Cho trẻ đi học sớm giúp con sớm đi có nề nếp, độc lập là quan điểm của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên cũng có nhiều cha mẹ cho rằng con đi học sớm không tốt, dễ bị ốm và khó thích nghi với lớp học.
Vậy có nên cho trẻ đi học sớm hay không, cùng chuyên gia của Dewey Schools tìm hiểu câu trả lời thông qua những phân tích trong nội dung bài học dưới đây nhé.
Có nên cho trẻ đi học sớm là băn khoăn của nhiều phụ huynh
Xoay quanh vấn đề cho trẻ đi học sớm có tốt không, xuất hiện nhiều quan điểm trái chiều với những lợi ích và tác hại khiến phụ huynh băn khoăn, cân nhắc. Nhiều gia định vì hoàn cảnh đã phải cho con đi học từ 1 tuổi, nhưng cũng có trẻ đi học muộn hơn là 4 – 5 tuổi. Không ít cha mẹ lúng túng trong việc chọn thời điểm thích hợp để cho trẻ đi học. Bạn có đang thuộc trường hợp nào trong đó không?
Xem thêm: Tiền tiểu học là gì? Có nên cho trẻ học lớp tiền tiểu học?
Trẻ đi học sớm là như thế nào?
Trước tiên, chúng ta cần xác định thế nào là cho trẻ đi học sớm? Cho con đi học sớm ở các cấp học là trẻ đi học ở độ tuổi sớm hơn quy định của Luật giáo dục. Quy định về độ tuổi đi học của trẻ theo pháp luật là:
- Trẻ từ 3 tháng tuổi – 3 tuổi có thể gửi ở các nhà trẻ hay nhóm trẻ độc lập
- Trẻ từ 3 – 6 tuổi có thể được gửi đến trường mẫu giáo hay các lớp mẫu giáo độc lập
- Trẻ từ 6 tuổi học lớp 1 bậc tiểu học tính theo năm
- Trẻ từ 11 tuổi học lớp 6 bậc THCS tính theo năm
- Trẻ từ 15 tuổi học lớp 10 bậc THPT tính theo năm
Trên thực tế việc cho trẻ đi học sớm thường diễn ra phổ biến ở cấp học mầm non. Phụ huynh quyết định cho trẻ sớm vì nhiều lý do như hoàn cảnh gia đình không có người trông nom, chăm sóc trẻ hoặc cha mẹ muốn con học hỏi kiến thức, kỹ năng sớm để trở nên độc lập, chủ động hơn.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều không đồng tình với việc cho trẻ đi học sớm bởi lo lắng con còn non nớt dễ bị ốm, khó thích nghi với điều kiện môi trường mới lạ hoặc không yên tâm khi 1 giáo viên, người chăm sóc phải chăm sóc nhiều trẻ. Vậy có nên cho bé đi học sớm hay không vẫn luôn là băn khoăn của nhiều phụ huynh.
Trẻ đi học sớm xuất hiện phổ biến ở bậc mầm non
Có nên cho trẻ đi học sớm không?
Để giúp cha mẹ có cái nhìn đa chiều và dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định chọn cho con đi học sớm hay không chuyên gia đã đưa ra những lợi ích và tác hại của việc làm này. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo và đưa ra thêm ý kiến nhé.
Lợi ích của việc cho trẻ đi học sớm
Nhiều phụ huynh vui mừng vì sự thay đổi tích cực của con khi cho trẻ đi học. Chúng ta không thể phụ nhận một số lợi ích của việc cho trẻ đi học sớm cụ thể như sau:
- Được chăm sóc theo khoa học: Trẻ được chăm sóc theo khoa học là 1 trong những lý do phổ biến mà cha mẹ bận rộn muốn cho con đi học sớm. Nếu đi học tại trường, con sẽ được chăm sóc với quy trình sinh hoạt khoa học từ việc ăn uống, dinh dưỡng, ngủ nghỉ, thư giãn…. Trường học luôn xây dựng 1 quy trình chăm sóc cho trẻ dựa trên những kiến thức chuyên sâu về sư phạm của ngành mầm non kết hợp với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
- Học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng: Tại trường trẻ không chỉ được chăm sóc chu đáo, vui chơi, thư giãn mà các bé còn được học hỏi nhiều kiến thức, các kỹ năng cần thiết thông qua một số hoạt động như đọc thơ, hát, kể chuyện, học ngoại ngữ, diễn kịch, vẽ… Trẻ được dạy cách tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh, phát triển tư duy, sự tìm tòi sáng tạo và tiềm năng của bản thân.
- Rèn tính tự lập: Với phương pháp giáo dục khoa học, hiện đại tại trường trẻ sẽ được rèn luyện tính tự lập, tự chủ. Các bé sẽ phải làm những việc trong khả năng của mình, không được chiều chuộng theo ý thích. Khi có thể chủ động đi vệ sinh, đi giày dép, mặc quần áo, ăn cơm… trẻ có thể chủ động hơn trong đời sống cá nhân, tạo tiền đề cho tư duy tự lập của bản thân.
- Tăng sự tự tin, hòa đồng: Khi đến trường, trẻ được tạo điều kiện mở rộng gặp gỡ, giao tiếp bạn bè, các thầy cô giáo thường xuyên. Không chỉ gói gọn trong mối quan hệ với những thành viên trong gia đình, con sẽ nói chuyện với nhiều người giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ, gia tăng tự tự tin và sẵn sàng chủ động khi đứng trước đám đông.
Đến trường trẻ được chăm sóc theo khoa học, học hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng
Tác hại của việc cho trẻ đi học sớm
Bên cạnh những lợi ích nổi bật, việc cho trẻ đi học sớm có thể dẫn đến những tác hại không mong muốn. Cha mẹ cũng không nên bỏ qua những hệ lụy này để có thêm ý kiến đa chiều khi cân nhắc có nên cho bé đi học sớm hay không.
- Lo sợ, áp lực: Nhiều trẻ khi phải đi học khi còn quá nhỏ sẽ có cảm giác lo sợ, áp lực khi phải rời xa vòng tay chăm sóc của người thân. Trái ngược với sự tưởng tượng về môi trường học tập nhiều niềm vui của phụ huynh, con có thể dẫn đến xu hướng tiêu cực trong tâm lý của trẻ hoặc tâm lý chống đối sau này. Đặc biệt nếu đi học sớm nhưng trẻ lại rơi vào môi trường giáo dục không phù hợp với sở thích, tính cách, trẻ lại càng có hòa nhập và không hợp tác.
- Áp lực chương trình học quá nặng: Cha mẹ nào cũng mong muốn con giỏi giang nên đặt rất nhiều kỳ vọng. Mặc dù theo Luật giáo dục đã quy định kiến thức học tại trường mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, sự sáng tạo. Nhưng trên thực tế nhiều trường đặt nặng vấn đề học phát âm, chữ cái, tính toán như là minh chứng cho thấy chất lượng giảng dạy tốt và cha mẹ hài lòng về việc con giỏi, thông tinh. Vô hình chung người lớn đã gây áp lực lớn cho trẻ, làm sai khác đi mục đích ban đầu của hệ thống giáo dục.
- Mất đi sự sáng tạo: Đối với trẻ, kích thích sự tò mò, khả năng sáng tạo giúp phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, nếu đặt áp lực giáo dục lên trẻ với chương trình quá dồn dập, rập khuôn và nặng nề sẽ dẫn tới tư duy theo lối mòn, hành động theo định hướng. Sự mệt mỏi khiến trẻ mất đi khả năng tư duy độc lập của bản thân và không thể phát triển sự sáng tạo bản năng theo cách riêng của mình.
- Mất hứng thú học tập: Theo nhiều kết quả nghiên cứu đã kết luận, cho trẻ đi học quá sớm khiến bé mệt mỏi, sợ học, chán học và gây ra tâm lý căng thẳng, không thoải mái. Bên cạnh đó việc học trước chương trình còn dẫn đến hậu quả xấu làm phát sinh sự tự cao, đã biết nên không còn hứng thú học tập, không chú ý đến bài giảng của giáo viên.
- Mất đi hiệu quả của giáo dục: Khi chúng ta ép trẻ đi học quá sớm, trong khi chương trình đào tạo không phù hợp với lứa tuổi này, khiến quá trình giáo dục không mang lại hiệu quả. Trẻ đang ở độ tuổi học mà chơi, chơi mà học để phát triển kỹ năng mềm lại bị ép học kiến thức nên rất khó để thích nghi. Trong khi đó, giáo viên lại khá bối rối để dạy dỗ, theo dõi, uốn nắn trẻ đi học sớm. Khi không kịp thời hỗ trợ, trẻ có thể phát triển những thói quen không tốt, không chịu hợp tác trong học tập, chống đối giáo viên dẫn đến bạo hành về lời nói và hành động.
Việc đi học quá sớm dễ khiến trẻ lo sợ, áp lực và mất đi hứng thú học tập
Thời điểm nào là phù hợp để cho trẻ đi học?
Thông qua những phân tích về lợi ích và tác hại trên đây, chắc chắn phụ huynh đã có giải đáp chính xác cho vấn đề có nên cho trẻ đi học sớm. Như vậy cha mẹ nên quan sát, tìm hiểu để cho con đến trường khi trẻ đã sẵn sàng.
Hiện nay chưa có nghiên cứu hay quy định nào chứng minh rõ về độ tuổi cụ thể cho trẻ đi học. Độ tuổi trung bình tham gia học mầm non của trẻ ở các quốc gia khác nhau là khác nhau. Ví dụ: Anh là 2 – 4 tuổi, Thụy Điển là 1 tuổi, Mỹ là 1,5 tuổi, Nhật Bản là 3 tháng tuổi, Trung Quốc là 3 tuổi, Đức là 1 tháng tuổi, Việt Nam trung bình từ 2,0 – 2,5 tuổi…
Vì vậy nhiều phụ huynh cũng đang vấp phải vấn đề nên cho trẻ đi học từ mấy tuổi. Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ có thể quyết định thời điểm cho con đi học theo mức độ nhận thức, khả năng hòa nhập môi trường mới, tình hình tài chính và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Độ tuổi đến trường của trẻ không giống nhau và chúng ta nên coi đi học mầm non là cột mốc phát triển, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào lứa tuổi.
Thời điểm tốt nhất cho trẻ đi học
Nên cho con đi học vào thời điểm nào thì cha mẹ là người gần gũi, chăm sóc trẻ nhiều nhất cũng sẽ rõ ràng nhất. Chúng ta nên quan sát các dấu hiệu để đánh giá thời điểm mà trẻ sẵn sàng về thể chất, tâm lý đến trường như:
- Trẻ xúc thành thạo và có thể tự ăn uống
- Trẻ chủ động đi vệ sinh hoạt biết gọi người lớn hỗ trợ khi muốn đi vệ sinh
- Trẻ có thể nghe,hiểu và thực hiện theo một số yêu cầu cơ bản như biết xếp hàng, biết dọn đồ chơi, biết ngồi vào chỗ
- Trẻ có thể rời xa cha mẹ mà không hoảng loạn hay khóc quá nhiều
- Trẻ biết chơi cùng bạn bè khác, biết tương tác cơ bản với giáo viên, biếu yêu cầu giúp đỡ, biết cảm ơn, xin lỗi…
Quan sát dấu hiệu sẵn sàng về thể chất, tâm lý để quyết định thời điểm cho con đi học
Chọn thời điểm phù hợp cho trẻ đi học đảm bảo sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và mang lại cho con một tuổi thơ đầy ý nghĩa. Thông thường giai đoạn 2 – 3 tuổi trẻ đã ổn định tâm lý, biết kỹ năng cơ bản và đã sẵn sàng đi học mà không khiến gia đình phải quá lo lắng. Trên thực tế, có những trẻ đi học muộn hơn do bản thân chưa sẵn sàng và có lộ trình phát triển riêng.
Cha mẹ không nên đặt nặng kỳ vọng vào việc con tiếp xúc với giáo dục sớm sẽ thông minh hơn, khỏi bỡ ngỡ, trở nên tự tin và độc lập. Thay vào đó chúng ta nên dành cho con nhiều khoảng thời gian chất lượng để trò chuyện, tương tác, vui đùa, trao đổi…. giúp con học hỏi và gia tăng sự kết nối gia đình.
Trong trường hợp bắt buộc phải cho con đi học sớm, phụ huynh nên chuẩn bị cho con tâm thế tốt trước khi đến trường. Đồng thời quan sát con nhiều hơn để hiểu được tâm tư, tình cảm và những khó khăn trẻ có thể gặp phải để cùng con tháo gỡ. Nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên để theo dõi quá trình học tập, sự tiến bộ của trẻ và kịp thời có tác động cần thiết.
Một số lưu ý khi lần đầu cho trẻ đi học
Có nên cho trẻ đi học sớm hay không phụ thuộc nhiều nhất vào sự phát triển, sức khỏe, tâm lý của con. Khi cân nhắc nhiều yếu tố, nhận thấy sự phù hợp và quyết định cho trẻ đi học sớm cha mẹ nên có sự chuẩn bị trước cho trẻ. Chúng ta cùng tham khảo một số lưu ý khi lần đầu cho con đi học dưới đây để hành trình học tập của con hợp tác và nhanh quen thuộc hơn nhé.
Chọn trường phù hợp
Khi chọn môi trường giáo dục cho trẻ, phụ huynh nên cân nhắc sự phù hợp về tài chính, khoảng cách di chuyển, chương trình giáo dục… Học phí và chất lượng dạy học là 1 trong những tiêu chí hàng đầu bởi sự đảm bảo con học tập trong môi trường trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy và học, chất lượng dịch vụ tốt, giáo viên ân cần quan tâm. Mức học phí phù hợp với tình hình tài chính của gia đình sẽ đảm bảo việc học của trẻ ổn định, không phải thay đổi hay gián đoạn.
Trường học của con nên thuận tiện cho việc đưa đón, gần nhà hoặc gần địa chỉ làm việc của cha mẹ. Hoặc nhà trường có dịch vụ đưa đón đảm bảo an toàn để tránh gặp phải những tình huống bất khả kháng.
Nên chọn trường học có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng giáo dục tốt
>>>Xem thêm: Chọn trường tiểu học cho con và 8 kinh nghiệm mà ba mẹ nên biết
Chuẩn bị tâm lý
Trước khi cho con đi học, phụ huynh nên dành thời gian chuẩn bị trước tâm lý cũng như nề nếp sinh hoạt cho trẻ:
- Giới thiệu cho trẻ về môi trường học tập với những gì mới lạ, niềm vui, hoạt động mà con yêu thích. Chúng ta không nên dọa nạt trẻ về sự nghiêm khắc của giáo viên, các hình phạt ở lớp khiến trẻ mang tâm lý sợ hãi.
- Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt của trẻ tại gia đình phù hợp với hoạt động tại trường học
- Rèn luyện cho trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết và thói quen tốt như tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự đeo giày dép…
- Để trẻ tự lập, quan sát phản ứng của con khi không thấy cha mẹ
- Không nên nuông chiều theo mọi sở thích của con
- Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, giao lưu với bạn bè cùng trang lứa, làm quen với môi trường xung quanh
- Cùng con chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cần thiết đến trường, nên cho con chọn lựa các món đồ yêu thích như balo, bình uống nước, quần áo đi học…
Làm quen trường lớp
Trẻ cần có thời gian làm quen và thích nghi dần với việc đến trường để tránh phản ứng sợ hãi, hoảng loạn, khóc lóc… Cha mẹ nên cho con đến trường trước khi học chính thức để thăm quan, làm quen dần môi trường mới. Khi cho trẻ đi học cần lưu ý:
- Những ngày đầu, phụ huynh nên thường xuyên liên hệ với giáo viên để hiểu rõ phản ứng của trẻ ở lớp. Nếu cần, cha mẹ có thể cho con học nửa buổi và đón về nhà hoặc đón trẻ sớm.
- Tạo hứng thú cho trẻ với việc học bằng cách cho con tham gia các trò chơi, xích đu… tại trường
- Nếu trẻ xuất hiện phản ứng la khóc, hoảng sợ, đêm ngủ giật mình, mơ thấy ác mộng… trong những ngày đầu, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tiếp tục theo dõi, đồng hành và động viên con.
- Sau 1 – 2 tuần đi học, tâm lý của trẻ sẽ dần ổn định, trường hợp trẻ không thể quen lớp trong thời gian dài cha mẹ nên trao đổi với giáo viên để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý.
Cho trẻ thời gian làm quen trường lớp trước khi đi học chính thức
Một số lưu ý khác
- Trong thời gian đầu trẻ đi học nên hạn chế cho con nghỉ học để rèn tính kỷ luật
- Khuyến khích con vui vẻ, giao tiếp và hòa đồng với bạn bè, tránh tình trạng mâu thuẫn
- Nên dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đề phòng người lạ, tránh những tình huống nguy hiểm
- Nên cho trẻ sử dụng các đồ dùng cá nhân để hạn chế khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh chéo
- Không nên can thiệp sâu vào các hoạt động tại lớp của trẻ để tránh làm trẻ ỷ lại, ảnh hưởng đến các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và chương trình học
Trên đây là những giải đáp từ chuyên gia liên quan đến vấn đề có nên cho trẻ đi học sớm hay không. Hy vọng với những thông tin này, phụ huynh đã tìm ra lời giải đáp đúng đắn nhất cho việc chọn thời điểm cho con em mình đi học. Nếu cha mẹ còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Dewey Schools để nhận được giải đáp nhanh chóng nhé.
>>> Nhiều phụ huynh quan tâm: Hồ sơ nhập học lớp 1 gồm những gì? Thủ tục nhập học 25-26