Hiện nay có rất nhiều phụ huynh chọn đòn roi để răn dạy trẻ vì quan điểm cho rằng “thương cho roi cho vọt”. Nhưng đây là là phương pháp mà các chuyên gia giáo dục cảnh báo sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho hành trình lớn lên của con.
Vậy dạy con không đòn roi có mang đến hiệu quả giáo dục không và phải thực hiện phương pháp như thế nào? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu phương pháp dạy con không đòn roi trong nội dung dưới đây cha mẹ nhé.
11 phương pháp dạy con không đòn roi cha mẹ nên biết
Sử dụng đòn roi không những khiến các con không nghe lời, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến tinh thần khiến trẻ ngày một bướng bỉnh. Dạy con không đòn roi là phương pháp giáo dục trẻ hiện đại được nhiều phụ huynh công nhận về hiệu quả. Cha mẹ có thể thử áp dụng 11 phương pháp dạy con nghe lời theo phương pháp không đòn roi giúp trẻ phát triển về tâm lý, tạo nên tiền đề tốt cho tương lai này nhé.
Kiên nhẫn quan sát và hướng dẫn trẻ
Con không nghe lời là việc khiến phụ huynh đau đầu, bực bội thậm chí cáu giận dẫn đến việc muốn sử dụng đòn roi với trẻ. Tuy nhiên để dạy con không đòn roi trước tiên cha mẹ cần khống chế cảm xúc của bản thân, không nóng giận lập tức mà hãy kiên nhân quan sát con.
Khi quan sát thái độ, hành động của con chúng ta sẽ biết con sai ở đâu, từ đó dẫn dắt trẻ làm theo lời cha mẹ từng chút một. Khi con hiểu việc mình làm là không đúng trẻ sẽ có nhìn nhận đúng đắn và nghe theo lời cha mẹ.
Ví dụ: Thay vì quát nạt con phải dọn đồ chơi ngay lập tức cha mẹ hãy chọn cách nhẹ nhàng dẫn dắt “Đồ chơi lộn xộn trên sàn phải làm thế nào nhỉ?”. Khi nghe được những câu hỏi cho mình quyền chủ động như thế trẻ sẽ trả lời bạn theo hướng tích cực. Từ đó con nghe lời cha mẹ hướng dẫn dọn dẹp đồ chơi, hoặc con tự dọn đồ chơi vào thùng. Những lần tiếp theo với những việc khác khi cha mẹ hỏi con sẽ biết phải làm gì.
Dạy con không đòn roi, cha mẹ cần kiên nhẫn quan sát và hướng dẫn trẻ
Phương pháp trao cho con quyền quyết định trong tầm kiểm soát của cha mẹ là cách hay để trẻ chủ động làm theo mong muốn của chúng ta. Đây cũng là cách làm phù hợp với trẻ bướng bỉnh, không chịu nghe lời.
Ngoài ra, khi dạy con không đòn roi thì cha mẹ cần tự kiểm điểm thái độ của bản thân đối với con cái có thường xuyên trách mắng, có thái độ tiêu cực với con không. Từ đó tự kiểm soát cảm xúc của mình, trở thành tấm gương cho bé học theo. Dạy con thành công chính là việc giúp con phát triển tốt hơn về mặt tâm lý.
Xem thêm: Kỹ năng sống là gì? Vì sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh?
Tôn trọng cảm xúc của trẻ
Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của con là phương pháp dạy con không đòn roi được nhiều phụ huynh áp dụng. Trong mọi sự việc cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, hiểu con muốn gì, thể hiện sự đồng cảm chia sẻ với trẻ. Tiếp theo cha mẹ từ từ giải thích tại sao chúng ta lại yêu cầu con làm trái với mong muốn của bé. Khi trẻ hiểu rõ vấn đề con sẽ nghe lời mà cha mẹ không phải sử dụng đòn roi hay quát mắng.
Cha mẹ nên đặt vị trí của mình vào con, dành thời gian tìm hiểu, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng để hiểu những điều trẻ mong muốn. Đây cũng là cách kết nối với con cái để khiến trẻ yêu thương bố mẹ hơn, hình thành nên tính cách tốt cho con. Từ đó giúp con chuẩn bị hành trang bước chân vào đời được nhiều người yêu quý.
Khen thưởng và phạt chính xác khi dạy con không đòn roi
Cách dạy con nghe lời không đòn roi không có nghĩa là không có xử phạt. Cha mẹ nên đưa ra những quy tắc rõ ràng để trẻ hiểu rõ thế nào là đúng, thế nào là sai và bản thân nên làm gì. Với từng quy định chúng ta nên có hình thức khen thưởng hay hình phạt phù hợp.
Hình phạt cần đi đôi với khen thưởng, để dạy con không đòn roi, mỗi khi trẻ làm đúng cha mẹ đừng tiếc lời khen ngợi, nhưng với hành động sai tùy theo mức độ cần có hình phạt nặng nhẹ phù hợp. Như vậy trẻ giảm dần những lời nói, hành động sai trái và có động lực nghe lời cha mẹ.
Áp dụng dạy con k đòn roi bằng cách đưa ra hình thức khen thưởng và phạt cha mẹ cần lưu ý cần chọn hình phạt đủ tính răn đe với trẻ. Mỗi trẻ khác nhau là 1 tính cách khác nhau nên hình phạt có thể phù hợp với bé này nhưng lại không có tác dụng với trẻ khác. Hãy tìm hiểu và chọn hình phạt với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau để con biết rõ sai phạm của mình và tránh. Từ đó trẻ trở nên ngoan ngoãn, nghe lời không hình thành tính xấu.
Dạy con không đòn roi bằng cách đưa ra hình thức khen thưởng và phạt chính xác
Dạy con không đòn roi với việc đặt giới hạn cho trẻ
Việc thay đổi 1 thói quen rất khó ngay cả với người lớn chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Bởi vậy trong cách dạy con bướng bỉnh các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ cần kiên nhẫn và đặt ra giới hạn cho trẻ thay vì ép buộc con phải thay đổi ngay. Sử dụng đòn roi trong trường hợp này chỉ khiến con con trở nên ngông cuồng, cố tình làm sai và có xu hướng suy nghĩ xấu.
Sau khi đặt ra giới hạn nhất định cho trẻ, trong thời gian chờ đợi phụ huynh nên nói chuyện rõ ràng với bé, lắng nghe và giúp con giải tỏa tâm lý. Với mỗi lỗi lầm đã thành thói quan hãy đưa ra 1 giới hạn nhất định như 1 ngày, 1 tuần… để bắt buộc trẻ phải thay đổi dần. Tuy nhiên khi dạy con không đòn roi, chúng ta cần cho con hiểu, cha mẹ luôn chờ đợi những thay đổi tích cực và luôn yêu thương trẻ.
Tham khảo: Cách dạy con tự lập từ sớm vô cùng đơn giản và dễ thực hiện
Để bé suy nghĩ về lỗi sai của mình
Một trong những cách dạy con bướng bỉnh và dạy con không đòn roi hiệu quả là để bé có thời gian suy nghĩ về lỗi sai của mình. Ví dụ: Nếu con giật đồ chơi của bạn, thay vì mắng con ngay lập tức cha mẹ hãy dẫn con đến 1 gốc riêng và hỏi xem lý do tại sao con giành đồ với bạn. Sau đó phân tích cho con biết lỗi sai của mình và cho con vài phút để trẻ tự suy nghĩ. Khi trẻ tự nhận ra được lỗi sau, để con đến xin lỗi và hòa giải cùng bạn. Như vậy quan hệ bạn bè của trẻ sẽ trở nên vui vẻ, thoải mái và yêu thương hơn.
Cha mẹ tuyệt đối không đổ mọi trách nhiệm hay trách phạt con ngay khi trẻ chưa hiểu mình sai ở đâu. Dành thời gian nghe con giải thích, phân tích cho con hiểu và cho trẻ thời gian nhìn nhận lại hành động của mình sẽ giúp con cảm thấy không bị ép buộc, không cảm thấy bị oan ức và không phục.
Dạy con không đòn roi với việc thiết lập quy định và nghiêm túc làm theo
Cách dạy con không nghe lời hiệu quả là cha mẹ cần thiết lập quy định cho con ngay từ đầu. Khi trẻ bắt đầu có ý thức, cần phải đưa ra quy tắc nhắc nhở, cảnh cáo và kỷ luật. Quy trình này được thực hiện như sau:
- Khi trẻ làm sai lần đầu tiên hãy nhắc nhở con.
- Nếu trẻ tiếp tục vi phạm đúng lỗi sai trước hãy cảnh cáo việc con nết tiếp tục sai sẽ bị kỷ luật/ phạt như thế nào.
- Trẻ tiếp tục sai lần 3 cần thi hành hình thức phạt như đã cảnh cáo trước đó.
Việc đặt ra và thực hiện đúng như quy định của phương pháp dạy con không đòn roi sẽ xây dựng cho trẻ thói quen tự điều chỉnh hành vi của mình. Đồng thời con sẽ để tâm, tôn trọng những lời cha mẹ đã nói và nghiêm túc thực hiện theo.
Dạy con không đòn roi là cách cha mẹ thiết lập quy định và bắt trẻ nghiêm túc làm theo
Để bé tự chọn hình phạt nếu mắc lỗi
Cha mẹ nên áp dụng cách để trẻ tự chọn hình phạt nếu mắc lỗi để trẻ ghi nhớ. Phần lớn trẻ đều muốn chứng minh cho cha mẹ thấy mình đã lớn và biết thực hiện lời hứa. Vì vậy quy định rõ những hình phạt cụ thể và cho trẻ tự chọn của phương pháp dạy con không đòn roi sẽ giúp con hiểu mình đã mắc lỗi ở mức độ nào. Đồng thời giúp trẻ ghi nhớ các hình phạt để chủ động không mắc phải lỗi sai nữa.
Mỗi lần trẻ mắc lỗi sau, sau khi nhắc nhở và đưa ra hình phạt cha mẹ hãy yêu cầu trẻ lập lại lời hứa về hình thức phạt nếu con tái phạm. Vậy là bé vừa tự đưa ra hình phạt và tự chọn đúng hình phạt cho chính bản thân mình. Con sẽ cảm thấy thoải mái, không ấm ức khó chịu vì bị ép buộc và dần sẽ sửa sai.
Thu lại đặc quyền của bé nếu tiếp tục sai lầm
Thêm 1 cách dạy con không đòn roi, giúp trẻ nghe lời hiệu quả là thu lại đặc quyền của trẻ nếu tiếp tục sai lầm. Thay vì sử dụng đòn roi phụ huynh hãy hình thành cho trẻ thói quen không hoàn thành nhiệm vụ hay hư sẽ bị tước đi đặc quyền của vốn có để trẻ tự nhận ra sai trái.
Ví dụ: Nếu con không ngoan con sẽ không được xem chương trình tivi yêu thích. Nếu con đánh bạn con sẽ không được đi chơi công viên vào ngày hôm sau. Nếu con vứt đồ chơi lung tung mà không dọn dẹp con sẽ không được chơi cùng bạn bè.
Tham khảo: 11 phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dạy con không đòn roi: “Nên” thay vì “không nên”
Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng yêu cầu “không được làm” sẽ khiến não bộ của trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin. Vì vậy cha mẹ chỉ nên đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng cho con thay vì đưa ra yêu cầu, không nên dùng từ nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Cha mẹ nên dùng từ “nên” thay vì “không nên” “không được” khi sử dụng phương pháp dạy con không đòn roi… Ví dụ: Thay vì yêu cầu con “không được vứt đồ chơi lung tung” chúng ta sẽ nói “con nên bỏ đồ chơi vào giỏ cho gọn gàng nhé”. Như vậy trẻ vừa dễ tiếp thu yêu cầu của cha mẹ, con hiểu ý nghĩa hành động cất đồ chơi của mình sẽ làm cho không gian “gọn gàng” hơn.
Để dạy con không đòn roi, cha mẹ hãy sử dụng từ “nên” thay vì “không nên
Bỏ qua hành động sai ở mức độ nhẹ
Trẻ nhỏ có đặc điểm rất hiếu động, tò mò và thích tìm hiểu thế giới nên trẻ luôn phạm phải sai lầm. Nhưng nếu với bất kỳ sai lầm nào cha mẹ cũng coi là hành vi sai trái và dạy dỗ, bắt con phải nghe theo yêu cầu sẽ khiến trẻ áp lực. Trong một số trường hợp sai lầm không phải là chủ đích mà là trong vô thức, chúng ta nên bỏ qua điều đó.
Để có thể dạy con không đòn roi một cách hiệu quả, nhiệm vụ của cha mẹ là xem xét sai phạm của con và bỏ qua các hành động sai ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu hành vi là thói quen lặp đi lặp lại nhiều lần chúng ta cần chỉ rõ hành động sai, phân tích cho trẻ hiểu nó sẽ ảnh hưởng như thế này thay vì mắng bé.
Chúng ta cần nhớ nếu sai thành thói quen sẽ không sửa được ngay, nhưng khi bé hiểu việc làm đó không đúng con sẽ biết cách thay đổi dần trong sự vui vẻ. Từ đó bé tự biết cách cư xử thông minh, thực hiện hành động đúng đắn và ngoan ngoan hơn.
Không chỉ trích lỗi lầm là phương pháp dạy con không đòn roi hiệu quả
Khi trẻ làm được việc tốt hay hoàn thành nhiệm vụ tất nhiên cha mẹ nên khen ngợi để con tự tin và cố gắng hơn. Trẻ vui vẻ với nỗ lực của mình được công nhận, con sẽ tiếp tục ngoan ngoan, làm tốt hơn mọi việc để được khen nhiều hơn.
Tuy nhiên, với những thất bại của trẻ, phụ huynh đừng nên chỉ trích ngay lập tức, mà cần an ủi, khuyên bảo và chỉ dẫn để con làm tốt hơn trong những lần sau. Chỉ trích nặng nề là cách bạo lực tâm lý khiến trẻ không dám tiếp tục cố gắng để trở nên tốt hơn.
Phuơng pháp dạy con không đòn roi sẽ tập trung vào việc không chỉ trích trẻ khi bị sai lầm
Quan tâm: Cách dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em cha mẹ cần biết
Lý do nào trẻ trở nên bướng bỉnh, không nghe lời?
Tâm lý phát triển, độ tuổi, giới tính… là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không nghe lời ở trẻ. Trong quá trình lớn lên trẻ không ngừng tiếp nhận tri thức, trí tuệ để hoàn thiện mình. Đồng thời với quá tình đó trẻ sẽ xuất hiện tích cách thích thể hiện, ương ngạnh, không vâng lời, biểu hiện vô lễ thậm chí là có những hành động chống đối.
Việc trẻ trở nên bướng bỉnh không nghe lời là do cả vấn đề khách quan và chủ quan. Hiểu rõ tại sao trẻ không nghe lời, bướng bỉnh sẽ giúp cha mẹ tìm ra phương pháp dạy con không đòn roi hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân chính như sau:
Trẻ không muốn làm theo lời cha mẹ nói
Trong nhiều trường hợp, những vấn đề, yêu cầu cha mẹ đưa ra khiến trẻ không muốn thực hiện. Phụ huynh không nên kết luận ngay là con hư hay con bướng bỉnh mà hãy đặt vào vị trí của trẻ để hiểu cảm xúc của con. Ép buộc trẻ làm theo ý mình khiến con nảy sinh tư tưởng không hài lòng và bất mãn.
Cách giải quyết phù hợp là cha mẹ hãy áp dụng phương pháp dạy con không đòn roi, nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu yêu cầu của chúng ta chỉ muốn làm cho con tốt hơn. Khi hiểu rõ vấn để trẻ sẽ vui vẻ nghe theo lời của cha mẹ, đồng thời con hình thành sự cảm thông và tính ngoan ngoãn.
Trẻ không nghe thấy lời cha mẹ nói
Đôi khi, cha mẹ nói nhỏ hay trẻ đang dành mối quan tâm cho việc khác nên không nghe thấy lời chúng ta nói. Bởi vậy trẻ không làm theo nên trong mọi tình huống bạn đừng vội vã kết luận là con bướng bỉnh. Cha mẹ hãy nhắc lại yêu cầu hoặc hỏi xem trẻ có nghe thấy lời chúng ta nói không. Bên cạnh đó nếu tình trạng nghe không rõ xảy ra thường xuyên, cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe thính lực.
Nhiều khi trẻ không nghe lời là do con không nghe được lời cha mẹ nói
Trẻ không hiểu lời cha mẹ nói
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ không nghe lời cha mẹ là con không hiểu lời chúng ta nói. Não của trẻ hoạt động khác với người lớn và việc bộ não chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ không hiểu thông điệp mà phụ huynh đưa ra. Trẻ cũng không thể tiếp nhận cùng lúc quá nhiều thông tin do não bộ không xử lý kịp.
Vì vậy lúc này cha mẹ hãy áp dụng kỹ thuật dạy con không đòn roi bằng cách nói với con một cách đơn giản, ngắn gọn, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, đủ ý để con hiểu hoàn toàn. Hãy hỏi lại trẻ, nếu con chưa hiểu phụ huynh nên giải đáp cho con. Cách làm này cũng giúp trẻ phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết.
Việc dạy con bằng đòn roi gây ra ảnh hưởng như thế nào?
Dạy con bằng đòn roi không hiếm trên thực tế, tuy nhiên đây chính là chủ đề nóng được nhiều gia đình và cả xã hội quan tâm. Quan điểm của nhiều phụ huynh rất khác nhau và có những ý kiến trái chiều từ phương pháp dạy con này. Vậy có nên hay không nên sử dụng đòn roi để giáo dục và răn đe khi trẻ làm sai, phạm lỗi?
Theo các nghiên cứu kỹ lưỡng từ các chuyên gia, việc dạy con bằng đòn roi gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và quá trình lớn lên của trẻ. Cụ thể:
- Gây tổn thương về thể chất: Việc đánh con bằng đòn roi sẽ gây ra những tổn thương và đau đớn về thể chất. Đặc biệt nhiều cha mẹ trong lúc nóng giận đã có nhiều hành động mất kiểm soát, đánh con quá đau hoặc gây ra những hậu quả đau lòng.
- Gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý: Dạy con bằng đòn roi có thể gây ra sự sợ hãi, hoảng hốt, lo lắng ở trẻ. Nhiều trẻ luôn cảm thấy không an toàn, không tự tin, thất bại dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe tâm lý.
- Gây áp lực, căng thẳng trong gia đình: Sử dụng đòn roi trong dạy con có thể gây ra những áp lực, căng thẳng trong gia đình. Không khí gia đình luôn không vui vẻ, thoải mái, trẻ sợ hãi và không tin tưởng vào cha mẹ. Từ đó làm cho quan hệ giữa cha mẹ và con cái bị ảnh hưởng. Nhiều trẻ bị cha mẹ sử dụng đòn roi quá mức cảm thấy bị bỏ rơi, bị phản bội, không được yêu thương và trở nên ngỗ nghịch, khó bảo.
- Tạo ra thói quen xấu cho trẻ: Bạo lực, đòn roi sẽ hình thành thói quen xấu khiến trẻ trở nên vô cùng ương bướng khi không có đòn roi. Trẻ thấy rằng bạo lực chính là giải pháp hữu hiệu để giải quyết mọi vấn đề. Nguy hiểm hơn, khi lớn lên trẻ chỉ thích sử dụng hành động bạo lực, không còn sự cảm thông, yêu thương và hoàn toàn không hiểu lý lẽ.
Cha mẹ hãy lắng nghe và hiểu con mình để tìm ra phương pháp dạy dỗ phù hợp nhất
Như vậy, phương pháp dạy con không đòn roi thực sự mang lại hiệu quả tốt đẹp trong hành trình giáo dục trẻ, cha mẹ nên ngừng ngay việc dạy con bằng bạo lực. Thay vì sử dụng các hình thức trừng phạt, gây tổn thương về thể xác và tinh thần hay những tác động tiêu cực, các thành viên trong gia đình cũng như các giáo viên nên cân nhắc để áp dụng phương pháp này. Dạy con k đòn roi được xem là phương pháp giáo dục hiện đại, đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Cha mẹ tập trung vào việc tạo ra cho con môi trường được yêu thương, an toàn và khuyến khích con học hỏi các hành động, hành vi đúng đắn tốt đẹp. Từ đó trẻ có thể phát triển các kỹ năng sống quan trọng, trở nên tự giác, độc lập chủ động trong quá trình học hỏi để phát triển bản thân. Hãy khuyến khích, dẫn dắt, gợi mở và cung cấp các phản hồi tích cực, giúp trẻ có tăng cường sự hiểu biết, ham học hỏi, vui vẻ tiếp nhận kiến thức. Khi trẻ hiểu rõ hành vi của mình, các bé sẽ dần cải thiện kỹ năng xử lý tình huống một cách tốt nhất.
Thông qua nội dung bài viết trên, The Dewey Schools hy vọng các bậc phụ huynh hiểu hơn về tâm lý của trẻ cũng như nguyên nhân trẻ không nghe lời. Từ đó áp dụng các cách dạy con không đòn roi phù hợp với trẻ để đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất. Trong quá trình thực hiện cha mẹ cần có sự bình tĩnh, kiên nhẫn, thấu hiểu con để giúp trẻ phát triển toàn diện và ngày một tốt hơn.