Trẻ nhỏ thiếu năng lực và khả năng tự nhận biết nguy hiểm xung quanh mình. Trong khi cha mẹ không thể ở bên cạnh để bảo vệ an toàn cho trẻ 24/24. Vì vậy việc dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm và phòng tránh là việc làm vô cùng cần thiết và cần thực hiện ngay từ khi từ nhỏ.
Hãy cùng The Dewey Schools dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm, tránh xa kẻ xấu, người lạ theo thông tin bài viết dưới đây nhé.
Dạy trẻ nhận biết những vật dụng nguy hiểm
Trẻ nhỏ luôn tò mò, hiếu động và muốn khám phá thế giới, môi trường xung quanh. Trong khi luôn có những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho con, do đó cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm càng sớm càng tốt thay vì cấm cản.
Để hướng dẫn trẻ nhận biết và tránh xa các vật nguy hiểm phụ huynh có thể áp dụng nhiều cách:
- Đề cập đến các vật nguy hiểm và lưu ý trẻ như dao, kéo, kìm, búa, cưa, phích nước nóng, ổ điện… Cho trẻ xem hình ảnh hoặc vật trực quan, sau đó yêu cầu trẻ nhắc lại hoặc chỉ ra các vật dụng trong thực tế. Thường xuyên lặp lại sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và các bé sẽ có ý thức không nghịch ngợm các vật này.
- Cho trẻ xem các video giáo dục chủ đề không chơi những đồ vật có thể gây nguy hiểm. Trẻ em luôn hào hứng học tập với những hình ảnh, video sinh động, nhiều màu sắc nên xem video sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.
- Khi dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm, hãy đặt ra các câu hỏi giúp trẻ ôn tập kiến thức đã học và ghi nhớ. Ví dụ cha mẹ có thể hỏi trẻ “Đâu là đồ vật có thể gây nguy hiểm cho con?” “Đồ vật dùng gây nguy hiểm như thế nào?” “Con phải làm gì để phòng tránh các vật dụng nguy hiểm?”…
- Phân tích và chỉ rõ các vật dụng nguy hiểm và không nguy hiểm, hướng dẫn trẻ cách sử dụng vật dụng đúng cách.
- Các vật dụng nguy hiểm khi được sử dụng đúng cách sẽ không nguy hiểm. Vì vậy cần giải thích cho trẻ hiểu để tránh trường hợp trẻ phản ứng mạnh với các vật dụng này là không biết công dụng của chúng.
Cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ các vật dụng trong nhà khi còn nhỏ
Tham khảo: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm trong cuộc sống
Dạy trẻ nhận biết các con vật nguy hiểm
Ngoài các vật dụng nguy hiểm ra thì cha mẹ cũng cần dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ các con vật xung quanh. Trẻ em thường yêu thích các con vật và thoải mái đùa nghịch với chúng mà không ý thức được các nguy hiểm tiềm ẩn. Chính vì thế ngoài việc giám sát con chặt chẽ cha mẹ cần dạy trẻ cách nhận biết và tránh xa các con vật nguy hiểm như chó hoang, chó lạ, mèo lạ…
Đối với thú cưng, cha mẹ dạy con chỉ được đến gần khi có người lớn bên cạnh. Bên cạnh đó cần xin ý kiến chủ nhân của thú cưng trước khi chơi đùa với chúng. Cha mẹ có thể dạy con nhận biết con vật nguy hiểm và cách xử lý khi gặp chúng thông qua:
- Tranh ảnh, flashcard in hình động vật
- Cho trẻ thăm công viên, sở thú, trang trại chăn nuôi để con nhận biết các con vật một cách sinh động nhất.
- Xem các video về con vật tăng cường nhận thức về thế giới xung quanh
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm khi tham gia giao thông
Kỹ năng an toàn giao thông là 1 trong những kỹ năng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể, sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ. Chính vì vậy ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức về môi trường xung quanh, cha mẹ nên dạy cho con về các kiến thức an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi.
Hãy bắt đầu dạy bé về phía bên phải, bên trái và khi di chuyển ngoài đường cần đi về phía nào. Giúp con tìm hiểu một số biển báo cơ bản, ý nghĩa các loại đèn giao thông, giới thiệu về cảnh sát giao thông và nhiệm vụ của họ, cách xác định và di chuyển khi gặp ngã 3, ngã tư…. Hãy liên hệ với các tình huống thực tế khi tham gia giao thông cùng trẻ để con dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm khi tham gia giao thông một cách an toàn
Xem thêm: An toàn giao thông cho bé: Hướng dẫn cách giáo dục hiệu quả
Dạy trẻ nhận biết những nơi không an toàn
Trẻ đang ở tuổi tò mò nhưng lại thiếu hiểu biết nên nếu không có kỹ năng con dễ sa và những nơi không an toàn. Hãy dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm ở những nơi không an toàn để con có thể tự bảo vệ bản thân mình khi đi ra ngoài.
Giúp trẻ nhận biết những nơi không an toàn ở nhà:
- Cầu thang: Cầu thang là khu vực tiềm ẩn sự nguy hiểm và có thể gây chấn thương nghiêm trọng nếu bị té ngã. Đối với gia đình có trẻ nhỏ, người lớn cần giám sát chặt chẽ, khuyến cáo trẻ không nên chơi ở khu vực này ngay cả khi ở nhà và ở nơi công cộng. Đồng thời lắp các tấm chắn ở lỗi lên xuống cầu thang, kiểm tra các tiêu chí an toàn, chọn vật liệu chống trơn trượt khi thiết kế thi công cầu thang gia đình.
- Lan can, cửa sổ: Có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ ở các khu chung cư, nhà cao tầng khi chơi ở gần lan can, cửa sổ. Do đó cha mẹ cần dạy trẻ tránh xa khu vực này, giải thích sự nguy hiểm nếu không may có sự việc đáng tiếc xảy ra cho con. Phụ huynh nên đầu tư các phương tiện an toàn cho lan can, cửa sổ của gia đình để che chắn, tránh các tình huống xấu với trẻ.
- Nhà bếp: Nhà bếp là nơi chứa nhiều đồ vật sắc nhọn, nóng có thể bỏng, đồ dễ cháy nổ. Vì vậy khi dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm, cha mẹ nên hướng dẫn con không nên chơi 1 mình ở nhà bếp, cần tránh xa các vật dụng như bình ga, dao kéo, ổ điện, phích nước…
- Khu vực điện và ổ điện: Khu vực điện và ổ điện là nơi có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho trẻ nếu phụ huynh không giám sát cẩn thận. Trong gia đình có rất nhiều khu vực như vậy nên chúng ta cần thiết kế ở vị trí cao trẻ không với tới được. Đối với khu vực ở vị trí thấp cần sắp xếp gọn gàng, che chắn cẩn thận tránh trẻ tiếp xúc trực tiếp. Cha mẹ giải thích kỹ cho con nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn của các thiết bị điện.
- Nhà vệ sinh: Với sự tò mò của mình trẻ có thể nghịch ngợm ở mọi nơi và nhà vệ sinh là 1 khu vực mà nhiều bé yêu thích. Cha mẹ nên chia sẻ cho con biết cần cẩn thận với bồn tắm, bồn vệ sinh, sàn nhà trơn trượt… Để phòng tránh nguy hiểm gia đình nên đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng, chuẩn bị cho trẻ dụng cụ vệ sinh riêng, dạy con cách đi vệ sinh đúng cách…
- Chuồng chó: Nếu gia đình nuôi thú cưng thì cha mẹ cần dạy con cách giao tiếp an toàn với chó như chạm nhẹ nhàng, không gây khó chịu, không trèo cưỡi, không túm đuôi, nắm tai… Cần đảm chuồng chó được vệ sinh sạch sẽ tránh vi khuẩn và tác nhân gây bệnh, dạy trẻ tránh xa khu vực chuồng.
Đối với những nơi không an toàn ở nhà cha mẹ có thể hỗ trợ, chăm sóc, áp dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ con. Tuy nhiên ngoài tự nhiên có rất nhiều nơi nguy hiểm, phụ huynh nên dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm và phòng tránh:
- Ao hồ, sông suối: Theo điều tra tỷ lệ đuối nước ở trẻ tại Việt Nam cao gấp 10 lần cá nước phát triển trên thế giới. Trong đó có trên 50% các trường hợp đuối nước xảy ra khi tắm biển, sông, hồ… Do vậy ngoài việc giám sát con chặt chẽ, trông coi, chăm sóc khi trẻ ra ngoài cha mẹ cần dạy con cách tự bảo vệ. Trẻ cần tránh khu vực ao hồ, sông ngòi khi không có cha mẹ bên cạnh. Tuyệt đối không tắm ở những khu vực này nếu không biết bơi hay không có sự cho phép của cha mẹ. Ngoài ra cha mẹ nên cho trẻ học bơi từ sớm để tăng cường sức khỏe và giảm thiểu rủi ro.
- Đồi núi, rừng sâu: Đồi núi hay rừng sâu là khu vực có địa hình phức tạp tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường như vực sâu, rắn độc, chó hoang, chó sói… Nếu trẻ yêu thích trải nghiệm du lịch hay khám phá khu vực này cần có sự giám sát của cha mẹ hay các chuyên gia có kinh nghiệm. Đặc biệt hoạt động cần diễn ra ở những khu vực an toàn, được cấp phép và phù hợp với trình độ của con.
- Trời mưa gió có sấm sét: Phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm của sấm sét và sự tôn trọng điều kiện thời tiết khi dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm. Trẻ cần tránh ra ngoài khi trời mưa đường phố trơn trượt, di chuyển khó khăn hay trời sấm sét có thể gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết những nơi không an toàn cần tránh xa
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ các ký hiệu
Các biểu ký hiệu cảnh báo nguy hiểm xuất hiện ở rất nhiều nơi nhưng không phải ai cũng hiểu về ý nghĩa và mức độ nguy hiểm của nó. Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu và hướng dẫn cho trẻ cách nhận biết. Đối với trẻ nhỏ chúng ta nên dạy trẻ các ký hiệu cơ bản và ý nghĩa như lối thoát hiểm, cấm lửa, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông… Từ đó trẻ có thể tự nhận biết, tìm cách xử lý thích hợp khi gặp các biển báo hay kí hiệu này trong cuộc sống.
Dạy trẻ nhận biết đối tượng xấu
Dạy trẻ nhận biết đối tượng xấu và kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp gặp đối tượng xấu là 1 trong những cách hiệu quả để con tự bảo vệ bản thân an toàn khi không có cha mẹ bên cạnh. Hãy dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ một người nào đó như là đối tượng xấu và cách giao tiếp an toàn. Người lạ có thể là kẻ xấu hoặc người tốt và có thể mang đến nguy hiểm cho con.
Khi dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm này, cha mẹ hãy chỉ cho con những dấu hiệu khả nghi đến từ người không đáng tin cậy:
- Những đối tượng này vì mục đích xấu nên có thể tìm hiểu rất kỹ về thông tin của gia đình. Vì vậy bất cứ người lạ nào tỏ vẻ quen biết, thân thiết với cha mẹ khi không có cha mẹ ở đó để xác nhận thì trẻ hãy cảnh giác và tránh xa họ.
- Đối tượng xấu thường có điểm chung là sử dụng lời nói ngọt ngào để dụ dỗ, làm quen, cho đồ chơi, bánh kẹo, thể hiện thái độ xởi lởi… Trẻ tuyệt đối không đi theo, không nhận đồ từ những người này. Hãy hướng dẫn trẻ tìm đến sự trợ giúp của người lớn như thầy cô giáo, bác bảo vệ, công an để tách ra khỏi họ.
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ những đối tượng xấu
Xem ngay: 11 cách xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dạy trẻ nhận biết về cơ thể của mình
Lợi dụng việc trẻ chỉ có nhận thức nhất định, nhiều kẻ xấu có hành vi lợi dụng và xâm hại. Xâm hại trẻ em là 1 vấn nạn tồn tại trong xã hội và gây ra những hệ lụy đáng báo động. Trẻ em bị xâm hại không chỉ tổn hại về sức khỏe mà còn tổn thương tinh thần nghiêm trọng, có thể gây ảnh hướng đến tương lai phát triển của bé.
Chính vì vậy để bảo vệ an toàn cho con, phụ huynh nên dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm khi có người tiếp xúc với cơ thể mình. Trẻ cần hiểu những nơi trên cơ thể không cho người lạ động vào. Việc giáo dục này không chỉ dành cho bé gái mà các bé trai cũng cần được dạy kỹ năng đầy đủ.
Trẻ cũng cần biết phải báo ngay cho cha mẹ khi có người động chạm vào vùng nhạy cảm trên cơ thể. Đặc biệt những người không đáng tin cậy không chỉ là người lạ mà còn cần phải phòng tránh cả người thân quen.
Tạo ra các tình huống giả định về nguy hiểm
Tạo ra các tình huống giả định về nguy hiểm là cách dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm và xử lý vấn đề. Với mỗi tình huống hãy giúp trẻ đưa ra nhiều cách giải quyết để trẻ có thể áp dụng trong các hoàn cảnh khác nhau. Hãy đưa ra các phân tích kỹ lưỡng để trẻ dễ dàng hiểu được hậu quả và biết cách phòng tránh.
Ví dụ: Hãy đóng giả người lạ gọi cửa khi người lớn vắng nhà. Đồng thời đưa ra hướng giải quyết kiên quyết không mở cửa cho người lạ. Hoặc đóng giả người lạ cho bé bánh kẹo và dụ dỗ trẻ đi theo mình. Đưa ra những hướng giải quyết khác nhau như nhận bánh kẹo và đi cùng người lạ, kiên quyết không đi theo, báo ngay cho cha mẹ người thân, chạy đến gọi bảo vệ…
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ những tình huống giả định
Dạy trẻ kỹ năng tự giữ an toàn bản thân
Cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm và tự giữ an toàn cho bản thân giúp con tự bảo vệ mình trong các tình huống nguy hiểm. Đây là một trong các kỹ năng thoát hiểm quan trọng mà trẻ cần được dạy ngay từ khi còn nhỏ để chuẩn bị hành trang quan trọng theo con suốt cuộc đời. Giúp trẻ khi lớn lên trở thành người năng động, tự tin và thành công.
Một số kỹ năng tự giữ an toàn bản thân cơ bản nên dạy trẻ là:
- Không tin, không nghe lời dụ dỗ hoặc đi theo người lạ
- Tuyệt đối không nhận đồ từ người lạ ngay cả món đồ trẻ yêu thích
- Dạy trẻ thế nào là đụng chạm, vùng không được động chạm trẻ tránh bị xâm hại
- Dạy trẻ về quyền riêng tư, trẻ có quyền nói không với việc hay người làm con cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
- Nhấn mạnh quyền sở hữu với chính cơ thể mình, không phụ thuộc vào người khác nên con có quyền nói không với bất kỳ ai muốn làm đau hay chạm vào mình.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng vào việc đi cùng nhóm, không nên tách riêng lẻ ở khu vực công cộng để giảm thiểu tối đa mức độ nguy hiểm có thể gặp phát.
- Dạy con địa chỉ, số điện thoại người thân để sử dụng trong tình huống cấp bách khi cần hỗ trợ.
- Thường xuyên nhắc nhở kiến thức giữ an toàn bản thân với trẻ và cho bé thực hành các kỹ năng an toàn để trẻ ghi nhớ.
- Cho trẻ tham gia các khóa học, lớp học tự vệ giúp bé tự tin. Học võ là kỹ năng thoát hiểm được nhiều phụ huynh chọn lựa để giúp trẻ đối phó khi bị bắt nạt và tự bảo vệ mình.
Trẻ nhỏ khó có thể lường trước được các tình huống nguy hiểm, việc trang bị cho con kiến thức kỹ năng thoát hiểm là vô cùng cần thiết và cần được thực hiện từ sớm. Cha mẹ nên chọn các nội dung phù hợp với lứa tuổi của trẻ, trao đổi một cách dễ hiểu để trẻ mường tượng, nhận biết và đối phó. Cần thường xuyên dành thời gian luyện tập cùng con để giúp bé nhớ rõ, cũng như dễ dàng ứng phó hơn với tình huống bất ngờ xảy ra.
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm trong cuộc sống
Thông qua nội dung bài viết này chắc hẳn cha mẹ đã nắm bắt được một số phương pháp dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm và cách xử lý ngay tại gia đình. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích để giúp con bạn luôn an toàn, khỏe mạnh.