Trong cuộc sống không thể lường trước được các tình huống nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ nên dạy con những kỹ năng thoát hiểm để trẻ có thể chủ động xử lý tình huống không may gặp phải. Trong nội dung bài viết dưới đây The Dewey Schools chia sẻ thông tin về những kỹ năng thoát hiểm cho bé bắt buộc phải dạy, mời phụ huynh cùng tham khảo.
Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi xảy ra hỏa hoạn
Trong thời gian gần đây, thống kê các vụ cháy ngày càng tăng và gây ra những hậu quả vô cùng lớn. Trong khi nguy cơ tử vong của trẻ khi gặp hỏa hoạn cao hơn nhiều so với những nhóm tuổi khác. Vì vậy trang bị kỹ năng thoát hiểm cho bé khi xảy ra hỏa hoạn là việc bắt buộc phải làm và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ còn quá nhỏ không thể dạy cho con hiểu được cách bảo vệ bản thân trong trường hợp này. Tuy nhiên, đây là quan niệm không chính xác, với mỗi lứa tuổi khác nhau chúng ta cần dạy con các kiến thức phù hợp nhận thức. Hơn nữa việc dạy trẻ các kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn sẽ giúp tránh được các rủi ro xấu xảy ra.
Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho bé khi xảy ra hỏa hoạn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng
Mời phụ huynh tham khảo một số cách dạy kỹ năng thoát hiểm cho bé khi xảy ra hỏa hoạn:
- Kỹ năng 1: Khi thấy có mùi khét, khói hoặc lửa cháy mà trẻ ở nhà 1 mình, cửa khóa con hãy tìm sự giúp đỡ và phải gọi cho lính cứu hỏa theo số điện 114.
- Kỹ năng 2: Trường hợp xảy ra hỏa hoạn khi đi cùng người lớn, trẻ cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn và nghe theo lời người lớn chỉ dẫn. Tuy nhiên trong trường hợp này người lớn cần hiểu biết các kỹ năng thoát hiểm cần thiết.
- Kỹ năng 3: Hãy hướng dẫn trẻ những lối thoát hiểm trong khu vực gia đình sinh sống. Khi xảy ra hỏa hoạn con cần chạy thật nhanh đến cửa thoát hiểm gần nhất, không mang theo vật cồng kềnh vì có thể gây nguy hiểm.
- Kỹ năng 4: Trường hợp gia đình sống trong khu vực cao tầng có thang máy, hãy dặn con khi gặp hỏa hoạn không được sử dụng thang máy. Nguyên nhân là do hỏa hoạn xảy ra thang máy có thể dừng động ngột do ngắt nguồn điện gây nguy hiểm. Nếu phòng ở gia đình gần với tầng thượng nên di chuyển lên trên thay vì chạy xuống phía dưới.
- Kỹ năng 5: Dạy cho trẻ hiểu tác hại của lửa và khói để tránh trường hợp ngạt khói có thể gây tử vong. Khi thấy khói hãy di chuyển bằng cách bò sát mặt đất, bịt vải hoặc khăn đã thấm nước lên mũi và miệng. Hoặc có thể hãy khoác lên người áo thấm nước.
- Kỹ năng 6: Trong trường hợp người bị bắt lửa, hãy lập tức nằm xuống và lăn qua lăn lại để dập tắt lửa. Chúng ta cần dặn trẻ tránh hốt hoảng hoặc bỏ chạy sẽ làm lửa bùng mạnh lên gây hại cho cơ thể. Tranh trường hợp đổ nước lên người, nhát vào hồ bơi, bể chứa để đập lửa vừa nguy hiểm động thời có thể là bỏng da và nhiễm trùng nhanh chóng.
- Kỹ năng 7: Trong trường hợp bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài hãy lấy vải ướt bị chặt các khe cửa tránh khói, lửa lan vào phòng. Sau đó chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn bởi đây là vị trí mà lính cứu hỏa thường tìm kiếm đầu tiên khi cứu nạn.
- Kỹ năng 8: Nếu gia đình có trang bị bình cứu hỏa mini hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng. Đồng thời dạy con cách nhận biết đám cháy nguy hiểm để trẻ có thể tự nhận thức, chữa cháy và xử lý một cách an toàn.
- Kỹ năng 9: Nếu trẻ phát hiện khói ở cửa phòng, phía dưới cầu thang ngay gần vị trí đang đứng cần tìm lối di chuyển khác ở khu vực xung quanh. Nếu tất cả các cầu thang đều có khói trẻ hãy di chuyển về phòng, liên lạc đội cứu hỏa để thông báo vị trí của mình.
Để hỗ trợ tốt cho việc phòng ngừa hỏa hoạn, bảo vệ an toàn cho trẻ trong trường hợp ở nhà cha mẹ nên lắp đặt thiết bị an toàn phòng cháy. Do trẻ nhỏ không có khả năng ra khỏi nhà, không hiểu được sự rủi ro và nguy hiểm của hỏa hoạn vì vậy chúng ta cần chuẩn bị các kế hoạch sơ tán để đảm bảo trẻ có thể thoát khỏi đám cháy an toàn.
Dạy con cách nhận biết đường thoát hiểm khi trong nhà xảy ra hỏa hoạn
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm trong cuộc sống
Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi có kẻ lạ đột nhập vào nhà
Kỹ năng thoát hiểm khi có kẻ lạ đột nhập vào nhà nên hướng dẫn cho trẻ, nhất là trong trường hợp gia đình thường xuyên để trẻ ở nhà một mình. Chúng ta cần dạy trẻ cách đề phòng và xử lý 3 tình huống:
- Trường hợp 1: Trong trường hợp khi về đến nhà trẻ phát hiện có người đột nhập hãy dạy con không nên vào nhà. Hãy chạy càng nhanh càng tốt sang nhà hàng xóm, nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh hoặc gọi điện thoại cho cảnh sát theo số 113.
- Trường hợp 2: Trong trường trẻ đang ở trong nhà mà nghe thấy tiếng động lạ, hãy kiểm tra ổ khóa và khóa chặt lại. Dạy trẻ không được mở cửa cho người lạ khi không có người lớn ở nhà.
- Trường hợp 3: Hướng dẫn trẻ nếu gặp trường hợp trẻ ở trong nhà mà kẻ xấu đột nhập và phát hiện ra bé thì con cần hợp tác ngay. Hãy nói với kẻ trộm con sẵn sàng để chú lấy hết đồ trong nhà nhưng đừng làm con bị đau, sau đó ngoan ngoãn ngồi xuống không gây tiếng động. Khi thấy kẻ trộm hướng mắt đi vị trí khác hãy nhanh chóng chạy vào căn phòng gần nhất và khóa cửa lại. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách gọi điện, tri hô để báo động. Hành động này có thể khiến kẻ lạ sợ hãi và bỏ chạy.
Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi xảy ra hỗn loạn trong đám đông
Trong nhiều sự cố có thể dẫn đến tình huống đám đông hỗn loạn gây nguy hiểm. Để giúp trẻ tăng cường khả năng sống sót khi không may gặp phải đám đông hỗn loạn cha mẹ nên lưu ý con một số điểm sau:
- Không chạy theo hướng phần lớn đám đông di chuyển: Quan sát để nhận ra hướng của phần lớn đám đông để không chạy theo hướng đó. Nhiều người cùng chạy hỗn loạn về 1 hướng tăng nguy cơ bị kẹt lại và khó có cơ hội thoát ra.
- Tìm kiếm vị trí thoát hiểm: Tìm kiếm những vị trí thoát hiểm gần nhất và nhanh chóng tìm cách di chuyển đến vị trí đó.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ: Tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên cứu hộ, cứu nạn, những người ở vị trí dễ quan sát… cố gắng di chuyển theo chỉ dẫn của họ
- Không di chuyển theo hướng ngược lại đám đông: Không di chuyển theo hướng ngược lại nếu đang bị kẹt cứng trong đám đông để tránh mất sức và tránh sự tấn công của người khác. Hãy cố gắng đứng vững và di chuyển theo dòng người bởi nếu bị ngã xuống sẽ bị giẫm đạp làm tăng khả năng tử vong.
- Tìm cơ hội thoát thân: Vừa di chuyển theo dòng người vừa tìm cách di chuyển ngang và quan sát để tìm cơ hội thoát thân.
- Hạn chế đến chỗ quá đông: Cha mẹ cũng nên hạn chế đưa trẻ để những chỗ đông quá người để tránh trường hợp rủi ro. Trong trường hợp đã đến nên quan sát xung quanh để đề phòng tình huống khẩn cấp có thể thoát thân.
Dạy kỹ năng thoát hiểm cho bé khi xảy ra hỗn loạn trong đám đông
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc cha mẹ, mất phương hướng trong đám đông
Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị kẹt trong ô tô
Trẻ bị kẹt trong ô tô tưởng chừng là tình huống không dễ xảy ra, nhưng cũng đã có những trường hợp gây ra hậu quả đau lòng khiến không ít phụ huynh bàng hoàng. Chính vì vậy việc dạy kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị kẹt trong ô tô là vô cùng cần thiết. Đặc biệt trong trường hợp hàng trăm trường hiện nay sử dụng dịch vụ xe đưa đón trẻ đến trường thì kỹ năng này càng cần thiết.
Dưới đây là một số kiến thức cha mẹ cần dạy con xử lý nếu bị kẹt trên ô tô:
- Giữ bình tĩnh và tìm cách thoát ra ngoài: Thông thường nếu trẻ bị bỏ lại 1 mình trên xe các bé sẽ hoảng hốt, lo lắng và thậm chí khóc thét lên. Việc mất bình tĩnh sẽ khiến con nhanh mất sức vì vậy hãy dạy trẻ cách giữ bình tĩnh, tìm cách báo hiệu cho người xung quanh và tự tìm cách thoát ra ngoài.
- Tìm cách mở cửa xe ở vị trí ghế lái: Hãy dạy cho trẻ cách bật lẫy khóa cửa xe để mở trong trường hợp khẩn cấp.
- Bấm còi báo động: Hãy dạy trẻ cách nhận biết vị trí còi xe và cách bấm còi khi cần báo động.
- Phá kính để thoát hiểm: Trong trường hợp bất khả kháng không thể kêu gọi sự trợ giúp, không mở được cửa xe hãy dạy con cách tìm dụng cụ trong xe để phá cửa kính.
- Trang bị thiết bị liên lạc cho trẻ: Cha mẹ hãy trang bị cho con các thiết bị liên lạc, đồng hồ định vị để trẻ có thể sử dụng trong tình huống cấp bách. Bên cạnh đó cần dạy con các số điện thoại có thể liên hệ nếu gặp nguy hiểm như số điện thoại của cha mẹ, cảnh sát, cứu thương…
Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị chó dữ tấn công
Nhiều trường hợp trẻ em bị chó tấn công gây nên những hậu quả không lường. Vì vậy cha mẹ hãy dạy ngay cho con cách thoát hiểm khi bị chó tấn công và cắn gây thương tích. Trong trường hợp nhà có nuôi chó, chúng ta cần thường xuyên giám sát chặt chẽ không để trẻ chơi 1 mình với chó.
Hướng dẫn trẻ kỹ năng chơi đùa an toàn với chó
Hãy hướng dẫn cách chơi đùa an toàn với chó cho con:
- Dạy trẻ tuyệt đối không được trêu chọc, kéo tai, kéo đuôi khiến chó có cảm giác nguy hiểm và phản ứng bằng cách cắn lại.
- Dạy trẻ không được lấy thức ăn, không lấy đồ chơi, không đánh hay đá chó.
- Không được gây sợ hãi cho chó bằng cách trèo lên người để cưỡi sẽ khiến chúng tấn công để tự vệ
- Trẻ rất thích vuốt ve chó, vì vậy hãy dạy con thời điểm có thể vuốt ve, chỗ nào có thể sờ, khu vực nào của chó không nên đụng tới.
- Không được làm phiền khi cho đang ở trong ổ, gia đình hay di chuyển ổ chó ra khu vực xa để trẻ không thể lui tới nghịch.
- Không được tiếp cận, vuốt ve chó lạ, chó ở ngoài đường vì có thể khiến chó giật mình, cắn người để tự vệ.
- Trẻ cần tránh xa chó đang nhe răng, gầm gừ hay có bộ lông dựng đứng, chó mới đẻ, chó dữ.
Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho bé khi chơi đùa với chó dữ
Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị chó tấn công
Bên cạnh đó, phụ huynh cần hướng dẫn con cách thoát hiểm khi chó chuẩn bị tấn công:
- Hướng dẫn trẻ khi thấy có 1 con chó tiến tới hãy đứng yên, thả lỏng tay, không được nhìn chằm chằm vào mắt chó vì nó có thể hiểu là trẻ đang đối đầu với nó.
- Trường hợp chó đi theo sau, cần giữ bình tĩnh, đứng yên, siết chặt tay ngay phía trước ở vị trí thấp, tuyệt đối không vung tay tránh kích thích chó tấn công.
- Tránh các hành động bỏ chạy, la hét, đánh chó vì chó thường phản ứng nhanh với chuyển động hoặc khiến chó cảm thấy bị đe dọa, hung hăng tấn công hơn. Việc bỏ chạy càng khiến cho đuổi theo và cắn vì chúng có bản năng săn mồi.
- Đánh lạc hướng chó bằng cách sử dụng các vật dụng mang theo như đồ chơi, chai nước, khăn áo, đồ ăn… để chúng nhau.
- Khi bị chó tấn công, cần bảo vệ các vị trí quan trọng mà theo bản năng chó sẽ nhắm đến như cổ họng, mặt, ngực bằng cách cuộn tròn người lại như quả bóng. Dạy trẻ nắm chặt tay để tránh bị chó cắn nát ngón tay.
- Nếu có khả năng chống trả hãy đá vào các điểm yếu của chó như mũi, gáy, cổ họng. Trong tay có các hóa chất dạng xịt như lọ gôm xịt tóc, nước hoa… hãy xịt ngay vào vùng mặt, mắt của chó.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ cha mẹ cần quan tâm trông chừng con để đề phòng trường hợp bị chó cắn nhất là với trẻ ở độ tuổi 0 – 3. Với trẻ lớn hơn hãy giáo dục con biết cách tự bảo vệ và xử lý khi chó đến gần hoặc tấn công. Các gia đình có vật nuôi như chó, mèo cần tiêm phòng đúng định kỳ để đề phòng bệnh dại ngây nguy hiểm.
Xem thêm: 11 cách xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị người lạ giữ chặt tay
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi gặp người lạ phổ biến ở các trường mầm non. Đây là bài học không bao giờ thừa với các bé nên cha mẹ cần dạy trẻ cách nhận thức môi trường xung quanh, tránh người lạ mặt. Trẻ nhỏ thường dễ bị thu hút bởi các món đồ chơi hoặc quà bánh, do đó hãy giúp con hiểu rõ về những hậu quả nguy hiểm từ người lạ.
Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị người lạ giữ chặt tay:
- Trẻ cần hạn chế việc tiếp xúc, trò chuyện hoặc nhận quà từ người không quen biết.
- Nếu gặp trường hợp người lạ giữ chặt tay hãy làm tất cả để thoát ra, nếu ở chỗ công cộng phải tri hô để người khác giúp đỡ.
- Dạy trẻ cách di chuyển nhanh đến chỗ bảo vệ, công an, chỗ đông người… để người xấu không dám làm gì và tự bỏ đi.
Khi bị người lạ giữ tay cần dạy bé cách thoát ra an toàn
Trong cuộc sống tình huống nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra và không phải lúc nào cha mẹ cũng ở gần con để bảo vệ. Vì vậy dạy kỹ năng thoát hiểm cho bé là việc làm cần thiết và cần được tiến hành thường xuyên. Phụ huynh nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần kết hợp liên hệ thực tế, cho trẻ thực hành để con ghi nhớ. The Dewey hi vọng với những lời khuyên trên đây là thông tin bổ ích để cha mẹ giúp con hiểu được một số nguy hiểm và có cách xử lý phù hợp, hiệu quả.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế song ngữ tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/