Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT hiện nay được các trường thường xuyên tổ chức nhằm giúp các em có lộ trình học tập đúng đắn và tự tin vào lựa chọn của mình. Điều này giúp các em sẽ hạn chế được rủi ro làm việc trái ngành, thất nghiệp khi theo đuổi những ngành không phù hợp. Khi được theo đuổi ngành nghề mà mình yêu thích, các bạn sẽ có xu hướng chủ động nghiên cứu, thái độ tích cực tìm hiểu về lĩnh vực mình quan tâm, hơn là chỉ tập trung học lấy tấm bằng, phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo bài viết về các bước tiến hành chọn ngành nghề dưới đây cùng The Dewey Schools.
Cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh đầu tiên cần chú ý hội tụ những điều dưới đây:
- Niềm đam mê, yêu thích.
- Năng lực và điểm mạnh của bản thân.
- Nhu cầu lao động trong tương lai.
Để hiểu rõ hơn về việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, phụ huynh và các bạn học sinh có thể tham khảo bài viết về các bước tiến hành chọn ngành nghề dưới đây nhằm định hướng nghề nghiệp đúng đắn:
1. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Hỗ trợ và chia sẻ từ gia đình, nhà trường
Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT rất quan trọng, bởi quyết định ảnh hưởng đến tương lai sau này chính gì thế gia đình và nhà trường cần giúp học sinh hiểu rõ bản thân thích gì, có năng khiếu hay đam mê lĩnh vực nào, công việc gì, muốn làm nghề gì và muốn trở thành ai trong tương lai. Việc hiểu rõ bản thân giúp các em hiểu được: “Mình là cá, việc của mình là bơi” – của tác giả Takeshi Furukawa, từ đó các bạn học sinh có động lực và vượt qua được các ý kiến tiêu cực về nghề nghiệp của xã hội mà mình muốn hướng tới, có cơ sở để không phải chọn theo số đông hay kỳ vọng của người thân xung quanh bởi sự kỳ vọng của người thân chính là sự động lực để các em cố gắng nhưng không phải khuynh hướng nào cũng phù hợp với từng cá nhân.
Ngoài ra, việc hiểu rõ chính mình giúp các em có thêm tự tin, có niềm tin vào lựa chọn và khả năng của bản thân, xác định mục tiêu rõ ràng, từ đó xây dựng lộ trình học tập và ôn luyện phù hợp. Gia đình không nên ép buộc hay có những lời khuyên có tính bàn lùi và tiêu cực gây hoang mang tâm lý của các em, thay vào đó cần thể hiện rõ vai trò là người đồng hành, khuyên nhủ, động viên, có thái độ sẵn sàng chia sẻ và tâm sự, giúp đỡ các em khi không định hướng được và chưa hiểu rõ chính mình.
Trường hợp các em có mong muốn theo đuổi ngành Logistics vì cho rằng đây là xu hướng mới nhất hiện nay. Khi chưa hiểu rõ cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thì các em nghĩ rằng không cần học giỏi, không cần vào đại học vẫn có thể làm tốt công việc này. Khi đó, gia đình và thầy cô không nên phản bác ngay mà cần tôn trọng suy nghĩ, và lực chọn của các em dù lựa chọn ấy còn non nớt và hãy đưa ra lời khuyên mang tính định hướng cụ thể hơn với các thông tin giúp các em cảm thấy thuyết phục và có động lực học tập hơn thay vì cảm thấy thất bại từ việc định hướng bản thân.
>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên đúng đắn nhất
2. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Xác định điểm mạnh và sở thích của bản thân

Khi xác định đúng thế mạnh và sở thích giúp các bạn học sinh THPT tự tin chọn được ngành nghề mang lại hứng thú, phát huy được thế mạnh và phát triển bản thân.
Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT giúp các em tự tin và hiểu được bản thân thích gì và muốn gì. Để có thể xác định được cùng lúc cả hai yếu tố này, các bạn học sinh nên thử một vài bài trắc nghiệm khác nhau để có đánh giá tổng thể. Tuy nhiên chỉ nên tham khảo và không nên phụ thuộc tuyệt đối vào kết quả của các trắc nghiệm này vì chúng cũng có những sai số nhất định, các bài trắc nghiệm tính cách như:
- MBTI (Myers-Briggs Type Indicator): là phương pháp sử dụng hàng loạt các câu hỏi trắc nghiệm nhằm phân tích tính cách con người. Kết quả của bài trắc nghiệm MBTI có thể chỉ ra cách con người nhận thức về thế giới xung quanh và ra quyết định cho mọi vấn đề trong cuộc sống.
- Holland Codes: Bài kiểm tra này mỗi câu hỏi đưa ra năm lựa chọn. Một số câu có thể thấy cả hai lựa chọn đều phù hợp thì nên lựa chọn câu phù hợp hơn đối với bản thân của hiện tại thay vì đáp án của người mà mình muốn trở thành.
- Big Five (OCEAN): đây là bài trắc nghiệm bao gồm 5 yếu tố đó là Openness: Sẵn sàng trải nghiệm, Conscientiousness: Tự chủ, Extraversion: Hướng ngoại, Agreeableness: Hòa đồng, Neuroticism: Bất ổn cảm xúc.
Bên cạnh đó, có thể trao đổi lấy ý kiến, nhận xét công tâm từ thầy cô, bạn bè và gia đình để nhìn nhận bản thân có thế mạnh gì và mỗi người cũng có thể được nhìn nhận rất đúng qua những người xung quanh. Từ đó các em học sinh sẽ cân nhắc và đưa ra các tổng hợp chung nhất để khai thác triệt để các thế mạnh đó.
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của định hướng phát triển nghề nghiệp
3. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Xác định điều kiện bản thân
Xác định điều kiện bản thân nhằm nói đến sự phù hợp, trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT còn cần xác định nhiều yếu tố liên quan đến ngành nghề mà mình dự định lựa chọn như: Điều kiện kinh tế của gia đình của đáp ứng được mức chi phí để theo đuổi ngành, một số ngành nghề đặc thù yêu cầu ngoại hình, sức khỏe thì cần xác định những điều kiện đó để biết được bản thân có đáp ứng được yêu cầu của ngành,…
Nhiều gia đình còn thiếu quan tâm chưa biết cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh nhưng việc xác định điều kiện bản thân rất quan trọng bởi vì nếu không đáp ứng được các yếu tố ngành yêu cầu, các bạn sẽ phải đối diện với áp lực rất lớn để theo đuổi ngành nghề đó.
Một số ngành nghề có yêu cầu đặc thù như Công an, Tiếp viên hàng không, Người mẫu, Quân đội, … Trong điều kiện nếu các em học sinh đang có ước mơ trở thành Công an và cũng có học lực, hạnh kiểm tốt, lý lịch gia đình phù hợp,… Tuy nhiên bạn lại không đủ điều kiện về sức khỏe như chiều cao, cân nặng thì bạn cần tìm cho mình một định hướng khác.
4. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Tham khảo hông tin về ngành nghề yêu thích
Với tốc độ phát triển rất nhanh của xã hội hiện nay, có rất nhiều ngành nghề đang lâm vào nguy cơ biến mất trên thị trường. Vì thế ngoài xác định những điều kiện của bản thân mà các bạn học sinh cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về ngành nghề mình dự định chọn và nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai nhằm xác định được trong những năm tới, ngành nghề mình định chọn có nguy cơ bị dư thừa nguồn nhân lực, thị trường lao động và xu hướng việc làm trong tương lai là tăng hay giảm để biết được tỉ lệ cạnh tranh là cao hay thấp, hoặc mức thu nhập bình quân mà mình có thể nhận được ra sao,…
Sau khi tham gia các buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thì các bạn học sinh cần nghiên cứu thêm, tham khảo trên các diễn đàn thông qua mạng xã hội về ngành nghề mình sẽ chọn, hoặc tiếp thu đánh giá, nhận xét từ những người đi trước như những người anh người chị trong gia đình, hay những mối quan hệ thân thiết khác … Và tham khảo thêm ý kiến của thầy cô, ba mẹ vì họ sẽ luôn tìm cách để có được những thông tin chính xác, khách quan nhất và có những lời khuyên chân thành nhất.
Bạn cần tìm hiểu ngành học của mình yêu cầu xét tuyển theo những phương thức nào để ứng tuyển phù hợp, từ đó tập trung học thật tốt những môn có trong khối thi đang hướng đến như: Khối A00 (Toán, Lý, Hóa), khối A01 (Toán, Lý, Anh), khối C00 (Văn, Sử, Địa), khối D01 (Toán, Anh, Văn), …
5. Tự trải nghiệm hoặc làm thêm ngoài giờ

Việc tự trải nghiệm giúp các bạn học sinh được cọ xát thực tế và khi tham gia các hoạt động liên quan đến ngành nghề yêu thích có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh giúp các bạn nhìn nhận được công việc tương lai dưới góc độ thực tiễn hơn. Từ đó, các bạn học sinh sẽ có các hình dung chính xác hơn về công việc. Ngoài ra, các bạn sẽ nhận lại rất nhiều kinh nghiệm cần thiết cho sau này, các đánh giá đúng đắn hơn về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề.
Có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 tuy khá sớm nhưng các bạn có thể được trải nghiệm sớm để biết mình có phù hợp hay không từ đó điều chỉnh lộ trình học tập cũng như trải nghiệm khác phù hợp hơn.
>> Xem thêm:
- Bạn nên làm gì khi bị mất định hướng nghề nghiệp
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 liệu có sớm?
- Những điều bạn nên biết về định hướng nghề nghiệp tiếng Anh
6. Đưa ra các phương án dự phòng khác
Sau khi xác định được các yếu tố kể trên và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12, gia đình nên tư vấn các bạn để xác định sẵn sàng các phương án dự phòng khác để đối phó với các bất trắc mà không ai mong muốn xảy ra. Việc này giúp bản thân cảm giác an toàn, cũng như gia đình và nhà trường sẽ yên tâm hơn trong quá trình các bạn học tập đến lúc chinh phục và đạt được mục tiêu. Các bạn có thể đặt phương án dự phòng trong trường hợp không đủ điểm đậu vào ngành học này với mức điểm thấp hơn.
Có thể thấy, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không đơn giản chỉ là chọn ngành nghề. Việc này cần trải qua nhiều giai đoạn mà ý nghĩa chính của việc hướng nghiệp cho học sinh THPT này là giúp các bạn học sinh xác định đúng bản thân và các mong muốn của chính mình. Khi ấy các bạn sẽ có một số phương án chủ động từ khi còn trong quá trình học tập, rèn luyện đến khi đạt được mục tiêu theo đuổi ngành nghề một cách hiệu quả nhất.
Với lộ trình học tập toàn diện của nước ta và những thông tin chia sẻ trên, hy vọng The Dewey Schools đã hỗ trợ phụ huynh và các bạn học sinh hiểu hơn về các phương pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT và tạo điều kiện giúp các bạn lựa chọn đúng ngành nghề và trở thành những công dân ưu tú trong tương lai, cống hiến sức trẻ cho sự phát triển của đất nước.
>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS có cần thiết