Một trong những phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được đánh giá cao về hiệu quả là sử dụng các tình huống ví dụ cụ thể. Áp dụng hình thức này trẻ sẽ ý thức được việc mình cần làm, cần bảo vệ và hình thành khả năng linh hoạt nếu gặp phải các vấn đề cụ thể trong cuộc sống.
Dạy xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là việc làm cần thiết, cần thực hiện sớm. Dưới đây The Dewey Schools đã tổng hợp 11 tình huống cơ bản mời phụ huynh tham khảo để giáo dục trẻ ngay tại nhà.
Tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học khi bị lạc cha mẹ
Tình huống học sinh bị bắt cóc hay bị lạc cha mẹ hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào mà không lường trước được. Do đo để bảo vệ an toàn cho con cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách xử lý từ trước.
Trước tiên chúng ta cần hướng dẫn trẻ ghi nhớ một số thông tin cơ bản:
- Trẻ cần ghi nhớ tên thật của cha mẹ (không phải các biệt danh dễ thương mà cha mẹ quy ước với con cái) và số điện thoại
- Dạy con ghi nhớ cả tên người thân và số điện thoại của người thân hoặc thầy cô giáo chủ nhiệm
- Ghi nhớ địa chỉ nhà hay tên lớp và trường học
Trong trường hợp không may trẻ bị lạc, bị người xấu dẫn đi hay bị bắt cóc thì những thông tin này giúp trẻ dễ dàng nhờ sự giúp đỡ của người xung quanh để tìm về nhà. Ngoài ra nếu trẻ lớn hơn, có khả năng nhận thức cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ nhận biết tên đường, các quan sát bản đồ để trốn thoát và tự tìm đường về nhà.
Xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bị lạc hay bị bắt cóc
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc cha mẹ, mất phương hướng
Tình huống trẻ ở nhà một mình và có kẻ đột nhập
Trên thực tế có rất nhiều tình huống cha mẹ phải để trẻ ở nhà một mình. Do đó chúng ta cần dạy trẻ cách xử lý nếu không may có kẻ lạ đột nhập.
Nếu bất ngờ phát hiện có người đột nhập trẻ cần nhanh chóng gọi điện thoại cho cha mẹ hoặc người ưu tiên trong danh bạ để nói về tình huống nguy hiểm. Hoặc gọi cảnh sát 113 và báo cáo ngắn gọn “nhà có trộm, tên bố mẹ, địa chỉ nhà”.
Trường hợp nếu bị nhìn thấy, trẻ cần bình tĩnh không nên phản ứng để tránh trường hợp bị người xấu làm tổn thương. Hãy hợp tác nếu họ đưa ra yêu cầu như ngồi xuống, không được gào khóc… Chờ khi người xấu không chú ý hãy chạy ngay vào căn phòng gần nhất, khóa trái cửa lại và tìm sự giúp đỡ từ hàng xóm, gọi điện thoại cho cha mẹ hay gọi điện thoại cho cảnh sát 113…
Tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bị bắt nạt
Gần đây liên tục có nhiều thông tin về các vụ bị bắt nạt, bạo lực học đường tại nhiều trường học trên khắp cả nước. Bởi vậy cha mẹ nên dạy trẻ cách xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học càng sớm càng tốt. Trẻ cần biết cách quan sát, phân biệt những người bạn tốt và chưa tốt để biết cách tiếp cận và thân thiết. Đồng thời cha mẹ nên dạy trẻ phải tin tưởng vào chính bản thân mình để trực tiếp đối mặt một cách không sợ hãi với bạn xấu hay khi bị trẻ khác bắt nạt.
Tâm lý nói chung của trẻ khi bị bắt nạt là lo lắng, sợ hãi, hoang mang và không biết cách hành xử như thế nào cho phù hợp. Phụ huynh nên giúp con giải quyết các vấn đề này thì trẻ mới có khả năng xử lý tình huống. Trẻ cần được giải thích để nhận thức rõ ràng im lặng hay để mặc bạn xấu bắt nạt, đánh đập đều không phải là cách tốt. Trẻ có thể xử lý tình huống theo một số bước như sau:
- Không nên gây mâu thuẫn, cãi nhau hay làm tình huống căng thẳng thêm khi gặp bạn xấu
- Nên nói chuyện bằng những từ ngữ lịch sự, tế nhị tránh sử dụng từ ngữ khiêu khích, đả kích hay thách đấu với các bạn khác
- Hãy bỏ chạy thật nhanh và cầu cứu người khác nếu trẻ cảm nhận gặp nguy hiểm
- Khuyến khích trẻ nếu bị bắt nạt hãy mạnh dạn báo cho người lớn như cha mẹ, thầy cô để được giúp đỡ xử lý vấn đề
- Tuyệt đối không được khuyến khích con đáp trả bạn xấu bằng hành vi bạo lực
Trong trường hợp con mình bị bắt nạt, bạo lực phụ huynh cần bình tĩnh để có biện pháp xử lý thích hợp. Hãy sắp xếp buổi gặp mặt giữa các phụ huynh và trẻ để giải quyết vấn đề, giúp trẻ giải tỏa hiềm khích và xây dựng tình bạn tốt đẹp.
Cách xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học khi trẻ bị bạn xấu bắt nạt
Tình huống phát hiện có người lạ đi theo
Trẻ hoàn toàn có thể gặp tình huống bị người lạ đi theo trên quãng đường dài khi đi học về, đi chơi, đi tham quan du lịch… Để tránh con gặp phải trường hợp không mong muốn phụ huynh nên dạy con cách xử lý thích hợp.
- Trong trường hợp trẻ theo theo trên quãng đường vắng, trẻ cần chạy thật nhanh đến chỗ đông người
- Tìm cách gọi điện thông báo ngay cho cha mẹ
- Tránh đi chung với người lạ tại một số địa điểm như thang máy, cầu thang bộ, đường vắng…
Tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học có người lạ yêu cầu sự giúp đỡ
Giúp đỡ người khác là hành động nhân văn mà trẻ được dạy ở trường học hay ở gia đình. Tuy nhiên dạy trẻ nhận thức việc giúp đỡ người lạ một cảnh tỉnh táo không hề đơn giản. Với tầm nhận thức còn hạn hẹp, trẻ rất khó để nhận thức đâu là tình huống nên hỗ trợ, đâu là tình huống phải tránh xa.
Cha mẹ hãy hướng dẫn cho con một cách đơn giản, dễ hiểu đối với tình huống người lạ yêu cầu giúp đỡ những người đó hoàn toàn có thể tự làm thì con nên từ chối. Hãy chú ý những tình tiết vô lý trong quá trình mà người kahcs nhờ con giúp đỡ. Việc từ chối để đảm bảo sự an toàn cho chính mình là cần thiết, đây không phải là do con không tốt để trẻ không cảm thấy băn khoăn.
Xem thêm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện tính tự lập, thói quen tốt
Tình huống phát hiện khói từ ổ điện hay mùi gas
Cha mẹ đừng quên dạy trẻ về các tính huống phát hiện thấy khói từ ổ điện hay mùi ga khi không có người lớn ở cạnh. Với tình huống này cách xử lý hợp lý là trẻ nên di chuyển ra xa vị trí phát hiện khói ổ điện hay mùi ga để tránh cháy nổ gây nguy hiểm.
Tiếp đến trẻ cần gọi điện cho cha mẹ, người thân, nhờ người lớn như hàng xóm hỗ trợ hoặc gọi cho cứu hỏa 114 và nêu rõ tên phụ huynh, địa chỉ để nhờ giúp đỡ. Lưu ý trẻ tuyệt đối không cố tìm cách tự dập lửa hay ngắt điện.
Dạy con cách xử lý khi phát hiện khói từ ổ điện
Tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học: Người lạ nắm tay không buông
Cha mẹ có thể đưa ra tình huống ví dụ về việc trẻ bị người lạ nắm tay không buông, lôi kéo hay có ý đồ xấu muốn bắt cóc. Hỏi con xem nếu gặp tình huống này con sẽ làm như thế nào.
Sau khi nghe con trả lời phụ huynh đưa ra lời khuyên con nên hét lớn nhờ người khác giúp đỡ. Nếu ở chỗ vắng người bằng mọi cách con cần gây sự chú ý với mọi người xung quanh như cào, cắn, cấu, gào khóc, đấm đá… Khi thoát ra được con cần chạy ngay đến chỗ những người an toàn như cảnh sát, bảo vệ để nhờ họ liên hệ với cha mẹ, người thân.
Tình huống có người lạ gõ cửa khi con ở nhà một mình
Để đề phòng trường hợp người xấu gõ cửa khi con ở nhà một mình, cha mẹ cũng cần giúp trẻ phòng tránh nguy hiểm. Phụ huynh nên cung cấp cho con thông tin những người an toàn mà con có thể mở cửa như anh em họ hàng, người thân… Tuy nhiên cha mẹ cũng cần chú ý với người thân cũng nên hạn chế đưa vào danh sách nếu cảm thấy họ không chắc muốn con bạn an toàn. Trên thwucj tế có nhiều trường hợp xâm hại, bắt cóc trẻ đến từ người thân, người quen với gia đình.
Nếu người lạ muốn vào nhà con hãy gọi điện thoại cho cha mẹ để xác nhận thông tin. Nếu là người không được vào trẻ tuyệt đối không được mở cửa dù họ có đưa ra bất kỳ lý do gì. Bên cạnh đó cha mẹ cần dặn trẻ, khi người lạ hỏi con không nên để lộ thông tin mình đang ở nhà 1 mình. Bởi đây cũng chính là điều có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho con. Tốt nhất, khi trẻ còn nhỏ phụ huynh không nên để con ở nhà một mình, nếu vì lý do bất khả kháng hãy gửi trẻ ở địa điểm đáng tin cậy.
Tình huống khi người lạ cho bánh kẹo
Một trong những tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quan trọng cha mẹ cần trang bị cho trẻ là không nhận bất cứ thứ gì người lạ cho như bánh kẹo, đồ chơi, thú bông hay thứ mà con yêu thích. Chúng ta cần chia sẻ với con về những tình huống xấu khi con nhận quà từ người lạ.
Trẻ nhỏ hiểu biết còn hạn chế, bé không có khả năng chống trả nên dễ bị người xấu lợi dụng. Hãy dạy trẻ nói không một cách quyết đoán nhưng lịch sự khi người lạ cho đồ. Bởi trong nhiều trường lập, những món quà từ người xấu có chứa chất độc, thuốc mê… khi sử dụng sẽ gây nguy hiểm. Cần trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống người lạ cho đồ cho con để trẻ có thể phòng tránh.
Từ chối khi người lạ cho bánh kẹo, đồ chơi
Xem ngay: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm trong cuộc sống
Tình huống phát hiện có người bị điện giật
Kỹ năng xử lý khi bị điện giật hoặc phát hiện có người bị điện giật không chỉ là bài học an toàn mà còn chuẩn bị cho trẻ khả năng ứng phó với tình huống nguy hiểm dễ xảy ra trong tương lai. Cha mẹ nên hướng dẫn con về tình huống này càng sớm càng tốt:
- Dạy trẻ điện có ở khắp nơi trong nhà, trên lớp, ở trường học, ở nơi vui chơi… nên con phải cẩn trọng với các thiết bị điện ở bất cứ đâu.
- Dạy trẻ các tình huống có nguy cơ bị điện giật để con biết cách phòng tránh như các không nghịch thiết bị điện, không chạm tay vào ổ cắm, không chạm vào các thiết bị điện có phần dây điện bị bong tróc…
- Nếu không may bị điện giật trẻ cần bình tĩnh khắc phục, tìm cách rời khỏi nơi bị rò rỉ điện nhanh chóng hoặc kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác.
Khi phát hiện có người bị điện giật trẻ cần được cách hành động nhanh chóng và an toàn:
- Không chạm tay hay bất cứ phần nào trên cơ thể vào người bị điện giật cho đến khi nguồn điện được ngắt, hoặc người đó đã di chuyển ra khỏi vùng rò rỉ điện
- Tìm cách ngắt nguồn điện bằng cách tắt công tắc điện hoặc ngắt cầu dao nếu có thể. Dặn trẻ nếu không thể thực hiện cần nhờ sự giúp đỡ của người khác.
- Kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác trong thời gian ngắn nhất
Tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học: Trẻ bị lạc giữa đám đông
Khi bị lạc giữa đám đông phần lớn trẻ trở nên lo lắng, sợ hãi khi không nhìn thấy cha mẹ. Nếu trẻ không bình tĩnh và xử lý tốt có thể có nhiều tính huống xấu xảy ra với với con. Cha mẹ cần dạy bé nếu vô tình bị lọt vào giữa đám đông ở khu vui chơi, bãi biển… hãy bình tĩnh và thực hiện theo một số chú ý:
- Không được gào khóc, mất bình tĩnh làm cho việc tìm gặp cha mẹ mất thời gian hơn
- Tiếp tục đi theo dòng người, không được di chuyển ngược lại có thể bị ngã và dẫm đạp.
- Nếu đang đi cùng người khác hãy để họ giữ vai để cùng di chuyển, không nên nắm tay.
- Trong quá trình di chuyển cần quan sát các vị trí thoát hiểm nếu có để lựa cách di chuyển về phía đó.
- Đồng thời quan sát và di chuyển theo những người đứng ở trên cao, đứng ở vị trí thoáng hướng dẫn, hỗ trợ.
- Sau khi thoát khỏi đám đông cần tìm sự giúp đỡ của những người an toàn như công an, bảo vệ, hàng xóm…để liên hệ với cha mẹ
Để đề phòng tình huống xấu cha mẹ nên hạn chế đưa con đến những chỗ quá đông người. Trước khi đưa trẻ đi chơi cần nhắc lại để trẻ ghi nhớ về cách xử lý nếu không may bị lạc giữa đám đông, nhắc lại thông tin liên hệ với cha mẹ và địa chỉ gia đình. Nên mặc cho con những bộ đồ màu sắc sặc sỡ để dễ nhận biết. Dán thông tin cần liên hệ lên vật dụng con mang theo và dặn trẻ vị trí đề phòng trường hợp trẻ không nhớ thông tin của cha mẹ.
Trẻ cần được dạy cách xử lý khi bị lạc giữa đám đông
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ không đơn giản và cũng không thể mong đợi con sẽ nhớ và thực hiện đúng ngay lập tức. Bởi vậy việc giáo dục cần kết hợp với tình huống giả định để trẻ dễ dàng hiểu và ghi nhớ các ứng phó như thế nào. Cha mẹ cần đồng hành, quan sát, theo dõi và hỗ trợ kịp thời để con nhận biết cách xử lý phù hợp nhất. Phụ huynh nên cho trẻ xem các video, hình ảnh có liên quan đến giảng dạy kỹ năng sống để bé sớm hình thành ý thức, kỹ năng cho mình.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, không bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cha mẹ không nên tiết lộ thông tin cá nhân, thông tin về trẻ trên các mạng xã hội. Trang bị cho con các thiết bị định vị, liên thông minh để kịp thời xác định vị trí của con, cũng như trẻ dễ dàng liên hệ với cha mẹ. Hướng dẫn trẻ cụ thể cách sử dụng các thiết bị một cách an toàn.
Trên đây là những chia sẻ về các tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học mà cha mẹ nên hướng dẫn trẻ từ sớm. Với mỗi tình huống chúng ta nên giải thích kỹ càng, kiên nhẫn giảng dạy cho trẻ hiểu rõ và biết cách thực hành xử lý để hình thành kỹ năng. Đây chính là cách có thể bảo vệ con an toàn trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn một cách hiệu quả.