Kỹ năng mềm là kỹ năng mà các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu từ các ứng viên bên cạnh các kỹ năng chuyên môn. Trong đó kỹ năng xã hội đóng vai trò quan trọng trong học tập, trong cuộc sống giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, giao tiếp hiệu quả và đạt được thành công mong đợi.
Vậy kỹ năng xã hội là gì và những kỹ năng nào quan trọng cho học sinh tiểu học? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu sâu hơn trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng xã hội là gì?
Kỹ năng xã hội là tập hợp các kỹ năng cơ bản và khả năng của mỗi người để sử dụng trong tương tác, giao tiếp khi học tập hay làm việc cùng người khác. Kỹ năng này giúp một cá nhân có thể hiểu, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, giải quyết các xung đột khi làm việc cùng cá nhân khác, trong nhóm, trong tổ chức hay cộng đồng. Đây là kỹ năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống bao gồm mối quan hệ cá nhân, công việc và hoạt động xã hội.
Ngoài ra, kỹ năng này chính là nền tảng để giúp cá nhân phát triển tính cách, tạo ra sự tự tin, độc lập, khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi linh hoạt của môi trường xung quanh. Các kỹ năng xã hội bao gồm việc tương tác xã hội, lắng nghe, quản lý cảm xúc, đàm phán, giải quyết xung đột và các khía cạnh liên quan đến tương tác với người khác.
Kỹ năng xã hội là tập hợp các kỹ năng cơ bản sử dụng trong tương tác, giao tiếp
Tầm quan trọng của kỹ năng xã hội
Theo nhiều nghiên cứu, phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ ngay từ khi còn sớm, sẽ mang đến nhiều lợi ích vượt trội. Trên thực tế có rất nhiều người vì sở hữu kỹ năng xã hội mà đạt được thành công, trong khi nhiều người do không có kỹ năng nên thất bại. So sánh này dựa trên những người có cùng đẳng cấp, cùng trình độ và học vấn.
Dưới đây là những điểm tuyệt vời mà kỹ năng này mang đến:
Giao tiếp tốt hơn
Khi bạn phát triển được các mối quan hệ tốt đẹp, làm việc trong các nhóm lớn sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện một cách tự nhiên. Người có kỹ năng về xã hội tuyệt vời sẽ sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng truyền đạt thông điệp tới mọi người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm: Giao tiếp hiệu quả là gì? Tại sao kỹ năng giao tiếp lại quan trọng?
Phát triển các mối quan hệ
Phát triển kỹ năng xã hội giúp bạn thu hút sự quan tâm của mọi người, xây dựng các mối quan hệ bền chặt. Từ các mối quan hệ đó, chúng ta có thể mở mang kiến thức, kỹ năng, con đường học tập và con đường nghề nghiệp. Khi có thêm nhiều mối quan hệ cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ, nhiều màu sắc hơn.
Nâng cao triển vọng công việc và nghề nghiệp
Quan hệ tốt với đồng nghiệp, có sự hỗ trợ từ mọi người bạn có thể hoàn thành tốt công việc công việc. Kỹ năng xã hội rất cần thiết với những người muốn tiến xa lên vị trí quản lý, lãnh đạo. Vì vậy bên cạnh khả năng chuyên môn, mỗi chúng ta nên nâng cao khả năng giao tiếp, ngoại giao, thuyết phục và đàm phán để nâng cao triển vọng công việc và nghề nghiệp.
Kỹ năng xã hội giúp mở ra cơ hội nghề nghiệp tốt hơn
Phát triển cuộc sống cá nhân
Kỹ năng xã hội có thể giúp bạn phát triển tính cách tốt đẹp, tự tin, tự trọng. Bạn cũng hình thành khả năng thích nghi với môi trường xã hội đa dạng luông có nhiều sự thay đổi. Nó còn giúp chúng ta thể hiện được sự quan tâm và tôn trọng đến người khác khiến cuộc sống cá nhân mỗi người trở nên đáng yêu, tốt đẹp hơn.
8 kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học
Phát triển kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học là vấn đề được nhiều nhà trường quan tâm, chú trọng. Ngay từ khi còn nhỏ nếu các em được rèn luyện kỹ năng từ sớm, các em sớm trưởng thành, tự tin, chủ động trong học tập và cuộc sống.
Một số kỹ năng xã hội cho trẻ nên được trang bị, trau dồi là:
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng xã hội chủ chốt để truyền đạt ý kiến, thông tin hay ý tưởng của mỗi người một cách rõ ràng. Kỹ năng giao tiếp bao gồm việc sử dụng từ ngữ đúng cách, biết cách biểu đạt điều bản thân muốn truyền đạt và liên quan đến việc đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể, sự tương tác và biểu cảm với người đối diện.
Kỹ năng giao tiếp là phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ ai cũng nên có. Giao tiếp tốt giúp trẻ tự tin, tạo ấn tượng tốt và thiết lập mối quan hệ gắn kết với người khác.
Kỹ năng giao tiếp cần thiết với học sinh tiểu học
Xem thêm:
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử rất cần thiết để phát triển tính cách ở học sinh
- Top 10+ kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học cha mẹ nên dạy con từ sớm
Kỹ năng xã hội lắng nghe
Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng cần trang bị cho trẻ từ sớm, giúp các em tạo dựng mối quan hệ và giao tiếp hiệu quả. Lắng nghe không chỉ là sự tập trung vào người đối diện mà cần thể hiện sự tôn trọng, quan tâm với người khác.
Khi trẻ hiểu rõ biết lắng nghe như thế nào, các em sẽ có khả năng tạo ra sự kết nối mạnh mẽ, giảm thiểu hiểu lầm. Trong quá trình học tập hay trong cuộc sống trẻ biết cách thể hiện tinh thần hợp tác để mang lại hiệu quả tốt đẹp.
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm luôn được đánh giá cao không chỉ trong học tập mà còn trong công việc và luôn là yêu cầu quan trọng của các nhà tuyển dụng. Đây chính là 1 trong những kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học quan trọng. Đây là kỹ năng đảm bảo sự hòa hợp và thành công trong các tình huống cần có sự tương tác xã hội.
Khi bạn thành thạo kỹ năng làm việc nhóm bạn có khả năng hợp tác và làm việc hiệu quả cùng người khác để đạt được mục tiêu chung. Điều này bao gồm việc đưa ra ý kiến riêng, chia sẻ thông tin, lắng nghe người khác, giải quyết mâu thuẫn và làm việc nhóm hiệu quả.
Kỹ năng đồng cảm
Mỗi người đều có mong muốn được thấu hiểu, quan tâm chia sẻ về mặt cảm xúc. Chính vì vậy học tập và rèn luyện kỹ năng xã hội đồng cảm là không thể thiếu. Khi biết cách đồng cảm với người khác, bạn có thể nắm bắt được tâm tư, tình cảm của đối phương để dẫn dắt câu chuyện theo những gì mà mình mong muốn. Đây cũng là kỹ năng cần thiết, quan trọng khi giao tiếp với bạn bè, người thân và những người xung quanh.
Cần học tập kỹ năng đồng cảm
Kỹ năng nhận lỗi
Nhận lỗi và nói lời xin lỗi với người khác là điều khó khăn với rất nhiều người. Tuy nhiên đây lại là kỹ năng xã hội vô cùng quan trọng thể hiện sự dũng cảm nhận ra sai lầm của bản thân và nói lời xin lỗi. Xin lỗi chân thành chính là cách giúp bạn nhanh chóng nhận được sự cảm thông và tha thứ từ người khác.
Vậy đâu là cách để nói lời xin lỗi phù hợp? Khi mắc sai lầm, bạn nên chủ động nhận lỗi, tránh việc cố gắng thanh minh hay đổ lỗi cho người khác, sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng hơn. Sau khi xin lỗi bạn nên đưa ra phương án giải quyết phù hợp và cam kết không tái phạm.
Tham khảo thêm: Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi: Ba mẹ nên làm gì?
Tôn trọng sự riêng tư của mọi người
Tôn trọng sự riêng tư của người khác cũng là kỹ năng cho trẻ mà cha mẹ nên rèn luyện sớm cho con. Ví dụ về kỹ năng xã hội này có thể rèn luyện bằng cách, trong cuộc sống hàng ngày phụ huynh nên đặt ra các quy tắc không lấy đồ dùng của người khác khi không được cho phép, gõ cửa trước khi vào phòng…
Cha mẹ cần giải thích rõ cho trẻ hiểu về sự riêng tư, lý do tại sao phải làm như vậy. Phát triển kỹ năng này giúp trẻ trở thành người hiểu biết, lịch sự được người khác quý mến, tôn trọng.
Xây dựng mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ là kỹ năng xã cho trẻ cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp cùng người khác. Trong đó bao gồm cả trong môi trường học tập, trong cuộc sống cá nhân và trong môi trường làm việc sau này.
Phát triển khả năng xây dựng mối quan hệ thể hiện sự tôn trọng, thấu hiểu, lắng nghe và tạo niềm tin với người xung quanh. Từ đó tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp và có thể tạo ra cơ hội và hỗ trợ trong cuộc sống và sự nghiệp. Ví dụ về kỹ năng xã hội xây dựng mối quan hệ: Học sinh quen biết nhiều bạn bè học giỏi có thể học tập kỹ năng, kiến thức từ họ.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, người thân
Quản lý thời gian
Mỗi người có khoảng thời gian như nhau để học tập, làm việc, thư giãn, ăn uống… Tuy nhiên muốn hoàn thành công việc, mục tiêu chúng ta cần biết cách quản lý thời gian. Vì vậy cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ kỹ năng quản lý thời gian ngay từ khi còn nhỏ, để trẻ hình thành thói quen, hoàn thành công việc nhanh chóng một cách trọn vẹn.
Xem thêm: Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Tại sao phải quản lý thời gian?
Thời điểm nên rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ
Kỹ năng xã hội là phần quan trọng trong cuộc sống, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh từ học tập, công việc, các mối quan hệ, sự thành công của mỗi người. Do đó rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ là vô cùng cần thiết, tuy nhiên nhiều phụ huynh thắc mắc về thời điểm bắt đầu.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, dạy trẻ kỹ năng sống đơn giản có thể thực hiện từ rất sớm, giai đoạn 0 – 3 tuổi như kỹ năng đi đứng, giao tiếp, ứng xử… Đây được coi là giai đoạn vàng mà não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất, có thể học hỏi kiến thức mới hiệu quả trong thời gian ngắn.
Trong giai đoạn tiếp theo từ 3 – 6 tuổi cũng được đánh giá là thời điểm vàng để trẻ tiếp tục tiếp thu và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới. Cha mẹ nên cân nhắc kỹ năng phù hợp với khả năng, lứa tuổi của trẻ để đảm bảo tính hiệu quả cho quá trình giáo dục.
Giúp trẻ hoàn thiện bản thân càng sớm, trẻ có khả năng tự tin, độc lập, chủ động trong học tập, trong cuộc sống cá nhân. Vì vậy cha mẹ không nên băn khoăn về thời điểm cho con học kỹ năng mà nên bắt đầu ngay từ bây giờ để trẻ được phát triển toàn diện nhất.
Nên rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ từ sớm
Mẹo giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội hiệu quả
Việc rèn luyện, phát triển kỹ năng xã hội cần sự kiên trì, đầu tư nhiều thời gian, công sức. Đây cũng không phải là hành trình đơn giản, nó đặc biệt khó khăn với những người có tính cách hướng nội. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp chúng ta phát triển hiệu quả kỹ năng này:
- Nhìn nhận vào khuyết điểm, chấp nhận cảm xúc thật để bản thân có thể cải thiện triệt để những điểm này, trở thành phiên bản tốt hơn
- Nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử bằng cách tập nói kết hợp biểu đạt bằng cơ thể, biểu cảm, ánh mắt…
- Thực hành kỹ năng với người xung quanh hàng ngày, từ những đoạn hội thoại đơn giản, ngắn gọn, sau đó phát triển hơn
- Lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm từ người khác để xây dựng thái độ đồng cảm, thấu hiểu và bản thân ngày càng tiến bộ
- Tích cực tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ… xây dựng và mở rộng mối quan hệ bạn bè, mở rộng vòng tròn xã hội
- Để phát triển kỹ năng cho trẻ phụ huynh có thể áp dụng nhiều biện pháp như:
- Đọc sách và trao đổi cùng con hàng ngày để cung cấp kiến thức hữu ích, giúp trẻ hiểu vai trò, tầm quan trọng của các kỹ năng trong cuộc sống.
- Tạo dựng cho con những thói quen tốt đẹp để trẻ phát triển toàn diện hơn.
- Thường xuyên chia sẻ và giải thích về vai trò của các kỹ năng cho con
- Dạy trẻ qua các tình huống thực tế, kiến thức sẽ được khắc sâu trong tâm trí của con, để mang lại hiệu quả cao nhất
- Dành cho con những lời khích lệ, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng hoàn thiện mình.
Một số mẹo giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội hiệu quả
Trên đây, The Dewey Schools đã chia sẻ thế nào là kỹ năng xã hội, tầm quan trọng và các kỹ năng xã hội cần thiết phải rèn luyện từ sớm cho trẻ. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh hiểu rõ và lựa chọn được phương pháp thích hợp cho con. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để các chuyên gia có thể giúp bạn giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất.
Xem thêm: Kỹ năng học tập là gì? Cách rèn luyện kỹ năng học tập hiệu quả