Phương pháp giáo dục STEAM vẫn đang là khái niệm khá mới mẻ tại nhiều trường học. Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu cách thiết kế buổi học thông qua nhiều nguồn như: sách vở, báo chí hay internet,.. để có thể đem lại hiệu quả cho tiết học.
Là một trong những trường quốc tế đã ứng dụng thành công phương pháp giáo dục STEAM, bài viết hôm nay The Dewey Schools sẽ giới thiệu đến bạn các bước để thiết kế buổi học STEAM đạt chuẩn, giúp giáo viên có thể xây dựng một bài giảng nhanh chóng, dễ dàng. Cùng theo dõi nhé!
Một số khó khăn khi thiết kế buổi học STEAM
Trước khi đến với những bước chi tiết để xây dựng buổi học STEAM hiệu quả, chúng ta sẽ tìm hiểu về những khó khăn mà nhiều nhà trường đang gặp phải khi ứng dụng một phương pháp giáo dục mới vào quá trình dạy và học:
- Nguồn tài liệu liên quan đến mô hình giáo dục STEAM còn nhiều hạn chế cho phương pháp chưa được phổ biến rộng rãi
- Những cuộc thảo luận liên quan đến giáo dục STEAM chưa được mở rộng tại Việt Nam, quan trọng hơn là các đối tượng như giáo viên, học sinh,….cần được tiếp cận kiến thức đó tại nhiều trường vẫn chưa có cơ hội để tham gia.
- Việc truyền đạt kiến thức cho học sinh gặp nhiều cản trở do giáo viên vẫn chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về STEAM
- Chưa có quy chuẩn về thiết kế giáo án, bài giảng STEAM để các giáo viên tham khảo….
Một số khó khăn khi thiết kế buổi học STEAM
Hướng dẫn các bước thiết kế buổi học STEAM đạt chuẩn
Ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để xây dựng bài giảng STEAM cơ bản và tiêu chuẩn.
1. Thiết kế giáo án STEAM xung quanh chủ đề giảng dạy
Tham khảo và tìm kiếm tài liệu liên quan đến chủ đề sẽ giảng dạy qua những nguồn thông tin khác nhau như sách, báo, mạng internet,…
Bạn cần xem kỹ những mục tiêu giảng dạy cần thiết của từng tiết học, sau đó lập kế hoạch cho bài giảng bám sát.
Ví dụ: Bài giảng môn Khoa học nói về đề tài “Ngăn chặn xói mòn đất”, vậy thì có thể kết hợp thêm khái niệm “tốc độ dòng chảy” trong bộ môn Toán học vào bài học.
Tuy nhiên, không nhất thiết trong mỗi bài giảng, mỗi môn học phải được giải quyết khối lượng kiến thức như nhau. Như ở ví dụ trên, “Ngăn chặn xói mòn đất” là là vấn đề cần trẻ giải quyết chính, trong khi “tốc độ dòng chảy” sẽ là một khái niệm mới cho học sinh làm quen đặt ra trong thử thách.
2. Gắn chủ đề học với những vấn đề trong cuộc sống
Giáo viên sẽ phải mở rộng suy nghĩ và tầm nhìn của học sinh, gắn chủ đề học liên quan tới các vấn đề thực tiễn.
Ví dụ: chủ đề bàn luận là “Túi khí an toàn trong xe hơi”. Một phản ứng hóa học giữa natri bicarbonat (muối nở) và axit axetic (giấm) sẽ tạo ra khí carbon dioxide (được ứng dụng để thổi phồng các túi khí an toàn trong xe hơi). Việc kết hợp các kiến thức giữa Hóa học và Vật lý để giải quyết vấn đề trong đời sống thực tế sẽ giúp các em dễ hiểu, yêu thích bài học, đồng thời kích thích trẻ tạo ra nhiều sáng kiến, ý tưởng hơn.
3. Xác định rõ những thách thức mà học sinh cần phải giải quyết
Đặc điểm của phương pháp STEAM chính là cho phép học sinh thử sức chính mình, hay nói cách khác là các em có cả cơ hội và thách thức để có thể tìm ra lý thuyết bài học cũng như cách áp dụng vào thực tế..
Do đó, khi thiết kế giáo án buổi học STEAM, giáo viên cần phải xác định được những vấn đề mà học sinh có thể gặp phải. Từ đó, tìm ra những giải pháp, phương án hỗ trợvà thích hợp nhất cho từng trường hợp.
Điều này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng, nếu không sẽ dẫn dễ bị động trước những câu hỏi, thắc mắc mà học sinh đưa ra.
>>> Tham khảo thêm:
- So sánh phương pháp giáo dục STEAM và phương pháp truyền thống
- Những tiêu chí mà một buổi học STEAM cần có
- Những ngộ nhận khi nhắc đến phương pháp giáo dục STEAM
4. Giúp học sinh xác định được những thử thách trong chủ đề học
Học sinh sẽ có cơ hội tìm tòi, khám phá thông qua những buổi thực hành STEAM, vậy nên việc giáo viên giúp các em xác định được thử thách trong quá trình thực hành chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi xây dựng giáo án bài giảng STEAM. Dưới sự giám sát của giáo viên, học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã biết, thực hành và tìm ra những kiến thức, bài học mới.
Thông qua những hoạt động như vậy học sinh sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm riêng, đồng thời cũng tạo sự hứng thú đối với những bài học, rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm cho các em.
5. Thu hút học sinh nghiên cứu nội dung chủ đề, thử thách
Trong giáo dục STEAM luôn đề cao tinh thần làm việc nhóm, bởi không chỉ giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng mà còn giúp nâng cao tinh thần đoàn kết, khả năng giao tiếp hiệu quả.
Những người giáo viên khi thiết kế buổi học cần tạo ra những chủ đề hấp dẫn, thử thách thú vị để thu hút học sinh tìm cách giải quyết. Chia nhóm để các em cùng nhau thảo luận, đưa ra kết quả cuối cùng, qua dó kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, tranh luận, phản biện…trong học sinh.
6. Khuyến khác các nhóm phát triển ý tưởng và giải quyết vấn đề
Nếu bạn đã từng tìm hiểu những thông tin về phương pháp giáo dục STEAM hẳn sẽ biết rằng mục đích của STEAM chính là nhìn nhận sự vật hiện tượng dưới cái nhìn đa chiều. Bởi lẽ, một câu hỏi có nhiều cách trả lời, một vấn đề có nhiều cách giải quyết.
Trong giờ học, giáo viên sẽ không cho học sinh biết cách giả quyết vấn đề, các em sẽ là người đưa ra giải pháp và quyết định, có thể kèm theo sự hướng dẫn của giáo viên để học sinh đi đúng hướng nếu cần. Mỗi nhóm có thể đưa ra những giải pháp khác nhau, mọi ý tưởng khác biệt đều được hoan nghênh, miễn là chúng đề khả thi và mang tính thực tế.
7. Khuyến khích trẻ tham gia nghiên cứu giải pháp
Hãy giao cho trẻ các bài đọc, những video và làm những thử nghiệm nhỏ, giúp cho trẻ có rút ra kiến thức để giải quyết vấn đề.
Bài học STEAM của bạn cần đưa ra những câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hành, điều này sẽ kích thích sự tò mò, khơi gợi cảm giác hứng thú khi nghiên cứu giải pháp.
8. Tạo điều kiện cho quá trình thử nghiệm và đánh giá
Học đi đôi với hành là yếu tố quan trọng trong phương pháp giáo dục STEAM, vậy nên bạn cần tạo điều kiện để các em thực hành và thu thập dữ liệu để đánh giá kết quả thông qua “sản phẩm” có đáp ứng được những tiêu chí ban đầu đưa ra hay không.
9. Tham gia vào các nhóm trong quá trình dạy và đánh giá
Giáo viên sẽ là người đứng ra tổ chức buổi trình bày để các nhóm có thể chia sẻ quá trình thử nghiệm, giải thích với cả lớp về giải pháp của mình.
Sự tương tác ở đây là điều rất cần thiết, giáo viên sẽ đóng vai trò vừa là người trợ giúp vừa quan sát và đánh giá học sinh.cần tham gia cùng học sinh trong quá trình học để vừa quan sát ,vừa trợ giúp và vừa đánh giá học sinh.
Nếu có thời gian, bạn có thể khuyến khích trẻ làm lại để cho ra kết quả tốt hơn, và có thể là tốt nhất.
Như vậy, The Dewey Schools vừa chia sẻ đến bạn những bước cơ bản để thiết kế buổi học STEAM đạt chuẩn. Hy vọng, thông qua bài viết, bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích, giúp bài giảng của mình được hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế liên cấp tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey Schools đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- The dewey school học phí