Bạo lực ngôn từ là hành vi xấu nhưng khá phổ biến gây ra những tác động tiêu cực đến các mối quan hệ. Trên thực tế hình thức bạo lực này vẫn diễn ra hàng ngày với nhiều người gây tổn hại sâu sắc đến cảm xúc, tâm lý của nạn nhân.
Vậy thực trạng bạo lực bằng lời nói tại Việt Nam như thế nào, gây hậu quả ra sao và cần áp dụng biện pháp nào để khắc phục? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu ngay về vấn nạn này nhé.
Bạo lực ngôn từ là gì?
Bạo lực ngôn từ (Verbal Violence) là việc sử dụng lời nói để gây tổn thương, xúc phạm, đe dọa, kiểm soát hoặc làm giảm giá trị của người khác. Đây là hình thức bạo lực tinh thần gây ra những tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Nó còn dẫn đến cảm giác mất lòng tin, thiếu an toàn, vùi dập lòng tự trọng, xúc phạm quan điểm của người khác.
Trên thực nạn nhân của bạo lực ngôn từ có thể ở gia đình tại gia đình, nơi làm việc, môi trường học tập và các mối quan hệ cá nhân xã hội. Bạo lực không chỉ gây tổn thương cho cá nhân mà còn có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến tập thể, mối quan hệ xã hội.
Bạo lực ngôn từ là gì?
Cách thức bạo lực ngôn từ
Bạo lực bằng ngôn từ thường thể hiện qua một số hành động cụ thể như:
- Đổ lỗi (Blaming): Đối phương sử dụng từ ngữ đổ lỗi làm cho bạn cảm thấy bạn làm điều không đúng nên phải hứng chịu hậu quả.
- Chỉ trích (criticizing): Đây là hành động không mang tính xây dựng, sử dụng từ ngữ mang tính chỉ trích, phán xét gay gắt cố ý làm tổn thương người khác.
- Làm nhục (humiliating): Hành động bằng lời nói xúc phạm, coi thường, làm nhục người khác khiến họ phải xấu hổ ở nơi đông người hoặc nơi riêng tư.
- Đe dọa (threatening): Đưa ra những lời nói, ngôn từ mang mục đích đe dọa khiến người khác sợ hãi để điều khiển khiển họ
- Gaslighting: Hành động bạo lực bằng lời nói để khiến đối phương nghi ngờ về khả năng, nhận thức của bản thân (thao túng tâm lý)
Nhiều cha mẹ quan tâm: Bạo lực học đường là gì? Biểu hiện, hậu quả và cách phòng chống
Thực trạng bạo lực ngôn từ tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, bạo lực ngôn từ đã và đang trở nên quen thuộc và gây sát thương không kém một số dạng bạo lực khác (bạo lực học đường, bạo lực gia đình…) tại Việt Nam. Đây là 1 trong những thực trạng tiêu cực làm ảnh hướng đến tâm lý, sức khỏe nhiều người đặc biệt là giới trẻ. Trong xã hội bất kỳ ai cũng có thể phải đối mặt và chịu hậu quả của của vấn nạn này.
Nạn nhân của bạo lực bằng ngôn từ có thể bị rối loạn tâm lý, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hành vi tự sát, giết người. Điều đáng buồn này là không khó để nhìn thấy những vụ việc đau lòng đã xảy ra trên thực tế, nó đang hiện hữu rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta.
Giới trẻ Việt Nam là đối tượng bạo lực bằng ngôn từ
Giới trẻ Việt Nam là đối tượng bạo lực ngôn từ
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tin tức được cập nhật nhanh chóng và ai cũng có thể đưa ra đánh giá, nhận định của bản thân. Trên các trang mạng xã hội chúng ta thoải mái thể hiện mình, khẳng định phong cách của bạn thân nên dễ dàng trở thành trung tâm của sự soi mói quá đà. Khi mỗi người 1 ý kiến, 1 quan điểm dễ dẫn đến sự cạnh tranh, mâu thuẫn, dễ mất kiểm soát hành vi và xúc phạm người khác về ngôn từ.
Mặt khác một số cá nhân cá biệt đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để biến tướng thành quyền quyền chửi bới, tấn công người khác. Nhiều người cho rằng những gì mình nghĩ, quan điểm của bản thân chính là tiêu chuẩn bắt buộc với người khác và không tôn trọng những người xung quanh. Từ đó thường xuyên sử dụng ngôn từ để bạo lực người khác.
Ví dụ: Một cô hoa hậu sau khi đăng quang đã bị nhiều người miệt thị cân nặng, chỉ trích về ngoại hình ngay sau đêm thi chung kết bằng những bình luận ác ý.
Chung tay ngăn chặn vấn nạn bạo lực bằng ngôn từ
Bạo lực bằng ngôn từ có nhiều loại, đa dạng về loại hình và khá nhạy cảm để đánh giá. Do đó nhiều người vô tình trở thành kẻ bạo lực người khác, thậm chí có những người đã từng là nạn nhân nhưng trở thành thủ phạm để đáp trả những gì mình phải hứng chịu.
Trong khi đó một điều đáng sợ là những ngôn từ bạo lực có thể giết chết con người từ bên trong. Vết thương đó có thể kéo dài rất lâu, làm ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách, cách ứng xử, biểu hiện của nạn nhân trong tương lai nhất là giới trẻ với tâm sinh lý đang phát triển rất nhạy cảm.
Chúng ta cần sớm nhận thức bản chất, tác hại của việc sử dụng ngôn từ bạo lực để giảm thiểu vấn nạn này trong xã hội, hạn chế hậu quả. Tuy nhiên việc giải quyết nó không đơn giản, đòi hỏi ý thức của mỗi cá nhân và chung tay của cả cộng đồng. Để phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, hệ thống giáo dục và xã hội. Quan trọng nhất vẫn là cách tuyên truyền một cách thiện cảm, thú vị để mọi người có thể tiếp nhận.
Tranh cổ động phòng tránh bạo lực ngôn từ tại Việt Nam
Biểu hiện của bạo lực ngôn từ
Nhiều người cho rằng biểu hiện của bạo lực ngôn từ là sự quát tháo, la hét, tức giận, hung hăng khi giao tiếp bằng lời nói với người khác. Trên thực hình thức bạo lực này biểu hiện đa dạng và có thể ẩn náu bên dưới vỏ bọc của sự quan tâm và chăm sóc hàng ngày. Bên cạnh đó nó còn thể hiện qua tin nhắn, văn bản hay các hình thức trực tuyến khác.
Một số biểu hiện bạo lực bằng ngôn từ có thể nhận thấy dễ dàng là:
- Nạn nhân của bạo lực ngôn từ thường bị buộc tội nhiều lần vô cơ
- Nạn nhân bị bác bỏ ý kiến nhiều lần đến mức tự nghi ngờ bản thân
- Bị đe dọa sẽ rời bỏ hoặc làm hại nếu nạn nhân là đối phương không hài lòng
- Nhận những lời nói hạ thấp giá trị của bản thân hay làm tổn thương bản thân
- Bị chế nhạo đến mức mất động lực, bị cho rằng không xứng đáng
- Nạn nhân bị kiểm soát cuộc sống hàng ngày như đang ở đâu, đi với ai, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội…
- Hành cộng lăng mạ, xúc phạm, phỉ báng, châm biếm, quấy rối, kỳ thị và phân biệt đối xử, mạt sát… trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác.
Xem thêm: Các hình thức bạo lực học đường mà học sinh có thể gặp phải
Nguyên nhân bạo lực ngôn từ diễn ra
Những người gặp vấn đề về tâm lý và cảm xúc thường sử dụng lời nói bạo lực
Nguyên nhân của bạo lực bằng lời nói khó để xác định ngay tức thì vì khá phức tạp. Tuy nhiên nhận diện nguyên nhân lại là bước quan trọng để giải quyết và ngăn chặn bạo lực. Theo đánh giá từ các chuyên gia, một số yếu tốt dưới đây có thể là lý do dẫn đến cá nhân sử dụng lời nói bạo lực trong các mối quan hệ:
- Vấn đề tâm lý: Những người gặp vấn đề về tâm lý và cảm xúc như tức giận, lo lắng, căng thẳng, tự ti, mất kiểm soát thường sử dụng lời nói bạo lực. Đây là việc họ áp đặt cảm xúc của bản thân lên lời nói để trút giận cho người khác.
- Môi trường sống: Nhiều người do sống không lành mạnh trong gia đình thiếu sự yêu thương, hỗ trợ dẫn đến cảm thấy thù oán, tức giận. Hoặc những người có môi trường học tập và làm việc chấp nhận, khuyến khích bạo lực bằng lời nói. Họ sẽ áp đặt cảm xúc không tốt, thể hiện sự thù hận, trách người khác bằng ngôn ngữ bạo lực.
- Văn hóa xã hội, quan niệm sai lầm: Khi 1 người lớn lên trong xã hội có văn hóa xem nhẹ vấn đề bạo lực (bạo lực học đường, bạo lực lời nói) họ sẽ thường xuyên sử dụng bạo lực với người khác. Trên thực tế có một số văn hóa coi sự lăng mạ, chỉ trích là biện pháp để thể hiện sự mạnh mẽ, quyền lực hay thúc đẩy sự tiến bộ.
- Do cá nhân: Cá nhân thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia… dễ bị kích động, có những hành vi bạo lực, liều lĩnh. Những người thiết kỹ năng giao tiếp, không biết cách quản lý cảm xúc tiêu cực, thiếu kỹ năng giao tiếp và diễn đạt sẽ dẫn đến việc sử dụng lời nói bạo lực.
- Tiền sử bạo lực: Những người có tiền sử bị bạo lực về thể chất, tinh thần trong thời gian dài có thể dẫn đến việc lặp lại hành vi này với người khác. Hoặc những người sống trong môi trường thiếu mô hình hành vi tích cực để học hỏi và làm theo.
- Quan niệm về sự kiểm soát, quyền lực: Trong nhiều mối quan hệ những người có quyền lực hơn như ông bà, cha mẹ, người quản lý, ông chủ… có quan niệm dùng lời nói bạo lực để kiểm soát cấp dưới và thể hiện sự quyền lực.
- Thiếu nhận thức: Một số người thiếu nhận thức về hậu quả của việc bạo lực bằng lời nói với người khác, không có sự đồng cảm về cảm xúc sẽ dẫn đến việc gây tổn thương cho người xung quanh.
Hậu quả của việc bạo lực ngôn từ
Hậu quả của bạo lực ngôn từ không đơn giản, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của người khác. Nạn nhân của bạo lực ngôn từ có thể phải chịu hậu quả trong thời gian kéo dài, dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng.
Những hậu quả của bạo lực bằng lời nói có thể kể đến là:
Bạo lực ngôn từ gây tổn thương tinh thần, tâm lý
Nạn nhân của bạo lực ngôn từ có cảm giác lo lắng, căng thẳng, tâm trạng mất ổn định. Thậm chí những lời nói tiêu cực khiến nạn nhân giảm tự tin, rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn ảo giác…
Bạo lực bằng ngôn từ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
Tổn thương sức khỏe, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Ngôn từ bạo lực làm giảm chất lượng cuộc sống vì tạo ra môi trường căng thẳng, không an toàn cho nạn nhân. Các tác động xấu dẫn đến suy giảm sức khỏe như đau đầu, giảm hệ miễn dịch, stress… Một số trường hợp nghiêm trọng nạn nhân có thể dẫn đến ý nghĩ và hành động tự sát.
Hậu quả của bạo lực ngôn từ làm rạn nứt các mối quan hệ
Thường xuyên bạo lực lời nói sẽ gây ra sự mất gắn kết, tin tưởng trong mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình, mối quan hệ bạn bè, hay môi trường làm việc công sở. Người bị bạo lực cảm thấy cô đơn, bị cô lập, tách rời với người khác và mất đi sự tương tác với xã hội.
Ảnh hưởng đến xã hội
Nếu một xã hội vấn đề bạo lực trở thành chuẩn mực, các hành vi tiêu cực được chấp nhận sẽ dẫn đến xung đột. Những người là nạn nhân của bạo lực sẽ truyền lại chuỗi bạo lực, tái tạo hành vi tiêu cực này trong các mối quan hệ.
Tham khảo thêm: 7 hậu quả của bạo lực học đường đối với trẻ em và xã hội
Cách khắc phục bạo lực ngôn từ hiệu quả
Bạo lực ngôn từ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với cá nhân, tập thể và xã hội. Tuy nhiên việc đánh giá và giới hạn của bạo lực bằng lời nói luôn đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo quyền tự do biểu đạt, quyền tự do ngôn luận, sự nhạy cảm đến các giá trị đạo đức, xã hội và luật pháp. Từ đó đưa ra các khách phục bạo lực ngôn từ hiệu quả.
Nhận biết biểu hiện của bạo lực ngôn từ
Cần nhận biết biểu hiện bạo lực để có biện pháp khắc phục hiệu quả
Các chuyên gia khuyên rằng, để khắc phục trước tiên cận nhận biết bản thân có đang bị bạo lực không. Trước tiên hãy đặt ra những câu hỏi cho bản thân và tự trả lời:
- Mối quan hệ hiện tại của bạn như thế nào?
- Bạn có thể ứng phó với tình huống hiện tại không?
- Cảm xúc và cảm giác hiện tại của bản thân là gì khi ở trong mối quan hệ này?
- Bạn cảm thấy bản thân đau khổ ở mức nào trong thang điểm từ 0 đến 10?
- Bản cảm thấy đau ở vị trí nào trên cơ thể?
Dựa vào câu trả lời bạn sẽ tự đánh giá được tình hình hiện tại của bản thân, để đưa ra những giải pháp cần thiết khác.
Đặt ranh giới
Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị bạo hành ngôn từ hãy thể hiện thái độ kiên quyết với đối phương, để cho học biết rằng không nên tiếp tục đối xử với bạn như vậy. Bạn có thể tìm sự trợ giúp từ người thân, gia đình, bạn bè hay bất cứ cá nhân, đơn vị có thẩm quyền can thiệp.
Hạn chế tiếp xúc
Trong trường hợp tình trạng bạo lực không được cải thiện, bạn nên hạn chế tiếp xúc, cắt đứt liên lạc với đối tượng gây hại. Khi cách ly bạn nên dành thời gian để suy nghĩ, đánh giá một cách khách quan về mối quan hệ này. Bên cạnh đó hãy tham khảo ý kiến của những người khác để có nhìn nhận đa chiều trước vấn đề gặp phải.
Hạn chế tiếp xúc với người đang bạo lực ngôn từ với bạn
Tìm bác sĩ hỗ trợ
Nếu nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề về tinh thần cần được đưa đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. Nếu bạn xuất hiện những biểu hiện sau đây thì việc làm này là cần thiết:
- Bạn cảm thấy lo lắng, mất cân bằng, tâm lý bất ổn hoặc rối loạn cảm xúc
- Bạn gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc, luôn thấy sợ hãi, tức giận hoặc trầm cảm
- Bạn bị tác động sâu sắc đến chất lượng cuộc sống, giảm sự tự tin, suy yếu sức khỏe tâm lý, thường xuyên gây rối trong mối quan hệ
- Bạn đã thử nhiều cách nhưng không tự giải quyết được vấn đề gặp phải
- Nạn nhân xuất hiện các triệu chứng tâm lý nghiêm trọng như lo âu, suy nhược thần kinh, rối loạn stress cấp tính (ASD), trầm cảm…
Cuối cùng để giảm thiểu hậu quả của bạo lực bằng ngôn từ cần thiết lập môi trường tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, không đánh giá thấp người khác. Mỗi người hãy học cách vị tha, bao dung, không nên tìm cách trả đũa người khác để gây ra những tổn thương sâu sắc. Những người bị ảnh hưởng cần được hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe để sớm hồi phục tổn thương.
Kết thúc mối quan hệ
Nếu áp dụng các cahcs khắc phục bạo lực ngôn từ trên đây vẫn không mang lại hiệu quả bạn nên chấm dứt mối quan hệ với đối tượng gây hại. Trước đó bạn nên tham khảo thêm ý kiến của người khác, đồng thời tìm sự hỗ trợ từ họ nếu gặp phải khó khăn khi việc cắt đứt quan hệ bị đối phương đe dọa, gây khó khăn.
Xem thêm: Workshop “bạo lực học đường” giúp học sinh Dewey học cách nhận diện và ứng xử
Hy vọng nội dung bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bạo lực ngôn từ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả. The Dewey Schools hy vọng đây là thông tin cần thiết giúp chúng ta ngăn chặn, phòng ngừa bạo lực lời nói nhất là với giới trẻ.