Cùng với sự phát triển của nền giáo dục, ngày nay cách dạy con của người Việt Nam đã có nhiều sự đổi mới và chuyển biến theo hướng tích cực. Phụ huynh không ngừng tìm kiếm và áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại học hỏi từ các nước phát triển trên thế giới.
Tuy nhiên đâu đó trong xã hội vẫn tồn tại những quan niệm cũ, tư tưởng dạy trẻ sai lầm. Dưới đây là tổng hợp từ The Dewey Schools 12 cách dạy con của người Việt mà không ở đâu có.
Cách dạy con của người Việt Nam vẫn luôn hướng theo quan niệm cũ
Tất cả các phụ huynh đều mong muốn chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trưởng thành trở thành người có ích cho xã hội và gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên mỗi bậc phụ huynh lại có cách giáo dục con khác nhau, trong đó có rất nhiều người áp dụng phương pháp giáo dục cũ vô tình mang đến những bất lợi cho con.
Tại Việt Nam, vẫn luôn tồn tại một số quan điểm đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với hiện tại và thế hệ trẻ. Những quan điểm sai lầm đó thường mang theo những hệ quả không đáng có và không có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cách dạy con của người Việt Nam: Làm theo cách của người khác
Dạy con dựa theo cách làm của người khác, dạy con dựa vào dư luận là quan điểm khá phổ biến của phụ huynh Việt. Hàng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều lời nhận xét, nhiều quan điểm khác nhau như “không biết nuôi con hay sao mà gầy thế này” “phải cho con đi học thêm chứ” “chị A cho con uống sữa công thức nó thông minh hẳn”… Đây là một trong những cách dạy con của người Việt Nam mang đến tiêu cực rất lớn cho sự phát triển của trẻ.
Quá để ý đến những luồng dư luận xung quanh sẽ ảnh hưởng lớn đến quan điểm dạy con của cha mẹ. Mỗi đứa trẻ có 1 tiềm năng, khả năng tư duy, thể chất khác nhau. Việc nuôi dạy con cần phải phù hợp với hoàn cảnh gia đinh, điều kiện kinh tế và hơn hết là phù hợp với trẻ. Bởi vậy cha mẹ có thể tham khảo cách làm của người khác, hoàn toàn không nên làm theo họ.
Xem thêm: 18 phương pháp dạy con đúng cách, ngoan và thông minh từ chuyên gia
Đánh giá con phát triển dựa trên “cân nặng”
Cách dạy con của người Việt Nam dựa trên cân nặng của con thực sự trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ. Nhiều phụ huynh căng thẳng vì con nhẹ cân bởi những người xung quanh thường dựa vào cân nặng để đánh giá về khả năng chăm con cả cha mẹ. Áp lực phải nuôi con cho bé, áp lực bị so sánh cân nặng của con với trẻ khác chính là quan niệm sai lầm.
Theo khoa học, quan niệm dinh dưỡng cho trẻ không phụ thuộc vào việc bé nặng cân hay mũm mĩm. Cân nặng không nói lên được sức khỏe của con, vì con không chỉ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng mà cần vận động cơ bắp, hoạt động thể thao để tăng sức đề kháng, khỏe mạnh và linh hoạt.
Đánh giá con phát triển dựa trên “cân nặng” là quan điểm sai lầm
Chỉ cần học giỏi là cách dạy con của người Việt Nam từ xưa đến nay
Thành tích vẫn là yếu tố mà người Việt Nam đặt lên vị trí hàng đầu nên kết quả học tập của trẻ phải được đánh giá qua bảng điểm, thứ hạng trong lớp trong tập thể. Đối với trẻ nhỏ, gần như tiêu chí duy nhất để cha mẹ, ông bà, người thân và những người quan tâm đến là con có học giỏi không, có đạt thứ hạng cao không?
Vì quan niệm chung của nhiều người học giỏi là sứ mệnh duy nhất với mỗi đứa trẻ. Với cách dạy con của người Việt Nam này, các bé phải cắm đầu vào học, học ở trường, học phụ đạo, học thêm… không còn thời gian dành cho việc học kỹ năng, vận động, vui chơi, tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Thậm chí việc nhà cũng được ưu tiên không phải làm, các sinh hoạt cá nhân như ăn uống, thay quần áo đều được cha mẹ phục vụ.
Sứ mệnh duy nhất của con là học giỏi là quan niệm sai lầm của người Việt cần phải thay đổi. Một đứa trẻ phát triển toàn diện cần được rèn luyện tổng hòa các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, trí tuệ, quan hệ xã hội, thể chất… Để đạt được thành công trong tương lai, trước hết trẻ cần được vừa học vừa chơi, được khám phá, trải nghiệm ngay từ lứa tuổi còn nhỏ.
Tham khảo: Các cách nuôi dạy con theo khoa học mà cha mẹ cần biết
Nét chữ là nết người
Nét chữ là nết người là quan niệm của người Việt có từ xa xưa và là cách dạy con của người Việt Nam tồn tại từ thời kỳ phong kiến. Đến nay suy nghĩ này vẫn được coi là đúng đắn, dẫn đến nhiều phụ huynh rèn con phải viết đẹp. Nhiều cha mẹ bắt con đến các lớp luyện chữ đẹp để được rèn chữ theo khuôn phép, mà không để ý đến sự ảnh hưởng quá trình phát triển hệ cơ xương của trẻ.
Trên thực tế việc viết chữ đẹp hay chữ xấu không phải là cơ sở để đánh giá bản chất của một người. Bên cạnh đó theo một số nghiên cứu đánh giá chữ viết tự do, không theo mẫu hay khuôn phép chính là biểu hiện tính sáng tạo, sự thông minh của trẻ. Vì vậy cha mẹ không nên ép con phải viết chữ thật đẹp. Việc viết đúng, viết dễ nhìn và viết kịp với tốc độ của bạn bè trong lớp mới là hợp lý và giúp trẻ học tập tốt hơn.
Theo quan niệm của cha mẹ Việt, con cái phải viết chữ thật đẹp
Cách dạy con của người Việt Nam chỉ tập trung vào các môn tự nhiên
Tư duy của khá nhiều người Việt là coi trọng các môn tự nhiên nhất là môn Toán, bởi đây mới là môn chính, có ý nghĩa trong hành trình học tập của con. Toán học là công cụ giúp trẻ tư duy logic và liên quan đến các môn học khác. Cha mẹ người Việt thường xem trọng các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa hơn các môn xã hội như Địa lý, Lịch sử.
Đây chính là cách dạy con của người Việt Nam khiến trẻ trở nên chán ghét các môn xã hội từ đó thiếu hiểu biết về cuộc sống.
Trên thực tế toán học không phải là môn học nền móng của các môn khoa học khác. Tư duy và sự sáng tạo của trẻ không chỉ bắt nguồn từ môn Toán mà còn thông qua cả quá trình học tập, vui chơi, nghệ thuật… Các môn như Lịch sử, Địa Lý giúp trẻ phát triển trí thức, tăng cường sự hiểu biết làm con ngày càng tự tin và học tập, giao tiếp tốt hơn. Việc thúc ép chỉ cần học tốt các môn tự nhiên đôi khi còn dẫn đến hội chứng sợ học, khiến trẻ càng học kém đi.
Không quan tâm đến điều con muốn
Không quan tâm đến điều con muốn và yêu cầu con phải nghe theo quyết định của cha mẹ là cách dạy con của người Việt Nam cực kỳ sai lầm. Cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ nhỏ chưa có hiểu biết và những điều mình làm đều vì muốn tốt cho con để lý giải cho hành động của mình. Nhiều phụ huynh còn tự hào vì con mình ngoan ngoãn nghe lời và không để ý đến những hệ quả nghiêm trọng trong tương lai.
Một số nhà tâm lý học đã khẳng định những đứa trẻ ngoan ngoãn khi trưởng thành cũng sẽ “ngoan ngoãn” như lúc nhỏ. Chúng sẽ chỉ biết nghe theo mệnh lệnh hay quyết định từ người khác. Trẻ mất đi khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi học hỏi và không chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Thậm chí trẻ không biết cách tự gánh vác và dễ trở thành người bị người khác thao túng. Bởi vậy phụ huynh nên nói không với quan điểm dạy con này và cho trẻ được quyền nêu lên quan điểm của mình.
Cha mẹ Việt chỉ quan tâm đến điều mình muốn mà không hiểu đến suy nghĩ và mong muốn của con
Dạy con theo hướng bao bọc
Dạy con theo hướng bao bọc là 1 trong những cách dạy con của người Việt Nam khá phổ biến. Cha mẹ thường lo sợ con vấy bẩn, con bị nguy hiểm, con ốm, con bị tổn thương… dẫn đến không dám cho trẻ trải nghiệm, không cho làm việc, không cho thoải mái vui chơi, khám phá thế giới. Vô hình chung phụ huynh đã tước đi quyền được học, được rèn luyện kỹ năng sống quan trọng của con.
Tại các nước tiên tiến trẻ được khuyến khích vui chơi, thực hành, nghịch tuyết, nghịch bùn đất để thích nghi với điều kiện môi trường, tăng cường sự hiểu biết, tính sáng tạo. Quá bao bọc trẻ chỉ khiến các con trở nên yếu đuối, dựa dẫm, phụ thuộc không có khả năng tự lập. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lường trước những nguy hiểm, hay rủi ro có thể gặp phải để cảnh báo và kịp thời hỗ trợ con. Hãy khuyến khích trẻ trải nghiệm để con trở nên mạnh mẽ, cứng cáp và chủ động hơn trong học tập và cuộc sống.
Xem ngay: Cách dạy con tự lập từ sớm vô cùng đơn giản và dễ thực hiện
Không dạy trẻ kỹ năng sống là cách dạy con của người Việt Nam không đâu có
Hiện nay chương trình kỹ năng sống đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường học ngay từ bậc mầm non. Tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn không coi trọng giáo dục kỹ năng sống cho con vì coi là điều không cần thiết hoặc không bố trí được thời gian dạy cho trẻ. Việc chú trọng học văn hóa khiến trẻ chịu áp lực với lịch học dày đặc không còn thời gian trống cho việc vui chơi giải trí hay học kỹ năng sống là khá phổ biến.
Đây là cách dạy con của người Việt Nam cần phải thay đổi, bởi giáo dục kỹ năng sống chính là nâng cao nhận thức cho trẻ. Thông qua đó trẻ nhận ra và học hỏi nhiều điều hữu ích, biết nhìn nhận đánh giá các vấn đề, phân biệt đúng sai, tự tin đưa ra chủ kiến cá nhân, tôn trọng người khác… Trẻ cũng trở nên độc lập, chủ động tự quản lý thời gian, biết cách bố trí để cân bằng giữa việc học tập và vui chơi. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho trẻ tiến đến các cấp học tiếp theo thuận lợi và đạt được thành công trong tương lai.
Cách dạy con của người Việt Nam không hướng đến những kỹ năng sống cần thiết cho con
Xem thêm:
- Kỹ năng sống là gì? Vì sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh?
- 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện tính tự lập, thói quen tốt
Thiếu tôn trọng ý kiến của trẻ
“Trẻ còn bé thì biết cái gì” là quan điểm vẫn tồn tại của nhiều gia đình dẫn đến việc cha mẹ thiếu tôn trọng ý kiến của con. Cha mẹ gạt đi các ý kiến của trẻ vì nghĩ rằng con biết gì mà nói. Thậm chí nhiều phụ huynh còn sẵn sàng mắng chửi, đánh con trước mặt bạn bè hay khu vực công cộng nếu trẻ phạm lỗi.
Trong trường hợp này cha mẹ đã quên rằng chúng ta cần phải tôn trọng quyền của trẻ. Đối với lỗi sai, chúng ta cần con biết nhận lỗi và có ý thức sửa đổi, không được phán xét hay đả kích trẻ. Những hành động như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng, không dám bảo vệ chính kiến của mình. Lâu dần bé trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, không dám chủ động, nghiêm trọng hơn là tự kỷ.
Cách dạy con của người Việt Nam: So sánh con mình với người khác
Khi không hài lòng, cha mẹ sẽ so sánh con với người khác là kiểu phổ biến của người Việt. Thay vì nói chuyện với con 1 cách tích cực nhiều phụ huynh mang con so sánh với bạn bè, anh chị em khác. Thậm chí còn dùng những cụm từ có thể làm tổn thương tinh thần con như “tại sao mẹ đẻ ra đứa học dốt như mày, đáng nhẽ mẹ nên đẻ ra thằng A”, “bạn B thông minh quá không như con học mãi không khá lên được”, “con xấu lắm không xinh như con nhà cô C”…
Cha mẹ quên rằng chúng ta không tài năng toàn diện nhưng lại bắt con cái gì cũng phải giỏi. Trong khi mỗi đứa trẻ có khả năng, sở thích khác nhau nên mọi sự so sánh đều không chính xác. Cách dạy con của người Việt Nam đó là luôn so sánh, không biết chia sẻ làm cho trẻ chịu áp lực và đả kích lớn, hoặc có thể làm tính cách của con trở nên lệch lạc. Khi trưởng thành trẻ luôn cảm thấy mình vô dụng, luôn cảm thấy hối tiếc, trở thành người không có lòng tự trọng, sự tự tin.
Nuông chiều con một cách mù quáng
Một trong những cách dạy con của người Việt Nam phổ biến là nuông chiều con một cách mù quáng. Chúng ta thường biện hộ cho hành động này là do sự thương con vô điều kiện dẫn đến việc dung túng con cái. Tuy nhiên việc làm này khiến trẻ ngày càng đòi hỏi hơn và trở thành những đứa trẻ hư không bao giờ nghe lời người khác.
Nuông chiều con thái quá khiến trẻ phụ thuộc vào cha mẹ, không có khả năng tự lập. Khi trưởng thành, trẻ dễ bước chân vào con đường sai trái, tệ nạn xã hội do thiếu hiểu biết. Trẻ còn trở thành người thiếu trách nhiệm, ích kỷ chỉ biết lợi dụng mọi người xung quanh để phục vụ cho lợi ích của mình.
Nuông chiều con thái quá khiến trẻ phụ thuộc vào cha mẹ, không có khả năng tự lập
Dọa dẫm là cách dạy con của người Việt Nam phổ biến nhất
Phụ huynh thường dọa dẫm nếu con phạm lỗi, khi thấy trẻ sợ hãi chúng ta nghĩ đó là thành công. Ví dụ “con không ăn mẹ sẽ nhốt con vào phòng tối” “con không nín khóc sẽ bị cảnh sát bắt” “con không uống thuốc bác sĩ sẽ tiêm đau con”…
Tuy nhiên các nhà tâm lý học không khuyến cáo cha mẹ sử dụng phương pháp này. Bởi khi sợ hãi trẻ không thể suy nghĩ chi tiết về hành vi của mình mà tập trung vào loa lắng về các vấn đề mà cha mẹ dọa nạt. Khi não bộ quen xử lý nhanh thông tin gây sợ hãi, trẻ càng thấy sợ hãi, hoảng hốt hơn.
Nền giáo dục Việt đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, cập nhật các phương pháp hiện đại và nhiều luồng tư tưởng nhân bản. Tuy nhiên cách dạy con của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm vẫn tồn tại những điều bất cập, những quan niệm dạy trẻ sai lầm. Đây là những phương pháp dạy con lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp cha mẹ nên thay đổi càng sớm càng tốt.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con tốt lên, trưởng thành và tương lai gặt hái được nhiều thành công. Cách nuôi dạy con ngay từ khi còn nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy nếu cách giáo dục tiêu cực, không hiệu quả sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sự phát triển của con.
Chọn phương pháp nào để giáo dục con là tùy thuộc vào mỗi bậc phụ huynh. Tuy nhiên cách nuôi dạy tích cực, tôn trọng nhu cầu và cảm xúc của trẻ, khuyến khích động viên để con phát triển cá tính riêng, tự tin và yêu bản thân mới là cần thiết. Hãy trở thành cha mẹ văn minh và khoa học, nuôi dạy trẻ trong tình yêu thương trọn vẹn.
Trên đây là tổng hợp từ The Dewey Schools về 12 cách dạy con của người Việt Nam mà không ở đâu có. Hy vọng các bậc phụ huynh hiện đại sẽ tiếp thu cách giáo dụ trẻ tiến bộ, khắc phục những tồn tại để giúp con phát triển khỏe mạnh, thông minh tiến đến tạo nên thế hệ trẻ thành công và nhanh chóng hòa nhập với thế giới trong tương lai.
Xem thêm: 11 phương pháp dạy con không đòn roi, trẻ nghe lời cha mẹ