Tư duy tiêu cực là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại với nhiều biến động. Thông qua các ảnh hưởng về tài chính, thành tích, sự nghiệp, mối quan hệ xã hội… khiến nhiều người có suy nghĩ tiêu cực thường xuyên làm lấn át những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Vậy làm sao để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, hướng đến những điều tích cực? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu câu trả lời đúng đắn trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Cùng với sự phát triển của xã hội, biến đổi của cuộc sống, con người ngày càng có nhiều mong muốn, tham vọng về điều kiện vật chất, tinh thần của bản thân, cho gia đình, cho người thân. Khi không đạt được mục tiêu nhiều người trở nên suy sụp, thất vọng, không còn lạc quan, vui vẻ, yêu đời và dần rơi vào trạng thái tồi tệ. Từ đó dẫn đến tình trạng tự ti vào bản thân, có suy nghĩ chán nản, bi quan và tiêu cực.
Mức độ tư duy tích cực và tiêu cực của mỗi người khác nhau là khác nhau phụ thuộc vào mỗi người, tính chất nghiêm trọng của vấn đề mà người đó đang phải đối mặt, những người xung quanh và nhiều yếu tố khách. Vậy tư duy tiêu cực là gì và mức độ ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống như thế nào?
Tư duy tiêu cực là gì?
Tư duy tiêu cực là những suy nghĩ hay cách tư duy khiến bản thân cảm thấy khó chịu, ức chế, bị áp lực mà không tìm được cách giải quyết hiệu quả. Tâm lý tiêu cực khiến bạn chịu căng thẳng dẫn đến tâm lý dễ cáu giận, stress và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến những hành động nguy hiểm cho chính mình và những người xung quanh.
Những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực chính là kẻ thù với mỗi người, nếu tình trạng kéo dài sẽ trở thành kẻ thù đe dọa tính mạng của người đó. Suy nghĩ tiêu cực cũng là nguyên nhân làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Suy nghĩ tiêu cực còn có tác dụng xấu đến sức khỏe não bộ, trí tuệ, tinh thần.
Tư duy tiêu cực khiến bạn gặp áp lực, khó chịu, mệt mỏi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, có thể kể đến như:
- Trải nghiệm tồi tệ: Những khó khăn, trắc trở là vấn đề không tránh khỏi trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên nếu phải trải qua những trải nghiệm tồi tệ hay những kế quả không mong muốn trong quá khứ khiến bạn bị ám ảnh, sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở hiện tại. Bạn luôn cảm thấy tự ti, e ngại, tự mình nhấn chìm trong bi quan, tự đánh giá bản thân không thể thành công.
- Chịu tác động từ những sự kiện ngoài ý muốn: Bạn mất nhiều công sức lên kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện dự định kỹ càng nhưng vì điều kiện khách quan đã nhận lại kết quả không như mong đợi. Vì không chấp nhận sự thật, nên bạn cảm thấy mất niềm tin, thất vọng, bi quan, lo âu, chán nản. Đây là nguyên nhân thường thấy khiến nhiều người trẻ tuổi hiện nay rơi vào tình trạng tiêu cực.
- Khác nhau về lối sống, suy nghĩ: Những người khác nhau có quan điểm sống, thực hành cuộc sống khác nhau. Tư duy tiêu cực thường đến từ những người có lối sống, suy nghĩ không lành mạnh như lạm dụng chất kích thích, thức khuya, làm việc quá sức… Những người lạc quan, mạnh mẽ, có cái nhìn khách quan với các vấn đề thường sống lành mạnh, lạc quan và đạt được thành công.
- Chịu ảnh hưởng từ môi trường sống: Nếu cuộc sống xung quanh có nhiều người tiêu cực, nhiều người khó lòng giữ được sự lạc quan, vui vẻ cho bản thân. Bạn dễ bị ảnh hưởng bởi những người thân, bạn bè thường xuyên buồn bã, có cái nhìn xấu với mọi người.
- Di truyền: Đặc điểm tính cách của mỗi người có khả năng di truyền từ cha mẹ. Bên cạnh đó chúng ta cũng chịu nhiều tác động bởi cách giáo dục hay các yếu tố tâm lý, xã hội. Vì vậy nếu cha mẹ thường xuyên suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến con cái cũng bị ảnh hưởng và có tư duy tương tự.
- Bệnh lý: Suy nghĩ tiêu cực cũng có thể đến từ các bệnh lý như trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn nhân cách, rối loạn lo âu, stress, rối loạn cảm xúc… gây nên sự bất ổn trong suy nghĩ, hành vi. Từ đó khiến suy nghĩ của bạn trở nên bi quan, mệt mỏi, âu lo và tiêu cực.
Ảnh hưởng của tư duy tiêu cực trong cuộc sống
Tư duy tiêu cực không tạo ra cho con người sự đau đớn như cách vết thương, cũng không sử dụng thuốc để điều trị. Nó gây ra rất nhiều hậu quả trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ, chất lượng công việc. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng căng thẳng tâm lý gây ra sự lạm dụng mạnh mẽ hệ thống an toàn. Người có tư duy tiêu cực mang tâm trạng u uất, phiền muộn, luôn có cảm giác ức chế, áp lực dồn nén gây hậu quả nặng nề làm suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
Tư duy tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Vấn đề về dạ dày: Căng thẳng liên tục là nguyên nhân gây kích thích hệ thần kinh làm tăng sản xuất dịch vị, dạ dày co bóp nhiều dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như trào ngược thực quản, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
- Vấn đề về đường ruột: Suy nghĩ tiêu cực kích thích các tế bào thần kinh ở đường ruột gây ra các bệnh giảm nhu động ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm hấp thu dinh dưỡng…
- Ảnh hưởng não bộ: Thói quen suy nghĩ quá nhiều, bất an, lo lắng làm gia tăng các vấn đề tâm lý, ảnh hưởng đến não bộ, lưu thông máu não kém dễ dẫn tới suy nhược thần kinh.
- Vấn đề huyết áp: Tư duy tiêu cực là gia tăng các hormon làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim khiến bạn thường xuyên có cảm giác bất an, hồi hộp và nhiều vấn đề khác liên quan đến tim mạch.
- Vấn đề sinh lý: Thường xuyên có cảm giác tiêu cực sẽ gây áp lực lớn lên não bộ làm thay đổi hoạt động của các cơ quan, hệ nội tiết dẫn đến nhiều vấn đề sinh lý.
- Tăng cân: Khi cơ thể bị suy nhược do quá lo lắng, suy nghĩ, áp lực, tiêu cực là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân đột ngột.
Bởi vậy, chúng ta nên hướng đến, rèn luyện tư duy lạc quan, tích cực để phòng ngừa và đẩy lùi mọi bệnh tật. Đặc biệt trẻ nhỏ càng không nên để xảy ra tình trạng tiêu cực, bởi nó còn gây hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, cản trở sự thành công trong tương lai.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Tư duy tiêu cực là kẻ thù âm thầm từng bước làm suy giảm ý chí, làm mất đi động lực phấn đấu, cố gắng, làm chúng ta không còn chí hướng. Từ đó cuộc sống trở nên vô nghĩa, nhàm chán, không có mục tiêu, thiếu lý tưởng. Bên cạnh đó mất đi tinh thần, lý trí còn khiến bạn mất khả năng kiểm soát hành vi, hủy hoại niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Cuộc đời sẽ trở thành những chuỗi ngày chìm đắm trong đau khổ, mù mịt, đen tối làm bạn trở nên tách biệt với cuộc sống hiện tại.
Thường xuyên đắm chìm với sự tiêu cực khiến bạn đắm chìm trong nỗi cô đơn, sự thất vọng, mất niềm tin, mất khả năng kiểm soát hành vi, không còn khả năng phát triển ở tương lai. Khi bạn chỉ nghĩ đến thất bại bạn sẽ đau khổ, sợ hãi, cuộc sống là chuỗi ngày mệt mỏi, không lối thoát, không tìm thấy hạnh phúc lâu dần có thể dẫn đến những hành vi dại dột và nguy hiêm.
Đối với trẻ nhỏ suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tin thần, tâm lý và có khả năng gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với trí tuệ. Khi các bé không thể phát triển theo hướng tích cực, hình thành tư duy lệch lạc, tạo thành nhân cách xấu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các em.
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Tư duy tiêu cực làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Những người có tư duy tiêu cực thường không bao giờ cảm thấy lạc quan, vui vẻ mà thường giữ sự căng thẳng, bất an, lo lắng, nghi ngờ về mọi thứ xung quanh mình. Điều này có ảnh hướng lớn đến các mối quan hệ trong gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và quả mối quan hệ với bạn bè khác giới hay mối quan hệ tình cảm nam nữ.
Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc, cách cư xử với những người xung quanh luôn tiêu cực, dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Việc giữ sự tiêu cực trong thời gian dài làm chúng ta mất kiểm soát về hành động, dễ cáu gắt, nổi nóng. Do đó trong những cuộc trao đổi, tranh luận bạn dễ đánh giá sự việc một cách bi quan và phiến diện. Từ đó làm gia tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ và có thể dẫn đến việc kết thúc một mối quan hệ.
Ảnh hưởng đến chất lượng công việc
Tư duy tiêu cực còn làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập khi bạn đối mặt với sự căng thẳng, buồn chán, ghen tỵ, chán nản… Tình trạng này dẫn đến việc bạn trở nên lơ đễnh, khó tập trung, giảm tiếp thu, không hoàn thành được nhiệm vụ. Cơ thể bạn còn thường xuyên mệt mỏi, nặng nề làm hiệu suất làm việc và học tập giảm sút nghiêm trọng.
Những người tích cực luôn có tinh thần vui vẻ, lạc quan, linh hoạt trong đánh giá vấn đề. Họ nhạy bén, nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh và nghĩ ra các giải pháp mới mẻ, hiệu quả qua trong làm việc hay học tập. Họ thường có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và công việc được giao.
Cách ngăn chặn tư duy tiêu cực
Tư duy tiêu cực mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống của mỗi người. Bởi vậy chúng ta cần tránh xa suy nghĩ tiêu cực và xây dựng cho mình thái độ tích cực bằng một số biện pháp như sau:
Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
Để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực bạn cần thành thật với bản thân, hãy gọi tên những tư duy xấu, xác định rõ những vấn đề mình gặp phải, tránh tình trạng tự đánh lừa chính mình đang suy nghĩ lành mạnh. Dù khó khăn nhưng bạn nên tự đặt câu hỏi, định hình được cảm xúc cá nhân như ghen tị, yếu kém, tự ti, áp lực… Từ đó xác định được nguyên nhân của vấn đề và tìm ra giải pháp giải quyết triệt để, hiệu quả.
Tư duy tích cực hay tiêu cực phụ thuộc phần lớn vào cá nhân mỗi người. Khi bạn suy nghĩ tích cực bạn luôn cảm thấy lạc quan, hạnh phúc, vui vẻ và hứng khởi. Từ đó bạn có động lực thay đổi bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp và cải thiện cuộc sống.
Hãy loại bỏ suy nghĩ tiêu cực bằng cách thành thật với bản thân
Có thể cha mẹ quan tâm: Cách giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả
Chia sẻ suy nghĩ với người thân, bạn bè
Chia sẻ cởi mở những suy nghĩ của mình với người thân, bạn bè là cách hữu hiệu để “chữa lành” những tư duy tiêu cực. Việc nói ra, trải lòng sẽ giúp bạn giải quả cảm giác căng thẳng, lo âu, áp lực để trở nên nhẹ nhõm, dễ chịu hơn. Bên cạnh đó những người xung quanh thường tỉnh táo hơn, họ có thể cho bạn những cái nhìn mới mẻ, tư duy độc đáo, các giải quyết vấn đề hiệu quả. Bạn còn nhận được sự cổ vũ, động viên từ mọi người để trở nên mạnh mẽ, tự tin và tích cực hơn trong cuộc sống.
Chúng ta nên tránh xa những thông tin hay những người chỉ mang lại năng lượng tiêu cực. Thay vào đó hãy chọn những bạn bè, người thân, đồng nghiệp… có lối sống lạc quan, tính cách vui vẻ, hài hước để nạp năng lượng tích cực cho chính mình.
Tham gia hoạt động thể chất
Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ nâng cao sức khỏe, tăng cường sinh lực. Bạn còn khiến bản thân trở nên năng động, hoạt bát, vui tươi thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Hãy tìm cho mình một đam mê về môn thể thao thích hợp, theo đuổi nó để phát huy được thế mạnh của bản thân. Từ đó giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trầm cảm, sự mệt mỏi hay tư duy tiêu cực.
Nếu có điều kiện, thời gian bạn nên tham gia các hoạt động tình nguyện như chủ nhật xanh, hỗ trợ gia đình khó khăn… để tìm thấy niềm vui, động lực trong cuộc sống. Ý nghĩa nhân văn của những hoạt động này giúp bạn có ý thức hơn với bản thân, gia đình, xã hội và có cái nhìn khách quan với những vấn đề phát sinh phải đối mặt.
Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất
Tạo dựng tâm lý thoải mái
Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những sự việc rủi ro hay ngoài ý muốn. Vì vậy nếu bản thân chọn lựa sẵn sàng đón nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh bạn sẽ luôn chủ động. Khi bạn tạo dựng được tâm lý thoải mái, chúng ta sẽ trở nên tự tin vào chính bản thân mình, không còn mặc cảm khi bị chỉ trích phê bình.
Hãy bỏ qua tư duy tiêu cực khiến bạn lãng quên ý nghĩ thực sự của cuộc đời mình. Bạn nên biết cách lắng nghe tích cực, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, suy nghĩ phù hợp và mang đến lợi ích cho bản thân. Bạn cũng rèn luyện được sự quyết đoán trong, tự làm chủ mình trong tâm thế thoải mái.
Tạm thời rời bỏ mạng xã hội
Mạng xã hội ngày càng phát triển và trở thành thú vui không thể thiếu với nhiều người. Tuy nhiên mạng xã hội là con dao 2 lưỡi nó có thể mang đến cho bạn nhiều thông tin, những thứ vô cùng tốt đẹp. Tuy nhiên chúng ta có thể không nhận ra những tin tức làm bạn cảm thấy áp lực, nặng nề và trở nên tiêu cực.
Vì vậy bạn nên dừng việc thường xuyên lướt mạng, hãy dành thời gian để học thêm, đọc sách, nghe nhạc, vận động, làm những việc mà mình yêu thích… Đây là cách vận hành não bộ, tư duy, suy nghĩ lành mạnh, loại bỏ tư duy tiêu cực hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học bao gồm chế độ dinh dưỡng đủ chất, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, sảng khoái tránh xa những điều tiêu cực. Khi bạn có năng lượng tích cực, bạn nhìn nhận mọi vấn đề một cách thông thoáng, dưới nhiều khía cạnh và tự tìm ra những giải pháp giải quyết mới mẻ, mang đến hiệu quả cao. Lối sống khoa học góp phần mang đến sức khỏe thể chất, tinh thần, hình thành năng lượng tích cực và kiểm soát tốt suy nghĩ tiêu cực.
Rèn luyện chế độ sinh hoạt khoa học giúp loại bỏ tư duy tiêu cực
Đến gặp bác sĩ tâm lý
Nếu đã thực hiện nhiều biện pháp mà bạn vẫn không thể thay đổi được tư duy tiêu cực của bản thân thì nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp bạn dễ dàng cởi bỏ những khó khăn, vướng mắc trong suy nghĩ, tư duy của chính mình. Họ cũng đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cụ thể mang tính khoa học giúp bản giảm tiêu cực, hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống.
Đừng để cảm xúc tiêu cực có cơ hội được tích tụ dài lâu trong suy nghĩ, hành vi của bạn. Bởi nếu giữ vững những suy nghĩ này bạn luôn nhìn vào mặt hạn chế của mình, không tự tin và dễ dàng bỏ lỡ những cơ hội quý giá trong cuộc sống. Hãy giải quyết triệt để những tác động tiêu cực để đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần, điều hòa cảm xúc cá nhân, hướng đến những điều tốt đẹp. Bạn sẽ có cơ hội phát triển bản thân và đạt được nhiều thành tựu lớn.
Hy vọng những chia sẻ về tư duy tiêu cực trên đây sẽ giúp bạn loại bỏ những băn khoăn, bận tâm về những vấn đề không đáng có. The Dewey Schools mong rằng bạn ý thức được tác hại xấu từ thói quen này để biết các điều chỉnh thích hợp để kiểm soát tốt suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình hướng đến cuộc sống tươi đẹp.
Xem thêm: Cách rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả