựng cách xử phạt minh bạch, công bằng là cách để triển khai giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả. Và để đảm bảo cách xử phạt công bằng, minh bạch cần đưa ra hình thức phạt phù hợp và nhất quán:
- Những hình thức xử phạt đưa ra cần đảm bảo sự phù hợp, giúp học sinh nhận thức được hành vi, thái độ của mình là sai
- Không áp dụng các hình phạt khiến học sinh cảm thấy mình vô dụng
- Tuyệt đối không áp dụng những hình phạt bạo lực
- Hình thức phạt phù hợp với mức độ sai phạm của học sinh, tránh gây căng thẳng hay đối đầu với trẻ
Áp dụng các hình thức xử phạt công bằng và minh bạch:
- Triển khai hình thức giáo dục kỷ luật mang tính tích cực bao gồm hành động xử phạt công bằng, minh bạch và khi phạt cần nêu rõ sai phạm của trẻ
- Giáo viên không phạt trẻ đối với những lỗi khách quan
- Giáo viên không phạt trẻ vì những quy định chưa được đưa ra thỏa thuận trước đó
Xây dựng nội quy trong lớp học
Mục đích của việc xây dựng nội quy trong lớp học:
- Xây dựng nội quy lớp học là việc làm cần thiết để triển khai phương pháp kỷ luật tích cực giúp trẻ hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính học sinh thống nhất đề ra
- Xây dựng nội quy lớp học giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tham gia và quá trình quyết định, bày tỏ ý kiến về nội quy chung của lớp học
- Xây dựng nội quy lớp học giúp trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tinh thần tập thể trong môi trường giáo dục
Các bước thực hiện xây dựng nội quy lớp học giáo dục kỷ luật mang tính tích cực:
- Giáo viên thông báo nội dung chính của năm học cho học sinh
- Học sinh thảo luận theo nhóm hoặc tổ về mong đợi của mình với bản thân, bạn bè và giáo viên
- Các nhóm hay tổ chia sẻ ý kiến và thống nhất về sự mong đợi chung
- Học sinh tiếp tục thảo luận để đạt được những mong đợi đó và xác định những việc nên hay không nên làm
- Tổng hợp ý kiến của học sinh và thống nhất nội quy lớp học
- Viết và trang trí nội quy lớp cỡ lớn và treo tại vị trí dễ quan sát
- Trong nội quy lớp học cần đảm bảo đầy đủ thông tin về việc khen thưởng, xử phạt và khuyến khích học sinh thực hiện
- Thông báo nội dung nội quy lớp học đến phụ huynh để cùng giám sát thực hiện.
Một số lưu ý quan trọng trong việc tổ chức xây dựng nội quy lớp học khi áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực:
- Giáo viên nên tham khảo tài liệu liên quan đến Quyền trẻ em trước khi xây dựng nội quy lớp học như Luật giáo dục, Luật chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em, Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em…
- Xây dựng nội quy lớp học phải đáp ứng mục tiêu giáo dục
- Nội quy lớp học nên được xây dựng vào đầu năm học và sau mỗi học kỳ nên tổ chức điều chỉnh, bổ sung nội dung
Để triển khai phương án kỷ luật tích cực cần phải xây dựng nội quy lớp học
Làm gương trong cách cư xử
Giáo viên cần làm gương trong cách cư xử mới đảm bảo hiệu quả của quá trình triển khai giáo dục kỷ luật mang tính tích cực cho trẻ:
- Thầy cô giáo cần phải là tấm gương mẫu mực cho trẻ về cách hành xử, tư cách đạo đức để trẻ nhìn nhận, học và làm theo những gì các em thấy ở những người gần gũi xung quanh.
- Giáo viên không khoan dung hay giận giữ sẽ khiến trẻ ương bướng và luôn biểu lộ sự tức giận
- Giáo viên nhẹ nhàng, khoan dung, nhẫn nại với người xung quanh học sinh sẽ học theo cách cư xử đó.
Giáo dục kỷ luật tích cực tại trường The Dewey Schools
Phương pháp kỷ luật tích cực đã chứng minh được những lợi ích tuyệt vời cho chính học sinh, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xung quanh trẻ. Phương pháp đã mang đến cho học sinh cảm nhận về môi trường giáo dục an toàn, tự tin trong học tập khi được dẫn dắt bởi những người đã được đào tạo chuyên nghiệp, luôn cảm thông, thấu hiểu, tôn trọng và khuyến khích các em. Tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường chính là nhân tố có trách nhiệm xây dựng, hình thành môi trường giáo dục an toàn, chất lượng, vững chắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển toàn diện.
Thấu hiểu những điều này, Dewey Schools luôn “dốc hết tâm sức” mang đến cho học sinh những “tiết học kỷ luật tích cực”. Nhà trường tạo dựng cho các em nề nếp tốt, ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện kỷ luật tự thân, đứng sau sự trưởng thành của mỗi học sinh.
Khác biệt hoàn toàn với trường học khác, Dewey Schools xây dựng Ban Quản lý Nề nếp Kỷ luật riêng biệt. Ban quản lý có trách nhiệm quan tâm đến từng học sinh, đưa ra những bài học đặc biệt với phương pháp kỷ luật tích cực phù hợp với tính cách, sở trường của mỗi trẻ. Những “giáo viên đặc biệt” từ Ban quản lý luôn thấu hiểu từng đặc điểm tâm sinh lý của học trò để nhẫn nại, kiên trì trong mọi tình huống giúp các em hiểu đâu là suy nghĩ, lời nói, hành vi chưa chuẩn mực.
Trong môi trường giáo dục The Dewey Schools trẻ trở thành mầm cây đầy sức sống, được thỏa sức khám phá thế giới rộng lớn với sự uốn nắn để đảm bảo sự khỏe mạnh cả về vật chất và tinh thần. Các em luôn được lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông dựa trên sự phân tích để áp dụng các phương pháp kỷ luật tích cực để kịp thời nhận ra sự thiếu sót và thay đổi bản thân mình.
Mỗi giáo viên tại Dewey Schools luôn là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo về các ứng xử, tư cách đạo đức, sự nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Thầy cô giáo không chỉ tận tâm với nghề, với học sinh mà không ngừng học tập, nâng cao trình độ, trai dồi kiến thức, kỹ năng để có thể mang đến những giá trị tốt đẹp nhất cho học sinh thân yêu.
Giáo viên xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các đồng nghiệp hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ, xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh tôn trọng, tin tưởng và đồng hành. Bất cứ giáo viên nào luôn sẵn sàng dành những khoảng thời gian chất lượng cho học sinh, để mang đến cho các em những giá trị tốt nhất.
Giáo dục kỷ luật tích cực tại The Dewey Schools
Tại The Dewey Schools, học sinh luôn được hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để học tập hiệu quả, vui chơi và thư giãn thoải mái. Học sinh có thể nhìn nhận và phát huy được điểm mạnh của bản thân, tự nhận ra thiếu sót, tự tin thay đổi mỗi ngày để trở nên hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó các em được truyền cảm hứng về tình yêu với việc học tập và tinh thần học tập suốt đời.
Kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục văn minh giúp học sinh có thể học hỏi, rèn luyện các hành vi đúng mực, tích cực phù hợp với môi trường giáo dục, trong chính gia đình hay tại bất cứ nơi nào khác. Hy vọng nội dung bài viết trên đây là những thông tin hữu ích cho giáo viên và phụ huynh đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Dewey Schools để được hỗ trợ, giải đáp trong thời gian ngắn nhất.
Cha mẹ quan tâm: Tìm hiểu “nghệ thuật” quản lý lớp học tích cực cùng The Dewey Schools