Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con học tập thành tài, được trang bị đủ kỹ năng và kiến thức để sẵn sàng cho cuộc sống tương lai. Thời điểm con bắt đầu đi học, ngoài học tập tại trường, nhiều ba mẹ mong muốn con được học thêm các kỹ năng, trau dồi thêm kiến thức để con phát huy khả năng học tập vượt trội. Tuy nhiên, trẻ đã dành phần lớn thời gian trong ngày tại trường, việc tham gia các lớp học thêm và học tại nhà không phải là điều dễ dàng với nhiều trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi Tiểu học.
Số giờ học mỗi ngày mà trẻ cần là tương đối linh hoạt và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi của trẻ, mức độ khó khăn của nội dung học, sự quan tâm và tập trung của trẻ, và cả mục tiêu học tập cụ thể của gia đình. Tuy nhiên, để việc học của con không còn là “trận chiến” thì ba mẹ cần có “chiến thuật” và cách quản lý thời gian thông minh.
Xem thêm: Mô hình 5A trong quản lý thời gian hiệu quả và khoa học
Khả năng tập trung học của trẻ trong mỗi độ tuổi sẽ khác nhau
Theo nghiên cứu của Giáo sư Neville thuộc Đại học Oregon về sự tập trung của trẻ em có kết luận sự tập trung ở trẻ có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi. Kết quả cho thấy thêm một tuổi, khoảng thời gian tập trung ở trẻ em sẽ có xu hướng tăng trung bình từ 2-5 phút hoặc nhiều hơn. Để khái quát, khoảng thời gian chú ý của trẻ em có thể như sau:
Nguồn: Internet
Do vậy trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có khả năng tập trung hoàn thành việc học khác nhau do vậy ba mẹ cần hiểu rõ xu hướng học tập và khả năng chú ý của con để phân chia thời gian học tập hợp lý tại nhà. Tuy nhiên khung thời gian tập trung trên chỉ mang tính tham khảo để đặt ra các kỳ vọng phù hợp, khoảng thời gian tập trung của trẻ có thể thay đổi từng ngày hoặc phụ thuộc vào các yếu tố khác như liệu trẻ có cảm thấy mệt hay đói trong thời gian học hay môi trường ngoại cảnh có điều khiến trẻ bị phân tâm không.
Thời gian học của trẻ Mẫu giáo và Tiểu học
Trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo và Tiểu học: Con ở độ tuổi này thường cần khoảng 30 phút – 1.5 giờ học mỗi ngày tại nhà.
Ở giai đoạn này, ba mẹ cần quan tâm nhiều đến việc trẻ sẽ học gì, các con tiếp thu được bao nhiêu kiến thức mới hơn là con dành bao nhiêu thời gian cho việc học. Một trong những hệ lụy nếu ba mẹ thường xuyên phải nhắc con học bài sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại, khi nào người lớn nhắc thì lúc đó mới là giờ học.
Trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo và Tiểu học cần được chú trọng học tập kết hợp vui chơi hợp lý
Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn Tiểu học có xu hướng thích các hoạt động vui nhộn, mang tính tương tác cao do vậy thầy cô, ba mẹ cần linh động các phương pháp giảng dạy để trẻ cảm thấy hứng thú với việc học tập.
Xem thêm: Các phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ thông minh, tài giỏi
Ba mẹ hãy quan sát tình hình học tập của trẻ cũng như tâm trạng của con, đặc biệt nếu trẻ mới bước chân vào cấp Tiểu học. Gia đình nên phân chia thời gian vừa phải và phù hợp với năng lực sẽ giúp các bé hứng thú trong việc học tập và đừng quên dành thời gian chăm sóc cho các hoạt động cá nhân khác của con.
Thời gian học của trẻ THCS và THPT
Trẻ ở giai đoạn THCS – THPT đã có tính kỉ luật và hiệu được mục đích của việc học, do vậy ở độ tuổi THCS – THPT, trẻ nên được tự do sử dụng thời gian cho việc học tại nhà. Tuy nhiên thời gian học tập lý tưởng cho trẻ từ THCS-THPT là 2-3 giờ tùy và khả năng và cách phân bổ thời gian của trẻ.
Giai đoạn THCS-THPT là giai đoạn vàng để con phát triển kỹ năng tự học
Đặc biệt đối với cấp THPT, trẻ hình thành những sở thích, ngành học quan tâm nên gia đình nên động viên và trao quyền để con chủ động với việc học bởi lúc này chính trẻ mới hiểu bản thân cần tập trung học hỏi thêm kiến thức gì, ba mẹ nên ở vai trò là người đồng hành, lắng nghe và đưa ra lời khuyên khi con gặp khó khăn trong việc học.
Xem thêm: Top 13 phương pháp dạy học tích cực thành công và hiệu quả
Ngoài ra, ở giai đoạn này ngoài việc chú trọng phát triển khả năng học thuật thì trẻ nên được tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa để con được học tập từ thực tế. Trẻ từ THCS đã phát triển đầy đủ về tư duy và nhận thức nên con có ý thức cố gắng và quan tâm đến những hoạt động con yêu thích. Do vậy ba mẹ cần trao đổi để tìm hiểu về những sở thích, những điều con quan tâm để có hướng phát triển phù hợp cho con.
Các hoạt động vui chơi bổ trợ cho việc học của con
Các nhà giáo dục đã chỉ ra phương pháp “học thông qua chơi” là cách học tập hữu hiện đối với trẻ Tiểu học bởi việc tiếp nhận kiến thức thông qua các hoạt động lý thú giúp tăng khả năng ghi nhớ ở trẻ. Học thông qua các trò chơi được hiểu là lồng ghép nội dung tri thức, kỹ năng vào các trò chơi, hoạt động có tính định hướng cho trẻ. Phương pháp giáo dục này được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới.
Sự khác biệt của phương pháp giáo dục học thông qua chơi và học truyền thống đối với trẻ Tiểu học:
- Trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép tạo nên sự hứng thú cho học sinh
- Trò chơi trong giáo dục mang tính định hướng, giáo dục, ý nghĩa và có chủ đích
- Sự tham gia của ba mẹ nhiều hơn với vai trò là người hướng dẫn, trợ giúp hơn là giao bài và để con tự hoàn thành
Phương pháp Học thông qua chơi giúp trẻ phát triển tư duy và tăng khả năng ghi nhớ hiệu quả.
Bên cạnh việc học, học sinh từ cấp THCS – THPT nên được đầu tư tham gia các hoạt động ngoại khóa. Việc tham gia các hoạt động xã hội như: đi tình nguyện dạy học cho các em nhỏ tuổi, tham gia các chương trình hướng nghiệp, gặp gỡ các nhà quản lý, doanh nhân… đều là những hoạt động học tập thực tế để con được truyền cảm hứng và làm giàu vốn sống. Hơn nữa, con có thể tạo điểm khác biệt trong hồ sơ cá nhân ứng tuyển vào các trường Đại học uy tín trên thế giới.
Xem thêm: Các chương trình ngoại khóa hấp dẫn cho học sinh Trung học
Kết luận, để tăng hiệu quả trong quá trình học, ba mẹ nên rèn cho con sự kỷ luật đồng thời kết hợp cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi. Ba mẹ cần lưu ý đảm bảo thời gian học của con không quá căng thẳng và hãy tạo điều kiện để con có thể phát triển toàn diện cả về mặt học thuật và cá nhân.