Trường học thông minh là xu hướng phát triển trong thời hiện đại của ngành giáo dục và đào tạo. Đây là ngôi trường học vận dụng linh hoạt và hiệu quả các nguồn lực dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Từ đó nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục cho học sinh trở thành công dân toàn cầu.
Cùng The Dewey Schools tìm hiểu chi tiết thông tin về mô hình trường thông minh ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Trường học thông minh là gì?
Giáo dục thông minh đã và đang trở thành xu thế mới của nền giáo dục trên thế giới, hướng đến mục tiêu xây dựng các thế hệ công dân thông minh nhằm xây dựng quốc gia thông minh. Trường học thông minh là mô hình trường tiên tiến, tạo điều kiện và cơ hội để tăng cường năng lực phát triển, thích ứng trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội.
Trường học thông minh được xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ thỏa mãn các tiêu chí giáo dục 4.0 bao gồm:
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đào tạo giáo dục
- Kết nối thông qua internet
- Chia sẻ nguồn dữ liệu và thông tin khổng lồ
- Quản lý dựa trên sự điều khiển các thiết bị tự động
Trường học thông minh được xem là mô hình trường học triển khai giáo dục thông minh. Trong đó hoạt động giáo dục gắn với các dạng thức tận dụng tối đa công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hướng đến nền giáo dục chất lượng cao.Trường thông minh vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ kỹ thuật. Mục tiêu hướng đến là nâng cao chất lượng giáo dục cho người học, đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trường học thông minh đã và đang trở thành xu thế mới của nền giáo dục của thế giới
Ưu điểm của việc xây dựng trường học thông minh
Trường thông minh là mô hình thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội. Hãy cùng The Dewey Schools điểm qua những ưu điểm vượt trội mà mô hình trường học thông minh mang lại. Cụ thể:
- Chương trình giảng dạy: Trường thông minh xây dựng chương trình giảng dạy dạng mở, lấy sự phát triển của người học làm trung tâm. Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu phù hợp với từng cá nhân.
- Cơ sở vật chất: Trường học thông minh có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị giáo dục đa dạng, thông minh, hệ thống giám sát kết nối internet bằng thông rộng. Trường ứng dụng công nghệ hiện đại như xác thực giọng nói, xác thực khuôn mặt… Cơ sở dữ liệu tài nguyên học tập và nghiên cứu phong phú.
- Lãnh đạo, quản lý: Đội ngũ quản lý lãnh đạo trao quyền và khuyến khích tự chủ, quản lý dựa trên nền tảng các ứng dụng công nghệ hiện đại. Lãnh đạo hỗ trợ tích cực giáo viên và học sinh tiếp cận, sử dụng tối ưu nguồn lực công nghệ.
- Đội ngũ giáo viên: Giáo viên ứng dụng phong phú công nghệ, thiết bị công nghệ thông minh, phần mềm vào các bài giảng thông minh, đáp ứng sự phù hợp với từng cá nhân người thường xuyên học tập nâng cao, phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng công nghệ thông tin.
- Học sinh: Người học học tập trong trường học thông minh sẽ có thể chủ động tiếp cận tài liệu học tập, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin phù hợp với năng lực cá nhân. Từ đó học sinh mở rộng cơ hội học tập và phát triển của bản thân.
- Hoạt động đánh giá, giám sát: Hoạt động giám sát, đánh giá trong trường thông minh là khách quan, toàn diện trên nền tảng công nghệ thông minh, đa chiều và công khai.
Trường thông minh là mô hình thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội
So sánh trường học thông minh và trường thông thường
Trường học thông thường khác trường thông minh ở nhiều tiêu chí như chiến lược phát triển, chương trình giảng dạy, quy trình quản lý lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, học sinh… Đặc điểm của trường thông minh sẽ thể hiện rõ trong bảng mô tả và so sánh dưới đây:
Tiêu chí | Trường học thông thường | Trường học thông minh |
Chiến lược phát triển | Trường học thông thường theo kiểu truyền thống phổ biến hiện nay | Mục tiêu phát triển thành trường thông minh |
Chương trình đào tạo | – Chương trình đào tạo của trường học thông thường tuân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chương trình theo chuẩn, thiếu tính linh hoạt, chưa tập trung vào phát triển các kỹ năng STEM | – Chương trình giảng dạy mở, linh hoạt, lấy người học làm trung tâm và hướng đến giáo dục phù hợp với cá nhân người học. – Nội dung giảng dạy mở rộng, không giới hạn và tập trung vào các kỹ năng STEM |
Quản lý, lãnh đạo | – Quy trình lãnh đạo, quản lý mang tính hành chính cao – Chưa có hoặc có ít ứng dụng công nghệ hiện đại – Chưa có hoặc ít có điều kiện hỗ trợ người học và giáo viên sử dụng công nghệ thông tin – Quản lý, lãnh đạo theo phương thức truyền thống | – Lãnh đạo quản lý theo hướng trao quyền và khuyến khích tự chủ – Quản lý dựa trên nền tảng các ứng dụng công nghệ hiện đại – Hỗ trợ tích cực người học và giáo viên tiếp cận và sử dụng tối đa nguồn lực công nghệ thông tin – Quản lý, lãnh đạo theo môi trường giáo dục thông minh |
Giáo viên | – Chưa có cam kết giảng dạy thông minh phù hợp với từng cá nhân – Chưa có hoặc ít phần mềm, thiết bị thông minh hỗ trợ quản lý, giáo dục, giảng dạy theo công nghệ thông minh – Phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo mô hình lớp học truyền thống | – Cam kết giảng dạy thông minh, phù hợp với từng cá nhân học sinh – Ứng dụng đa dạng thiết bị công nghệ thông minh, phần mềm trong giảng dạy, quản lý, tư vấn trong môi trường giáo dục – Chú trọng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực công nghệ, hỗ trợ học tập thông minh |
Học sinh | – Chưa phát triển học tập tự định hướng mà học theo hướng dẫn và tiến độ của chương trình chung và giáo viên – Không bắt buộc người học sử dụng công nghệ đa phương tiện trong học tập – Cơ hội học tập còn hạn chế | – Học tập tự định hướng phù hợp đặc điểm và năng lực cá nhân, tự tiếp cận với tài nguyên, tài liệu học tập. – Bắt buộc học sinh sử dụng công nghệ đa phương tiện – Mở rộng cơ hội học tập |
Đánh giá, giám sát | – Tập trung đánh giá một số khía cạnh nổi bật tương ứng mục tiêu giáo dục – Giám sát chưa toàn diện, công khai và đa chiều | – Đánh giá toàn diện, khách quan trên nền tảng công nghệ – Giám sát đa chiều, công khai, toàn diện theo tiêu chí của nhà trường |
Cơ sở vật chất | Chưa có hoặc có ít các thiết bị công nghệ thông minh | – Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị công nghệ thông minh đa dạng và đồng bộ trên nền tảng thông minh như bảng thông minh, máy chiếu, máy tính, hệ thống camera giám sát, kết nối internet băng thông rộng… – Cơ sở dữ liệu, tài nguyên học tập mở, đa dạng và phong phú |
Bảng so sánh đặc điểm trường thông thường và trường học thông minh
Có thể cha mẹ quan tâm: Trường chất lượng cao là gì? Top 9 trường chất lượng ở Hà Nội
4 tiêu chí cần có khi xây dựng trường học thông minh
Mô hình trường học thông minh có sự hội tụ của nhiều yếu tố thông minh như sư phạm, học tập và môi trường giáo dục. Các yếu tố như vai trò và phương thức của người dạy, người học, người quản lý lãnh đạo cần có sự tương tác để tạo nên sự thay đổi, khác biệt so với giáo dục theo kiểu truyền thống.
Để xây dựng trường học thông minh cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp đồng bộ đáp ứng 4 tiêu chí cần có như sau:
Môi trường giáo dục thông minh
Môi trường giáo dục thông minh trong trường học thông minh hướng tới sự thích ứng, linh hoạt, hiện đại và phát triển liên tục. Nhà trường chính là một mắt xích quan trọng, một tế bào trong thế giới kết nối trường học cùng các tổ chức học tập khác và cộng đồng.
Mục tiêu thúc đẩy lực lượng lao động
Hiện nay yêu cầu của xã hội về lực lượng lao động cần có đủ năng lực theo yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Trường học thông minh đặt ra mục tiêu thúc đẩy lực lượng lao động – chủ nhân của thế kỷ XXI có kiến thức, kỹ năng về công nghệ để đáp ứng nhu cầu và thách thức của nền công nghệ hiện đại.
Trường học thông minh sử dụng công nghệ thông minh
Sử dụng công nghệ thông minh
Công nghệ thông minh sử dụng trong trường học thông minh bao gồm phần cứng và phần mềm, đóng vai trò quan trọng để xây dựng, duy trì môi trường giáo dục thông minh. Trong đó phần cứng là các trang thiết bị để giúp quá trình dạy và học tập dễ dàng, hiệu quả. Phần mềm có tính linh hoạt, thích ứng với công nghệ như big data, học tập phân tích, điện toán đám mây, công cụ thích ứng… Tổng hợp công nghệ thông minh tạo nên tính hấp dẫn, cung cấp dịch vụ của nhà trường và mở rộng cơ hội phát triển.
Người học là trung tâm
Người học trong trường học thông minh được coi là trung tâm, được cung cấp các dịch vụ học tập chất lượng và hiện đại. Học sinh học tập theo nhu cầu, phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh và tốc độ của mỗi cá nhân. Người học được hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển học tập thông minh hiệu quả.
Xem thêm: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Mục tiêu và nguyên tắc
Triển khai xây dựng mô hình trường học thông minh tại Việt Nam
Việt Nam có nhiều cơ hội để triển khai mô hình trường học thông minh và được nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước xây dựng đề án và thực hiện quá trình chuyển đổi. Những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện không phải là không có nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng chắc chắn mang đến hiệu quả thành công cao.
Vậy để triển khai mô hình trường thông minh chúng ta cần chuẩn bị và thực hiện các bước như thế nào? Cùng tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích từ các nước đã thực hiện mô hình trường thông minh thành công trên thế giới nhé.
Triển khai xây dựng mô hình trường học thông minh tại Việt Nam
Thiết kế chương trình giảng dạy thông minh
Trường học thông minh cần có thiết kế chương trình giảng dạy thông minh để tạo ra môi trường tương tác thông minh có tính tổ hợp cao, linh hoạt và tính mở cho người học. Nội dung của chương trình cần đáp ứng yêu cầu cung cấp nền tảng kiến thức, phát triển năng lực theo những yêu cầu của xã hội cần đối với người lao động.
Chương trình giảng dạy thông minh cần phải được xây dựng theo hướng tăng khả năng học tập, sự hứng thú và tính hiệu quả cho người học. Theo đó, trường thông minh tạo ra môi trường học tập tích cực, người học theo các hình thức phong phú, đa dạng nhưng phù hợp với nhu cầu và tốc độ cá nhân.
Đào tạo đội ngũ quản lý trường học thông minh
Đội ngũ quản lý trường thông minh có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ, truyền cảm hứng, dẫn dắt, hỗ trợ cho các thành viên của nhà trường chuyển đổi hiệu quả từ trường học truyền thống sang trường thông minh. Để thực hiện nhanh quá trình chuyển đổi đòi hỏi lãnh đạo, quản lý phải công nhận, sử dụng công nghệ thành thạo để nâng cao kết quả đào tạo.
Bên cạnh đó xây dựng trường học thông minh không thể bỏ qua vai trò quan trọng của đội ngũ quản lý trong việc xác định mục tiêu, lộ trình và lập kế hoạch cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Quá trình phát triển năng lực cần thực hiện theo hệ thống:
- Phát triển năng lực lập kế hoạch chiến lược phát triển trường theo các giai đoạn của mô hình trường thông minh
- Phát triển năng lực lãnh đạo điều hành giáo viên, cán bộ công nhân viên tiếp cận các nguồn lực để phát triển liên tục nghề nghiệp
- Phát triển năng lực kết nối, tạo các mối quan hệ giữa tổ chức và các thành viên trong và ngoài nhà trường
- Phát triển năng lực hỗ trợ, cố vấn cho cán bộ, giáo viên nhà trường, năng lực thích ứng và sử dụng công nghệ trong quản lý, lãnh đạo
- Phát triển năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, các khó khăn phát sinh trong hoạt động của trường
- Phát triển năng lực chia sẻ, thúc đẩy, tạo động lực tham gia hoạt động chuyển đổi của các thành viên trong trường
Đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở thông minh
Trường học thông minh đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở thông minh
Cơ sở vật chất và trang thiết bị là một trong những yếu tố quan trọng, là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai hoạt động của trường thông minh. Đây là điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cũng như công tác quản lý lãnh đạo.
Do đó việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở thông minh cần được nghiên cứu, lập kế hoạch, xác định và lựa chọn hạng mục đầu tư để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, chất lượng bền vững. Những hạng mục cần được xem xét kế hoạch hóa hoạt động đồng tư bao gồm: hệ thống máy tính có kết nối internet, bục giảng thông minh, bảng thông minh, máy tính bảng cá nhân, hệ thống phần mềm dạy học, hệ thống camera giám sát…
Mô hình trường học thông minh thích ứng sự phát triển mọi mặt của xã hội và yêu cầu đào tạo công dân thông minh, phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, để chuyển đổi từ trường học truyền thống sang trường học thông minh đòi hỏi sự đồng bộ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư, phát triển cả về cơ sở vật chất và con người. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với các đơn vị và cá nhân đang trong quá trình nghiên cứu chuyển đổi, hướng đến mục tiêu phát triển dài hạn trong tương lai.