Bạo lực tinh thần không gây ra những vết thương trên thể xác nên khó nhận biệt hay xác định. Tuy nhiên hình thức bạo lực này gây tổn thương tâm lý nặng nề nếu không can thiệp kịp thời, đặc biệt đối với trẻ còn ảnh hưởng đến sự phát triển. Cùng Dewey Schools tìm hiểu bạo lực tinh thần là gì và giải pháp phòng chống hiệu quả nhé.
Bạo lực tinh thần là gì?
Bạo lực tinh thần là dạng bạo hành phổ biến không kém bạo lực thể xác. Nạn nhân liên tục phải đối mặt và bị tra tấn bởi những lời nói xúc phạm với những từ ngữ gay gắt, nặng nề. Kẻ bạo hành cũng có thể áp bức tinh thần nạn nhân bằng cách sử dụng sự im lặng.
Biểu hiện của hình thức bạo hành tinh thần rất đa dạng, nhưng do không để lại những vết thương trên cơ thể nên khó nhận ra. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp nạn nhân và những người xung quanh hoàn toàn không nhận ra tình trạng bị bạo hành. Trong nhiều trường hợp nạn nhân bị bạo hành cả tinh thần và thể xác gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Bạo lực tinh thần là hình thức bạo hành áp bức tinh thần nạn nhân
Thực trạng bạo lực tin thần hiện nay
Tại các quốc gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng nhiều người chưa ý thức về hành bị bạo lực tinh thần. Vì vậy chúng ta chưa có ý thức bảo vệ bản thân cũng như không lên tiếng về tình trạng này. Đây cũng chính là lý do khiến cho tỷ lệ bạo hành tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Bạo hành tinh thần có thể xảy ra tại các gia đình, ước tính có khoảng hơn 50% nữ giới đã lập gia đình bị bạo hành bởi bạn đời và những người thân của nhà chồng. Trong đó có khoảng 43% ở thành thị và 56% tại nông thôn.
Do phần lớn các trường hợp bị bạo hành không lên tiếng tố cao nên chưa có con số chính xác về tỷ lệ bạo hành tinh thần ở hiện tại. Nạn nhân thường cam chịu nỗi đau, sự tổn thương trong sự phẫn uất, tuyệt vọng và bi quan. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tâm thần, trường hợp xấu nạn nhân có thể trầm cảm và tự tử.
Những biểu hiện của bạo lực tinh thần
Bạo hành thể xác gây ra những vết thương trên cơ thể và dễ để nhận biết. Nhưng những kẻ bạo hành tinh thần không sử dụng vũ lực mà dùng lời nói, biết cảm, sự im lặng để uy hiếp, gây tổn thương tinh thần, tâm lý nạn nhân.
Trên thực tế, bạo hành tinh thần có thể xảy ra ở bất cứ đâu với bất cứ mối quan hệ nào và thể hiện ở nhiều dạng, nhiều dấu hiệu khác nhau. Do đó nhiều nạn nhân không hề nhận ra bản thân bị thao túng, có người phát hiện ra sự bất thường nhưng khi chia sẻ mọi người lại cho rằng họ đang quá nhạy cảm. Vậy làm sao để nhận biết bị bạo hành tinh thần?
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất khi người nào đó bị bạo lực tinh thần:
- Nạn nhân bị thao túng tâm lý luôn cảm thấy lo lắng, bất an và đau khổ trước những lời nói mà người khác tưởng như rất bình thường. Do kẻ bạo hành rất tinh vi, có khả năng thao túng tâm lý, sử dụng ngôn từ có mục đích trấn áp tinh thần gây nên áp lực khiến nạn nhân luôn mang cảm giác khó chịu, thất vọng.
- Kẻ bạo hành có thể sử dụng những lời trách móc, xúc phạm, chè chiết lặp lại liên tục nhằm áp bức tinh thần, khiến nạn nhân bi quan, tiêu cực về chính bản thân mình.
- Kẻ bạo lực tinh thần sẽ nhắc đi nhắc lại về lỗi lầm của người bị bạo hành, đổ lỗi cho họ trong mọi hoàn cảnh, cho rằng những biến cố, xui rủi trong cuộc sống là do nạn nhân gây ra. Mặc dù những lỗi lầm đó không phải do nạn nhân, họ có thể biết rằng bản thân không sai nhưng đứng trước những lời nói chì chiết họ trở nên thất vọng, tự đau khổ và dằn vặt.
- Kẻ bạo hành tinh thần có thể tinh vi, khéo léo trong lời nói để thao túng tâm lý để nạn nhân mất đi sự sáng suốt trong cách đánh giá nên tự nhận lỗi về mình. Họ cảm thấy đau khổ, dằn vặt, lo lắng, chán nản và bi quan.
- Một biểu hiện của bạo lực tinh thần nữa là cố ý thực hiện các hành vi đe dọa gây hại cho nạn nhân hoặc tự gây hại bản thân để gây áp lực tinh thần cho những người xung quanh, nhằm mục đích bắt đối phương phải chiều theo ý mình. Trường hợp này người bạo hành không tự nhận ra là chính bản thân mình cũng bị bạo hành tinh thần.
- Chiến tranh lạnh hay im lặng cũng là 1 dấu hiệu bạo hành tinh thần để gây sức ép, làm tổn thương nạn nhân. Một số kẻ bạo hành chọn cách thờ ơ với gia đình, không quan tâm đến người thân, con cái để áp bức đối phương pháp thực hiện các yêu cầu theo mong muốn của họ.
- Sử dụng các từ ngữ sai khiến, thao túng tâm lý khiến nạn nhân bi quan, lo lắng, buồn bã để từ đó thực hiện theo hành vi kẻ bạo lực tinh thần mong muốn.
- Trong gia đình, hành vi bạo hành tinh thần thể hiện ở việc: cha mẹ thường xuyên quát mắng vô cớ, đổ lỗi, kiểm soát quá mức, ích kỷ và áp đặt con cái hoặc nhấn mạnh con là kẻ thất bại, trừng phạt khi trẻ không đạt được kết quả như kỳ vọng.
- Trong môi trường công sở những dấu hiệu bạo lực tinh thần có thể kể đến là các hành vi cô lập, tẩy chay, chèn ép, nói xấu, chơi xấu đồng nghiệp. Kẻ bạo hành sử dụng từ ngữ thô thiển, cực đoan để gây tổn thương tâm lý cho nạn nhân.
- Những năm gần đây khi mạng xã hội phát triển mạnh, xã hội xuất hiện hình thức bạo hành tinh thần mới là bắt nạt trực tuyến. Kẻ bạo hành tung tin đồn thất thiệt, tin nhắn quấy rầy, dọa dẫm tung các hình ảnh, video lên mạng với mục đích xúc phạm, nhục mạ nhân phẩm, danh dự nạn nhân.
- Nạn nhân trải qua cảm xúc tiêu cực, đau khổ, dằn vặt, tội lỗi nặng hơn là hoảng loạn, sống khép kín, trầm cảm, tự tổn thương bản thân mình.
Nạn nhân của bạo lực tinh thần thường bị thao túng tâm lý, luôn cảm thấy lo lắng, bất an
Vì sao bạo lực tinh thần diễn ra?
Theo các chuyên gia tâm lý, bạo lực tinh thần diễn ra do có liên quan đến các yếu tố sau:
Tư tưởng phong kiến
Bạo lực tinh thần xảy ra rất nhiều ở xã hội Việt Nam bởi văn hóa nước ta bị ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng phong kiến đề cao nam giới, coi nhẹ địa vị, quyền lợi của nữ giới. Đàn ông trong gia đình là người đứng đầu có quyền quyết định cuộc sống của các thành viên khác, ép buộc theo ý kiến cá nhân của họ.
Trong cuộc sống hiện đại, tư tưởng phong kiến đã dần bị xóa bỏ để thay thế bằng sự công bằng, văn minh nhưng không ít người vẫn giữ quan niệm cũ này. Nam giới theo tư tưởng cũ có tính hiếu thắng, gia trưởng, trọng nam khinh nữ… Họ tự cho mình có quyền bạo hành tinh thần và gây áp lực với vợ con.
Mọi người có thể xem thêm: 12 cách dạy con của người Việt Nam mà không ở đâu có
Đặc điểm tính cách
Những người có tính cách bảo thủ, ích kỷ, cứng rắn, thiếu sự đồng cảm, sống trong môi trường không có sự yêu thương có nhiều khả năng trở thành kẻ bạo lực tinh thần. Bên cạnh đó những người có nhân cách méo mó, rối loạn nhân cách, chống đối xã hội cũng có thể bạo hành tinh thần người khác để đạt được mục đích của mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực tinh thần diễn ra hiện nay
Quan niệm giáo dục
Tại Việt Nam còn tồn tại nhiều quan niệm giáo dục không đúng đắn như cha mẹ có quyền quyết định thay con, quá kỳ vọng vào trẻ, phụ huynh có quyền kiểm soát, áp đặt trẻ… Do đó người lớn tự cho phép mình bạo lực tinh thần trẻ em, trách móc, chì chiết, nói nặng lời hay phạt khi trẻ không nghe lời, không đạt được những điều cha mẹ mong đợi.
Quan niệm giáo dục sai lầm dễ dẫn đến con cái bị áp bức tinh thần, cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng trong chính ngôi nhà của mình. Nhiều trường hợp trẻ thù ghét cha mẹ, có những hành động mất kiểm soát.
Xem thêm: Phòng chống bạo lực ngôn từ học đường cho học sinh hiệu quả
Những ảnh hưởng của bạo lực tinh thần đến tâm lý của trẻ
Bạo lực tinh thần có thể xảy ra với bất cứ người nào trong hoàn cảnh nào, trong đó một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị bạo hành là trẻ em. Hình thức bạo hành này có tác động lớn đến tâm lý và quá trình hình thành nhân cách của trẻ nếu không được cải thiện kịp thời.
Bạo hành tinh thần của trẻ em có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa phụ huynh và con cái hay giữa những đứa trẻ với nhau. Hình thức bạo hành này gây tác động lớn đến tâm lý của trẻ, chúng ta có thể nhìn nhận thấy được hậu quả phổ biến là:
Trẻ nhút nhát, tự ti
Diễn biến tâm lý của trẻ thay đổi tùy theo lứa tuổi, tính cách và cách đối xử của người bạo hành. Nếu thường xuyên bị bạo lực tinh thần, liên tục bị quát mắng, chì chiết sẽ làm trẻ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học trở nên nhút nhát, tự ti và không tin tưởng vào bản thân, cảm thấy mình yếu kém, nhỏ bé và vô dụng. Trẻ có xu hướng tách biết và thu mình với thế giới xung quanh. Trẻ sợ tiếp xúc với người khác, không muốn chơi cùng bạn bè, tự nhốt mình trong phòng.
Đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì đang trong giai đoạn nhạy cảm, thường hình thành tâm lý phản kháng, chống đối. Về lâu dài bạo hành tinh thần sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, học tập và tương lai của các bé.
Bạo lực tinh thần khiến trẻ trở nên tự ti và nhút nhát đi rất nhiều
Trẻ có hành vi bạo lực
Khi bị bạo lực tinh thần nhiều trẻ có biểu hiện trái ngược với phản ứng lo lắng, sợ hãi. Trẻ có thể gia tăng hành vi bạo lực khi bị bạo hành trong 1 thời gian dài. Trẻ học theo và sử dụng lời nói cay độc tương tự kẻ bạo hành để áp dụng với đối tượng khác. Ví dụ: các bạn học cùng lớp có thể trạng kém hơn, điều kiện gia đình nghèo hơn…
Thường xuyên đối mặt với cảm xúc tiêu cực khiến trẻ trở nên phẫn uất, dễ bị kích động gây ra hành vì ác độc. Nếu không kịp thời có các biện pháp can thiệp, trẻ sẽ trở thành kẻ hư hỏng trong con mắt của người lớn và bị áp dụng các hình phạt. Tuy nhiên càng áp dụng hình pháp càng khiến trẻ bị tổn thương và sinh ra sự thù hằn dai dằng.
Tâm lý bất ổn
Nếu phải đối mặt với những hành vi bạo lực tinh thần trong thời gian dài, trẻ bị tổn thương về tinh thần, cảm xúc tiêu cực chồng chất, trở nên trầm cảm, u uất và không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
Trong khi đó, do còn thiếu kinh nghiệm sống, chưa thể kiểm soát được cảm xúc và tâm lý khiến trẻ bị bất ổn trong một thời gian dày. Chúng ta thấy rằng trẻ bị bạo hành có thể có những biểu hiện bất thường như ít nói, cáu giận, nổi nóng, sống khép kín/
Vấn đề về tâm lý
Trẻ bị bạo lực tinh thần trong thời gian dài có thể làm gia tăng các vấn đề tâm lý và ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Trẻ có nguy cơ bị rối loạn hành vi, nặng hơn là rối loạn nhân cách, chống đối xã hội. Một vấn đề tâm lý nữa có thể xảy ra là trẻ bị rối loạn lo âu, luôn cảm thấy lo lắng thái quá với vấn đề nhỏ nhất. Nặng hơn nhiều trẻ bị bạo hành tinh thần bị trầm cảm, bi quan, chán nản.
Tất cả những ảnh hưởng về tâm lý khi bị bạo hành khiến trẻ phát triển những dạng nhân cách bất thường như rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách né tránh…
Trẻ dễ xuất hiện những vấn đề về tâm lý khi thường xuyên bị bạo lực tinh thần
Thần kinh căng thẳng
Cuộc sống của trẻ thường có ít mối quan hệ, xoay quanh gia đình, thầy cô và bạn bè. Nếu bị bạo lực tinh thần, trẻ trở nên tiêu cực, dễ bị căng thẳng thần kinh và mất kiểm soát. Sự thiếu kinh nghiệm, thiếu nhận thức dẫn đến trẻ không nhận ra bản thân đang bị bạo hành nên không biết cách để chia sẻ với người khác.
Tình trạng căng thẳng thần kinh, tâm lý bất ổn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, các mối quan hệ. Trẻ sợ bị tổn thương nên ngại kết bạn, không muốn tạo dựng mối quan hệ mới.
Giải pháp nào giúp phòng chống bạo lực tinh thần?
Không còn là vấn đề nhỏ, bạo lực tinh thần đã trở thành vấn đề lớn của xã hội. Hiện nay pháp luật đã có quy định rõ ràng về hình phạt cho kẻ bạo hành, vì vậy nếu bạn là nạn nhân hãy mạnh mẽ tìm lại sự công bằng cho chính mình.
Dưới đây là một số giải pháp giúp phòng chống bạo lực tinh thần:
- Yêu cầu kẻ xấu dựng việc bạo hành: Việc các nạn nhân bị bạo hành luôn chịu đựng, nhẫn nhịn sẽ chỉ làm kẻ bạo hành ngày càng gia tăng hành vi của mình. Vì vậy trước tiên bạn hãy mạnh mẽ đề nghị đối phương chấm dứt các hành vi sai trái. Hãy chủ động, dứt khoát, quyết đoán và mạnh mẽ tìm lại sự công bằng cho mình, khiến đối phương phải dè chừng.
- Chấm dứt mối quan hệ với kẻ bạo hành: Nếu việc đề nghị thay đổi của bạn với kẻ bạo hành không có tác dụng, hãy chủ động, mạnh mẽ chấm dứt quan hệ với đối phương. Hãy tin rằng sự đổ vỡ trong hôn nhân là cách để bắt đầu cuộc sống mới. Mặc dù việc làm này có ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhưng hãy tạo cho con cuộc sống lạnh mành.
- Chữa lành tổn thương: Bạo lực tinh thần mang lại hậu quả xấu, khiến nhiều nạn nhân bị tổn thương sau sắc. Do đó nếu gặp vấn đề tâm lý nặng bạn nên can thiệp bằng liệu pháp tâm lý (nếu cần) để giải tỏa cảm xúc, ổn định tinh thần. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp các nạn nhân trang bị kỹ năng sống, khả năng thích ứng để mạnh mẽ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ: Trong nhiều trường hợp kẻ bạo hành không hợp tác hay thỏa hiệp với yêu cầu của bạn. Họ tiếp tục sử dụng lời nói, hành vi gây bạo hành với bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè là những người hiểu biết, đáng tin cậy. Những người xung quanh sẽ tỉnh táo nhận định được đúng sai, giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn và mạnh mẽ hơn khi đối diện với kẻ bạo hành.
- Can thiệp pháp luật: Pháp luật đã có quy định rõ ràng về dung sai và hình phạt với những hành vi bạo lực tinh thần. Vì vậy các nạn nhân hãy thu thập bằng chứng bị uy hiếp, bị bạo lực để có căn cứ nhờ pháp luật bảo vệ, tránh những tình huống đáng tiếc.
- Hoàn thiện bản thân: Bạn cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần, rèn luyện bản thân để tự tin hơn trong cuộc sống. Khi bạn có năng lực, bạn dễ dàng tìm kiếm được việc làm, tự chủ tài chính, có tiếng nói trong tập thể và tránh khỏi hành vi bạo hành từ người khác.
Bạo lực tinh thần đã trở thành vấn đề lớn của xã hội cần chung tay xử lý
Bạo lực tinh thần trong thời gian dài có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, cuộc sống và tương lai của nạn nhân. Chính vì vậy mỗi cá nhân cần mạnh mẽ vượt qua để hướng đến cuộc sống tươi đẹp hơn. Đừng quên theo dõi Dewey Schools để liên tục cập nhật các thông tin giáo dục mới nhất nhé.
Cha mẹ quan tâm: Giải pháp phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học