Với nhận thức, kỹ năng còn hạn chế, trẻ rất khó để tự biết cách xử lý trong các tình huống nghiêm trọng như hỏa hoạn, cháy nổ. Trong khi gần đây trên khắp các tỉnh thành trong cả nước xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy thực sự cần thiết và cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Dưới đây The Dewey Schools giới thiệu đến phụ huynh 11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, gặp hỏa hoạn cần thiết nhất cần dạy cho trẻ.
Trẻ cần học kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, gặp hỏa hoạn sớm
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nhằm hạn chế nguy cơ hít phải khói độc, tránh lửa cháy, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó kỹ năng này cần thiết để trẻ kịp thời báo đến người lớn kịp thời hỗ trợ dập lửa để bảo vệ chính bản thân trẻ và những người xung quanh.
- Biết cách xử lý khi gặp tình huống cháy: Trẻ có kỹ năng phòng cháy chữa cháy sẻ nắm được kiến thức và kỹ năng thực hành thoát hiểm tránh hít phải khí độc dẫn đến khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe hay tử vong. Nếu trẻ biết cách sử dụng bình chữa cháy hay các biện pháp dập lửa có thể ngăn chặn nguy cơ đám cháy lan rộng gây thiệt hại về người và của.
- Bảo vệ an toàn cho bản thân trẻ: Khi trẻ thành thạo các kỹ năng thoát hiểm và phòng cháy chữa cháy sẽ giúp trẻ chủ động ứng xử linh hoạt, đúng thời điểm để bảo vệ an toàn cho bản thân và giảm thiểu nguy cơ thương vong.
- Hỗ trợ và bảo vệ người xung quanh: Trẻ có thể tận dụng sự hiểu biết của mình về phòng cháy chữa cháy để có biện pháp dập lửa, tìm sự hỗ trợ thích hợp, hỗ trợ và bảo vệ người xung quanh khỏi nguy cơ cháy hay thoát nạn nhanh chóng.
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm và bảo vệ bản thân an toàn
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cần giữ bình tĩnh
Một trong những kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non cần dạy đầu tiên là cách giữ bình tĩnh. Hoảng loạn, sợ hãi sẽ làm chúng ta mất phương hướng, không chủ động trong việc thoát hiểm hay giúp đỡ người xung quanh. Cha mẹ hãy dạy con cách quản lý cảm xúc, giữ bình tĩnh khi phát hiện ra khói hay đám cháy.
Kỹ năng bình tĩnh là kỹ năng cực kỳ quan trọng khi dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy bởi nó sẽ giúp trẻ tự tin, nâng cao khả năng xử lý tình huống nhanh chóng, đúng cách để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời ngăn chặn nguy cơ cháy lan trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Hãy phân tích để trẻ hiểu việc hoảng sợ, cuống cuồng, không biết làm gì chỉ khiến tình trạng của con nguy hiểm hơn. Động viên trẻ giữ bình tĩnh sẽ giúp con đưa qua quyết định đúng lúc, chính xác để bảo vệ mình và những người bên cạnh.
Trẻ nhỏ thường ngây thơ, tầm hiểu biết còn hạn chế, rất dễ xảy ra tình trạng thấy đám cháy con vẫn cố nán lại để mang theo món đồ yêu thích. Vì vậy phụ huynh cần phải giải thích sự nguy hiểm của hỏa hoạn, con cần phải thoát khỏi đó càng sớm càng tốt. Trẻ không nên mang theo đồ vật, thú cưng gây vướng víu khiến con dễ mắc kẹt lại trong đám cháy và gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Giữ bình tĩnh là kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cực kỳ quan trọng cần phải dạy trẻ
Dạy trẻ báo ngay cho người lớn khi phát hiện có cháy
Phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn khi phát hiện có cháy là điều cha mẹ cần khi dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy. Khi phát hiện ra đám cháy, trẻ cần biết phải báo ngay cho người lớn bằng cách kết to, gọi bố mẹ hoặc mọi người xung quanh. Trong trường hợp con ở nhà 1 mình, con nên dùng các đồ vật gây tiếng động lớn để hàng xóm, những người xung quanh gia đình có thể phát hiện ra.
Trường hợp nếu con đang ở những địa điểm công cộng, trường học, trung tâm thương mại, sảnh chung cư…hãy nhanh chongs tìm nhấn chuông báo cháy để báo động cho mọi người. Để trẻ làm được điều này cha mẹ cần chỉ rõ cho trẻ vị trí của chuông báo cháy, đồng thời hướng dẫn con cách sử dụng an toàn. Chú ý nếu con không thấy chuông báo cháy con không cần phải cố tìm kiếm, nên tìm cách thoát thân càng nhanh càng tốt.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nhanh chóng
Tâm lý chung của trẻ nhỏ nhất là trẻ mầm non khi thấy đám cháy thường sợ hãi, không dám chạy ra ngoài. Để dạy trẻ kỹ năng phòng cháy chữa cháy cha mẹ cần giúp con hiểu được mối nguy hiểm của đám cháy và cách phản ứng tốt nhất là tìm cách thoát khỏi đám cháy.
Cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy thông qua lối thoát hiểm, thang bộ, các cánh cửa… ở khu vực sinh sống, trường học hay những nơi thường xuyên lui tới. Hãy hướng dẫn trẻ quan sát và đọc biển báo chỉ lối thoát hiểm để trẻ có thể chủ động trong mọi tình huống. Khi di chuyển trẻ cần dùng khăn ướt bịt miệng và mũi để tránh hít phải khói độc và cần chạy khỏi nơi có cháy một cách nhanh nhất. Di chuyển càng nhanh càng tốt để gia tăng cơ hội an toàn.
Trên đường di chuyển, lưu ý trẻ không nên sợ bẩn, phải bỏ lại những đồ dùng không cần thiết tránh vướng víu. Ưu tiên bảo vệ an toàn cho bản thân, không chạm vào bất cứ vật dụng nào trong quá trình chạy ra ngoài để tránh bị bỏng. Nếu cần phải tiếp xúc trước tiên cần kiểm tra xem đồ dùng, vật dụng đó bị quá nóng không tránh bị bỏng dẫn đến việc thoát hiểm gặp nhiều khó khăn hơn.
Khi có cháy, cha mẹ cần dạy trẻ cần phải chạy thoát ra khỏi nơi có cháy một cách nhanh chóng
Tham khảo: 6 kỹ năng thoát hiểm cho bé mà cha mẹ bắt buộc phải dạy
Dạy trẻ cách nhận biết các chỉ dẫn thoát hiểm
Dạy trẻ cách nhận biết các chỉ dẫn thoát hiểm là một trong các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mà cha mẹ cần chỉ bảo từ sớm. Trước đó để đề phòng phụ huynh nên dạy con cách ghi nhớ, đọc hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm. Đồng thời giúp trẻ nhận biết, ghi nhớ các vị trí thường đặt các chỉ dẫn đó ở nơi chúng ta thường xuyên lui tới.
Trong trường hợp đang ở chung cư, trung tâm thương mại, nhà cao tầng… hãy hướng dẫn con di chuyển từ vị trí đứng đến cầu thang bộ gần nhất. Trẻ cũng cần biết vị trí thường đặt chuông báo cháy, để nhấn chuông kịp thời báo cho mọi người xung quanh khi phát hiện đám cháy.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy tránh hít phải khói độc
Trong hỏa hoạn khói độc nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng vì vậy chúng ta cần dạy trẻ cách tránh hít phải khói này. Các bé cần giữ hơi thở khỏe mạnh và thể lực để có thể thoát ra khỏi đám cháy. Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non tránh hít phải khói độc là dạy trẻ cách dùng khăn ướt bịt mũi và miệng. Trẻ cần được lưu ý sẽ rất nguy hiểm nếu khói độc đi vào cơ thể sẽ khiến con bị ngạt, khó thở, mất sức và khó thoát thân.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy với việc tránh hít phải khói độc
Các bước chống ngạt khói chuẩn cần dạy cho trẻ như sau:
- Xác định nơi phát sinh ra khói: Nếu xác định nguồn khói ở cùng hoặc trên vị trí đang đứng trẻ cần nhanh chóng di chuyển xuống dưới. Nếu khói ở tầng dưới nhưng vị trí đứng ở tầng thấp trẻ cần nhanh chóng di chuyển xuống dưới. Nếu khói ở tầng dưới nhưng vị trí đứng ở tầng cao thì trẻ cần nhanh chóng di chuyển lên trên. Lưu ý trẻ không được ở trong vùng khói quá lâu sẽ mệt mỏi, khó thở bị ngạt và không thể thoát được ra ngoài.
- Xác định hướng gió: Hướng gió có ảnh hưởng lớn đến chiều khói di chuyển, xác định hướng gió để chọn góc tránh hợp lý, tránh bị lửa tạt, sốc khói…
- Di chuyển ra khỏi vùng khói, lửa: Cần dạy trẻ khi di chuyển phải cúi thấp người hơn tầng khói, để vẫn có đủ không khí thở. Thậm chí nếu khói dày đặc cần phải cúi người bò trên mặt đất, mặt sàn hoặc lăn người để tăng tốc độ khi cần thiết. Làm ướt mình, dùng khăn ướt che miệng và mũi khi di chuyển để tránh bị bắt lửa và khó thở.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nên chặn khói vào phòng
Theo thống kê, khói là nguyên nhân dẫn đến thương vong nhiều nhất trong hỏa hoạn và khiến nhiều người kể cả người lớn và trẻ nhỏ không thể thoát hiểm kịp thời. Vì vậy cha mẹ hãy dạy con, nếu trong trường hợp cháy lớn không thể thoát ra ngoài trẻ cần quay trở lại phòng. Sau đó dùng các loại khăn ướt, quần áo ướt chặn kín các khe lửa để ngăn chặn khói lan vào phòng.
Khi ở trong phòng con dùng khăn ướt để che mũi và miệng tránh bị ngạt khói và chờ người đến cứu. Đứng gần cửa sổ hoặc bạn không để phát ra tín hiệu cầu cứu để nhân viên cứu hộ dễ quan sát.
Dạy trẻ biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ
Hãy nhắc nhở trẻ khi thấy mùi khét, khói đen, tia lửa… cần nhanh chóng thông báo và tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh nhất là với trẻ mầm non. Việc để lâu có thể dẫn đến tình trạng cháy lớn sẽ khó thoát hiểm và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu biết sử dụng điện thoại trẻ cần tìm cách gọi điện đến số 114 của cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu hỏa để thông báo về đám cháy. Dạy trẻ nếu ở nơi công cộng thì việc tìm chuông báo động để báo cháy là 1 trong những cách thông báo nhanh chóng và hiệu quả.
Tìm sự giúp đỡ bên ngoài là việc cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
Xem thêm: 11 cách xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dạy trẻ không sử dụng thang máy khi có cháy
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy bao gồm cả việc không sử dụng thang máy. Cha mẹ cần dặn con tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn để tránh trường hợp thang ngừng đột ngột do mất điện.
Thay vì sử dụng thang máy, trẻ cần nhanh chóng tìm các lối thoát hiểm và chạy theo thang bộ. Chú ý trong khi chạy, trẻ chỉ được đóng cửa chứ không khóa cửa. Trường hợp không còn lối chạy thoát, con cần tìm các cửa sổ, ban công để ra tín hiệu xin được giúp đỡ.
Dạy trẻ biết cách gọi điện cho cứu hoả khi phát hiện đám cháy
Trong các bài học dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cha mẹ nên hướng dẫn con gọi điện cho cứu hoả (114). Đây là số điện thoại của đơn vị có trách nhiệm chuyên biệt trong xử lý cháy nổ. Biết cách gọi 114, trẻ có thể kịp thời thông báo cho đội cứu hỏa để kịp thời hỗ trợ giải quyết một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả.
Dạy trẻ cách dập lửa khi quần áo bị cháy
Tình trạng bị lửa bắt vào quần áo có thể xảy ra trong các đám hỏa hoạn. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý con phải bình tĩnh và dạy cách dập lửa khi bị bắt lên người. Dặn con nhanh chóng nằm xuống sàn hoặc xuống đất lăn nhiều vòng qua lại để dập lửa. Mặt khác trước đó trẻ có thể làm ướt đồ đang mặc để hạn chế bị bắt lửa.
Ngoài ra, các kỹ năng dập lửa cần phải thực hiện nhanh chóng, dứt khoát. Cha mẹ cũng nên tập cho trẻ thực hành trước đó để trẻ có kỹ năng thành thạo hơn, có thể phản xạ nhanh để tự xử lý trong trường hợp khẩn cấp.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy bằng cách dập lửa khi có khả năng
Trẻ hoàn toàn khả năng dập lửa với những đám cháy nhỏ hay khi bị lửa bén vào quần áo, tóc. Vì vậy cha mẹ nên dạy trẻ cách dập lửa khi có khả năng:
- Cách dập lửa với đám cháy nhỏ: Hãy dạy trẻ cách nhận biết các đám lửa nhỏ, trẻ có thể sử dụng các dụng cụ dập lửa như bình phun nước, bình cứu hỏa, cát, khăn bông…
- Dập lửa khi bị bén vào quần áo, tóc: Trường hợp trẻ bị lửa bén vào quần áo, tóc con cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn, không nên gào khóc hay chạy loạn. Việc cần làm là nằm xuống, che mặt và lăn qua lăn lại nhiều vòng đến khi lửa tắt. Tránh việc nhảy vào các hồ nước dễ là vết thương phồng rộp và nhiễm trùng.
Hãy dạy trẻ biết cách dập lửa khi cảm thấy có khả năng
Trang bị kỹ năng sinh tồn cho trẻ là việc làm cần thiết và được nhiều trường học chú trọng. Đây là cách giúp trẻ có thể tự cứu chính mình, hỗ trợ và cứu người khác trong một số trường hợp. Trong các kỹ năng sinh tồn, dạy trẻ kỹ năng phòng cháy chữa cháy được nhiều phụ huynh quan tâm, nhất là với tình trạng thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều trận hỏa hoạn lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong nếu xảy ra sự cố cháy nổ. Tuy nhiên việc giáo dục này là cả hành trình cần sự kiên nhẫn từ cha mẹ để đảm bảo trẻ có thể hiểu, ghi nhớ và hình thành phản xạ có thể chủ động nếu gặp phải hỏa hoạn. Bên cạnh đó phụ huynh cần chú trọng về ý thức, tư duy của con ngay từ khi còn nhỏ giúp trẻ luôn sẵn sàng tinh thần học hỏi và hiểu rõ về tầm quan trọng trong việc phòng cháy chữa cháy.
Một số vấn đề về kỹ năng phòng cháy chữa cháy cha mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ nhỏ tuân thủ theo các bước đúng chuẩn như sau:
- Khi thấy khỏi, đám cháy trẻ cần giữ bình tĩnh, không hoảng loạn, la hét hay chạy lung tung
- Thông báo với người lớn và tìm sự hỗ trợ bằng cách nhấn chuông báo cháy, gọi 114, gọi điện thoại hoặc hét lớn
- Căn cứ vào các thông báo, chỉ dẫn để tìm lối thoát hiểm
- Khi di chuyển nên làm ướt quần áo, sử dụng khăn ẩm che mặt, mũi và di chuyển cúi khom thấp, men theo tường
- Cần kiểm tra nhiệt độ tay nắm cửa, cánh cửa trước khi mở để tránh bị bỏng hay tạt lửa vào người, nếu nhiệt độ quá cao nên tìm lối thoát hiểm khác
- Nếu bị cháy lên quần áo, đầu tóc cần lăn tròn dưới mặt sàn, mặt đất để dập lửa
- Trẻ tuyệt đối không được sử dụng thang máy khi có cháy, không được nhảy từ tầng cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hộ
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy là quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự an toàn trong trường hợp rủi ro xảy ra. Khi xảy ra cháy trẻ thường dễ mất bình tĩnh, hoảng loạn và sợ hãi vì vậy việc trang bị kiến thức và kỹ năng sẽ giúp con chủ động trong xử lý tình huống để giảm thiểu rủi ro. Cha mẹ hãy thường xuyên nhắc nhở các bài học, cho trẻ diễn tập giúp con thành thục các kỹ năng nhé.
Nhiều cha mẹ quan tâm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện tính tự lập, thói quen tốt