Trong các bài học về giao tiếp ứng xử thì dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi cha mẹ nên thực hiện sớm ngay từ đầu. Mặc dù đây là kiến thức, kỹ năng khá đơn giản nhưng nếu không chú ý dạy con thì các bé không tự nhận biết và tự giác làm được.
Một số phương pháp dạy trẻ cảm ơn và xin lỗi dưới đây có thể giúp trẻ biết cách thực hiện đúng lúc, đúng chỗ. Cùng The Dewey Schools tìm hiểu để áp dụng hiệu quả cho con em mình cha mẹ nhé.
Tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi
Các kỹ năng sống cần được giáo dục song song với việc học hỏi kiến thức để trẻ hoàn thiện cả về tri thức và nhân cách. Một trong những kỹ năng sống cha mẹ cần chú trọng dạy con ngay từ đầu là bài học về dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp cần ghi nhớ.
Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi đóng vai trò quan trọng trong hành trình lớn lên của con
Trên thực tế không phải đứa trẻ nào cũng biết cách cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành, đúng lúc, đúng chỗ. Cha mẹ và thầy cô chính là người cần giáo dục cho trẻ để các bé thực hiện tốt. Biết cảm ơn và xin lỗi đóng vai trò quan trọng trong hành trình lớn lên của con:
- Trẻ biết sống chân thành, biết ơn mọi người xung quanh và những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Trẻ biết nhìn nhận lỗi lầm, dũng cảm nhận sai và sửa đổi
- Trẻ được người khác yêu quý, tôn trọng trong tương lai
- Trẻ xây dựng và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
Xem thêm: Các cách nuôi dạy con theo khoa học mà cha mẹ cần biết
Phương pháp dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi ba mẹ cần biết
Xin lỗi và cảm ơn chân thành không phải là điều mà đứa trẻ nào cũng tự học được. Do đó cha mẹ cần giải thích con con hiểu và dạy con đây là việc đúng và nên làm để con thực hiện. Cha mẹ phải làm gì để con biết cảm ơn và xin lỗi? Câu trả lời sẽ được The Dewey Schools chia sẻ trong nội dung tiếp theo.
Cha mẹ phải làm gương cho con noi theo
Trẻ nhỏ chính là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ, do ph huynh chính là người gần gũi thân thiết và có tác động nhiều nhất đến con. Trẻ thường quan sát, bắt chước theo những điều mà cha mẹ đã làm, vì thế chúng ta luôn phải ý thức là tấm gương sáng cho con học theo.
Vì vậy, để có thể dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi thì cha mẹ cũng cần phải nhắc nhở bản thân lấy mình ra làm tấm gương để con có thể noi theo.
Cha mẹ cần cảm ơn và xin lỗi chân thành ngay từ những điều nhỏ nhất, bởi trẻ luôn quan sát một cách tinh ý và thắc mắc ngay nếu người lớn không làm mà yêu cầu con phải làm. Đi kèm theo đó chúng ta nên giải thích cho con một cách nhẹ nhàng, cặn kẽ tạo sao phải làm như vậy. Khi trẻ hiểu vấn đề con sẽ tiếp thu và học hỏi nhanh chóng. Thực hành thường xuyên ngay từ nhỏ giúp trẻ hình thành phản xạ, nhân cách tốt và có lối sống tốt đẹp với mọi người xung quanh.
Để dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi thì cha mẹ phải làm gương để con học tập theo
Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi qua các tình huống giả định
Trẻ nhỏ có nhận thức còn hạn chế, nếu cha mẹ chỉ giảng giải kiến thức quá nhiều rất khó để con ghi nhớ và thực hiện được. Vì vậy dạy trẻ các tình huống cảm ơn và xin lỗi áp dụng trên thực tế sẽ giúp con nhớ nhanh và nhớ lâu hơn.
Cha mẹ có thể đặt các câu hỏi liên hệ cho con để con tự suy nghĩ và tìm câu trả lời. Ví dụ các câu hỏi là:
- “Cô chú cho con quà con nên tỏ thái độ như thế nào?”
- “Ông bà cho con bánh kẹo con có cần cảm ơn không?”
- “Khi bạn cho con mượn đồ chơi con nên làm gì?”
- “Nếu không may con làm vỡ lọ hoa của mẹ con sẽ làm như thế nào?”
- “Khi con chạy va chạm vào người khác con có cần xin lỗi không?”
Trước tiên chúng ta cần lắng nghe câu trả lời của con, sau đó phân tích đúng sai để trẻ hiểu và giúp con sửa lại những điều chưa đung. Việc thực hành thường xuyên các tình huống sẽ giúp trẻ làm quen dần, học nhanh hơn và trở thành phản xạ xử lý tốt trong các trường hợp xảy ra trên thực tế. Từ đó trẻ sớm hình thành cách ứng xử phù hợp. Cha mẹ cần lưu ý phải làm gương cho con trong mọi tình huống để trẻ nhìn nhận và học theo.
Dạy trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi thật rõ ràng
Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng thời điểm để trẻ nhận thức đúng việc làm và hành vi của mình. Sau đó cha mẹ nên dạy con cách áp dụng sao cho phù hợp, cạc biểu đạt cảm xúc khi thể hiện lời nói sao cho đúng. Nhiều trẻ có thể biết mình cần xin lỗi hay cảm ơn người khác nhưng không biết cách bắt đầu như thế nào, vì vậy trẻ trở nên ngượng nghịu, lúng túng. Có trẻ cảm ơn với bộ mặt buồn rầu, hay xin lỗi nhưng lại không nghiêm chỉnh.
Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành qua lời nói và cử chỉ
Để giúp con biểu đạt đúng cha mẹ hãy dạy con cảm ơn hay xin lỗi cần đặt cảm xúc của mình vào lời nói. Trẻ cần nói to, rõ ràng với câu từ có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và có ý nghĩa và cách biểu đạt. Ví dụ: Khi nhận được quà từ người lớn con cần nói rõ “Cháu cảm ơn bác ạ” “Con cảm ơn cô ạ” thay vì nói “cảm ơn”. Đồng thời con cần nhận quà bằng hai tay, gương mặt biểu lộ sự vui vẻ, thoải mái, không được giật quà, không vội vàng nhận rồi chạy đi chỗ khác.
Đối với lỗi lầm hay sai phạm, cha mẹ hãy giải thích cho con cần phải xin lỗi chân thành mới nhận được sự bao dung và tha thứ từ người khác. Dạy con có thể sử dụng các câu nói như “Con xin lỗi bố mẹ ạ” “Anh/ chị xin lỗi em”… tuyệt đối không được nói cộc lốc “xin lỗi”. Để lời nói có sự thuyết phục hơn trẻ cần biết sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt phù hợp, biểu hiện sự hối lỗi đi kèm.
Tham khảo: 9 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi
Khen ngợi trẻ khi làm đúng
Khen ngợi khi trẻ làm đúng chính là cách dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi quan trọng cha mẹ không nên bỏ qua. Trẻ nhỏ thường thích việc được động viên, khích lệ, khen ngợi khi làm được 1 việc gì đó. Vì vậy cha mẹ đừng quên khen ngợi khi con biết cảm ơn, xin lỗi đúng cách, đúng lúc.
Ví dụ: Đối với hành động biết nói lời cảm ơn chân thành của con cha mẹ có thể động viên “Con giỏi quá, hôm nay con biết cảm ơn ông bà nên mẹ rất vui”. Hoặc khi trẻ biết nhận lỗi và dũng cảm nói ra cảm xúc của bản thân cha mẹ có thể động viên con “Con dám nhận lỗi và xin bạn tha lỗi là hành động dũng cảm, đáng được khen ngợi”. Như vậy trẻ sẽ thấy rằng mặc dù con có thể mắc phải lỗi lầm những cần dám nhận lỗi và xin lỗi mới là người dũng cảm.
Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý chọn lựa lời khen đúng mực, đúng lúc để trẻ cảm thấy hãnh diện về việc mình làm đúng để tiếp tục phát huy. Nếu lúc nào cũng khen sẽ khiến con cảm thấy việc khen là đương nhiên và hiểu sai về cách cảm ơn. Mặt khác với những hành động sai lầm của con cha mẹ cần phân tích để con hiểu, lần sau không tái phạm nữa. Tránh việc con hiểu nhầm cứ làm sai thoải mái chỉ cần xin lỗi là xong.
Thời điểm nào để dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi?
Nhiều phụ huynh thắc mắc đâu là thời điểm dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trước 7 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển tốt nhất, cha mẹ nên dạy con cách ứng xử. Lúc này trẻ có khả năng tiếp thu cao, bắt chước và học tập hiệu quả. Trẻ cũng yêu thích việc quan sát, làm quen và học theo mọi người xung quanh về các hành vi ứng xử trong cuộc sống.
Để dạy trẻ biết cảm ơn, xin lỗi và biết lễ phép cha mẹ cần trở thành tấm gương thực hiện mỗi ngày trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời phụ huynh nên tận dụng tốt giai đoạn trước 7 tuổi để rèn luyện giúp con hình thành thói quen biết cảm ơn và xin lỗi cũng như hoàn thiện nhân cách.
Trước 7 tuổi là thời điểm thích hợp để dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi
Qua nội dung bài viết trên đây, The Dewey Schools hy vọng đãng mang đến cho phụ huynh các thông tin cần thiết để dạy con biết cảm ơn và xin lỗi. Việc dạy trẻ cảm ơn và xin lỗi không khó nhưng cần cha mẹ lưu tâm và kiên nhẫn thực hiện để con biết cảm ơn chân thành, nhận thức đúng sai về hành động của mình và biết xin lỗi. Cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trên chặng đường rèn luyện bản thân, hoàn thiện cách ứng xử.
Xem thêm: 18 phương pháp dạy con đúng cách, ngoan và thông minh từ chuyên gia