Một trong những lĩnh vực quan trọng trong công tác giáo dục các cấp học là tâm lý học đường. Do đó, hiện nay các học sinh, sinh viên không chỉ được quan tâm về năng lực học tập mà còn được chú trọng đến sức khỏe tinh thần để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện. Tư vấn tâm lý học đường chính là hình thức hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, giúp các em có khả năng tự giải quyết các vấn đề trong học tập và các mối quan hệ xã hội.
Tư vấn tâm lý học đường là hình thức hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ
Trong hành trình lớn lên, trẻ trải qua quá trình phát triển cả thể chất và tâm lý với những thách thức và khó khăn nhất định để hoàn thiện mình. Nhà trường có trách nhiệm lắng nghe, thấu hiểu để kịp thời phát hiện, chia sẻ giải pháp giải quyết những vướng mắc cũng như định hướng cho sự phát triển tâm lý đúng đắn.
Tham vấn tâm lý học đường là hoạt động không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Đây là hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe tinh thần và tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với mỗi lứa tuổi của học sinh. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, cùng The Dewey Schools đi tiếp những nội dung tiếp theo trong bài viết này nhé.
Tổng quan về khái niệm tâm lý học đường
Nội dung dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lĩnh vực tâm lý học đường thông qua các khái niệm và thực trạng hiện nay trong các trường học. Cụ thể:
Tâm lý học đường là gì?
Tâm lý học đường là lĩnh vực nghiên cứu, thực hành chuyên môn tập trung vào nhu cầu giáo dục, tâm lý của trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình. Tâm lý học đường là chuyên ngành độc đáo có liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực tâm lý khác như giáo dục đặc biệt, tâm lý học lâm sàng và tham vấn, tâm lý học phát triển, giáo dục và tư vấn học đường, phân tích hành vi.
Đây là chuyên ngành đòi hỏi phải đào tạo về sự phát triển, hành vi, học tập, động lực và sức khỏe tâm thần của trẻ. Bên cạnh đó tâm lý học đường đánh giá, tư vấn và can thiệp trong các lĩnh vực này.
Tâm lý học đường được hiểu như thế nào?
Tư vấn tâm lý học đường là gì?
Tư vấn tâm lý học đường hiểu một cách đơn giản cũng tương tự như các hình thức tư vấn tâm lý bình thường, nhưng quy mô và phạm vi hoạt động được thu hẹp trong trường học. Đây là hoạt động tư vấn hữu ích dựa trên các cơ sở lý thuyết để hỗ trợ học sinh có định hướng đúng đắn về các lĩnh vực riêng tư và xã hội. Từ đó trẻ có thể xác định cụ thể về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
Hoạt động này hỗ trợ tốt cho tâm lý của học sinh và giúp ích cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh nâng cao khả năng tự giải quyết các vấn đề liên quan đến học đường. Bên cạnh đó các đối tượng giải quyết tốt mối quan hệ giữa họ với trẻ.
Hiện nay, tư vấn về tâm lý học đường ngoài việc giúp cho học viên có định hướng tốt còn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác. Học viên được cung cấp thêm thông tin, nâng cao sự hiểu biết về các kỹ năng như bênh vực, biện hộ, cải thiện tốt việc học tập, định hướng tương lai, nâng cao thành tích cá nhân.
Tại Việt Nam, tâm lý học đường đã được biết đến từ rất lâu, tuy nhiên tư vấn trong lĩnh vực này trở nên phổ biến và được quan tâm trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tư vấn học đường chia thành 3 phần chính là tư vấn tâm lý, tư vấn học đường căn bản và tư vấn hướng nghiệp. Các đối tượng chính hướng đến của phương pháp này chủ yếu là học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhân viên văn phòng, viên chức, cán bộ công chức hoặc cá nhân có niềm đam mê với công tác giáo dục và cộng đồng.
Cha mẹ xem thêm: Hướng nghiệp cho con – đừng bắt đầu khi quá muộn
Thực trạng của tư vấn tâm lý học đường hiện nay
Tâm lý học đường hiện đang là vấn đề nhạy cảm và cũng rất áp lực đối với nhà trường, phụ huynh nói riêng và các cấp quản lý giáo dục nói chung. Theo dữ liệu khảo sát sức khỏe định kỳ học sinh THCS tại Hà Nội cho thấy có khoảng 25,7% trên tổng 1.727 học sinh gặp phải vấn đề sức khỏe tâm thần. Trong đó số lượng học sinh nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với học sinh nam.
Theo 1 nghiên cứu khác cho học sinh từ 6 – 16 tuổi của 10 tỉnh thành trên cả nước, kết quả có khoảng 9,6% trên tổng số 1.314 học sinh gặp phải vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm giai đoạn nhẹ. Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy kết quả có đến 20,6% học sinh chỉ bước vào tiểu học đã thường xuyên lo lắng quá mức về kết quả học tập dẫn đến tình trạng trầm cảm. Ngay cả học sinh lớp 1 – 2 cũng cảm thấy mệt mỏi bởi lượng bài tập, kiến thức học tập ở trên lớp và về nhà quá nhiều.
Tâm lý học đường hiện đang là vấn đề nhạy cảm
Theo kết quả thống kê chi tiết tình trạng trẻ bị trầm cảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Khoảng 16,29% trẻ thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản về chuyện tình cảm
- Khoảng 4,1% trẻ cảm thấy không hài lòng, tự ti về cơ thể, ngoại hình của mình
- Khoảng 2,1% trẻ có xu hướng sống thu mình, khép kín
- Khoảng 1,8% các trẻ em nghiện trò chơi điện tử
Có thể nói, học sinh và sinh viên hiện nay phải đối diện với nhiều áp lực trong học tập và cuộc sống dẫn đến những trở ngại về tâm lý. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh rất khó để tiếp nhận chia sẻ cũng như đưa ra nhưng tư vấn mang tính chất chuyên môn cho các con. Vì vậy trẻ thường có mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ người bên ngoài như thầy cô giáo, các chuyên gia tư vấn… Nhưng hoạt động tư vấn cho học sinh, sinh viên tại các trường học hiện nay lại chưa phát huy được hiệu quả.
Phần lớn đội ngũ hoạt động tư vấn tâm lý tại các trường không chuyên trách mà bố trí kiêm nhiệm như giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, cán bộ y tế… Đội ngũ không được đào tạo bài bản, chỉ tiếp thu kiến thức qua các đợt tập huấn ngắn hạn hoặc tự tìm hiểu qua các nguồn tài liệu khác nhau nên thiếu kiến thức chuyên sâu và gặp khó khăn trong hoạt động. Không chỉ gặp vấn đề về nhân lực, các trường còn gặp khó khăn với kinh phí hoạt động. Đặc biệt các hoạt động theo nhóm lớn, số lượng học sinh sinh viên đông đảo.
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Tuy nhiên để hoạt động thực sự mang lại hiệu quả cần có thời gian dài triển khai đồng thời công tác cần được coi trọng và mang tính chuyên nghiệp hơn.
Tham khảo: Mất định hướng nghề nghiệp: Học sinh & Sinh viên nên làm gì?
Tầm quan trọng của tư vấn tâm lý học đường với học sinh
Hiện nay tình trạng tâm lý được được đánh giá là khá căng thẳng, các trường học xác định nhiệm vụ mục tiêu để giải quyết vấn đề là tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Trong đó nhà trường và phụ huynh nên thực hiện công tác tham vấn cho học sinh từ sớm, đặc biệt là giai đoạn dậy thì khi tâm sinh lý của trẻ có nhiều thay đổi và giai đoạn đầu cấp hoặc cuối cấp như lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp 12…
Hỗ trợ xử lý các tình huống khủng hoảng tâm lý học đường
Trên thực tế nhiều phụ huynh và giáo viên thường lơ là những giai đoạn nhạy cảm của trẻ dẫn đến việc các em phải loay hoay để đối mặt với khó khăn, áp lực trong cuộc sống và học tập. Cùng lúc đó học sinh còn phải thích nghi với sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ và cơ thể giai đoạn dậy thì. Do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng nên đã xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.
Tư vấn học đường chính là chìa khóa giúp học sinh giải quyết tốt các vấn đề gặp phải, hỗ trợ các em cải thiện các mối quan hệ trong trường học và trong gia đình. Từ đó giúp trẻ tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để cảm thấy dễ chịu, thoải mái, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi để việc học tập trở nên hiệu quả, cuộc sống cân bằng.
Trường học xác định nhiệm vụ mục tiêu là tăng cường hoạt động tư vấn học đường
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và cách ứng phó kịp thời
Kết nối gia đình, nhà trường và cộng đồng
Tâm lý học đường đóng vai trò kết nối giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng. Nhà tâm lý học hỗ trợ để thúc đẩy môi trường học tập an toàn, lành mạnh và tốt đẹp cho trẻ.
Vì vậy, nhà trường cần quan tâm, bố trí giáo viên hoặc bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý đảm nhiệm vai trò tư vấn này. Người phụ trách có nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn, theo dõi, chia sẻ về diễn biến tâm lý của học sinh, sinh viên để kịp thời phát hiện bất thường và đề ra phương pháp tư vấn và xử lý hiệu quả.
Định hướng nghề nghiệp từ sớm cho người học
Bên cạnh đó, tư vấn học đường còn hỗ trợ, định hướng cho học sinh, sinh viên về lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân, đáp ứng nhu cầu xã hội. Các em học sinh không bị mất định hướng khi chuyển lên các cấp học cao hơn và sau khi ra trường để gặt hái được thành công trong tương lai.
Tư vấn các vấn đề tâm lý học đường có tầm quan trọng lớn giúp hạn chế tiêu cực, giúp đời sống của người học thoải mái và hạnh phúc hơn. Đồng thời định hình tốt nhân cách cho trẻ ngay từ khi bắt đầu đến trường, xây dựng nền tảng vững chắc để các em có hành trình học tập thật tốt.
Nhiều cha mẹ quan tâm:
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS có cần thiết?
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT như thế nào hiệu quả?
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tích cực, vui vẻ
Công tác tham vấn tâm lý học đường đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với hành trình giáo dục học sinh, trở thành lĩnh vực quan trọng được nền giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc áp dụng sớm sẽ xử lý được các nguy cơ tiềm ẩn có thể khởi phát ở học sinh như bỏ học, học hành sa sút, bạo lực học đường, sa ngã vào tệ nạn xã hội, tự hủy hoại bản thân, các hành vi vi phạm pháp luật… Từ đó xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tích cực học sinh học tập hiệu quả.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tích cực, vui vẻ
Nội dung chính của hoạt động tư vấn tâm lý học đường
Nội dung chính của hoạt động tư vấn các vấn đề tâm lý học đường bao gồm:
- Can thiệp, tham vấn tâm lý học đường: Công tác tư vấn với hình thức tham vấn cá nhân hoặc nhóm giúp trẻ đương đầu tích cực với khủng hoảng, khó khăn phát sinh. Từ đó trẻ củng cố nhận thức, niềm tin thiết lập cảm xúc hợp lý, quản lý tốt hành vi của chính bản thân mình.
- Hoạt động phòng ngừa giáo dục nhóm, giáo dục tập thể lớn, giáo dục tập thể khối. Thiết kế, xây dựng và tổ chức các chương trình hoạt động cụ thể như giáo dục giới tính, hướng nghiệp kỹ năng phòng tai nạn thương tích thân thể… hướng tới mục đích phòng ngừa can thiệp sớm về tâm lý có thể nảy sinh của trẻ.
- Tư vấn cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh, cán bộ nội trú và bán trú cùng tham gia vào quá trình giáo dục khác
- Tổ chức hoạt động giao lưu, trao đổi kiến thức, kỹ năng nhằm tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề của phụ huynh và học sinh. Tăng cường công tác chủ nhiệm, đoàn đội, giáo viên giáo dục công dân tổ chức sinh hoạt chuyên đề về các lĩnh vực có liên quan đến tâm lý lứa tuổi, hình thành lý tưởng, hình thành kỹ năng sống và giá trị sống của trẻ.
- Tổ chức các buổi tọa đàm cùng phụ huynh học sinh về các lĩnh vực liên quan đến cách giáo dục và tâm lý của trẻ.
- Phổ biến kiến thức giáo dục, tâm lý liên quan dưới hình thức sinh học thư viện, áp phích tờ rơi…
- Tổ chức các buổi thực hành, thực tập cho trẻ
Hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại The Dewey Schools
Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường, để xây dựng môi trường học tập lành mạnh, vui vẻ tạo điều kiện tốt cho học sinh, The Dewey Schools kịp thời có những giải pháp cho vấn đề này. Chúng tôi chủ động đưa vào hoạt động Phòng Tư vấn Tâm lý Học đường với đội ngũ chuyên gia chuyên ngành Tâm lý học đường và Tâm lý học lâm sàng giàu kinh nghiệm vào đầu năm học 2022 – 2023.
Hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại The Dewey Schools
Phòng tư vấn hoạt động miệt mài, không ngừng nghỉ luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành cùng trẻ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Hoạt động của phòng tư vấn là cầu nối giữa giáo viên và học sinh với phương châm “Học sinh là trên hết, sức khỏe tinh thần của học sinh là điều quan trọng nhất”. Cùng với đó là các hoạt động đánh giá định kỳ về sức khỏe tinh thần nhằm hỗ trợ trẻ trong suốt năm học.
Phòng Tư vấn Tâm lý Học đường Dewey School mở cửa với toàn bộ học sinh. Các em có thể liên hệ với chuyên gia tâm lý bằng tất cả các hình thức như gọi điện, email, nhắn tin, liên hệ trực tiếp… Các thầy cô luôn ở bên, đồng hành cùng học sinh với tất cả khả năng của mình để giúp các em có hành trình trải nghiệm rực rỡ, sáng tạo với trọn vẹn niềm vui và đạt được kết quả học tập tốt nhất.
Tìm hiểu thêm về phòng tư vấn tâm lý học đường tại The Dewey Schools TẠI ĐÂY
Tâm lý học đường là 1 lĩnh vực cần được chú ý, quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện. Để trẻ có điều kiện phát triển không chỉ về trí tuệ, thể chất mà còn có sức khỏe tinh thần đầy đủ. Đẩy mạnh tư vấn tâm lý học đường đã và đang là nhiệm vụ trọng tâm trong các trường học, cần nhận được sự quan tâm của các cấp ngành, phụ huynh và toàn xã hội.