Bạo lực ngôn từ học đường là những hành vi sử dụng ngôn từ, thái độ để gây tổn thương cho người khác về tinh thần và tâm lý giữa những đối tượng là học sinh, giáo viên, người quản lý giáo dục… Tình trạng này đang liên tục gia tăng trong những năm gần đây dẫn đến nhiều nạn nhân bị tổn thương tâm lý nặng nề. Điều cấp thiết đặt ra là cần phòng chống bạo lực ngôn từ cho học sinh để các em có môi trường học tập thoải mái, vui vẻ, phát triển tốt.
Thực trạng bạo lực ngôn từ học đường hiện nay
Bạo lực ngôn từ học đường không phải là hành vi hay hiện tượng mới, tuy nhiên nó xảy ra liên tục hơn trong các trường học trong thời gian gần đây. Đó là những biểu hiện như:
- Học sinh xúc phạm, tẩy chay, chửi bới bạn học của mình
- Học sinh sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa trên mạng xã hội để tấn công, xâm hại tinh thần và gây tổn thương bạn bè và những người khác
- Giáo viên chỉ trích một cách tiêu cực đối với học sinh
Tình trạng sử dụng từ ngữ bạo lực với người khác không chỉ xảy ra ở trường đại học, THPT, THCS mà còn nổi lên ở một số trường tiểu học. Bạo lực ngôn từ học đường có tác động xấu tới tâm lý, làm ảnh hưởng tới quá trình học tập, cuộc sống gây ra nhiều hậu quả như làm sa sút tinh thần, dẫn đến trầm cảm và nghiêm trọng hơn là tự sát. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp xấu xảy ra, học sinh đã tự chấm dứt cuộc sống của mình do bị bạo lực học đường trong thời gian dài.
Bạo lực ngôn từ học đường là một vấn nạn đáng báo động hiện nay
Trong thời đại công nghệ thông tin 4.0 không ngừng phát triển, đi kèm với những giá trị hữu ích mang lại, chúng ta phải đối mặt với vấn đề bạo lực bằng ngôn từ trên mạng. Mạng xã hội có đặc tính lôi cuốn, hấp dẫn rất dễ làm giới trẻ sao nhãng việc học hành, tinh thần sa sút, uể oải. Khi bị thu hút các dần trở nên lệ thuộc, trong khi trẻ quá ít kỹ năng, kinh nghiệm dẫn đến bị dẫn dắt và có những hành vi sai trái, không đúng đắn.
Việc sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa trên mạng của bộ phận trẻ đã trở thành vấn đề nhức nhối, mang lại những hậu quả không kém bạo lực ở thế giới thật. Điều đó khiến những nạn nhân bị rơi vào áp lực, tổn thương khi bị chỉ trích, thậm chí trầm cảm, ám thị, tự tử…
Ở Việt Nam, thực trạng bạo lực học đường nói chung và bạo lực ngôn từ học đường nói riêng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Tại nhiều trường học vấn đề này đã trở thành nỗi ám ảnh, gây nhức nhối đối với nhà trường, ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực bằng lời nói, ngôn từ đã và đang trở thành điểm nóng được phụ huynh, giáo viên quan tâm, là nỗi trăn trở của xã hội.
Để hiểu rõ hơn về bạo lực ngôn từ, mọi người có thể tham khảo thêm bài viết: Bạo lực ngôn từ là gì? Biểu hiện, hậu quả và cách khắc phục
Các hành vi bạo lực ngôn từ học đường
Hành vi bạo lực ngôn từ trong học đường phức tạp, đa dạng và thể hiện ở nhiều mặt. Có những hành động tưởng chừng vô hại nhưng kéo dài lại khiến nạn nhân bị tổn thương. Các hành vi bạo lực bằng ngôn từ ở học đường có thể kể đến là:
- Đặt biệt danh xấu cho người khác: Đối tượng bạo hành sẽ chú ý đến 1 hoặc 1 số điểm xấu của nạn nhân để cố tình đặt một biệt danh khó nghe cho họ. Hành động này được xếp vào bạo lực khi người khác cảm thấy tự ti, khó chịu với chính mình và mọi người xung quanh thì có thể nạn nhân đang bị bạo hành bằng lời nói.
- Thường xuyên lớn tiếng: Người bạo hành thường xuyên la hét, nói chuyện lớn tiếng, sử dụng từ ngữ thô lỗ, không lịch sự trong khi nói chuyện với người khác. Đây cũng được xem như hành vi bạo lực ngôn từ học đường và nhiều nạn nhân đã gặp phải tình trạng này.
- Chỉ trích người khác: Những lời chỉ trích luôn xuất phát từ những đối tượng bạo hành nhằm khiến nạn nhân bị tổn thương, xúc phạm ở nơi riêng tư hoặc chỗ đông người. Hành động này được xem là hành vi bạo lực lời nói mà nhiều người gặp phải.
- Trêu ghẹo thái quá: Đối tượng bạo hành lời nói thường có sở thích chọc phá, trêu đùa thái quá bằng những câu nói, từ ngữ gây cảm giác khó chịu cho đối phương nhưng họ lại cho rằng đó là hài hước, vui nhộn.
- Buộc tội, đổ lỗi: Hành vi buộc tội, đổ lỗi vô lý cho người khác được xem là bạo lực ngôn từ học đường khiến nạn nhân cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm, hạ thấp danh dự.
- Tìm cách để người khác xấu hổ, ngượng ngùng: Kẻ xấu thường có xu hướng sử dụng lời nói châm biếm, mỉa mai, chế nhạo về những điểm yếu như ngoại hình, vóc dáng, sở thích, cách ăn mặc nhằm mục đích làm đối phương cảm thấy xấu hổ. Hành động này xảy ra ở mọi lúc mọi nơi, cả nơi riêng tư hoặc chỗ đông người.
- Đe dọa: Nếu bạn đe dọa người khác bằng lời nói nhằm khủng bố, tra tấn để nạn nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng có thể được xem là hành vi bạo hành ngôn ngữ. Nếu nạn nhân vì những lời nói đó mà bị thao túng, kiểm soát thì đó càng là hành vi bị lên án.
Các hành vi bạo lực ngôn từ học đường phổ biến
Nguyên nhân diễn ra bạo lực ngôn từ học đường
Giai đoạn học đường là thời điểm mà trẻ đang phát triển tâm lý, nên rất nhạy cảm, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, dễ chịu tác động bên ngoài, suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến mất kiểm soát bản thân. Trẻ muốn chứng tỏ bản thân nên dễ bị kích động, suy nghĩ bồng bột, mất kiểm soát dẫn đến sự sai lệch, có những hành vi dại dột, căng thẳng, trầm cảm.
Trong thời điểm này nếu trẻ chịu tác động xấu hoặc bị kích thích sẽ dễ học theo các suy nghĩ, hành vi tiêu cực. Các em đang ở trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện, thiếu khả năng ứng xử, thiếu hụt về nhân cách, sự non nớt trong kỹ năng sống, quan điểm dễ bị sai lệch… dẫn đến nhận thức sai trong lời nói, cách ứng xử khi giao tiếp với mọi người gây ra hành vi bạo lực ngôn từ học đường và trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, tại các trường học các hoạt động giáo dục, tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, bạo lực bằng ngôn từ, giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử chưa được tổ chức đồng bộ hoặc chưa được đưa vào các chuyên đề giáo dục cụ thể. Giáo viên chưa theo sát học sinh ngoài giờ giảng dạy nên không hỗ trợ được các em trong các hoạt động bên ngoài lớp học, trường học. Tại các trường THPT mặc dù đã hình thành các phòng tâm lý học đường nhưng hoạt động chưa phát huy được tính hiệu quả.
Ngày nay, các bậc phụ huynh phần lớn thường xuyên bận rộn nên thiếu thời gian gần gũi để hiểu trẻ. Nhiều người chưa thực sự lắng nghe, thậm chí thiếu tôn trọng con. Khi gặp uất ức ở bên ngoài hay bị bạo lực ngôn từ học đường, trẻ không có người chia sẻ, hỗ trợ, có những cha mẹ còn trách mắng ngược làm tình hình thêm căng thẳng. Cảm nhận bản thân bị đối xử thiếu công bằng, các em mang tâm trạng bị đả kích, trở nên mất niềm tin vào cuộc sống.
Khi trẻ không được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức liên quan đến bạo lực ngôn ngữ học đường nên khó có thể ý thức được hành động cần làm. Khi rơi vào hoàn cảnh bị bạo lực, hay chứng kiến bạn bè, những người xung quanh bị bạo lực trẻ không xác định được đâu là phản ứng thích hợp, đúng đắn. Có những trẻ bị vô tình dung túng cho hành vi bắt nạt hoặc trở thành người bạo lực, từ đó gián tiếp đẩy bạn vào bước đường cùng.
Xem thêm: Thiếu kỹ năng sống ở học sinh: Mối nguy hại tiềm ẩn
Cha mẹ không lắng nghe hay thiếu tôn trọng con khiến trẻ dễ bị bắt nạt
Hậu quả của bạo lực ngôn từ học đường
Bạo lực bằng ngôn từ ở trường học đã và đang gây ra nhiều hậu quả từ nhẹ đến nghiêm trọng hàng ngày, hàng giờ. Bạn nhân bị bạo lực bị tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động trở nên tiêu cực.
- Trẻ trở nên suy nghĩ tiêu cực, chán nản, tự trách, tự hành hạ bản thân
- Nạn nhân luôn cảm thấy bất an, sợ hãi, nhạy cảm và quá để ý đến tất cả mọi điều xung quanh cho dù không làm hại đến bản thân mình
- Nạn nhân bị bạo lực ngôn từ học đường sẽ tự cô lập, hạn chế giao tiếp với mọi người
- Trẻ tự chê bai bản thân bằng những suy nghĩ tiêu cực, cho rằng mình là người yếu kém, tự ti và không có mục tiêu, mất đi sự nỗ lực trong cuộc sống.
- Trẻ có thể tự đánh mất cảm xúc của bản thân, mất kiểm soát, vui buồn lẫn lộn
- Trường hợp nghiêm trọng, nạn nhất mất khả năng kiểm soát suy nghĩ, hành vi của bản thân, tệ nhất có thể dẫn đến tự sát.
Bạo lực học đường bằng ngôn từ mang lại những hậu quả và sự tổn thương lớn cho trẻ. Vì vậy người lớn cần ý thức được những tác hại này để có những cách phòng chống hiệu quả, mang đến cho trẻ môi trường học tập, rèn luyện vui khỏe, lành mạnh.
Cách phòng chống bạo lực ngôn từ học đường cho học sinh
Phòng chống bạo lực ngôn từ học đường là hành trình dài cần có sự phối kết hợp giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và gia đình. Trong đó:
Vai trò của người học
- Tích cực học tập, rèn luyện kiến thức, kỹ năng sống, luôn ngoan ngoãn, lễ phép, vui vẻ, hòa động với bạn bè và những người xung quanh
- Học cách kiềm chế bản thân, kiểm soát cảm xúc, hạn chế cập nhật, phô bày những thông tin tiêu cực của bản thân hay người khác lên mạng xã hội
- Chấp hành tốt nội quy của lớp học, nhà trường, tránh xa bạo lực học đường và bạo lực ngôn từ học đường
- Không chơi bời, tụ tập với bạn xấu hay có những hành vi xấu vi phạm quy định trường lớp, vi phạm quy định đạo đức, lối sống
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động tình nguyện, nhân văn mà lớp học hay nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện, rèn luyện bản tính hướng thiện trong con người
Học sinh cần tích cực trau dồi kỹ năng, tham gia hoạt động tập thể
Xem thêm:
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như thế nào cho hiệu quả?
- 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện thói quen sống tốt
Vai trò của tập thể, nhà trường
- Tổ chức lồng ghép các bài học kỹ năng sống, bài học cuộc sống vào bài giảng để hoàn thiện kỹ năng sống cho người học
- Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động tình nguyện, nhân văn mà lớp học hay nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện, rèn luyện bản tính hướng thiện trong con người của mỗi học sinh, sinh viên
- Tổ chức tuyên truyền tác hại và phòng tránh bạo lực học đường, bạo lực ngôn từ học đường cho giáo viên, học sinh, sinh viên
- Giáo dục nghiêm khắc và quy định rõ ràng về hình phát đối với những người gây ra bạo lực, cố xúy và ủng hộ bạo lực bằng ngôn từ
- Hỗ trợ kịp thời những nạn nhân của các vụ bạo lực để tránh các hệ lụy đáng tiếc
- Xây dựng văn hóa học đường thân thiện, lành mạnh, đưa các khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Chăm ngoan, đoàn kết, kính thầy, mến bạn” vào thực tiễn và ứng dụng hiệu quả
Đối với giáo viên
- Thường xuyên theo dõi, quan tâm, chú trọng trong việc nắm bắt tình hình học sinh, sinh viên trong và ngoài lớp học để kịp thời nhận ra, hỗ trợ, xử lý tình trạng bạo lực bằng ngôn từ nếu có
- Phối hợp với gia đình, nhà trường để theo dõi tình hình học tập và sinh hoạt của học sinh, sinh viên
- Kịp thời áp dụng các biện pháp giáo dục, ngăn chặn đối với những hiện tượng có nguy cơ gây ra bạo lực ngôn từ học đường với học sinh, sinh viên của lớp chủ nhiệm, các lớp tham gia giảng dạy…
- Tích cực tổ chức, cùng tham gia hoạt động tập thể với học sinh, sinh viên để tăng cường tình cảm, sự gắn bó giữa các em, giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và nhà trường
- Xây dựng môi trường giảng dạy và học tập lành mạnh, trong sáng
- Đối xử công bằng với trẻ, kịp thời nhận ra dấu hiệu bạo lực ngôn từ để cùng nhà trường và gia định tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp
- Giáo viên cần thấu hiểu, có cái nhìn khách quan, bao dung với trẻ để có phương án xử lý thích hợp với mỗi tình huống xấu xảy ra
Các thầy cô cũng cần phải cập nhật kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực ngôn từ ở trường học
Đối với gia đình
- Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát, giảng dạy, hỗ trợ trẻ khi bị bạo lực ngôn từ học đường. Phụ huynh cần tạo ra môi trường sống yêu thương, lành mạnh, quan tâm, dành nhiều thời gian để luôn nắm bắt tình hình học tập, vui chơi, các mối quan hệ của con.
- Cha mẹ là người gần gũi nhất với trẻ, hãy là tấm gương mẫu mực về đạo đức, lối sống để con học tập theo.
- Khi trẻ gặp vấn đề với bạn bè, phụ nên bình tĩnh trao đổi, đồng hành, lắng nghe ý kiến của con. Không nên nóng vội đưa ra khuyến cáo, phán xét với trẻ. Hãy để con cảm nhận được gia đình chính chỗ dựa vững chắc cho trẻ trong mọi hoàn cảnh.
Cha mẹ quan tâm: 18 phương pháp dạy con đúng cách, ngoan và thông minh từ chuyên gia
Trẻ em là mầm non, tương lai của đất nước, các em cần môi trường bình đẳng, lành mạnh và yêu thương được tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện. Do đó chúng ta cần ý thức sâu sắc về tác hại của bạo lực học đường bằng ngôn từ để chung tay kêu gọi, tuyên truyền tẩy chay vấn nạn này ra khỏi trường học.
Bạo lực học đường nói chúng và bạo lực ngôn từ học đường nói riêng chắc hẳn chưa thể biến mất. Hãy cùng The Dewey Schools truyền tải những thông tin trên đây sâu rộng hơn để góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, văn minh trên khắp đất nước. Chúc mọi trẻ em đều được học tập, rèn luyện trong niềm vui, hạnh phúc.