Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp là mong muốn của bất kể phụ huynh nào hiện nay bởi đây là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp các con đạt được nhiều thành tựu trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng này.
Vì vậy, trong bài viết dươi đây, The Dewey Schools sẽ đưa ra một số cách cha mẹ có thể giúp con tự tin, mạnh dạn, giao tiếp tốt.
9 cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
Giao tiếp tự tin có thể coi là chìa khóa dẫn lối cho sự chủ động trước mọi tình huống phát sinh trong cuộc sống của mỗi người. Trẻ mạnh dạn, tự tin có thể phát huy tối đa năng lực của chính mình, học tập tốt, mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống. Vậy cha mẹ phải làm như thế nào để giúp trẻ tự tin trong giao tiếp?
Trò chuyện hàng ngày cùng con
Cuộc sống với nhiều bận rộn do công việc, do lo lắng cho gia đình… khiến nhiều phụ huynh không có nhiều thời gian dành cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc trò chuyện cùng trẻ hàng ngày lại là một cách hiệu quả để dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Cha mẹ nên là người đồng hành bên cạnh, giải đáp các thắc mắc cho trẻ, giúp con hiểu các vấn đề còn băn khoăn trong cuộc sống.
Phụ huynh luôn là người gần gũi nhất với con cái, là tấm gương để trẻ học hỏi và noi theo. Vì vậy để giúp trẻ tự tin trong giao tiếp thì dù có bận rộn, chúng ta nên cố gắng dành ra khoảng thời gian nhất định trong ngày để giao tiếp cùng con. Những cuộc nói chuyện, trao đổi sẽ giúp trẻ giải tỏa nỗi lòng, mở rộng vốn từ, thể hiện sự biểu đạt câu từ, ngôn ngữ. Từ đó trẻ có thể thoải mái, tự tin khi nói chuyện và cảm nhận được sự gắn kết, yêu thương và quan tâm của cha mẹ.
Trò chuyện mỗi ngày là cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp hiệu quả
Trong khi trò chuyện cùng trẻ, ngoài việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm, gỡ rối phụ huynh nên lồng ghép việc hướng dẫn, giáo dục con về các giá trị đạo đức, văn hóa và xã hội. Trẻ càng có nhiều câu hỏi, có nghĩa là con ham học hỏi và khám phá thế giới, chúng ta nên kiên nhẫn giải đáp cho trẻ. Đừng cáu gắt, quát mắng con khi mệt mỏi, hay khi con hỏi quá nhiều sẽ dẫn đến làm trẻ cảm thấy mình làm phiên, làm cha mẹ không vui. Từ đó trẻ sinh ra mặc cảm, sự tự tin, ngại nói chuyện và hình thành khoảng cách. Con cũng trở nên khép kín, ít muốn nói chuyện, giao lưu với người ngoài.
Thói quen đọc sách mỗi ngày giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
Kho tàng kiến thức là vô tận, vì vậy cha mẹ nên dạy con cách tự tìm hiểu thêm kiến thức, kỹ năng thông qua các loại sách. Dạy trẻ đọc sách, còn giúp trẻ mở rộng thế giới quan, nâng cao sự hiểu biết để mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều từ vựng mới, cách sử dụng từ trong nhiều ngữ cảnh và cảm xúc, phát triển khả năng tư duy logic, trí tưởng tượng, sự sáng tạo. Trẻ dần hình thành khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh, chủ động đưa ra quyết định tốt hơn trong học tập và cuộc sống.
Phụ huynh nên rèn luyện thói quen đọc sách, tìm hiểu các tài liệu chính thống và hữu ích cho con thường xuyên. Đọc nhiều sách trẻ phát triển vốn từ, rèn luyện kỹ năng nghe nói và viết tốt hơn. Trẻ sẽ có kiến thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực, chủ đề, hiểu biết về thế giới muôn màu xung quanh. Kiến thức càng phong phú, con sẽ càng tự tin giao tiếp, trò chuyện với mọi người với nhiều chủ đề, tạo được sự nổi bật, khẳng định được giá trị của bản thân.
Cho bé tham gia các hoạt động tập thể
Trong nhiều cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mang lại hiệu quả rất tốt. Tham gia các hoạt động này, tạo điều kiện cho trẻ tăng sự tự tin do phải giao tiếp với nhiều người. Trẻ rèn học hỏi được những điều hay từ người khác, phát triển kỹ năng giao tiếp cho chính mình. Đồng thời các bé có cơ hội trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào thực tế, học hỏi được nhiều điều để tự tin thể hiện bản thân.
Bên cạnh đó, các hoạt động tập thể cũng là cơ hội để trẻ học hỏi nhiều kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn… Tất cả là kỹ năng tốt cho quá trình học tập, giúp trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai.
Cho bé tham gia các hoạt động tập thể sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
Thường xuyên khen ngợi, cổ vũ
Trong mỗi cuộc trò chuyện với trẻ, cha mẹ nên thể hiện sự tán dương, khen ngợi để con cảm nhận được khích lệ, động viên phát triển lòng tự tin. Nhận được sự đánh giá cao của người khác, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện, dám thể hiện chính kiến, suy nghĩ của bản thân. Người lớn hãy thể hiện bằng cả lời nói, cử chỉ và thái độ để khiến trẻ hiểu rằng con được quan tâm, những điều con nói được lắng nghe.
Tuy nhiên, cha mẹ trong khi giúp trẻ tự tin trong giao tiếp thì cũng cần tránh lời khen thái quá, sự tâng bốc, con cần những lời nói chân thành để tránh trường hợp trẻ tự kiêu, tự đại. Chúng ta có thể dùng một số từ ngữ tinh tế như “hôm nay con nói chuyện có duyên lắm”, “chúng ta tự hào về con”… Phụ huynh cũng cần hạn chế sự so sánh với với người khác, bao gồm cả việc con kém hơn hay con giỏi hơn. Điều này tránh để lại tâm lý tự cao hay sự tự ti và thất vọng cho trẻ mang đến những điều tiêu cực. Trường hợp con phạm lỗi, chúng ta nên phân tích để con nhận ra sai lầm, động viên lần sau con sẽ làm tốt hơn.
Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp: Rèn luyện tính tự lập
Phụ huynh nên chú trọng rèn luyện sự tự lập cho trẻ trong mọi vấn đề từ sớm. Ngay từ khi còn nhỏ hãy dạy con cách tự phục vụ bản thân, giúp đỡ người khác. Hơn hơn, trẻ cần có sự độc lập trong học tập, vấn đề tài chính đến việc chủ động trong mọi quyết định của mình. Trước các vấn đề liên quan đến con, phụ huynh hãy để trẻ được nêu ra ý kiến để thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng giữa cha mẹ và con cái. Khi con được tôn trọng, ngược lại trẻ cũng hình thành thói quen tôn trọng người khác.
Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân để bắt con phải theo ý của mình và cho đó là điều tốt cho trẻ. Áp đặt sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, thậm chí là bất mãn, chống đối. Chúng ta nên động viên trẻ dám nghĩ, dám làm, dám đưa ra quan điểm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách. Nếu ý kiến của trẻ là phù hợp hãy thể hiện sự ủng hộ quyết định đó. Trong trường hợp con sai, cha mẹ nên tư vấn, giải thích để trẻ hiểu vấn đề và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Thường xuyên rèn luyện tính tự lập, chủ động cho trẻ
Nuôi dưỡng sở thích của con
Mỗi đứa trẻ đều có khả năng của riêng mình, có sở thích và thế mạnh. Vì vậy, chúng ta có thể giúp trẻ tự tin trong giao tiếp bằng cách nuôi dưỡng sở thích, thế mạnh của con mang đến nhiều hiệu quả. Khi trẻ có đam mê, được phấn đấu, rèn luyện và phát triển đam mê, trẻ sẽ nuôi dưỡng được niềm cảm hứng, sự tự tin. Con trở nên dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện và chia sẻ với người khác.
Phụ huynh hãy trở thành người tạo điều kiện, ủng hộ con hoàn thành ước mơ của mình. Ước mơ chính là kim chỉ nam để mỗi người đi đúng hướng, không ngừng cố gắng và tiến lên. Mặc dù có thể ước của trẻ là viển vông nhưng cha mẹ không nên dập tắt ước mơ, làm trẻ chán nản, mất đi sự tự tin. Sự động viên của phụ huynh chính là động lực rất lớn giúp trẻ tự tin hơn.
Rèn luyện khả năng đứng trước đám đông
Rèn luyện khả năng đứng trước đám đông cho trẻ là cách dạy giúp trẻ tự tin trong giao tiếp được nhiều phụ huynh áp dụng. Trẻ thiếu tự tin thường sợ hãi, mất bình tĩnh trước đám đông nên cần được cha mẹ giúp giữ vững tinh thần bằng nhiều hoạt động. Trước tiên chúng ta nên cho con học những bài nói từ đơn giản như giới thiệu bản thân ngắn gọn, đọc 1 bài thơ, kể câu chuyện ngắn… để làm quen.
Sau đó, trẻ cần được tập nói trong môi trường thân thiện bao gồm những người thân thiết, đảm bảo rằng trẻ không quá hồi hộp. Những người thân nên hướng tâm trí, lắng nghe và cổ vũ để trẻ dần hình thành khả năng nói. Trước đó, cha mẹ cần giúp con chuẩn bị bài nói của mình và thực hành trước gương. Chúng ta có thể giúp con giữ bình tĩnh bằng một số động tác thực hành, hít thở sâu…
Mỗi lần trẻ tập luyện nói trước đám đông, phụ huynh nên động viên, tán dương và khuyến khí. Chúng ta nên áp dụng những cách giúp con cảm thấy tự tin, hạnh phúc. Cha mẹ có thể trao đổi, giúp con hiểu rằng cơ hội đứng trước đám đông không phải là điều đáng sợ, đây là con đang chia sẻ vấn đề mình quan tâm với người khác.
Rèn luyện khả năng đứng trước đám đông giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
Dạy kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là 1 trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Bởi khi trẻ biết lắng nghe, con mới có thể nghe toàn bộ câu chuyện, diễn biến sự việc để đưa ra nhận định chính xác. Đây cũng chính là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp để không làm người đối diện cảm thấy khó chịu, cảm thấy được tôn trọng.
Để rèn luyện con biết lắng nghe, trước tiên cha mẹ phải là người lắng nghe trẻ. Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy kiên nhẫn nghe những điều con nói, sau đó mới đưa ra ý kiến của mình. Hãy giải thích cho trẻ về hành vi chen lời người khác là thói quen không tốt, thể hiện sự thiếu lịch sự. Trường hợp chúng ta thấy trẻ cắt lời người khác, cần phải chấn chỉnh ngay để trẻ sửa sai và ghi nhớ.
>>> Tham khảo: Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Giúp con nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Bất cứ ai đều có điểm mạnh và điểm yếu của chính mình và trẻ nhỏ cũng vậy. Cha mẹ nên giúp trẻ nhìn nhận bản thân, phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu để loại bỏ tự ti và mặc cảm của bản thân. Những suy nghĩ mình không giỏi, mình không đẹp… có thể khiến con trở nên ngại ngùng, nhút nhát, mất đi sự tự tin, ngại ngùng giao tiếp.
Người lớn nên dạy trẻ cách chăm chút ngoại hình đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gàng khi đi ra ngoài. Giúp con nâng cao kiến thức, kỹ năng để có thể chủ động trước mọi tình huống trong cuộc sống. Một điều quan trọng không thể bỏ qua là cần dạy con cách yêu quý bản thân, chấp nhận bản thân và tự tin vào chính mình. Khi phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu chắc chắn trẻ sẽ tự tin giao tiếp, đối diện với thế giới xung quanh.
Vai trò của cha mẹ trong việc giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
Tự tin trong giao tiếp đóng vai trò quan trọng không chỉ với người lớn mà còn với trẻ nhỏ. Nhưng để dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thì cha mẹ chính là người giữ vai trò then chốt, bởi chúng ta đồng hành với con hầu hết thời gian hàng ngày. Sự ảnh hưởng lớn từ phụ huynh sẽ mang lại hiệu quả cao trong cách dạy dỗ, rèn luyện trẻ.
Là tấm gương để con học theo
Để giúp trẻ tự tin trong giao tiếp thì điều đầu tiên cha mẹ phải là tấm gương để trẻ học hỏi theo. Khi nói chuyện với con, hay với người khác cha mẹ hãy cởi mở trình bày quan điểm cá nhân hay bàn luận về các vấn đề xung quanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tôn trọng và lắng nghe người đối diện, ngay cả với trẻ.
Mặc dù khi còn nhỏ, trẻ chưa đủ hiểu biết để nhận biết, đánh giá vấn đề đúng sai. Nhưng trong quá trình học hỏi, trẻ có thể biết cách áp dụng vào các hoàn cảnh tương tự. Thái độ, cách giao tiếp của cha mẹ sẽ giúp trẻ hình thành quan điểm, thái độ của con với mọi người.
Cha mẹ đóng vai trò là tấm gương trong việc giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
Là chỗ dựa vững chắc để con dựa vào
Không chỉ là tấm gương giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, cha mẹ còn cần là chỗ dựa vững chắc để con dựa vào. Phụ huynh cần xây dựng môi trường giao tiếp an toàn để trẻ thực hành, rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta hướng dẫn con các kỹ năng cần thiết, thiết lập nền tảng vững chắc để trẻ phát huy năng lực, phẩm chất của mình trong học tập và cuộc sống.
Ngay trong chính ngôi nhà của mình, cha mẹ hãy thiết lập môi trường để trẻ được thể hiện quan điểm cá nhân. Phụ huynh là nơi đáng tin cậy để mỗi khi cần thiết trẻ sẽ nghĩ đến đầu tiên để chia sẻ, tìm kiếm sự hỗ trợ. Từ đó trẻ chủ động, thoải mái thể hiện bản thân một cách tự nhiên và giao tiếp vững vàng.
Không so sánh con với người khác
Chúng ta luôn mong muốn con học hành giỏi giang và đạt được những thành công trong cuộc sống. Từ đó nhiều phụ huynh có suy nghĩ, lời nói và hành động so sánh con với bạn bè cùng trang lứa để trẻ phấn đấu. Trên thực tế, việc làm này lại làm giảm đi sự tự tin của trẻ, bởi con nghĩ mình kém cỏi, không thể vượt qua được bạn. Nhiều trẻ cảm thấy cha mẹ không công nhận công sức, sự cố gắng của bản thân đã nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, sợ hãi khi làm không tốt.
Để giúp trẻ tự tin trong giao tiếp đồng thời tránh hậu quả đáng tiếc hay tác hại cho con, phụ huynh nên động viên nếu con đạt được thành tích và phê bình, rút kinh nghiệm tùy thuộc vào từng tình huống, hoàn cảnh sai sót của trẻ. Hãy phân tích để trẻ hiểu rõ vấn đề, xác định được sai lầm của bản thân để không tái phạm.
Cha mẹ có thể giúp trẻ tự tin trong giao tiếp bằng cách không so sánh con với người khác
Không bao bọc, nuông chiều con
Bao bọc và nuông chiều, tạo điều kiện tốt nhất cho con là tâm lý thương con chung của nhiều phụ huynh. Nhưng điều này có thể dẫn đến việc trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với bạn bè, môi trường xung quanh và dễ hình thành tâm lý phụ thuộc vào cha mẹ.
Tình trạng này nếu kéo dài, chúng ta sẽ khiến trẻ ỷ lại, mất đi sự tự tin, hoàn toàn không muốn thay đổi hay đến môi trường mới. Trẻ mất đi tính chủ động, giảm khả năng phán đoán, suy luận logic và khó thể hiện được bản thân trong cuộc sống. Trẻ không thể có bước tiến trong học tập, sinh hoạt, luôn có tâm lý đợi sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phụ huynh.
Vì vậy cha mẹ cần rèn luyện cho con sự độc lập, tự tin và chủ động trong mọi hoạt động. Cho con tự học hỏi, có thể có vấp ngã nhưng đó chính là bài học, kinh nghiệm để trẻ sớm trưởng thành.
>> Xem thêm: Cách dạy con tự lập từ sớm vô cùng đơn giản và dễ thực hiện
Môi trường học tập giúp trẻ tự tin trong giao tiếp như thế nào?
Ngoài cha mẹ, gia đình thì môi trường học tập cũng đóng vai trò quan trọng dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Vì vậy phụ huynh nên lựa chọn môi trường học tập tốt cho con sẽ góp phần xây dựng sự tự tin giao tiếp cho trẻ.
Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là phương pháp hiện đại được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này có tác động tích cực đến quá trình rèn luyện giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Thông qua các hoạt động học tập, trẻ được tạo điều kiện để thể hiện ý kiến, quan điểm và ý tưởng cá nhân của mình một các tự tin.
Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá kiến thức, thế giới quan xung quanh một cách chủ động. Các em có cơ hội khám phá tiềm năng của bản thân, được thoải mái tìm hiểu về các chủ đề mình quan tâm. Từ đó trẻ phát triển tư duy phân tích, nhanh chóng nắm bắt thông tin, chọn lựa giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả, góp phần cải thiện sự tự tin của chính mình.
Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
>>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Học tập dựa trên năng lực
Một cách để giúp trẻ tự tin trong giao tiếp hiệu quả là chọn cho con môi trường học tập dựa trên năng lực với chuẩn đầu ra phù hợp với độ tuổi. Với môi trường học tập này người dạy không tập trung vào việc yêu cầu học sinh tuân thủ chỉ dẫn, mà trẻ được khuyến khích tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề riêng. Phương pháp học tập sẽ thúc đẩy khả năng khám phá, tư duy sáng tạo, giúp trẻ chủ động đối mặt với thử thách.
Trường học coi trọng học tập dựa trên năng lực sẽ thiết kế chương trình giảng dạy dựa theo chuẩn năng lực. Từ đó giúp trẻ trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết với lộ trình học tập phù hợp với từng lứa tuổi đáp ứng yêu cầu của thời đại. .
Học tập qua trải nghiệm
Hiện nay, học tập thông qua trải nghiệm được chú trọng, bởi đây được coi là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ cần được tham gia các hoạt động học tập dưới hình thức vui chơi, thực hành và hoạt động thực tế để tăng cường sự hứng thú, có cơ hội khám phá thế giới xung quanh.
Tham gia các hoạt động trải nghiệm trẻ phát triển nhiều kỹ năng cần thiết như tương tác, làm việc nhóm, lắng nghe… Đây là các kỹ năng cần thiết nhằm xây dựng khả năng giao tiếp tự tin, chủ động để tiến tới những thành công trong tương lai.
Học tập qua trải nghiệm giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
Các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ
Trên thực tế, các trường học hiện nay đều chú trọng các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ sở thích cho người học. Những hoạt động này góp phần không nhỏ đến sự phát triển của trẻ, giúp các bé khám phá tài năng, nâng cao sự thích thú, hào hứng và năng lượng cho hành trình học tập.
Hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ là địa chỉ bổ ích để trẻ có thể phát triển toàn diện, tự tin. Các em sẽ được trang bị và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết của công dân toàn cầu như phát triển ngôn ngữ, năng lực thể thao, năng khiếu nghệ thuật, khoa học công nghệ… Trẻ tự tin, mạnh dạn thường tự chủ trong học tập và cuộc sống, dễ dàng đạt được thành công hơn.
The Dewey Schools là hệ thống trường liên cấp từ bậc tiểu học đến THPT thuộc tập đoàn giáo dục Edufit, là ngôi trường mang đẳng cấp quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Đây là ngôi trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ với chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật được phụ huynh tin tưởng, chọn lựa.
Nhà trường không chỉ chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng yêu cầu học tập và phát triển của học sinh. Chương trình giảng dạy của trường được nghiên cứu, thiết kế dựa theo bộ chuẩn năng lực cho học sinh từ 6 tuổi. Triết lý giáo dục của Dewey Schools là tổ chức sự trưởng thành của học sinh thông qua con đường tự giáo dục, tự học để có năng lực tự học, tinh thần tự lập, sống có trách nghiệm và có tâm hồn phong phú.
Tại Dewey Schools là môi trường học tập tích cực, đẳng cấp cho học sinh
Ngoài chương trình giáo dục chính khóa, học tập tại trường học sinh được tạo điều kiện tham gia nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm, các câu lạc bộ sử thích để nâng cao sự tự tin trong tương tác xã hội. Trong năm học, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện đa dạng liên quan để những dịp hệ lớn và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, diễn thuyết, dự án… Trẻ có nhiều cơ hội để thể hiện ý tưởng, ý kiến của bản thân, làm việc theo nhóm và tập thể để cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình.
Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, năng động, sáng tạo là ước mong của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hành trình này cần được thực hiện từ sớm, một cách kiên trì và áp dụng nhiều cách dạy con phong phú. Cha mẹ cần hiểu được tâm lý, khả năng của trẻ để thiết lập môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả, đồng hành cùng con phát triển bản thân ngày càng tự tin và mạnh dạn. Dewey School luôn sẵn sàng hỗ trợ phụ huynh và học sinh trong dạy và học để trẻ có những kỹ năng cần thiết sẵn sàng đối mặt với cuộc sống.