Học tập suốt đời là hình thức học tập của cá nhân mỗi người tự khởi xướng hướng đến mục tiêu hoàn thiện bản thân, tự mang đến cho mình các cơ hội phát triển cá nhân. Thế giới luôn thay đổi, chính vì vậy việc liên tục học tập là cần thiết và tạo sự gắn kết với xã hội và sự thịnh vượng kinh tế.
Cho dù bạn là học sinh, sinh viên hay người đã có công việc ổn định, có nguồn tài chính dồi dào thì việc họ vẫn đóng vai trò quan trọng giúp bạn liên tục phát triển và tiến lên phía trước. Tuy nhiên để duy trì quá trình tự học là không hề dễ dàng và kỹ năng tự học không phải ai cũng biết. Hiểu rõ về giá trị cốt lõi của việc không ngừng học tập, có những cách hiệu quả để xây dựng kỹ năng học tập sẽ giúp bạn chinh phục khó khăn, thử thách.
Vậy học tập suốt đời được hiểu như thế nào và cách xây dựng kỹ năng này ra sao, cùng Dewey Schools tìm hiểu ngay nhé.
Học tập suốt đời được hiểu như thế nào?
Học tập suốt đời là việc học tập của mỗi cá nhân không chỉ dừng lại trong một thời gian hay giai đoạn nhất định. Tức là chúng ta không chỉ học tập khi ở trên ghế nhà trường, mà còn cần học tập ngay cả khi đã đi làm, khi về già. Trong xã hội hiện đại, thế giới không ngừng thay đổi, việc học tập không ngừng đã trở thành việc tất yếu.
Học tập không ngừng là cách hiệu quả để chống chọi với những thách thức và khẳng định chúng ta là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục đã trở thành hình thức học mọi lúc, mọi nơi, là nhu cầu tất yếu của con người và của xã hội trong thời đại công nghiệp. Đứng trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì việc học, học nữa, học mãi càng trở thành nhu cầu bức thiết hơn bao giờ hết.
Hàng giờ, hàng ngày cả nhân loại bị đặt trước thách thức phải học tập để đổi mới, thích ứng với những biến đổi của tự nhiên và khoa học công nghệ. Học tập suốt đời sẽ tạo cơ hội cho tất cả mọi người để theo kịp thời đại, không bị tẩy chay hay trở nên lạc hậu. Việc học vẫn luôn là chìa khóa tạo ra sự khác biệt, làm đầy kiến thức cho mỗi người để dẫn đến thành công.
Cần nhìn nhận đúng tầm quan trọng của việc học, không dừng lại sau cánh cổng đại học hay trường nghề, để thúc đẩy sự nghiệp học tập, tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này.
Học tập đóng vai trò quan trọng trong suốt cuộc đời của mỗi người
Xem thêm: 16 kỹ năng thế kỷ 21 giúp học sinh trở thành công dân toàn cầu
Giá trị cốt lõi của học tập suốt đời
Không một bước phát triển nào của văn minh nhân loại mà không gắn với việc học, do đó học tập là công việc gắn bó với mỗi người. Tuy nhiên việc nhận thức về ý nghĩa, vai trò, cách thức của việc học ở mỗi xã hội, mỗi thời đại có sự khác nhau.
Học tập suốt đời thể hiện truyền thống hiếu học tốt đẹp và là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, giúp mỗi cá nhân phát huy năng lực tốt nhất, sống hạnh phúc và đạt được thành công. Học tập không chỉ trong 1 giai đoạn mà là công việc suốt đời, là công việc của tất cả mọi người, không chỉ học ở trường lớp mà học ở mọi lúc, mọi nơi.
Mỗi cá nhân đều có 3 giai đoạn quan trọng để học là giai đoạn trên dưới 20 tuổi, giai đoạn đi làm đến khi về hưu và giai đoạn sau khi nghỉ hưu đến cuối đời. Phần lớn giai đoạn đầu là để chúng ta học tập tại gia đình và tại nhà trường, phần lớn giai đoạn thứ hai là làm việc và xây dựng cuộc sống cá nhân, trong giai đoạn cuối cùng là phần lớn tự học tại nhà. Như vậy trong bất cứ giai đoạn nào thì việc học đều chiếm giữ vị trí quan trọng.
Giá trị cốt lõi của việc học tập suốt đời:
- Học tập là cách giúp mỗi người trau dồi, rèn luyện kỹ năng như chọn mục tiêu, tìm kiếm sử dụng thông tin, tự điều chỉnh kế hoạch và nhịp điệu học tập, vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng diễn giải, suy luận, phản biện, kỹ năng phối hợp, sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng ngoại ngữ… Đây là những kỹ năng cần thiết cho sinh hoạt, học tập, làm việc của mỗi người, giúp bạn tiến xa hơn thành tích của bản thân.
- Tự học giúp chúng ta cập nhật kiến thức để bù đắp những khuyết điểm, loại bỏ những nội đã lạc hậu, lỗi thời. Liên tục học tập là cách tốt nhất để nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng làm việc và sinh hoạt thường ngày.
- Thế giới luôn không ngừng biến đổi, những công nghệ, lối sống cũ không thích nghi sẽ bị loại bỏ, đào thảo. Để thích nghi tốt chúng ta cần phải luôn sẵn sàng học tập những những điều mới, nêu cao tinh thần tự học suốt đời. Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới đã mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội để học hỏi, hoàn thiện bản thân, gắn kết xã hội và sự thịnh vượng kinh tế vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng và xã hội.
- Học tập suốt đời đã và đang trở thành mệnh lệnh của thời đại. Tuy nhiên không phải lứa tuổi nào, giai đoạn nào chúng ta cũng có thể đến trường để học tập hay cập nhật kiến thức, kỹ năng mới. Do đó cách hiệu quả nhất để không trở thành người lạc hậu là tự cập nhật, tự học hỏi suốt đời.
- Tự học, tự nâng cao trình độ hiểu biết sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội thuận lợi hơn khi tìm kiếm việc làm, nâng cao hiệu quả công tác, nâng cao chất lượng cuộc sống, trở nên năng động, sáng tạo, tự tin và không phụ thuộc vào người khác. Bên cạnh đó việc tự học sẽ góp phần hoàn thiện bản thân, trở thành người hiểu biết, hoàn thiện nhân cách và được mọi người kính nể hơn.
Học tập suốt đời chứa đựng nhiều giá trị tuyệt vời cho người học
Hiện nay, mỗi người đều sống trong thời đại công nghệ, có khả năng tiếp cận với lượng thông tin đa dạng, dồi dào. Sự thay đổi liên tục của các công cụ công nghệ và khả năng cộng tác, đóng góp của mỗi người trên quy mô chưa từng có. Vì vậy để trở thành người có khả năng tự học, bạn phải có khả năng thể hiện một loại các kỹ năng học tập độc lập, tư duy phản biện, suy nghĩ sáng tạo và sự hợp tác.
Cách xây dựng kỹ năng học tập suốt đời
Hiểu rõ vai trò, giá trị của việc tự học và học tập suốt đời, tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện được việc này. Làm sao có thể học tập liên tục trong khi chúng ta đã rời khỏi ghế nhà trường và phần lớn thời gian sống con người phải làm việc, chăm sóc người thân và chăm lo cho cuộc sống. Trong khi đó càng về già trí tuệ càng trở nên giảm sút thì việc học càng xuất hiện nhiều rào cản.
Để giải quyết vấn đề chúng ta cần hiểu đúng về khái niệm tự học, bởi tự học không phải là việc phải có người chỉ dạy, phải đến trường hay phải dành những khoảng thời gian nhất định. Khả năng tự học ngoài trường lớp là cách để chúng ta làm đầy thêm kiến thức cho bản thân và tạo ra sự khác biệt. Chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi theo nhiều cách để đạt được hiệu quả. Cụ thể:
Luôn duy trì tính tò mò, hiếu kỳ
Để duy trì việc học thì tính tò mò và hiếu kỳ chính là động lực chính thúc đẩy mỗi cá phát triển sự tìm kiếm những kiến thức mới mẻ và học tập suốt đời. Với bất kỳ những điều mới mẻ, hay những vấn đề khiến bạn chưa sáng tỏ hãy đặt câu hỏi thật nhiều. Đây là cách giúp bạn nuôi dưỡng sự hiếu kỳ, mong muốn khám phá thế giới xung quanh để mở mang hiểu biết.
Tuy nhiên, việc đặt quá nhiều câu hỏi với người khác có thể khiến họ cảm thấy khó chịu, nhất là những người chưa có câu trả lời cho chúng ta. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tự tìm hiểu vấn đề để làm phong phú kiến thức cho chính mình và tìm ra chân lý.
Duy trì tính tò mò là cách xây dựng kỹ năng học tập suốt đời hiệu quả
Đọc thêm nhiều sách và phim tài liệu
Để học hỏi thêm những điều mới mẻ, việc đọc sách và xem phim tài liệu là cách hay để mở rộng suy nghĩ của mình. Hãy tìm hiểu cách mà những người khác nghĩ, người khác nhận thức và hiểu về vấn đề nào đó mà chúng ta quan tâm. Thay vì lướt mạng xem video, hình ảnh giải trí bạn nên dành thời gian đọc sách chuyên ngành, xem những bộ phim tài liệu về văn hóa, xã hội, lịch sử hay khoa học công nghệ.
Áp dụng những cách sinh động, mới lạ để tìm hiểu vấn đề sẽ khiến bạn cảm thấy hứng thú học tập suốt đời. Ví dụ để tìm hiểu thông tin về xe hơi là lĩnh vực đam mê, bạn hãy thử đọc tạp chí về xe, xem các bản tin, tham quan bảo tàng xe, tìm hiểu công nghệ tân tiến, thiết kế ấn tượng của các dòng xe bốn bánh. Hoặc thay vì đọc các truyện tranh giải trí, bạn có thể tập cho mình thói quan nghiên cứu các tài liệu, sách mang tính học thuật hoặc các tiểu thuyết văn học.
Tạo kỷ luật cho bản thân hàng ngày
Tinh kỷ luật là một trong những nguyên tắc vàng có lợi cho quá trình tự học, phát triển khả năng học tập suốt đời của mỗi người. Bởi tự học và khả năng riêng, vấn đề riêng của mỗi người. Việc tự học không phụ thuộc vào giới hạn hay chuẩn mực nào, không có giáo án, trường lớp hay người giảng dạy.
Quá trình tự học của mỗi người hoàn toàn không có chuẩn mực, giới hạn đánh giá. Tính kỷ luật cho bản thân hàng ngày, sự tự giác càng cao sẽ giúp bạn hình thành thói quen, duy trì thói quen tự học. Từ đó việc học của chúng ta ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Xem thêm: Cách rèn luyện tính tự lập cho học sinh
Tìm kiếm người truyền cảm hứng
Có nhiều cách để học tập suốt đời mà không gây nhàm chán, đặc biệt là nếu có cơ hội bạn nên tìm kiếm những người truyền cảm hứng cho chính mình. Ở những người này, họ luôn có tư duy logic cho vấn đề, khả năng tổng hợp và tìm kiếm thông tin, cách đặt câu hỏi hiệu quả, cách phản biện, tóm tắt ý chính nhanh chóng… Đây là những kỹ năng mà những người tự học, muốn phát triển khả năng tự học cần có, cần rèn luyện trên suốt hành trình học, học nữa, học mãi của mình.
Người truyền cảm hứng là những người thành đạt trong 1 hay nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực mà bạn yêu thích. Đó là những doanh nhân thành đạt, lãnh đạo trong giới chính trị, nhà khoa học, giáo viên, bác sĩ… Đây là những người thành thục các kỹ năng cần thiết, bạn có thể ứng dụng kiến thức, kỹ năng đó cho vấn đề mà mình theo đuổi, người khiến bạn luôn muốn lắng nghe và học hỏi theo họ. Thường những người này làm mang đến cho bạn năng lượng tích cực, muốn trở thành giống họ, luôn nghĩ đến họ trong những lúc cảm thấy thất bại, mệt mỏi và không có lối thoát.
Để có thể học tập suốt đời cần tìm kiếm người truyền cảm hứng
Học online
Hình thức học online, học trực tuyến không còn xa lạ trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin nữa. Bạn có thể tận dụng kỹ năng tự học này để học mọi lúc, mọi nơi trên bất cứ thiết bị nào. Kho tàng kiến thức là vô hạn, học online giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và chi phí học tập.
Ngoài ra, chúng ta nên chịu khó săn tìm những khóa học trực tuyến miễn phí phù hợp với yêu cầu cá nhân. Từ lớp học này bạn có thể tìm được những người có cùng trí hướng, mục tiêu, sở thích, mục đích học tập để tăng thêm nguồn cảm hứng học tập suốt đời.
Đừng quên quan sát hành vi, thói quen của những người thành công, người học cao. Ví dụ họ sẽ có những hành động hữu ích như luôn lắng nghe, quan sát kĩ, thường xuyên ghi chép sổ tay, tham gia hội thảo, đọc thêm nhiều sách, đến thư viện…
Áp dụng kiến thức vào thực tế
Áp dụng kiến thức vào thực tế là một cách học tập hay, hiệu quả để ghi nhớ kiến thức nhanh hơn và lâu hơn. Bạn không nên phân biệt kiến thức tự học hay kiến thức học từ người khác, hãy biến giá trị của kiến thức thể hiện qua sản phẩm hay hành động. Đưa kiến thức vào thực tế là cách để bạn có thể tự đánh giá được thành tựu học tập của chính mình.
Đồng thời đừng quên chia sẻ những kiến thức của bản thân, phương pháp học hay kỹ năng học hiệu quả của mình cho những người xung quanh. Đây là cách áp dụng kiến thức vào thực tế tạo nguồn cảm hứng tốt, xây dựng cộng đồng yêu thích việc học tập suốt đời để cùng nhau tiến bộ.
Lắng nghe lời khuyên từ người có kinh nghiệm
Chúng ta nên thay đổi suy nghĩ về môi trường học tập kiểu truyền thống, đừng chỉ học theo thời khóa biểu tại trường, giáo viên nói và học sinh sinh viên ghi chép thụ động. Chúng ta nên dành thời gian để lăng nghe kinh nghiệm, câu chuyện của người từng trải qua quá trình tự học hiệu quả để rút kinh nghiệm.
Khi gặp gỡ, giao lưu với người khác, bạn có thể học thêm được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có ích. Tìm hiểu những cuốn sách quý cũng là cách để học tập theo tác giả là những chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này mà bạn nên thỉnh giáo.
Tạo dựng môi trường để học tập
Tạo dựng môi trường để học tập suốt đời
Tạo dựng môi trường để học tập hứng thú là cách hay giúp bạn học tập suốt đời. Bạn có thể chọn cách đăng ký các khóa học với ngành học, môn học yêu thích, đi đến bảo tàng, thư viện hay tham gia các cuộc hội thảo, lập nhóm tự học trực tuyến…
Việc cùng học tập, gặp gỡ giao lưu quy tụ những người có cùng mục đích học giống mình làm cho việc học trở nên hứng thú, kiến thức chuyên sâu hơn, hình thành nên góc nhìn đa chiều về 1 vấn đề, phát triển tư duy sáng tạo.
Tham khảo thêm:
- Trường học thông minh là gì? Tiêu chí xây dựng trường học thông minh
- Xây dựng mô hình lớp học thông minh tại The Dewey Schools
Nâng cao kiến thức cơ bản
Dù học hỏi bao nhiêu kiến thức, kỹ năng chúng ta đừng quên nâng cao kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó chúng ta không chỉ dừng lại ở tài liệu tiếng Việt, những tài liệu ngoại văn khác sẽ giúp bạn mở rộng vốn từ vựng, hiểu biết thêm về ngôn ngữ mới. Trên thực tế có rất nhiều tài liệu, sách có giá trị học thuật cao được dịch ra ngôn ngữ chung là tiếng Anh.
Bằng việc học hỏi thông qua đọc sách của những tác giả đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, trình độ kiến thức khác nhau, quan điểm khác nhau là cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng học tập suốt đời. Từ đó bạn mở rộng một cách đa diện, nhiều chiều, phong phú và sâu sắc hơn so với việc chỉ trung thành với một tác giả hay 1 ngôn ngữ nhất định.
Thói quen đọc sách rất bổ ích, thường xuyên đọc không chỉ giúp bạn mở mang kiến thức, duy trì sự hiếu kỳ, tính kiên trì để não bộ hoạt động liên tục. Đọc sách ngoại văn, biết thêm nhiều ngôn ngữ cũng là cách để phục vụ cho tri thức của bản thân. Đây còn là quá trình học ngôn ngữ vô cùng bổ ích.
Không chỉ phụ thuộc vào trường lớp
Nhiều người cho rằng việc học chỉ diễn ra khi ở trên ghế nhà trường và được giáo viên giảng dạy, hỗ trợ. Tuy nhiên trường lớp, giáo viên cung cấp cho chúng ta kiến thức cơ bản, nền tảng và không có nhiều thời gian để dạy nhiều hơn nữa cho học sinh, sinh viên.
Để phát triển kỹ năng học tập suốt đời, bản thân mỗi người cần biết mở rộng, nâng cao kiến thức của mình để tạo ra sự khác biệt so với bạn bè cùng lớp. Ngay khi học tập ở trường, hãy không ngừng tự học, tự nghiên cứu, không nên quá bị động, phục thuộc vào trường lớp và giáo viên. Những kiến thức mà bạn được học, được giao sẽ là điều kiện cơ bản để chúng ta tiến xa hơn nữa.
Những bài học nâng cao, giờ thực hành, buổi tham quan, thực địa… được xem là những thử thách, hình thức học tập hiệu quả cho bản thân người học. Nó không chỉ giúp bạn mở mang kiến thức, kỹ năng mà còn giúp bạn có kinh nghiệm thực tế và cảm giác thú vị kích thích khả năng tự học, phát triển bài học ban đầu.
Tự nâng cao kiến thức, kỹ năng và không phụ thuộc vào giáo viên, trường lớp
Những tấm gương học tập suốt đời nổi bật
Trên thực tế, nhiều người có kỹ năng học tập suốt đời đã trở thành danh nhân mà không phải là do họ học cao. Chúng ta nên học hỏi những tấm gương tự học suốt đời để tạo nguồn cảm hứng, duy trì khả năng tự học cho chính mình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tấm gương đầu tiên cho tinh thần học tập suốt đời đó chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tuy rằng ông không được đào tạo thông qua trường quân đội hay võ bị nào, thêm cả là ông tốt nghiệp đại học ngành Luật và Kinh tế chính trị năm 1937. Nhưng ông đã chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp.
Ông cùng quân đội nhân dân Việt Nam đối đầu với quân đội hùng mạnh của nước pháp, với các tướng chỉ huy Pháp đã tốt nghiệp các trường võ bị danh tiếng. Thành công nức tiếng thế giới của ông gắn liền với năng lực tự học không ngừng nghỉ của bản thân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tấm gương học tập suốt đời nổi bật nhất mà mọi người luôn hướng đến là chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi người 18 – 19 tuổi (năm 1908 – 1909) đang học lớp nhì Trường Quốc học Huế, phải vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh. Đến năm 2011 người qua Pháp và bắt đầu bôn ba hoạt động cách mạng.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng học tập. Người học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu có chọn lọc tinh hóa văn hóa nhân loại, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin. Người sử dụng thành thạo trên 10 ngoại ngữ hoàn toàn là do khả năng tự học, không qua bất cứ trường lớp chính quy đào tạo nào.
Năm 1935 khi tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất THành đã ghi vào phiếu lý lịch của mình Trình độ học vấn – tự học. Năm 1959 khi phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung – Indonesia trong chuyến thăm đất nước này người đã nói đại ý: Khi còn trẻ người không có dịp đến trường học nhưng cuộc sống làm việc, du lịch và học tập là trường đại học. Chính trường học ấy đã dạy cho người khoa học xã hội, lịch sử, chính trị và khoa học quân sự. Nó dạy cho người tình yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình, yêu đất nước và căm ghét sự ích kỷ, áp bức…
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình mẫu học tập suốt đời, tự học, trưởng thành và tốt nghiệp trường đại học cuộc đời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương học tập suốt đời
Giáo sư toán học Nguyễn Cảnh Toàn
Giáo sư toán học Nguyễn Cảnh Toàn là người có đủ trình độ dạy toán bậc đại học, có đóng góp đáng kể vào bộ môn hình học xạ ảnh của toán học thế giới. Tuy nhiên do hoàn cảnh chiến tranh nên ông đã không thể hoàn thành chương trình đại học tại trường. Nhờ nỗ lực tự học phi thường ông đã tự nghiên cứu công trình và bảo vệ luận án phó tiến sĩ, sau đó đến luận án tiến sĩ. Giáo sư toán học Nguyễn Cảnh Toàn cũng là một tấm gương, nguồn cảm hứng học tập suốt đời, không ngừng nghỉ được nhiều người học tập.
Lấy tự học làm cốt, học tập không ngừng là việc phải làm trong suốt cuộc đời của mỗi người. Mỗi người nên tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, tiếp thu kiến thức của nhân loại ở nhà trường, trong sách vở, ở ngoài đời, ở bất cứ thời điểm nào ngay cả khi đã đạt được những thành tựu, mục tiêu, sự thành công trong cuộc sống. Ai cũng cần học tập bởi thế giới luôn biến đổi không ngừng, kiến thức của nhân loại là vô bờ, người không cập nhật sẽ trở nên lạc hậu.
Hiện nay việc tự học của nhiều bạn trẻ còn hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu tự tin, lười suy nghĩ làm ảnh hưởng đến hành trình bước vào tự lập. Đối với người lớn khi tự thỏa mãn với những gì mình đã học tập ở trường, sẽ làm chúng ta trì trệ, ngại thay đổi, ảnh hưởng đến kết quả công việc và khó lòng đạt được thành công.
Ngay bây giờ mỗi người nên thay đổi quan điểm về học tập, hãy coi tự học là quá tình tự thân vận động của người học, luôn tích cực, chủ động và tự quản lý tốt việc học của mình. The Dewey Schools hy vọng những thông tin chi tiết về giá trị cốt lõi của việc học tập suốt đời, những cách để nâng cao hiệu quả tự học trên đây sẽ có ích với các bạn. Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả và đạt được nhiều thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.