Giáo dục STEM mầm non là phương pháp giáo dục nhận được sự quan tâm của các nhà trường, chuyên gia giáo dục và các bậc phụ huynh. Đây là phương pháp mang đến nhiều lợi ích giáo dục cho giai đoạn phát triển trong 6 năm đầu đời của trẻ. Vậy phương pháp giáo dục STEM cho trẻ bậc mầm non là gì và được áp dụng như thế nào? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Vì sao nên áp dụng giáo dục STEM mầm non?
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học) – Technology (Công nghệ) – Engineering (Kỹ thuật) – Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM mang đến sự đột phá trong lĩnh vực giáo dục, giải quyết các hạn chế về vấn đề học tập thụ động của học sinh của phương pháp giáo dục truyền thống. Ứng dụng STEM trong giáo dục tạo điều kiện cho học sinh hình thành các kỹ năng có thể vận dụng và phát triển trong thời đại công nghệ hiện đại.
Phương pháp giáo dục STEM mầm non đã khắc phục được nhiều hạn chế trong giảng dạy của phương pháp giáo dục truyền thống, giúp trẻ vận dụng lý thuyết vào thực hành. Phương pháp này sở hữu nhiều lợi ích vượt trội đối với người học:
Giúp trẻ nâng cao khả năng học tập và trải nghiệm
Trong phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên là người truyền đạt kiến thức 1 chiều thông qua thuyết trình giảng giải, trẻ em sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức dưới hình thức nghe, ghi nhớ và thực hiện theo. Việc ghi chép, ghi nhớ máy móc đã làm hạn chế năng lực phản biện, tư duy, khả năng tìm tòi, sáng tạo tự nhiên của trẻ.
Trong khi đó, giáo dục theo phương pháp giáo dục STEM mầm non xóa đi hạn chế về sự tiếp cận cấu trúc 1 cách máy móc. Đây chính là cách dạy và học hiệu quả cho trẻ mầm non, các bé được tạo điều kiện phát huy được tiềm năng của mình. Phương pháp này giúp trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động trải nghiệm để nâng cao khả năng học tập và có nhiều cơ hội phát triển:
- Trẻ phát triển tư duy trực quan, khám phá để tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng từ đó hiểu, ghi nhớ nhanh hơn.
- Việc trực tiếp tham gia vào hoạt động, hành trình khám phá giúp trẻ phát huy khả năng quan sát, khả năng phát hiện và nhanh nhạy hơn trong giải quyết vấn đề.
Phương pháp giáo dục STEM mầm non giúp trẻ nâng cao khả năng học tập và trải nghiệm
Khuyến khích trẻ tìm tòi và khám phá
Thông qua các hoạt động khoa học giáo dục STEM mầm non đã thúc đẩy trẻ tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh:
- STEM khuyến khích trẻ huy động tất cả các giác quan để quan sát, thử nghiệm, giải thích các hiện tượng khoa học. Trẻ học cách sử dụng vốn từ và thuật ngữ khoa học đơn giản trong 4 lĩnh vực công nghệ, khoa học, kỹ thuật và toán học.
- STEM khuyến khích trẻ thảo luận hàng ngày trong các cuộc trò chuyện về khái niệm khoa học.
- Thông qua các hiện tượng được quan sát STEM khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, tư duy. tìm nguyên nhân của hiện tượng đó và đưa ra các suy luận/ kết luận.
- Trẻ được sử dụng các dụng cụ đơn giản, phù hợp để quan sát các sự vật, hiện tượng khoa học, thu thập dữ liệu, thuyết trình và dẫn chứng cho những gì đã được tìm thấy.
Tạo thói quen học tập tích cực
Xây dựng thói quen học tập tích cực, niềm yêu thích học tập có vai trò quan trọng, mang đến nhiều lợi ích trên hành trình học tập lâu dài của trẻ. Trẻ mầm non có đặc điểm hiếu kỳ, say mê tìm tòi, khám phá và có nhiều câu hỏi để nghiên cứu về thế giới xung quanh. Chính vì vậy giáo dục STEM mầm non là phương pháp giáo dục giúp tạo ra các định hướng tư duy và thói quen học tập tích cực cho trẻ. Đây chính là tiền đề tạo sự thuận lợi cho các bậc học tiếp theo của trẻ mầm non.
Giúp trẻ tư duy logic và giải quyết vấn đề
Trong phương pháp giáo dục STEM mầm non có 2 nguyên tố chính là nền tảng của khoa học dựa trên dự điều tra và thăm dò. STEM khuyến khích trẻ tìm tòi và đưa ra cách giải quyết vấn đề thông qua nhiều kết quả khác nhau khác với giáo dục truyền thống, mỗi vấn đề chỉ có duy nhất 1 đáp án.
Các đáp án và kết luận theo STEM được trẻ rút ra dựa trên kết quả thu được. Các kết quả này được kiểm chứng dựa trên hiện tượng và kết nối với thực tiễn, phát hiện hiện tượng tương tự để vận dụng vào thực tế. Từ đó giúp trẻ phát huy tư duy logic, sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Giáo dục STEM ở trường mầm non giúp nâng cao khả năng tư duy logic ở trẻ
Xem thêm: STEAM và STEM khác nhau như thế nào? Ưu nhược điểm và cách áp dụng
Cách áp dụng phương pháp giáo dục STEM mầm non
Dưới đây là chia sẻ từ The Dewey Schools về cách áp dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non. Mời phụ huynh cùng tìm hiểu, áp dụng để khơi dậy niềm đam mê và giúp trẻ thông minh, phát triển toàn diện.
Xây nhà kẹo dẻo
Xây nhà kẹo dẻo là hoạt động kỹ thuật áp dụng phương pháp giáo dục STEM mầm non giúp trẻ hiểu về hình học và cấu trúc hình học đa chiều. Từ đó các bé hình thành tư duy về thiết kế, kiến trúc và mỹ thuật. Trong quá trình thực hiện, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con sáng tạo bằng cách đưa ra các yêu cầu khác nhau về thiết kế các mẫu nhà.
Để thực hiện hoạt động STEM xây nhà kẹo dẻo phụ huynh cần chuẩn bị:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tăm tre
- Kẹo dẻo
Các bước thực hiện
- Xếp tăm tre thành các hình khác nhau
- Sử dụng kẹo dẻo kết nối các đầu tăm tre để tạo thành các cấu trúc vững chắc mang tính thẩm mỹ
- Khuyến khích trẻ tạo hình thành các cấu trúc khác nhau theo sự sáng tạo của bé
Kỹ thuật giáo dục STEM mầm non – Xây nhà kẹo dẻo
Học đếm số với hoạt động cọ rửa ống hút
Trẻ mầm non bắt đầu học đếm số, vậy có cách nào để các bé học nhanh và nhớ lâu hơn không? Học đếm số với hoạt động cọ rửa ống hút được áp dụng phố biến trong phương pháp giáo dục STEM mầm non trong lĩnh vực toán học. Cách làm này giúp bé học đếm số khá dễ dàng ngay cả với các số lớn. Các thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Ống hút
- Giấy nhớ
- Bút
Các bước thực hiện
- Dùng những mẩu giấy nhỏ ghi những con số cần dạy trẻ
- Dán giấy lên cọ rửa ống hút
- Yêu cầu trẻ sắp xếp các ống hút tương ứng với số ghi trên giấy
- Sắp xếp cọ rửa ống hút theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại.
Lập trình Lego
Đối với hoạt động lập trình Lego công nghệ trong giáo dục STEM mầm non, phụ huynh cần tham gia cùng con để đạt được hiệu quả tốt nhất. Để tiến hành hoạt động này cần sử dụng nhiều lego, tham gia hoạt động giúp trẻ hiểu về mã lệnh, trình tự, vòng lặp… đây là kiến thức hữu ích cho trẻ phát triển về lập trình, mã hóa sau này.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tài liệu in sẵn hình mê cung
- Thẻ hướng dẫn
Các bước thực hiện
- Xem xét tài liệu in sẵn hình mê cung và các thể hướng dẫn lắp ráp
- Xác định vị trí, sắp xếp các hàng mã theo hướng dẫn để đi qua mê cung
Lập trình Lego trong giáo dục STEM mầm non
Chế tạo tời quay tay
Chế tạo tời quay tay thuộc thể loại kỹ thuật trong giáo dục STEM mầm non. Hoạt động này không chỉ tạo sự thích thú ở trẻ mà còn giúp bé tìm hiểu cách thức hoạt động của nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bìa cứng
- Ruy băng
- Cuộn khăn giấy
- Kéo
- Băng dính
- Que tre
- Móc nhựa hoặc móc kim loại
Các bước thực hiện
- Dùng bìa cứng tạo hình khung ngoài của tời quay tay và lắp ráp lại, gắn keo và băng dính chắc chắn
- Đục lỗ trên khung, xiên que tre qua khung và gắn cố định cuộn khăn giấy vào thanh que tre vào khung giấy
- Gắn quay tay vào 1 phía của que tre
- Dùng 1 đầu dây ruy băng cố định vào cuộn khăn giấy và cuộn thành nhiều vòng
- Trên đầu còn lại của dây ruy băng cố định móc nhựa hoặc móc kim loại
Xem ngay: Giáo dục STEM ở tiểu học: Lợi ích và cách áp dụng hiệu quả
Tìm số với giấy ghi chú
Tìm số với giấy ghi chú là phương pháp thực hành giáo dục STEM mầm non trong lĩnh vực toán học giúp trẻ hình thành tư duy tốt và cảm nhận toán học không còn khô khan mà trở nên thú vị. Cha mẹ cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tệp giấy ghi chú
- Bút
- Các hình có sẵn với số lượng khác nhau: hình ngôi sao, mặt cười…
Các bước thực hiện
- Phụ huynh dùng bút ghi các con số khác nhau lên tệp giấy ghi chú
- Yêu cầu học sinh đếm số lượng các hình có sẵn như hình ngôi sao, mặt cười…
- Ghim hoặc dán giấy ghi chú ghi số lượng vào bên cạnh hình vừa đếm
Thực hành giáo dục STEM mầm non với giấy ghi chú và số
Chế tạo cân
Hoạt động chế tạo cân cho trẻ mầm non theo STEM được thực hiện khá đơn giản với những nguyên vật liệu dễ tìm. Sau khi chế tạo cha mẹ có thể cho con thử nghiệm cân các đồ vật khác nhau để học về các khái niệm trọng lượng, khối lượng. Thông qua mô hình chế tạo cân trẻ có nhận thức về quan hệ giữa trọng lực và trọng lượng, đòn bẩy và cân bằng của các vật.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Móc áo
- Cốc giấy
- Dây
- Kéo
Các bước thực hiện
- Dùng bút đánh dấu 3 vị trí chia đều trên cốc giấy và tạo thành lỗ
- Luồn dây qua lỗ trên cốc và buộc 2 cốc vào 2 đầu của móc áo tạo thành cân thăng bằng
Video hoạt hình Stop motion
Video hoạt hình Stop Motion là hoạt động tuyệt vời trong phương pháp giáo dục STEM mầm non. Cha mẹ hãy cùng con thực hiện hoạt động hài hước, vui nhộn này để tạo cho trẻ sự hứng thú tìm hiểu về công nghệ cao nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Điện thoại thông minh/ iPad
- Ứng dụng Stop Motion
Các bước thực hiện
- Chọn video vui nhộn phù hợp với lứa tuổi của trẻ
- Mở ứng dụng Stop Motion trên thiết bị và thực hiện tạo video theo hướng dẫn
Video hoạt hình Stop motion trong áp dụng STEM ở trẻ mầm non
Tạo tinh thể
Tạo tinh thể là hoạt động khoa học được áp dụng phổ biến trong giáo dục STEM mầm non. Chỉ với một số nguyên liệu cơ bản dễ tìm như muối, nước lọc, màu thực phẩm sẽ tạo ra các cấu trúc tinh thể nhiều màu sắc kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Muối
- Nước lọc
- Bát
- Khay
- Màu thực phẩm
- Ống nhỏ giọt
Các bước thực hiện
- Cho nước vào bát và làm động trong ngăn đá tủ lạnh
- Tách lấy đá lạnh đặt vào khay và rắc muối lên bề mặt đá, chờ trong 1 – 2 phút sẽ thấy tiếng nứt tách tách và đá tan ra
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ màu thực phẩm lên phần đá lạnh đã rắc muối
- Phần đá này sẽ hình thành các gai tinh thể nhiều màu sắc đẹp mắt theo màu thực phẩm đã nhỏ lên trên bề mặt
Xem thêm: 21 thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non vui nhộn và dễ làm
Lưu ý dành cho cha mẹ khi giáo dục STEM cho trẻ mầm non
Giáo dục STEM mầm non thông qua trải nghiệm thực tế mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên khi thực hiện giảng dạy cho con tại nhà nhiều phụ huynh mắc phải một số sai lầm. Vậy trong quá trình áp dụng STEM cha mẹ cần lưu ý những gì?
- Tạo điều kiện cho trẻ tự thực hành: Thực hành là hoạt động cốt lõi trong quá trình giáo dục STEM, do đó cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ tự thực hành. Phụ huynh đóng vai trò là người đồng hành, người bạn ở bên cạnh quan sát trẻ thực hiện từng hoạt động của con.
- Sử dụng câu hỏi mang tính gợi mở: Cha mẹ cần thay đổi thói quen giáo dục theo hướng 1 chiều tại nhà, tức là luôn giải đáp mọi thắc mắc của trẻ mà không đặt câu hỏi gợi mở cho con. STEM khuyến khích trẻ tự khám phá, tìm hiểu, giải quyết vấn đề thông qua những câu hỏi được cha mẹ đặt ra. Cha mẹ nên đưa ra những câu hỏi khơi dậy trí tò mò, phát huy khả năng tư duy để trẻ biết cách nhìn nhận và tìm hiểu những điều thú vị.
- Khơi dậy sự đam mê của trẻ: Để khơi dậy sự hứng thú học tập cho con cha mẹ hãy khơi dậy sự đam mê, hứng thú của trẻ bằng cách cùng trẻ thực hiện các hoạt động STEM như làm thiệp chúc mừng, gấp hoa, làm bánh…Hãy chọn những hoạt động đơn giản, cụ thể và phù hợp với lứa tuổi của con.
- Bố trí thời gian học phù hợp: Trẻ mầm non dễ bị thu hút bởi nhiều yếu tố xung quanh, thời gian tập trung của trẻ ngắn do đó không nên bố trí thời gian hoạt động của trẻ quá dài chỉ dao động trong khoảng 10 phút. Hãy đảm bảo những điều con học được trong 10 phút đó là vô cùng hấp dẫn, để trẻ luôn mong chờ những buổi học tiếp theo.
Lưu ý dành cho cha mẹ khi giáo dục STEM cho trẻ mầm non
Giáo dục STEM mầm non mang đến những lợi ích tuyệt vời cho trẻ, hỗ trợ các bé khám phá tiềm năng của bản thân, hình thành kỹ năng cần thiết để vận dụng và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại. Hy vọng những thông tin mà The Dewey Schools chia sẻ sẽ hữu ích trên hành trình giáo dục STEM cho con của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Trẻ sẽ có những hoạt động, bài học, trò chơi thú vị kích thích trí tò mò, sự sáng tạo và phát huy khả năng tiềm ẩn của bé.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế song ngữ tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey Schools đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- Học phí trường Dewey Hà Nội