Phương pháp giáo dục STEAM mang đến rất nhiều lợi ích trong giáo dục và đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giáo viên thiết kế bài học cần có sự kết hợp lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo và nhiều kỹ năng khác.
Vậy thiết kế bài giảng như thế nào để đảm bảo mang lại chất lượng tốt nhất và xây dựng buổi học đạt hiệu quả cao nhất? Bài viết sau đây phụ huynh hãy cùng Dewey Schools tìm hiểu các tiêu chí đánh giá buổi học STEAM hiệu quả.
Chủ đề bài học gắn liền với các vấn đề thực tiễn
Trước tiên nội dung của bài học phải gắn liền với các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, xã hội, khoa học và công nghệ. Học sinh được yêu cầu áp dụng kiến thức trong bài học để tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề.
Tiêu chí đánh giá buổi học STEAM này đặc biệt quan trọng để rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và thực tiễn. Đồng thời giúp học sinh chủ động trong việc học tập nắm bắt kiến thức và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày trở thành những con người có năng lực làm việc sáng tạo.
Cấu trúc bài học được thiết kế theo quy trình rõ ràng
Tiêu chí đánh giá buổi học STEAM có hiệu quả hay không tiếp theo đó là cấu trúc bài học STEAM. Cấu trúc bài học được thiết kế dựa theo quy trình thiết kế kỹ thuật với tiến trình linh hoạt giúp học sinh rèn luyện tư duy khả năng tìm tòi, khám phá và sáng tạo.
Theo quy trình này học sinh sẽ được thực hiện lần lượt các bước:
- Tìm hiểu, tiếp cận và xác định vấn đề
- Nghiên cứu kiến thức nền
- Đưa ra các giải pháp
- Lựa chọn giải pháp tối ưu
- Chế tạo mô hình nguyên mẫu
- Thử nghiệm và đánh giá
- Hoàn thiện
Bài học sẽ được xây dựng với cấu trúc quy trình như trên để các nhóm học sinh có thể nắm rõ được vấn đề mình cần giải quyết, tình huống mình đang gặp phải là gì? Sau đó áp dụng các kiến thức nền đã được dạy để đưa ra những ý tưởng giải pháp. Học sinh có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau và có thể thử nghiệm có thể sai lầm để tiếp tục thử lại nhằm hoàn thiện được phương án tốt nhất.
Xem thêm: Các bước để thiết kế buổi học STEAM đạt chuẩn
Tiêu chí đánh giá buổi học STEAM: Phương pháp dạy học
Tiêu chí tiếp theo mà một buổi học STEAM cần có đó chính là trong bài học hoạt động của học sinh được thực hiện theo hướng mở nhưng cần theo định hướng đáp ứng yêu cầu bài học. Hoạt động tìm tòi khám phá được thể hiện trong tất cả những hoạt động của bài giảng. Hoạt động của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác với các quyết định giải quyết vấn đề được chính học sinh đưa ra.
Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi, thảo luận với nhau trong buổi học để cùng chia sẻ các ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu của mình nếu cần. Trải qua quá trình thảo luận, trao đổi ý tưởng sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh, sắp xếp các ý tưởng của mình cho phù hợp với tình huống, vấn đề đang gặp phải. Từ đó thiết kế và sắp xếp mô hình theo những gì bản thân đã khám phá được.
Cách thức dạy học của giáo viên là tiêu chí đánh giá buổi học STEAM có chất lượng hay không
Hình thức tổ chức bài giảng trong buổi học lôi cuốn học sinh đến các hoạt động kiến tạo
Bài giảng của giáo viên cần giúp học sinh tăng cường hoạt động nhóm tự tìm hiểu và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Làm việc nhóm chính là cơ sở để học sinh phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác tuy nhiên cần chỉ rõ nhiệm vụ, sản phẩm cụ thể của mỗi học sinh trong nhóm.
Với tiêu chí đánh giá buổi học STEAM này, các giáo viên dạy STEAM trong trường nên cùng họp bàn để đưa ra sự thống nhất về việc sử dụng cùng ngôn ngữ, tiến trình giảng dạy. Tạo sự đồng nhất trong quá trình xây dựng chủ đề dạy học và những kết quả mong muốn học sinh đạt được sau mỗi bài học.
Hình thức tổ chức bài học có thể linh hoạt kết hợp các hoạt động trong và ngoài lớp học như giao lưu, thi đua giữa các lớp, các khối hoặc toàn trường. Như vậy sẽ giúp phát triển tốt hơn khả năng hợp tác cũng như kỹ năng giao tiếp của học sinh.
>>> Xem thêm: Những ngộ nhận khi nhắc đến phương pháp giáo dục STEAM
Nội dung bài học áp dụng chủ yếu từ kiến thức của khoa học và toán học
Trong các nội dung bài học giáo viên cần phải liên kết, lồng ghép kiến thức của các môn học toán học, khoa học, công nghệ và nghệ thuật một cách linh hoạt và khéo léo. Để xây dựng được bài giảng chất lượng các giáo viên của các bộ môn trên cần phải có sự hợp tác bàn bạc với nhau. Mục đích thống nhất được việc làm thế nào để đưa các mục tiêu khoa học vào trong bài học thật tinh tế và chính xác.
Thông qua bài học học sinh sẽ nhận thấy rõ các bộ môn toán học, khoa học, công nghệ không phải là các môn độc lập, tách rời. Chúng có liên kết bổ trợ cho nhau và học sinh cần phải vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá buổi học steam mà giáo viên cần phải lưu ý.
Tiêu chí đánh giá buổi học STEAM: Nội dung bài học
Bài học STEAM có nhiều đáp án đúng
Trong mỗi bài học có thể đề xuất có nhiều phương án nhưng mức độ khả thi của mỗi phương án sẽ có khác nhau khi áp dụng giải quyết vấn đề. Vì vậy học sinh có thể đề xuất những phương án mà mình tâm đắc và có cơ hội để thể hiện những ý tưởng cùng sự sáng tạo của mình.
Trên đây là những tiêu chí đánh giá buổi học STEAM cho thấy một buổi học STEAM đạt chất lượng là như thế nào. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho những ai đang quan tâm đến giáo dục STEAM. Quý phụ huynh mong muốn con em mình học tập theo phương pháp giáo dục STEAM tại Hà Nội có thể lựa chọn The Dewey Schools.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế liên cấp tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- The Dewey School học phí