STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn thông qua thực hành và ứng dụng vào thực tế để đem lại bài học dễ hiểu cho học sinh. Phương pháp này đang ngày càng chứng tỏ những ưu điểm khi thực hiện được việc học đi đôi với hành chứ không chỉ là thuyết suông.
Hãy cùng Dewey Schools tìm hiểu những điều đó qua nội dung bài viết dưới đây.
Vì sao học đi đôi với hành là điều đúng đắn?
“Học” là quá trình lĩnh hội tri thức và thường gắn liền với lý thuyết. “Hành” là quá trình ứng dụng kiến thức được dạy vào thực tế cuộc sống. Như vậy có thể thấy học gắn liền với hành là điều vô cùng cần thiết. Nếu chỉ có lý thuyết suông không thực hành thường xuyên thì khi gặp phải tình huống ứng dụng thực tế sẽ khiến người học lúng túng, không biết cách ứng dụng ra sao.
Việc tích hợp dạy các kiến thức từ nhiều môn học vào một bài tạo nên tính tổng quan, logic cho cả tiết học. Những kiến thức này không chỉ bó hẹp trong sách giáo khoa, trong từng môn mà có sự liên kết và thực tiễn hơn nhiều.
Giáo dục STEAM giúp học sinh vận dụng kiến thức từ các môn khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật và toán học. Học sinh được tham gia các hoạt động thảo luận, nghiên cứu, thực hành,… cá nhân hay hoạt động nhóm. Điều này nhằm tạo hứng thú giúp các em nhạy bén và chủ động tiếp thu, giải quyết mọi vấn đề. Qua thực tế quan sát, phân tích giúp học sinh có hướng giải quyết vấn đề một cách khoa học. Đó chính là những kỹ năng mà phương pháp này đem lại.
Thực trạng chỉ học lý thuyết hiện nay
Phương pháp giáo dục truyền thống đang bộc lộ một vài bất cập như học sinh phải đối phó với nhiều kỳ thi, áp lực, chương trình học còn nặng về lý thuyết, nội dung học không thiết thực, không tạo hứng thú học tập cho học sinh,… Song song với đó phương pháp giáo dục cũng chưa có nhiều đổi mới. Dạy và học còn mang nặng thuyết trình, chưa phát huy được tiềm năng của mỗi em.
Thời lượng học tập phân bổ các môn tại các trường học ở mỗi vùng miền, mỗi thể loại trường chưa hợp lý. Giáo viên không được quyền chủ động thay đổi thời lượng tùy theo bài học hay thực tế trình độ,điều kiện học tập của học sinh. Như vậy có thể thấy sự rập khuôn lý thuyết áp dụng đại trà đồng đều cho tất cả học sinh ở những mức độ tiếp thu khác nhau sẽ không đạt hiệu quả cao, không phát huy được tiềm năng phát triển của mỗi cá nhân.
Chưa kể đến thực trạng kỳ vọng của các bậc phụ huynh và áp lực cạnh tranh khiến học sinh phải liên tục tham gia các buổi học lý tuyết ngoài nhà trường. Học thêm tràn lan khiến học sinh không còn thời gian nghỉ ngơi và hoạt động thực tiễn. Hậu quả để lại là nhiều học sinh chỉ có kiến thức suông. Học sinh giỏi nhưng ngay đến kỹ năng thực hành ứng xử đơn giản nhất hàng ngày cũng lúng túng.
>>> Tham khảo thêm:
- Tổng hợp những phương pháp giáo dục hiện đại
- Vì sao phương pháp STEAM cần được áp dụng trong giáo dục ở Việt Nam?
Giáo dục STEAM giúp con trẻ thực hành nhiều hơn
Không chỉ mang đến cho trẻ những bài học lý thuyết, giáo dục STEAM còn rút ngắn khoảng cách của kiến thức hàn lâm tới thực tiễn thực hành. Giúp học sinh sáng tạo ra những sản phẩm của riêng mình.
Những bài học áp dụng phương pháp STEAM đều dựa trên những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. Qua đó cho học sinh cảm thấy lý thuyết thật gần gũi, sinh động và vận dụng hiệu quả. Học đi đôi với hành chứ không phải là lý thuyết suông chính là ưu điểm nổi trội. Nhờ đó học sinh vận dụng linh hoạt óc sáng tạo với các môn xã hội và nghệ thuật để tạo nên sản phẩm giá trị cho xã hội.
Quan trọng hơn trong hoạt động học tập STEAM, các bài học thường lồng ghép thành dự án với yêu cầu kết hợp làm việc nhóm và vận dụng kiến thức đa chiều. Qua đó tùy theo mức độ của học sinh mà có thể thực hiện các dự án từ đơn giản đến phức tạp, tại lớp, tại nhà hoặc thực tế địa điểm.
Với hoạt động góp sức nghiên cứu, trải nghiệm để hoàn thành sản phẩm giúp học sinh tự tin khi giải quyết được vấn đề. Đặc biệt với mọi sản phẩm của học sinh nếu sai hoặc chưa hoàn thiện sẽ được giáo viên hướng dẫn và để học sinh tự nhận ra lỗi sai. Không ngần ngại sửa sai bằng việc điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm tốt hơn. Thành quả nỗ lực của học sinh sẽ được chia sẻ với bạn bè, cộng đồng.
Lợi ích đạt được của giáo dục STEAM giúp cho học sinh mọi lứa tuổi yêu thích học tập, theo dõi và tham gia các hoạt động một cách chủ động, nhiệt tình. Qua đó trang bị cho các em nền tảng kiến thức vững vàng. Đề cao giá trị thực tiễn cũng mang đến cho trẻ trải nghiệm thực hành nhiều hơn. Hình thức này giúp trẻ hoàn thành các sản phẩm dựa trên kiến thức đã được học. Qua đó trẻ tự sáng tạo sắp xếp, lập trình giúp kích thích tư duy khám phá mỗi ngày.
Đặc biệt hình thức giáo dục liên môn cũng là một trong những cơ hội cho trẻ trải nghiệm thực hành nhiều hơn. trẻ được tiếp cận và nâng cao kiến thức phong phú, đa dạng. Nhờ đó có thể xây dựng các kỹ năng mềm trong hoạt động giao tiếp làm việc đội nhóm.
Tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM sớm cũng chính là nền tảng cho trẻ mở rộng kiến thức để đạt hiệu quả học tập tốt hơn ở các bậc học cao hơn. Khi đó những thành tích của trẻ sẽ có nhiều triển vọng nổi bật.
Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong giáo dục cho trẻ từ cấp Tiểu học đến THPT hiện nay. Phương pháp STEAM cũng đóng vai trò góp phần quan trọng để cải thiện chất lượng học tập thiết thực. Hy vọng những phân tích trên đây của The Dewey Schools sẽ giúp các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh có cái nhìn tổng quát, toàn diện và thấu đáo hơn về phương pháp học tập này.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế song ngữ tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey Schools đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- Dewey school học phí