Làm thế nào để dạy trẻ lớp 1 đánh vần là băn khoăn và quan tâm lớn của rất nhiều bậc phụ huynh. Đánh vần là 1 trong những bài học đầu tiên quan trọng giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho quá trình học đọc và viết của trẻ.
Để việc học chữ và đọc của con trở nên dễ dàng hơn, cha mẹ nên tìm hiểu cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần nhanh, hiệu quả. Cùng Dewey Schools tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần nhanh giúp việc học chữ và đọc dễ dàng hơn
Qua bậc mầm non, chuyển đến giai đoạn học lớp 1 là hành trình gian nan yêu cầu sự thay đổi, thích nghi với môi trường học tập mới mẻ, khác biệt. Do đó nhiều trẻ cần được cha mẹ hỗ trợ, chỉ dạy một cách kiên nhẫn, bình tĩnh để con cảm thấy tự tin, hòa nhập và không bị áp lực. Vậy đâu là cách dạy trẻ lớp 1 học đánh vần hiệu quả? Tất cả băn khoăn của phụ huynh sẽ được giải đáp trong nội dung tiếp theo của bài viết, chúng ta cùng tham khảo nhé.
>>> Nhiều cha mẹ quan tâm: Tiền tiểu học là gì? Có nên cho trẻ học lớp tiền tiểu học?
Hướng dẫn cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần đơn giản
Trước khi dạy trẻ đánh vần, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý tốt, sự kiên nhẫn để luôn bình tĩnh hỗ trợ con, tạo cho con tâm lý thoải mái học tập. Ngoài ra chúng ta cần ôn lại các quy tắc cần thiết, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở, dụng cụ để quá trình dạy trẻ thuận lợi.
Phụ huynh có thể tham khảo 4 bước hướng dẫn cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần đơn giản, hiệu quả sau đây:
Bước 1: Dạy trẻ làm quen với bảng chữ cái
Dạy trẻ làm quen với bảng chữ cái là bước đầu tiên quan trọng trên hành trình dạy trẻ lớp 1 đánh vần. Bảng chữ cái tiếng việt gồm 29 chữ cái, cha mẹ cần dạy con nhớ được hết mặt chữ, phân biệt nguyên âm, phụ âm, dấu thanh để đánh vần và ghép vần. Ví dụ: b là nguyên âm, a là phụ âm…
Trẻ nhỏ khó tập trung, khả năng ghi nhớ chưa cao, nhanh chán nếu như ép con học liên tục. Vì vậy phụ huynh nên chọn nhiều cách khác nhau giúp con học thuộc bảng chữ cái. Ví dụ:
- Sử dụng hình ảnh minh họa chữ cái nhiều màu sắc đơn giản, bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ
- Dạy con học bảng chữ cái thông qua các bài hát, bài thơ, trò chơi vui nhộn
- Dạy trẻ bảng chữ cái bằng các ứng dụng điện tử, app thiết kế phù hợp
Trong quá trình dạy con học chữ, cha mẹ nên giải thích rõ đâu là nguyên âm, đâu là phụ âm và các khái niệm về dấu thanh. Khi trẻ đã thuộc chúng ta mới bắt đầu dạy con ghép chữ để tạo âm cơ bản như ia, th, ch, iê…
Phụ huynh nên lưu ý một số chữ cái trẻ thường phát âm sai do âm khó hoặc do vùng miền, cần điều chỉnh ngay từ đầu. Ví dụ chữ l và n, chữ r…
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần sau khi đã làm quen với bảng chữ cái
Bước 2: Giúp trẻ làm quen âm cơ bản và tập đánh vần
Sau khi trẻ đã quen thuộc với bảng chữ cái trong tiếng Việt phụ huynh có thể dạy trẻ làm quen âm cơ bản và tập đánh vần. Chúng ta nên bắt đầu với các từ đơn giản, gần gũi và thông dụng nhất với trẻ xung quanh cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: ba, bà, bé, ông, cá… Các từ thường xuyên sử dụng và thân thuộc sẽ giúp trẻ dễ liên tưởng, tiếp thu và ghi nhớ hơn những từ ngữ xa lạ khác.
Cha mẹ nên luyện tập thường xuyên cho con, cùng học, cùng nói để trẻ hình thành thói quen phát âm và đánh vần.
Bước 3: Dạy trẻ lớp 1 đánh vần các từ ghép và láy
Khi trẻ đã đánh vần được các từ đơn giản, cha mẹ nên tiếp tục dạy trẻ đánh vần các từ láy, từ ghép. Từ láy là những từ được tạo thành từ các từ có âm đầu, cả 2 âm hoặc âm vần giống nhau. Từ ghép là những từ được tạo thành từ ít nhất 2 từ đơn đều có nghĩa. Để đánh vần từ láy hay từ ghép trẻ chỉ cần ghép vần các từ đã học với nhau.
Ví dụ: Dạy trẻ đánh vần từ bông hoa là ghép từ 2 từ bông + hoa, cha mẹ là ghép từ 2 từ cha + mẹ, từ láy lung linh ghép từ 2 từ lung + linh…
Bước 4: Dạy trẻ lớp 1 đánh vần câu đơn và ghép
Khi trẻ đánh vần trôi chảy từ đơn, từ láy và từ ghép cha mẹ nên dạy con đánh vần các câu đơn ngắn, câu đơn dài và câu ghép. Trong đó câu đơn là câu chỉ có 1 mệnh đề, câu ghép là câu có 2 hay nhiều mệnh đề được nối với nhau bằng các liên từ.
Ví dụ:
- Dạy trẻ đánh vần câu đơn: “Bé đi học”, “Ông bà đi làm ngoài ruộng”…
- Dạy trẻ đánh vần câu ghép: “Linh đi học môn toán và em của Linh đi học môn văn”, “Mẹ đi chợ và bố đi làm”…
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần câu đơn và ghép
>>> Xem thêm: 8 cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm nhanh và chính xác
Những sai lầm trong cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần
Nhiều phụ huynh tìm kiếm và áp dụng cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần nhanh với mong muốn con sẽ sớm thành thạo và học tập hiệu quả. Tuy nhiên, do nóng vội hoặc chưa tìm hiểu kỹ một số cha mẹ có thể mắc phải một số sai lầm gây ảnh hưởng đến quá trình học của con. Chúng ta cùng tham khảo những sai lầm phổ biến khi dạy trẻ đánh vần để phòng tránh:
Dạy trẻ đánh vần quá sớm
Do tâm lý lo lắng con không theo kịp bạn bè nên nhiều phụ huynh dạy trẻ lớp 1 đánh vần quá sớm. Tuy nhiên việc làm này dễ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ khiến con căng. Khi trẻ còn nhỏ con học tập chủ yếu thông qua các hoạt động vui chơi, khám phá nên chưa sẵn sàng cho việc học hành nghiêm túc. Học đánh vần sớm khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, áp lực dễ dẫn đến mất hứng thú, không yêu thích và sợ học.
Bên cạnh đó, trẻ có khả năng tự nhiên là tư duy hình ảnh, phát huy trí tưởng tượng để sáng tạo. Bị ép buộc phải tập trung sớm học đánh vần có thể làm hạn chế sự phát triển này. Đồng thời học đánh vần quá lâu dễ khiến các bé mất tập trung, nhàm chán, cảm thấy thất vọng. Những trải nghiệm tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến thái độ, chất lượng học tập trong tương lai của con.
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần quá muộn
Việc dạy trẻ đánh vần quá muộn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hành trình học tập của trẻ. Khi trẻ đến lớp, con học chậm không theo kịp bạn bè sẽ hình thành nên cảm giác thua kém, tự ti. Trẻ trở nên thiếu tự tin, khó hòa nhập vào môi trường mới, kết quả học tập không tốt. Học đánh vần muộn còn dẫn đến làm chậm quá trình đọc hiểu của trẻ, đồng thời làm ảnh hưởng đến các môn học khác.
Những sai lầm cần tránh trong cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần
Một số lưu ý khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần
Không phải phụ huynh nào cũng có cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần nhanh và hiệu quả. Để dạy con học chúng ta cần có kiến thức, kỹ năng, thời gian và sự kiên nhẫn. Một số lưu ý dưới đây sẽ hỗ trợ cha mẹ dạy con học thành công:
- Dạy trẻ trong thời gian ngắn: Trẻ lớp 1 vẫn đang trong độ tuổi ham chơi, không thể tập trung lâu, cha mẹ không nên ép con học trong thời gian dài. Mỗi lần dạy trẻ chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút và tần suất khoảng 1 – 2 lần/ ngày. Ngoài ra, chúng ta có thể để con vừa học vừa chơi bằng cách khi trẻ ở gần bảng chữ cái, bảng chữ hay sách vở hãy hỏi con để ôn tập kiến thức.
- Dạy học khi trẻ tập trung: Trong ngày, cha mẹ nên chọn khoảng thời gian mà trẻ tập trung nhất đết dạy kiến thức mới cho con, nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Tránh ép con học khi trẻ không sẵn sàng hoặc khi con có sức khỏe không tốt, buồn ngủ, cáu gắt…
- Dạy trẻ ngồi đúng tư thế: Ngay từ đầu phụ huynh nên chú ý đến việc rèn luyện con ngồi đúng tư thế, bởi đây là việc ảnh hưởng đến chất lượng học và dáng người của trẻ. Ngồi đúng tư thế trẻ cảm thấy thoải mái, giảm thiểu cảm giác khó chịu, nhức mỏi, tránh các bệnh liên quan đến xương cột sống.
- Dạy trẻ từ dễ đến khó: Hãy xây dựng cho trẻ nền tảng cơ bản về bảng chữ cái, dấu thanh, dấu câu… trước khi dạy đánh vần. Khi trẻ nắm vững kiến thức cơ bản, con dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, tự tin học tập để đạt được kết quả mong muốn.
- Không ép con học: Phụ huynh không nên ép con học sẽ gây ra sự căng thẳng và áp lực. Hãy dạy con với mục tiêu khơi dậy sự hứng thú, đam mê với việc học, học trên tinh thần tự nguyện. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần nhanh, hiệu quả chính là kết hợp các phương pháp như dùng hình ảnh, âm thanh, video, các bài thơ, các ví dụ thực tế… để bài học trở nên sinh động và hấp dẫn…
- Kiên nhẫn, nhẹ nhàng: Mỗi đứa trẻ có khả năng tiếp thu khác nhau, có tiềm năng khác nhau nên nếu trường hợp con tiếp thu chậm hơn bạn khác thì cha mẹ không nên lo lắng. Giai đoạn lớp 1 trẻ không thể học hiểu được như người lớn, cha mẹ cần kiên trì, nhẹ nhàng với con. Khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ sẽ tăng dần, vì vậy sau 1 thời gian chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi của con, con sẽ học tập tiến bộ.
Nên dạy trẻ đánh vần trong thời gian ngắn nhưng đều đặn hàng ngày
>>> Tham khảo: Cách dạy con học lớp 1 tại nhà đơn giản giúp cha mẹ nhàn tênh
Các câu hỏi liên quan khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần
Khi nào trẻ lớp 1 sẵn sàng học đánh vần?
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần quá sớm hoặc quá muộn đều gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và tâm lý của trẻ. Vì vậy trước khi dạy trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu thời điểm thích hợp, đánh giá tình trạng của con để bắt đầu hành trình.
Thông thường, trẻ trong giai đoạn từ 4 – 6 tuổi có thể học đánh vần. Phụ huynh có thể quan sát một số dấu hiệu sẵn sàng học của con để quyết định như sau:
- Khi trẻ hứng thú với việc đọc sách, truyện cho thấy việc hào hứng học ngôn ngữ và viết, phụ huynh nên dạy con học đánh vần để duy trì sự hứng thú này.
- Khi thấy trẻ nhận biết hầu hết các chữ trong bảng chữ cái là thời điểm nên dạy trẻ đánh vần.
- Nếu trẻ có thể phân biệt các âm thanh khác nhau trong từ, kết nối các chữ cái với âm thanh tương ứng là lúc nên dạy con học đánh vần.
Có nên dạy trẻ lớp 1 đánh vần sớm không?
Trên thực tế, phần lớn phụ huynh thường lo lắng và đặt kỳ vọng rất nhiều vào việc học tập của con. Với tâm lý sợ con thua kém bạn bè cùng trang lứa nên cha mẹ đã áp dụng việc dạy con học đánh vần từ sớm. Tuy nhiên theo khoa học thì việc làm này là không nên, do có thể dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn:
- Làm trẻ căng thẳng, áp lực: Khi trẻ chưa sẵn sàng học đánh vần nếu bị cha mẹ ép phải học con dễ bị áp lực, căng thẳng và sợ hãi. Việc học lúc này không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ giảm hứng thú, sợ học và ngại học trong tương lai.
- Giảm khả năng tư duy, sáng tạo: Trẻ còn nhỏ phù hợp với việc học mà chơi, chơi mà học nên tập trung học quá sớm khiến trẻ thấy nhàm chán, mất tập trung. Bên cạnh đó việc học tập nghiêm túc, theo quy củ còn hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.
- Hiệu quả học tập kém: Khi phải học trong giai đoạn chưa phù hợp, trẻ dễ gặp khó khăn, có trải nghiệm tiêu cực, học không hiệu quả. Điều này còn dẫn đến việc trẻ cảm thấy thất vọng, chán nản, cho rằng mình không có khả năng ảnh hưởng đến cả quá trình học tập sau này.
Có nên dạy trẻ lớp 1 đánh vần sớm không?
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần sớm có lợi ích gì?
Trẻ mầm non đã được làm quen với việc đánh vần tại lớp, nếu phụ huynh kết hợp với việc dạy con học tại nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích:
- Cải thiện khả năng đọc viết: Đánh vần là kỹ năng quan trọng có liên quan trực tiếp đến kỹ năng đọc viết của trẻ trong tương lai. Nếu cha mẹ dạy con đánh vần sớm. trẻ càng có thể tự đọc, tự viết sớm, mở rộng vốn từ, nâng cao khả năng giao tiếp.
- Nhanh làm quen với môi trường mới: Nếu trẻ biết đánh vần con sẽ không còn bỡ ngỡ mà nhanh theo kịp chương trình lớp 1 với khối kiến thức lớn khác hẳn bậc học trước. Từ đó trẻ không lo sợ, ngại học hay nản lòng khi bước vào năm đầu tiên của bậc tiểu học.
- Phát hiện sớm khó khăn của trẻ: Khi dạy trẻ, cha mẹ sẽ biết năng lực học tập, những khó khăn con gặp phải để có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời để vượt qua vấn đề.
Trên đây là các bước dễ hiểu, dễ thực hiện trong cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần nhanh, hiệu quả. Bên cạnh đó là những lưu ý nên quan tâm và những sai lầm cần tránh để giúp phụ huynh giải tỏa băn khoăn, lo lắng khi dạy học cho con. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng liên hệ The Dewey Schools để nhận giải đáp nhanh chóng, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình học tập cùng con hướng tới tương lai đạt được nhiều thành công.
>>> Xem thêm: 50+ bài toán lớp 1 cơ bản và nâng cao cho bé năm 2024 – 2025