Gần đây, bạo lực tinh thần trường học xảy ra liên tục và có chiều hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Hình thức bạo lực này gây ra hậu quả nghiêm trọng, tác động cả mặt tinh thần và thể chất của trẻ.
Vậy đâu là giải pháp phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường mang lại hiệu quả? Dewey Schools sẽ cùng chúng ta tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong nội dung tiếp theo của bài viết.
Tìm hiểu giải pháp phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học
Bạo lực học đường là nỗi bức xúc của xã hội nói chung và của mỗi nhà trường, gia đình nói riêng. Trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị bạo hành dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, các phụ huynh không ngừng lo lắng tình trạng con mình bị bắt nạt, hành hạ, ngược đãi, cô lập… khi đến trường.
Có nhiều hình thức bạo lực học đường, trong đó bạo lực tinh thần là hình thức bạo hành bằng lời nói, cảm xúc tác động tới tâm lý nhiều hơn thể chất. Cụ thể kẻ bạo hành chỉ trích liên tục hoặc đe dọa, thao túng nạn nhân bằng những ngôn từ xúc phạm, gay gắt, nặng nề. Nhiều trường hợp kẻ đó dùng sự “im lặng” để tra tấn và áp bức tinh thần nạn nhân.
Bạo lực tinh thần học đường là hành vi đáng lên án gây ra sự sợ hãi, khủng hoảng tâm lý, sợ hãi quá mức ở trẻ. Nghiêm trọng hơn nhiều nạn nhân có thể bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc tự tử. Vậy cần có những giải pháp phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học như thế nào để loại bỏ tình trạng bạo lực ra khỏi học đường?
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc
Để phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học, nhà trường cần phối hợp với các cấp các ngành xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc cho trẻ. Trước tên cần quan tâm đến cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, nhà trường có đủ cổng trường, tường rào, khuôn viên, khu sân chơi, sân vườn, cây xanh tạo nên cảnh quan xanh mát, môi trường thân thiện, đảm bảo vệ sinh.
Khối phòng học, phòng chức năng đủ ánh sáng, có không khí lưu thông, thoáng mát, bàn ghế, trang thiết bị đầy đủ và phù hợp với lứa tuổi và chương trình dạy và học. Nhà trường có đủ công trình vệ sinh, nước sạch, các công trình phụ trợ khác dễ tiếp cận, phù hợp nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
Trong hoạt động dạy và học cần xây dựng môi trường tích cực, hài hòa, giao tiếp giữa giáo viên và đồng nghiệp, giáo viên với học sinh nhẹ nhàng, ôn hòa và cởi mở. Điều này góp phần tạo điều kiện cho trẻ noi gương, học tập. Từ đó tạo nên môi trường sư phạm với bầu không khí thoải mái, phát huy được năng lực của mỗi cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc
Xem thêm:
- Trường học hạnh phúc là gì? Đặc điểm của trường học hạnh phúc
- Trường học thân thiện: Tiêu chí và giải pháp xây dựng
- Trường học an toàn: Tiêu chí đánh giá và quy trình xây dựng
Xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học
Nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực tinh thần dựa trên kế hoạch năm học. Kế hoạch cần đảm bảo tính hợp lý, căn cứ vào mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi theo độ tuổi. Cần căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng của trẻ trong từng lớp, từng cấp học từ đó giáo viên xây dựng nội dung hoạt động giáo dục về phòng chống bạo lực tinh thần trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên
Giáo dục là nghề cao quý và có nét riêng biệt so với các ngành nghề khác bởi đây là nghề “trồng người”. Do đó mỗi giáo viên cần có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực sư phạm, sự tận tụy với công việc để xứng đáng trở thành người dạy học. Bởi vậy, mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường cần luôn trau dồi, rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt để thực hiện tốt nhiệm vụ và cống hiến.
Cán bộ giáo viên trong mỗi nhà trường tích cực học tập, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp trong công tác phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học. Mỗi cán bộ, giáo viên trong đơn vị là lực lượng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ mà nhà trường đã đề ra.
Cán bộ, giáo viên nên có ý thức tìm tòi, học tập, cập nhật tài liệu, văn bản liên quan đến giáo dục đạo đức nhà giáo và tăng cường công tác quản lý. Trường học thân thiện là tập thể cùng quan tâm, chia sẻ với đồng nghiệp và các em học sinh.
Giáo viên nên tự trang bị cho bản thân những kỹ năng phòng chống bạo lực và xử lý các tình huống nghi bạo lực hoặc đã xảy ra bạo lực tinh thần trong cơ sở giáo dục. Đồng thời tìm tòi các tài liệu chuyên môn, nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực tinh thần. Thực hiện các phương pháp giáo dục không bạo lực và phương pháp giáo dục tích cực với trẻ.
Nâng cao nghiệp vụ phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học cho cán bộ giáo viên
Kết hợp hoạt động giáo dục với phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ
Nhà trường chú trọng kết hợp xây dựng các hoạt động giáo dục với phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ. Hoạt động giáo dục được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm sống cho học sinh. Khi kết hợp nội dung phòng chống bạo lực tinh thần vào hoạt động giáo dục được đánh giá là hết sức cần thiết và cần được thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
Thông qua giáo dục giáo viên giúp trẻ hiểu được khi bị bạo hành, trước tiên cần bình tĩnh tránh xa nhanh chóng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như: bạn bè, giáo viên, gia đình, bảo vệ… Việc giáo dục nên kết hợp giữa kiến thức lý thuyết, hoạt động thực hành, đưa ra tình huống để trẻ có thể chủ động biết cách phòng chống bạo lực tinh thần ở trong và ngoài trường học.
Xem thêm: Giáo dục hạnh phúc – Hiểu như thế nào cho đúng?
Tuyên truyền công tác phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường với phụ huynh
Để công tác phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ tại trường học hoạt động hiệu quả cần phải có sự tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường có thể thực hiện một số biện pháp tuyên truyền như sau:
- Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh thông qua góc tuyên truyền của lớp trong giờ đón trả học sinh.
- Vào cuối buổi học hay sinh hoạt lớp cuối tuần giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh có thể đưa ra những nhận xét về trường học, lớp học, giáo viên và bạn bè. Từ đó kịp thời nhận ra các vấn đề cần giải quyết, tạo sự thoải mái, tự tin, tự giác cho trẻ nhận ra và loại bỏ nhược điểm, điều xấu và học tập, phát điểm tốt, ưu điểm.
- Nhà trường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài trường như UBND, hội phụ huynh trường, hội phụ huynh lớp, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… làm công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường với gia đình.
Tuyên truyền công tác phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ với phụ huynh
Bạo lực tinh thần học đường đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là dạng bạo lực có thể gây sát thương lớn, để lại những tổn thương sâu sắc cho các nạn nhân không thua kém bạo lực thể xác. Nhiều học sinh không chỉ tổn thương về tâm lý, còn trở nên méo mó về nhân cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển.
Để chấm dứt tình trạng bạo hành tinh thần học được, cần có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Từ đó xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh, thân thiện, vui vẻ và ngập tràn hạnh phúc. Hy vọng các giải pháp phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường trên đây sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Đừng quên theo dõi Dewey Schools để cập nhật các thông tin mới nhất về giáo dục nhé.
Nhiều cha mẹ quan tâm: Vấn nạn bắt nạt học đường và cách phòng tránh ở trường học