Môi trường học tập tích cực đóng vai trò quan trọng cho hành trình học tập mang đến hiệu quả, phát huy tiềm năng và đạt được thành công trong học tập. Trẻ luôn cảm thấy thoải mái, hứng thú, tập trung nếu học tập trong môi trường lý tưởng để phát triển toàn diện.
Vậy đâu là cách hiệu quả để xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh? Tham khảo nội dung bài viết từ The Dewey Schools ngay sau đây để cùng thảo luận về vấn đề này nhé.
Tìm hiểu cách hiệu quả xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh
Môi trường học tập là tổng hòa của 3 yếu tố môi trường vật chất, môi trường xã hội và cảm xúc, là nền tảng cho việc dạy và học đạt hiệu quả. Môi trường học tập tích cực thúc đẩy sự thích thú và gắn kết, có thể làm phong phú cho quá trình dạy và học, thúc đẩy ý thức cộng đồng mạnh mẽ, tăng cường sự tôn trọng và kết nối.
Tạo môi trường học tập lý tưởng mang đến nhiều lợi ích cho trẻ:
- Môi trường học tập tích cực tạo điều kiện cho trẻ thuận lợi tiếp thu kiến thức, có động lực học tập, tập trung, tạo sự thoải mái, thư giãn, giảm thiểu căng thẳng và mệt mỏi để đạt được kết quả học tập tốt hơn.
- Khi được học tập trong môi trường lý tưởng, giúp trẻ nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, phát triển toàn diện về tinh thần, thể chất, trí tuệ và nâng cao kỹ năng xã hội.
- Môi trường học tập tốt giúp học sinh hình thành nhân cách tốt, phẩm chất tốt, tự tin, chủ động, sáng tạo, giàu lòng yêu thương và ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Môi trường học thân thiện khuyến khích giao tiếp, sự hợp tác, tương tác tích cực cùng tiến bộ và phát triển giữa các thành viên trong cộng đồng học tập của trẻ.
Để xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh chúng ta có thể tham khảo 9 cách thực hiện dưới đây:
Thiết lập không gian học tập thoải mái
Tạo dựng không gian học tập thoải mái là một cách hiệu quả để xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh. Tại nhà, phụ huynh nên có phòng riêng cho con học, giúp trẻ tập trung hơn. Phòng học nên ở nơi yên tĩnh, đủ ánh sáng, ít ảnh hưởng bởi tiếng ồn, không có các yếu tố làm mất tập trung như tivi, game… Trong phòng trang bị đầy đủ bàn ghế, giá sách, đèn học, tài liệu học tập, thiết bị cần thiết như máy tính bàn, máy tính bảng.
Bên cạnh đó, chúng ta nên trang trí không gian phù hợp với sở thích để trẻ cảm thấy yêu thích, gắn bó với phòng học của mình. Phòng học cần được dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng thường xuyên để tránh bụi bẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồ dùng, vật dụng sắp xếp khoa học dễ lấy sử dụng khi cần thiết.
Xây dựng môi trường học tập tích cực với không gian học tập thoải mái
Áp dụng phương pháp giảng dạy đổi mới, sáng tạo
Liên tục cập nhật các phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo là cách hiệu quả để xây dựng môi trường học tập lý tưởng cho trẻ. Khi áp dụng các phương pháp đa dạng, phù hợp, thú ý chúng ta sẽ khuyến khích sự tò mò, tư duy sáng tạo, khả năng tìm tòi, phát hiện những điều mới mẻ cho trẻ một cách tốt nhất. Thầy cô, cha mẹ cần tìm hiểu về khả năng, nhu cầu của từng trẻ để tạo ra phương pháp học tập phù hợp và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết.
Người lớn nên hỗ trợ trẻ đặt ra mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch học tập, giúp trẻ hiểu việc học là trách nhiệm của bản thân, có ý nghĩa và giá trị lớn như thế nào. Đồng thời chúng ta cần thường xuyên khích lệ, thể hiện sự tôn trọng, công nhận nỗ lực của trẻ để các em nỗ lực phấn đấu.
Xem thêm: 13 phương pháp dạy học tích cực thành công và hiệu quả
Xây dựng môi trường học tập tích cực tạo động lực cho học sinh
Động viên và tạo động lực là 2 yếu tố quan trọng trong hành trình xây dựng không gian học tập tích cực cho trẻ. Môi trường học tích cực giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, được khuyến khích và được tôn trọng. Cha mẹ, thầy cô cần khích lệ, động viên sự nỗ lực, cống hiến ngay cả khi trẻ không đạt được kết quả như kỳ vọng.
Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp chúng ta xây dựng môi trường học tập tích cực cho trẻ:
- Luôn thể hiện sự ủng hộ, tin tưởng đối với trẻ
- Công nhận, khen ngợi khi trẻ nỗ lực hoặc đạt được thành tích tốt trong học tập
- Sử dụng hình thức khen thưởng và hình phạt hợp lý để khuyến khích trẻ học tập đúng lịch trình và đạt được thành tích tốt. Phần thưởng nên là những điều mà trẻ mong muốn hoặc yêu thích, hình phạt nên mang tính giáo dục nhẹ nhàng. Người lớn cần giải thích rõ ràng để trẻ hiểu lý do được khen thưởng hay bị phạt.
- Lắng nghe một cách thấu hiểu, cởi mở và tôn trọng suy nghĩ, ý kiến của trẻ
Chúng ta cần chú ý xây dựng lịch trình học tập phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ. Lịch trình học tập cân bằng giữa việc học và các hoạt động khác như vui chơi, thể dục thể thao… Phân chia thời gian giải trí, nghỉ ngơi hợp lý phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ.
Xây dựng môi trường học tập tích cực tạo động lực cho trẻ
Tăng cường, khuyến khích khả năng giao tiếp của trẻ
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là một trong những điều kiện cần thiết giúp học sinh hòa nhập vào môi trường xung quanh, hòa nhập với xã hội, hòa nhập thế giới. Giao tiếp giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô để học hỏi, thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm. Kỹ năng giao tiếp giúp học sinh truyền đạt được mong muốn của bản thân, để mọi người hiểu và hỗ trợ nhau, là cầu nối giúp trẻ học tập tốt và đi đến thành công.
Vì vậy xây dựng môi trường học tập tích cực nên khuyến khích sự giao tiếp, hợp tác, trao đổi giữa người dạy và người học hay giữa học sinh với nhau. Việc giao tiếp thường xuyên, làm việc nhóm tích cực giúp mở rộng kiến thức, học hỏi đa chiều, khám phá ý tưởng mới, hình thành kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ. Xây dựng phương pháp học tập sáng tạo, kết hợp sử dụng thử thách, trò chơi, cuộc thi… để tạo sự hứng thú và thu hút sự tham gia của học sinh.
Đặt học sinh làm trung tâm
Giáo dục đặt học sinh làm trung tâm là hình thức phổ biến trong nền giáo dục hiện đại, là hướng tiếp cận trong đào tạo mà người học đóng vai trò trung tâm trong quá trình học. Phương pháp này trọng tâm vào sự tương tác, tự quản lý học tập, khám phá cá nhân của người học, thay vì tập trung truyền đạt kiến thức từ người dạy đến học sinh. Trẻ tham gia vào các hoạt động tự tìm hiểu, thảo luận, nghiên cứu về chủ đề học tập.
Đặt học sinh làm trung tâm là phương pháp xây dựng môi trường học tập tích cực hướng đến cá nhân hóa, khuyến khích phát triển tối đa khả năng cá nhân để đạt được hiệu suất học tập tốt nhất. Trẻ được khuyến khích tự quản lý thời gian và tài nguyên học tập, phát huy tư duy sáng tạo đa chiều, chịu trách nhiệm chủ động trong quá trình học. Trải nghiệm học tập tích cực, tương tác, kết nối kiến thức giúp trẻ đam mê, hứng thú khám phá kiến thức mới, liên kết với tình huống thực tế, áp dụng kiến thức vào trong cuộc sống. Điều này tạo ra môi trường học tập tương tác, thúc đẩy quá trình liên tục học hỏi, tìm kiếm kiến thức.
Xây dựng môi trường học tập tích cực nơi học sinh là trung tâm của giáo dục
Tìm hiểu thêm: Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng mối quan hệ tích cực
Xây dựng môi trường học tập tích cực không chỉ là mối quan hệ giữa học sinh và học sinh, mà còn bao gồm sự tương tác giữa người dạy và người học. Cha mẹ, thầy cô nên tạo ra không gian giao tiếp mở, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ thay vì áp đặt ý kiến của riêng mình. Tạo nên môi trường học tập giao tiếp 2 chiều, đáng tin cậy, cùng giải quyết các vấn đề khó khăn là cách hỗ trợ trẻ tốt nhất.
Chúng ta có thể áp dụng một số cách khuyến khích mối quan hệ tích cực, sự hợp tác và giao tiếp giữa người lớn và trẻ như:
- Cha mẹ và thầy cô nên thường xuyên trao đổi, giao tiếp với trẻ về vấn đề học tập, quá trình học tại trường lớp, những khó khăn gặp phải và mục tiêu học sinh muốn đạt được trong học tập.
- Cha mẹ có thể cùng trẻ học tập các môn học tại nhà. Thầy cô khuyến khích hoặc đưa ra các hướng dẫn để học sinh tìm hiểu sâu hơn về những chủ đề trẻ quan tâm.
- Người lớn nên tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về việc học tập một cách cởi mở. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để thấu hiểu và thể hiện sự thấu hiểu với việc học tập của con để trẻ tin tưởng, coi chúng ta là điểm tựa khi cần hỗ trợ.
Tạo dựng môi trường học tập đa dạng
Môi trường học tập đa dạng kích thích sự hứng thú, quan tâm của trẻ với việc học. Người lớn có thể sử dụng nhiều nguồn tài liệu, thông tin và các hoạt động học tập khác nhau tạo sự phong phú và mở rộng kiến thức cho hành trình học tập của học sinh. Người dạy không ngừng nỗ lực đổi mới, cải tiến chương trình học, tạo nên những trải nghiệm học tập mới mẻ, độc đáo, đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội, từ đó xây dựng môi trường học tập tích cực mang lại hiệu quả cao.
Môi trường học tập đa dạng
Đánh giá và phản hồi khả năng của trẻ
Đánh giá và phản hồi là những việc làm cần thiết để giúp học sinh hiểu được điểm mạnh, sự tiến bộ để tiếp tục phát triển hay điểm yếu cần khắc phục của mình. Khi đánh giá cần chú trọng nguyên tắc khách quan, đúng đắn không thiên vị.
Phản hồi hiệu quả là cụ thể, nhanh chóng, mang tính xây dựng và tích cực. Đảm bảo thông tin phản hồi dễ hiểu, giúp trẻ xác định được vấn đề cần phát huy và khắc phục để thực hiện tốt hành trình học tập tiếp theo.
Xem thêm: Phụ huynh và nhà trường chung tay kiến tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên được cập nhật và đổi mới. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường học tập tích cực, hiện đại và sáng tạo. Chúng ta có thể sử dụng các thiết bị thông minh như máy tính bảng, laptop, điện thoại thông minh để truy cập vào các ứng dụng học tập, video, tài liệu trực tuyến phục vụ cho việc dạy và học cho trẻ.
Việc sử dụng ứng dụng công nghệ giúp cho bài học trở nên hứng thú, trẻ liên tục cập nhật kiến thức mới, tăng cường khả năng rèn luyện kỹ năng trong học tập. Các ứng dụng học tập tương tác vui nhộn phụ huynh và thầy cô có thể tham khảo Duolingo, ScratchJr, Minecraft Education Edition…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục thường xuyên được đổi mới
Như vậy, xây dựng môi trường học tập tích cực cần sự tác động tổng hòa với nhiều cách như tạo dựng không gian học thoải mái, khuyến khích khả năng giao tiếp, sử dụng công nghệ, tạo mối quan hệ hợp tác… Đây là những yếu tố quan trọng để khuyến khích sự phát triển, sự hứng thú, nhiệt huyết học tập của trẻ.
Bên cạnh những cách trên đây, chúng ta có thể tìm hiểu thêm các chương trình học tập ngoài giờ, các khóa học thêm, các hoạt động ngoại khóa để giúp trẻ khám phá sở thích, phát huy tiềm năng của bản thân. Khai phá điểm mạnh, khắc phục điểm yếu sẽ giúp trẻ vững bước trên hành trình học tập và con đường phát triển toàn diện của chính mình.
Dewey Schools xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh
The Dewey Schools là hệ thống giáo dục liên cấp tiêu chuẩn quốc tế, tiên phong mang đến cho trẻ em nền giáo dục đẳng cấp thế giới, cung cấp môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Triết lý giáo dục của nhà trường là tổ chức sự trưởng thành của học sinh thông qua con đường tự học, trở thành người có khả năng học tập suốt đời, có tinh thần tự lập, có tầm hồn phong phú, sống có trách nhiệm và vươn tới thành công. Dewey School xây dựng môi trường học tập tích cực, ngôi nhà mơ ước của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.
Liên hệ với Dewey Schools, để nhận tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nếu phụ huynh đang có nhu cầu tìm kiếm trường học với điều kiện học tập tốt nhất để phát huy tiềm năng, phát triển toàn diện cho con em mình.
Nhiều cha mẹ quan tâm: Học tập tự giác tích cực: Tầm quan trọng và cách rèn luyện