STEAM và STEM là các phương pháp giáo dục hiện đại được ưa chuộng tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam nhiều phụ huynh vẫn chưa nắm rõ về 2 phương pháp này. Ngay trong nội dung tiếp theo của bài viết The Dewey Schools sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để phụ huynh phân biệt, so sánh phương pháp STEAM và STEM.
Hiểu rõ về STEAM và STEM
Đầu tiên, trước khi đi vào so sánh điểm khác nhau giữa hai phương pháp steam và stem thì chúng ta sẽ hiểu rõ về khái niệm của hai phương pháp giáo dục này.
Phương pháp STEAM là gì?
STEAM là phương pháp giáo dục hiện đại, phương pháp hướng đến mục tiêu cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng từ 5 lĩnh vực:
- S – Science (Khoa học)
- T – Technology (Công nghệ)
- E – Engineering (Kỹ thuật)
- A – Art (Nghệ thuật)
- M – Mathematics (Toán học)
Nói cách khác, STEAM là sự kết hợp giữa phương pháp STEM và phát triển kỹ năng nghệ thuật Art. Phương pháp giúp người học phát triển tư duy đa chiều và có kỹ năng ứng dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Phương pháp STEM là gì?
Phương pháp STEM là gì?
STEM là phương pháp giáo dục phát triển từ những năm 2010 tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Trong những năm gần đây phương pháp này được ứng dụng khá phổ biết tại Việt Nam. Vậy phương pháp STEM là gì?
STEM là mô hình giáo dục theo các tiếp cận liên môn thay vì học từng môn rời rạc bao gồm:
- S – Science (Khoa học)
- T – Technology (Công nghệ)
- E – Engineering (Kỹ thuật)
- M – Mathematics (Toán học)
Sự khác biệt của phương pháp giáo dục STEM là tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, rèn luyện tư duy đa chiều, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Từ đó giúp người học tìm hiểu tường tận nguồn gốc của vấn đề thông qua cảm nhận trực tiếp từ mắt thấy, tai nghe, tay làm. Phương pháp đề cao tính thực tế, kỹ năng giảng dạy nhằm tạo ta không gian, môi trường học tập tự nhiên mang tính thực tế.
=> Tìm hiểu chi tiết về phương pháp giáo dục STEM tại đây
STEAM và STEM khác nhau như thế nào?
STEAM và STEM là 2 phương pháp giáo dục liên ngành hiện đại, nổi bật, đều được ứng dụng phổ biến. Các phương pháp này đều trọng tâm vào việc cung cấp kiến thức, kỹ năng, khả năng tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề cần thiết trên thực tế cuộc sống. Nhưng STEAM và STEM khac nhau như thế nào?
STEAM và STEM khác nhau như thế nào?
Sự khác nhau giữa STEM và STEAM được phân biệt như sau:
Nội dung |
STEAM |
STEM |
Lĩnh vực |
|
|
Phạm vi |
Tập trung chủ yếu vào 5 lĩnh vực khoa học: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học và nhiều lĩnh vực khác |
Tập trung vào 4 lĩnh vực khoa học: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học |
Hướng tiếp cận |
Kết hợp giữa tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học để nhận mạnh sự sáng tạo, khám phá |
Giải quyết vấn đề bằng tư duy khoa học và phân tích tình huống |
Mục đích |
Kết hợp các kỹ năng về nghệ thuật và khoa học để người học hình thành sự sáng tạo, khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trên thực tế |
Tập trung chuẩn bị cho người học các công việc liên quan đến 4 lĩnh vực khoa học trong tương lai: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học |
Phương pháp giảng dạy |
Áp dụng phương pháp học tập tích cực, người học khám phá đa dạng các khía cạnh của vấn đề được đưa ra trong thế giới hiện đại |
Tập trung giảng dạy lý thuyết và thực hành khoa học |
Hiệu quả |
Cung cấp nền giáo dục toàn diện giúp học sinh học sâu hơn ở các lĩnh vực khác nhau, có thành tích học tập tốt hơn, học tập một cách vui vẻ và hào hứng |
Giúp người học trở nên tự chủ và giải quyết vấn đề tốt hơn trở thành nhà đổi mới, tư duy logic và phát minh |
Ưu, nhược điểm của phương pháp STEAM
STEAM được ca ngợi là phương pháp giáo dục hiệu quả mang đến nhiều ưu điểm giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo một cách toàn diện. Tuy nhiên phương pháp này vẫn xuất hiện những hạn chế nhất định. Chúng ta cùng phân tích ưu điểm và nhược điểm của STEAM nhé.
Ưu điểm của phương pháp STEAM
Phương pháp giáo dục STEAM sở hữu nhiều ưu điểm:
- Bứt phá khả năng sáng tạo của người học: STEAM trang bị cho người học kiến thức tổng quát của 5 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Thông qua đó học sinh có sự hiểu biết đa chiều dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết, thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhiều báo cáo đã ghi nhận trẻ tiếp cận với STEAM có tư duy logic, bứt phá sáng tạo vượt trội so với trẻ học tập thụ động qua sách vở.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm: Giảng dạy theo phương pháp STEAM giáo viên đóng vai trò là người tổ hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ học sinh tự tổ chức các hoạt động học tập theo chủ đề, thảo luận và làm việc nhóm trong không gian tự do, thân thiện. Từ đó giúp các em nâng cao khả năng chủ động, tính hòa động cũng như sự độc lập, sáng tạo của mình. Đây là các kỹ năng quan trọng, cần thiết trong những năm tháng sau này của các em.
- Chủ động chịu trách nghiệm và giải quyết vấn đề: STEAM tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, sáng tạo và tự giải quyết vấn đề. Sau mỗi dự án trẻ tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng hữu ích tạo nền tảng giúp các em chủ động giải quyết vấn đề phát sinh trên thực tế, sẵn sàng chịu trách nhiệm với những việc mình làm.
- Tạo thêm cơ hội việc làm trong tương lai: STEAM giúp trẻ tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, công nghệ từ sớm. Các em được rèn luyện kỹ năng cần thiết để chủ động, độc lập trong tương lai từ đó tạo thêm được nhiều cơ hội việc làm và khả năng hội nhập cho các em sau này.
Ưu, nhược điểm của phương pháp STEAM
Nhược điểm của phương pháp STEAM
Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật, STEAM cũng có những nhược điểm nhất định:
- Chi phí đầu tư lớn: Để kiến tạo môi trường giáo dục chuẩn STEAM yêu cầu các trường phải đầu tư chi phí lớn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó các giáo viên giảng dạy cũng cần được đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu.
- Cần được áp dụng sớm từ cấp tiểu học: Phương pháp STEAM để đạt được hiệu quả cần được đưa vào giảng dạy từ cấp tiểu học. Hiện nay hầu hết chương trình được đưa vào giảng dạy từ cấp THCS, như vậy là quá muộn.
- Các tiêu chuẩn của STEAM không rõ ràng: Trong phương pháp STEAM không có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn như tiêu chuẩn giáo viên, tiêu chuẩn trang thiết bị, kiến thức kỹ năng trang bị cho học sinh… Từ đó dẫn đến tình trạng không đồng bộ, thống nhất và mỗi đơn vị đào tạo một kiểu khác nhau.
>>> Xem thêm: Chương trình STEAM đạt chuẩn chất lượng là như thế nào?
Ưu, nhược điểm của phương pháp STEM
STEM là phương pháp giáo dục tích hợp đa ngành kết hợp ứng dụng thực tế, giúp học sinh trau dồi kiến thức, kỹ năng của 4 lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Phương pháp STEM sở hữu những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm của phương pháp STEM
Giáo dục theo phương pháp STEM mang đến nhiều ưu điểm nổi bật:
- Giáo dục kiến thức tích hợp: Khác hoàn toàn với phương pháp truyền thống, giáo dục STEM truyền đạt kiến thức đan xen, lồng ghép kết hợp giữa lý thuyết, thực hành và thực tế của 4 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Học sinh không còn cảm thấy nhàm chán với lý thuyết vì được trang bị khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào đời sống.
- Rèn luyên khả năng tự giải quyết vấn đề: Giáo dục STEM đề cao sự vận dụng tri thức và hành động thực tế giúp học sinh tự giải quyết các vấn đề, tình huống phát sinh. Trẻ phải tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo bằng cách liên kết các môn học có liên quan để phân tích, đánh giá vấn đề và đưa ra kết luận phù hợp.
- Khuyến khích tinh thần sáng tạo: STEM không yêu cầu người học phải học theo cách nắt buộc mà hướng trẻ cách tự sáng tạo để tìm đáp án. Mỗi học sinh sẽ là 1 nhà phát minh, không bị bắt buộc phải tìm ra đáp án chính xác. Trẻ cần tự mình tìm ra phương pháp học phù hợp, để phát huy tính sáng tạo, chủ động mở rộng kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt.
Ưu nhược điểm của phương pháp STEM
Nhược điểm của phương pháp STEM
Mặc dù STEM mang đến nhiều lợi ích cho người học, tuy nhiên phương pháp vẫn tồn tại nhiều hạn chế:
- Với người học: Nếu tiếp cận STEM muộn học sinh khó để phát triển niềm đam mê, các kỹ năng hay tư duy. Vì vậy chúng ta nên tạo điều kiện cho trẻ học tập với phương pháp tích hợp liên môn này từ sớm. Hiện nay nhiều trường quốc tế đã áp dụng STEM trong hoạt động từ cấp học mầm non tạo điều kiện cho trẻ sớm làm quen, hứng thú và phát triển toàn diện.
- Điều kiện áp dụng: STEM là phương pháp giáo dục được đánh giá cao về hiệu quả nhưng yêu cầu khá khắt khe về điều kiện cơ sở vật chất và trình độ giáo viên. Vì vậy việc áp dụng STEM được thực hiện chủ yếu tại các trường tư thục chất lượng cao hay trường quốc tế. Với các trường công lập, phương pháp này hầu hết chỉ dừng lại thông qua ccs cuộc thi đề án.
Tham khảo: Giáo dục STEM ở tiểu học: Lợi ích và cách áp dụng hiệu quả
Khi nào nên áp dụng STEAM và STEM?
STEAM và STEM là 2 phương pháp giáo dục được đánh giá cao và áp dụng rộng rại tại nhiều trường học ở Việt Nam. Tuy nhiên nhiều phụ huynh băn khoăn khi nào nên áp dụng để phát huy tính hiệu quả của phương pháp cho người học?
Trước đây theo truyền thống các giờ học tại trường học các cấp sẽ phân theo môn, ít có sự liên kết. Sau đó xuất hiệnnhiều phương pháp dạy học như dạy tích hợp liên môn, dạy học theo dự án… đã mang đến những hiệu quả nhất định. Nên việc áp STEM hay STEAM trong thời gian đầu là vấn đề khá khó khăn. Nhưng khi đưa 2 phương pháp giảng dạy mang tính thực tế vào ứng dụng này vào giáo dục như một luồng gió mới tạo nên nhiều thay đổi. Hiện nay STEAM và STEM đã và đang được áp dụng tại các cấp học từ mầm non lên đến cao đẳng, đại học.
Tuy nhiên muốn phát huy tính hiệu quả của 2 phương pháp giảng dạy này, học sinh cần có khả năng ngôn ngữ và lắng nghe lời giảng của giáo viên. Giáo viên trở thành người bạn đồng hành, không phải là người truyền đạt kiến thức một cách đơn thuần. Giáo viên hỗ trợ học sinh khám phá kiến thức theo cách của riêng mình. Bên cạnh đó nhà trường cần đầu từ hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và giảng dạy theo phương pháp giáo dục này. Áp dụng phương pháp học này có thể giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.
Tại The Dewey Schools Tây Hồ Tây, phương pháp giáo dục STEAM đã được áp dụng thành công và triển khai đồng bộ từ bậc học mầm non, tiểu học. Thông qua đó học sinh được tiếp cận với với khoa học công nghệ, tăng cường sự tìm tòi, sáng tạo, ứng dụng vào thực tế, tăng khả năng thích ứng với cuộc sống
Chương trình giáo dục STEAM tại The Dewey Schools
Để đồng bộ, Trường quốc tế Dewey Schools đã đầu tư hệ thống phòng học chức năng hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập cũng như giảng dạy khi triển khai phương pháp STEAM. Học sinh được thực hành ở tất cả nội dung học tại phòng học, phòng thí nghiệm, trải nghiệm bên ngoài, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại… Tất cả các hoạt động học tập, thư giãn được thiết kế phù hợp lồng ghép kiến thức STEAM cho học sinh luôn cảm thấy thoải mãi, yêu thích học tập.
Đặc biệt nhà trường đầu tư Cưởng sáng chế dành riêng cho các môn học STEAM tạo điều kiện cho học sinh tham gia các dự án học tập quy môn lớn. Hệ thống hỗ trợ các em làm việc, tư duy, rèn luyện bản lĩnh và kỹ năng của 1 công dân toàn cầu trong tương lai.
Tại The Dewey Schools giáo viên giữ vai trò truyền cảm hứng, hướng dẫn, tổ chức hoạt động và hỗ trợ học sinh. Người học được tự chủ, tự do khám phá, tự rút kinh nghiệm, tăng cường khả năng sáng tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân.
=> Tìm hiểu thêm về học phí dewey school hoặc cơ sở vật chất và phương pháp dạy học của Dewey Schools tại đây