Hình ảnh lớp học tại The Dewey Schools không phải là học sinh chỉ ngồi thụ động tại các dãy bàn để đợi thầy cô giảng. Với giáo dục dựa trên năng lực, giáo viên kết nối học sinh với thế giới và trải nghiệm thực tế, còn các em trở thành trung tâm của lớp học, là thế hệ học sinh chủ động học tập, khám phá và sáng tạo.
1. Có tiếng nói về chủ đề và nội dung học tập
Học sinh Dewey có thể bày tỏ ý kiến về kiến thức được học và tự lựa chọn các nội dung, dự án học tập theo sở thích, khả năng, nhu cầu. Ví dụ như sáng tác bài hát về nguyên tố hóa học Uranium, tổ chức gameshow “Vua ca dao”, thiết kế poster, mô hình nhà thông minh… Vì vậy, các em vượt ra khỏi việc ghi nhớ khái niệm có sẵn mà có cơ hội tư duy sâu và áp dụng kiến thức liên môn vào thực tế khi theo đuổi lĩnh vực mình quan tâm, cảm thấy có ý nghĩa và liên quan đến thế giới quanh mình.
2. Tự đánh giá sự tiến bộ theo tiêu chuẩn năng lực
Kết quả học tập của học sinh tại Dewey không chỉ được đánh giá đơn thuần bởi những con số 8, 9, 10…mà thông qua hệ thống đánh giá rõ ràng với tiêu chuẩn trọng tâm cùng các tiêu chí kỹ năng cụ thể trong từng môn học, bài học. Điều này không chỉ giúp giáo viên xác định cần hỗ trợ học sinh cải thiện chính xác điều gì mà chính học sinh có thể tự đặt mục tiêu học tập, đánh giá được sự tiến bộ của bản thân, và biết làm thế nào để thể hiện khả năng của mình.
3.Phát triển năng lực cá nhân
The Dewey Schools tạo ra môi trường trải nghiệm cả bên ngoài không gian lớp học như các dự án cộng đồng, hoạt động CLB ngoại khóa, cuộc thi, sự kiện trên nhiều lĩnh vực… giúp học sinh phát triển kỹ năng thế kỷ 21 và phát huy tối đa năng lực, thế mạnh của bản thân. Nhờ đó các em sẵn sàng thích ứng với mọi biến đổi trong thế giới số 4.0, tự tin trở thành công dân toàn cầu và đóng góp tích cực cho cộng đồng.
>>> Xem thêm: