Trẻ em là đối tượng còn non nớt, dễ rơi vào các tính huống nguy hiểm mà không có khả năng tự xử lý hay ứng phó. Chính vì vậy cha mẹ cần sớm dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, để con có thể chủ động nếu chúng ta không có ở bên cạnh để chăm sóc trẻ. Dưới đây, The Dewey Schools sẽ giới thiệu những kỹ năng quan trọng cần được chú trọng khi nuôi dạy trẻ.
Tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết về sự việc, đối tượng diễn ra xung quanh trẻ và khả năng phán đoán, chủ động hành động phù hợp nhằm bảo vệ sự an toàn của chính mình. Đây là các kỹ năng phụ huynh cần chỉ dạy cho con ngay từ khi còn nhỏ để giúp con tránh xa các mối nguy hiểm. Từ đó tạo điều kiện cho trẻ thoải mái tìm tòi, nghiên cứu và học tập trong môi trường an toàn, lành mạnh.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân có tầm quan trọng lớn trong thời đại hiện nay. Bởi xung quanh cuộc sống có quá nhiều vấn đề phức tạp, khó lường trong khi chúng ta không thể bên cạnh chăm sóc, bảo vệ con 24/24. Dạy trẻ kỹ năng này mang đến cho con vô vàn lợi ích:
- Trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân, tránh xa các mối nguy hiểm.
- Trẻ có thể giữ an toàn cho bản thân trong mọi hoàn cảnh.
- Trẻ sinh hoạt, học tập một cách chủ động không phụ thuộc vào người khác.
- Giúp trẻ hình thành khả năng tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
- Kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ là hành trang theo con trong suốt cuộc đời, trẻ trở nên tự tin, năng động và sớm thành công trong tương lai.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân đóng vai trò quan trong trong hành trình phát triển của trẻ
13 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân hiệu quả
Thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân khiến nhiều trẻ thụ động, không biết ứng phó trong các tình huống nguy hiểm. Từ đó có thể dẫn đến những trường hợp đáng tiếc, vì vậy cha mẹ nên dạy con cách để bảo vệ mình. The Dewey Schools tổng hợp 13 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ mời cha mẹ tham khảo để giúp trẻ giữ an toàn tốt nhất.
Dạy trẻ không tin và nghe theo lời người lạ
Trẻ con có tầm nhận thức còn hạn hẹp, rất dễ bị dụ dỗ bởi món ăn, đồ chơi yêu thích. Vì vậy cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân không tin và nghe theo lời người lạ. Giải thích cho trẻ hiểu vấn đề có thể gặp phải nếu con đi theo họ và tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra. Cần nhắc nhở trẻ thường xuyên mỗi ngày khi đưa con đến trường, đưa trẻ đến những nơi công cộng động người.
Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách đưa cho con món đồ chơi hay bánh kẹo và hỏi xem nếu người lạ đưa thì có lấy không? Hoặc tạo nên tình huống giả định khi có người lạ đến và nói sẽ đưa con đến chỗ cha mẹ để dạy trẻ cách phản ứng phù hợp. Hãy kiên nhẫn dạy để trẻ nhớ, không vì con quên mà chán nản không nhắc nhở trẻ.
Dạy trẻ biết cách hét to khi nhận thấy nguy hiểm
Trong trường hợp trẻ cần giúp đỡ khi nhận thấy nguy hiểm thì hành động hét thật to là thực sự cần thiết. Đây là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa và hiệu quả lớn cha mẹ nên dạy cho con. Cha mẹ cần hướng dẫn con trong tình huống khẩn cấp hãy hét thật to “cứu cháu với”. Kèm theo đó là các động tác phản kháng, vùng vẫy để gây sự chú ý nếu người lạ có ý định xấu.
Hướng dẫn trẻ nhận biết nơi an toàn
Để giúp con tự bảo vệ bản thân, dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân đó là nhận biết nơi an toàn. Đừng quên nhắc nhở, hoặc chỉ rõ cho trẻ trên thực tế, thông qua video, hình ảnh để trẻ ghi nhớ. Những nơi an toàn con cần biết là trường học, đồn cảnh sát, bốt bảo vệ…
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách nhận biết nơi an toàn
Giáo dục giới tính cho trẻ từ khi còn bé
Mặc dù vấn nạn xã hội xâm hại tình dục trẻ ngày càng gia tăng và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng trẻ chưa hiểu rõ vấn đề này. Vì thế cha mẹ cần dạy con cách bảo vệ cơ thể, bảo vệ bản thân thông qua giáo dục giới tính ngay từ khi còn bé.
Phụ huynh đừng e ngại về vấn đề dạy trẻ các bộ phận cơ thể, vùng nhạy cảm. Chỉ rõ cho con những nơi trừ cha mẹ, bác sĩ thì người khác không được động chạm hay nhìn thấy.
Xem ngay: Giáo dục giới tính cho trẻ: Nguyên tắc và cách áp dụng
Dạy trẻ kỹ năng tự vệ cơ bản
Cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ khi còn bé để con có thể bảo vệ mình được an toàn trong nhiều trường hợp. Phụ huynh nên trang bị cho trẻ kỹ năng này thông qua việc cho con học bơi, học võ, học vẽ, học các môn thể thao khác phù hợp với trình độ, lứa tuổi.
Học các môn tự vệ cơ bản cần thiết không chỉ giúp trẻ nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe. Đây còn là kỹ năng để hỗ trợ tốt cho trẻ trong tình huống nguy hiểm, giúp con linh hoạt xử lý, nhanh trí và chủ động làm chủ tình hình.
Dạy trẻ nhận biết đâu là “đụng chạm” an toàn
Vấn đề xâm hại tình dục trẻ có chiều hướng ra tăng và diễn biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Trẻ có thể bị tấn công bởi người lạ thậm chí là cả người thân, quen với gia đình. Do đó cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, không cho người khác đụng chạm vào cơ thể để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Cha mẹ không nên e ngại khi nhắc đến vấn đề giáo dục giới tính với trẻ. Hãy phổ cập các kiến thức để trẻ nhận biết đâu là “đụng chạm” an toàn, đâu là vùng cơ thể nhạy cảm, vùng cấm không được cho người khác đụng chạm.
Để vấn đề giáo dục đạt hiệu quả hơn, cha mẹ nên lồng ghép vào các hoạt động thường ngày và tình huống cụ thể. Như vậy, các bé sẽ có nhận thức rõ ràng và có thể tiếp thu, ghi nhớ.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách nhận biết đâu là đụng chạm an toàn
Dạy trẻ nhận biết về an toàn giao thông
Trẻ cần được hướng dẫn về kỹ năng an toàn giao thông để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra khi tham gia vào xã hội. Thông thường nếu trẻ đến trường các kỹ năng này sẽ được giảng dạy trên lớp. Tuy nhiên phụ huynh nên nhắc nhở thường xuyên mỗi ngày để trẻ ghi nhớ và nhận thức tốt hơn.
Dạy trẻ cách ghi nhớ thông tin quan trọng
Khi trẻ bắt đầu có nhận thức, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân đó là ghi nhớ thông tin quan trọng như họ tên cha mẹ, số điện thoại, địa chỉ nhà…Đây là cách giúp con dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị đi lạc nhanh chóng tìm được cha mẹ. Bạn cần dạy trẻ cách nhận biết người lạ an toàn thông qua trang phục, bảng tên.
Bên cạnh đó hãy chú ý trẻ chỉ cung cấp thông tin cá nhân khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người tin cậy như công an, bảo vệ… Nhắc nhở con thường xuyên về vấn đề tuyệt đối không tiết lộ những thông tin này với người lạ người xấu. Người có ý đồ xấu là người ngon ngọt lôi kéo trẻ đi theo bằng đồ chơi, bánh kẹo.
Đề phòng trường hợp trẻ không thể nhớ được thông tin hay đột nhiên quên, cha mẹ có thể viết vào giấy tên, số điện thoại, địa chỉ vào mảnh giấy và gắn lên đồ dùng, lên người trẻ. Nhắc nhở con về mảnh giấy này và vị trí cất nó để trẻ có thể đưa ra khi cần thiết.
Dạy trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn
Hỏa hoạn là tình huống nghiêm trọng và có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường hợp hỏa hoạn bất ngờ để giảm thiểu mức tổn thương ở mức thấp nhất. Để giúp trẻ dễ hiểu phụ huynh cần lên các tình huống giả định và chỉ ra cho trẻ các hành động cần làm như:
- Giữ bình tĩnh, quan sát xung quanh nếu đám cháy nhỏ trẻ có thể sử dụng bình cứu hỏa mini để dập lửa (với trẻ đã lớn biết cách sử dụng bình cứu hoat).
- Trường hợp trẻ ở nhà một mình con nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người xung quanh hoặc gọi điện thoại cho cứu hỏa 114 nếu phát hiện ra đám cháy.
- Quan sát và tìm kiếm các đường thoát hiểm an toàn để di chuyển ra xa khỏi đám cháy.
- Nếu xuất hiện nhiều khói cần lấy khăn, áo làm ướt và bịt lên miệng mũi tránh bị ngạt.
Dạy trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn
Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc cha mẹ
Trên thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ bị lạc cha mẹ tại những nơi công cộng đông người như trung tâm thương mại, công viên, khu vui chơi… Đi lạc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất cứ trẻ nào vì thế cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp trường hợp này:
- Giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn không cố tìm kiếm cha mẹ
- Ghi nhớ thông tin quan trọng như họ tên cha mẹ, số điện thoại, địa chỉ nhà. Để tránh trường hợp trẻ quên cha mẹ hãy ghi thông tin vào giấy để vào đồ dùng trẻ mang theo.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ an toàn từ người khác và đưa ra thông tin để họ giúp đỡ tìm kiếm cha mẹ hoặc đưa về nhà.
- Không tin tưởng, đi theo người xấu, nếu bị lôi kéo cần báo động cho những người xung quanh hoặc chạy đến chỗ đông người, chạy đến chỗ người tin tưởng nhờ giúp đỡ
- Đối với trẻ lớn từ 10 tuổi, cha mẹ dạy con cách tìm và di chuyển với phương tiện công cộng như xe buýt, xe ôm, taxi… Trong trường hợp không có tiền hãy trình bày rõ vấn đề với lái xe và nhờ học đưa về địa chỉ nhà sẽ có người thân thanh toán chi phí.
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc cha mẹ, mất phương hướng
Dạy trẻ kỹ năng khi ở nhà một mình
Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cha mẹ phải để trẻ ở nhà một mình. Hãy dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi ở nhà một mình con tuyệt đối không mở cửa, không trả lời khi có người lạ gọi cửa. Nghe đúng tiếng cha mẹ hoặc người thân trong gia đình mới mở cửa cho vào. Cha mẹ có thể dạy con những câu hỏi bí mật chỉ chúng ta biết với con để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Trong trường hợp có kẻ đột nhập vào nhà con cần gọi điện thoại cho cha mẹ, người thân hoặc báo cảnh sát số 113. Nếu kẻ xấu đột nhập vào nhà đứng trước mặt trẻ, cần dạy con phải ngoan ngoãn, không chống đối. Khi kẻ xấu quay đi chỗ khác, trẻ cần nhanh chân chạy vào căn phòng gần nhất, khóa trái cửa lại là cầu cứu sự giúp đỡ bằng cách la hét to hoặc gọi điện ra bên ngoài.
Dạy trẻ kỹ năng tự chơi một cách an toàn
Cuộc sống có quá nhiều công việc khiến cha mẹ không thể lúc nào cũng giám sát, chăm sóc trẻ. Trong nhiều trường hợp trẻ phải chơi 1 mình khi ở nhà hoặc nhiều khu vực khác. Vì vậy cha mẹ đừng quên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự chơi một cách an toàn. Hướng dẫn trẻ những khu vực nguy hiểm cần tránh như trong bếp (bếp ga, ổ điện, dao kéo…), khu vực nhà vệ sinh (bồn cầu, bể tắm…), khu vực ao hồ, khu vực bể bơi, khu vực đồi núi nguy hiểm…
Dạy trẻ kỹ năng tự chơi một cách an toàn
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tìm kiếm sự giúp đỡ
Cha mẹ không thể theo sát con 24/24 để chăm sóc và bảo vệ, vì vậy chúng ta cần dạy trẻ biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ an toàn khi cần thiết từ người xung quanh. Cụ thể:
- Hãy chỉ cho con đặc điểm nhận biết những người có thể giúp đỡ như công an, chú bảo vệ, nhân viên cửa hàng, nhân viên thu ngân…
- Chỉ cho trẻ cách nhận biết người lạ xấu là những người dùng lời lẽ ngọt ngào dụ dỗ trẻ đi theo bằng bánh kẹo, đồ chơi hay những người nắm chặt tay và lôi kéo trẻ…
Quy tắc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Dạy trẻ các quy tắc tự bảo vệ bản thân là cách giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc để hình thành kỹ năng ứng phó khi cần thiết. Một trong số quy tắc phù hợp hướng dẫn cho trẻ nhỏ cha mẹ nên biết là quy tắc Pants và quy tắc 5 ngón tay. Cụ thể:
Quy tắc Pants
Quy tắc Pants hay còn gọi là Quy tắc đồ lót giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục. PANTS là ký hiệu viết tắt của 5 từ Private – Always – No means No – Talks – Speak up
Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân thông qua quy tắc Pants uy tắc bao gồm 5 vấn đề như sau:
- Private (quyền riêng tư): Dạy trẻ không ai được chạm vào vùng kín của con trừ cha mẹ hay bác sĩ/ y tế khi cần thiết.
- Always (luôn luôn): Dạy trẻ luôn luôn nhớ cơ thể là của con và không ai được phép yêu cầu con phải làm bất cứ điều gì mà con không muốn. Với những điều con không muốn làm con có quyền từ chối ngay cả là yêu cầu của thầy cô hay cha mẹ.
- No means No: Trẻ cần biết con có quyền nói không với các hành vi động chạm cơ thể mà con không thích, kể cả người thân.
- Talks: Trẻ có quyền được nói ra những điều mà khiến con lo sợ với bất kỳ ai mà con tin tưởng.
- Speak up: Dạy trẻ hãy lên tiếng về các điều khiến con sợ hãi với thầy cô, cha mẹ.
Quy tắc Pants hay còn gọi là Quy tắc đồ lót
Quy tắc 5 ngón tay
Quy tắc 5 ngón tay sẽ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân trước những người xung quanh. Mỗi ngón tay sẽ có ý nghĩa riêng và cha mẹ nên dạy con để con hiểu, ghi nhớ và áp dụng:
- Ngón cái: Ngón cái là ngón gần nhất để chỉ cho những người thân ruột thịt trong gia đình. Những người mà trẻ có thể ôm hôn, tắm chung, ngủ chung và làm vệ sinh cho cho trẻ đến khi tự mình thực hiện được. Ngón cái để chỉ ông bà, bố mẹ và anh chị em ruột trong gia đình.
- Ngón trỏ: Ngón trỏ để chỉ thầy cô giáo, bạn bè và họ hàng mà trẻ gặp hàng ngày. Đây là những người con có thể nắm tay, cùng chơi đùa, khoác vai, nói chuyện gần gũi. Trẻ cần nhớ với những người này con không được có hành động nào liên quan như hôn, chạm vào vùng nhạy cảm. Nếu ai có ý định thực hiện những hành động này với con hãy hét to lên cầu cứu, gọi hoặc báo ngay với cha mẹ.
- Ngón giữa: Ngón giữa để chỉ những người như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ, những người quen ít gặp. Với những người này chỉ dừng lại ở hành động bắt tay, cười nói, chào hỏi. Mọi hành động gần gũi hơn đều không được phép và cần bị phản đối, lên án nếu người khác cố tình thực hiện.
- Ngón áp út: Ngón áp út để chỉ những người dừng lại ở hành động chào hỏi, vẫy tay như nhóm người quen của gia đình nhưng lần đầu gặp mặt. Trẻ cần nhớ tuyệt đối không được phép có cử chỉ thân mật hơn với những người này.
- Ngón út: Ngón út để chỉ những người xa lạ mà trẻ không quen biết. Hãy xua tay với người xa lạ khiến con cảm thất bất an, nguy hiểm. Nếu họ có hành động như chạm, hôn thì còn cần phản đối, hét to để người xung quanh biết và nói ngay với cha mẹ.
Để trẻ có thể quy nhớ tốt 2 quy tắc này cha mẹ và thầy cô giáo cần dạy trẻ cách nhận biết các mối quan hệ xung quanh và giới thiệu theo quy tắc. Cha mẹ có thể chọn một số trò chơi như hỏi đáp, ra câu đố để hỏi con những kiến thức về quy tắc Pants và quy tắc 5 ngón tay. Trò chơi thế vai, tạo tình huống giả định để giải quyết vấn đề cụ thể cũng hiệu quả để giúp trẻ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Cha mẹ cần giải thích rõ về nguyên tắc ứng xử với từng nhóm người, những đặc quyền riêng của bản thân mà con được thực hiện. Ngoài ra chúng ta nên lưu ý cho con những trường hợp đặc biệt để trẻ có thể phân biệt tránh trường hợp áp dụng cứng nhắc vào thực tế. Ví dụ: cứu người, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, khi ở khu vực đông người…
The Dewey Schools đã gửi đến phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong nội dung bài viết trên đây. Đó là những vấn đề quan trọng mà bất cứ cha mẹ nào cũng nên chú trọng để giúp con chủ động trong mọi sinh hoạt và học tập an toàn, khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật nhiều thông tin bổ ích áp dụng trong chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhé.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế song ngữ tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- Học phí trường Dewey