Mục tiêu của giáo dục hạnh phúc là kiểu giáo dục mà các hoạt động giảng dạy, học tập, rèn luyện, trải nghiệm… hướng đến hạnh phúc, niềm vui cho học sinh và giáo viên. Đây là mục tiêu giáo dục tuyệt vời mà trường học nào cũng hướng đến tuy nhiên mang đến không ít mặt trái trong quá trình triển khai.
Vậy giáo dục và học tập hạnh phúc như thế nào mới là đúng? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu về hoạt động này trong nội dung tiếp theo nhé.
Thực trạng của việc triển khai giáo dục hạnh phúc
Giáo dục hạnh phúc, trường học hạnh phúc là từ khóa quen thuộc trong ngành giáo dục. Mục tiêu của giáo dục học hạnh phúc, xây dựng trường học hạnh phúc là thúc đẩy hạnh phúc, mang đến môi trường giáo dục vui vẻ, thoải mái giúp người học phát triển toàn diện, nuôi dưỡng tài năng, thế mạnh của mỗi học sinh. Môi trường hạnh phúc bao gồm cả hạnh phúc của cán bộ công nhân viên, giáo viên và học sinh.
Trường học hạnh phúc là dự án được UNESCO khởi động từ năm 2014. Trên thế giới đã có nhiều nước triển khai giáo dục hạnh phúc trong nhiều năm. Ở Mỹ có hàng trăm trường học đưa giáo dục này ứng dụng trong giảng dạy. Tại Anh tất cả học sinh đều học về những bài học hạnh phúc đến tuổi trưởng thành (18 tuổi). Trong các trường tiểu học Úc, thực hiện chương trình Positive Detective mục đích dạy trẻ cách tìm kiếm, chia sẻ những điều tốt đẹp xung quanh mình.
Tại Phần Lan các trường mầm non không dạy trẻ biết đọc, biết viết, làm toán mà chú trọng phát triển sức khỏe tinh thần. Mục tiêu họ hướng đến là đảm bảo cho trẻ trở thành công dân hạnh phúc, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tại Ấn Độ, nhiều trường học đã có thêm môn học Hạnh phúc nhằm tăng cường sức khỏe tinh thần, để học sinh hạnh phúc hơn.
Tại Nhật Bản từ năm 2002, đất nước này đã đẩy mạnh chương trình cải cách giáo dục theo triết lý hạnh phúc nhằm ươm mầm tài năng, sự sáng tạo nhưng kết quả không như ý muốn. Chương trình học được cải cách giảm đi 30% nội dung, không xếp loại học lực, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi nhiều hơn…
Sau một thời gian triển khai, kết quả học tập và thi cử của Nhật đã không có nhiều bước tiến. Thậm chí trước đậy Nhật Bản luôn đứng đầu về Toán trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA. Nhưng sau khi triển khai giáo dục hạnh phúc và niềm vui, vị trí xếp hạng đã tụt xuống thứ 6. Cuối cùng chính phủ Nhật đã nói lời chia tay với chương trình giáo dục này sau khi đã nhận về bài học cay đắng.
Trong quá trình triển khai giáo dục học hạnh phúc, nhiều người có sự hiểu nhầm khái niệm. Thay vì giúp học sinh tìm ra niềm vui và hạnh phúc trong việc học tập lại tạo điều kiện cho trẻ chơi nhiều hơn học. Dẫn đến kết quả thực hiện sai lệch không theo mục tiêu đặt ra. Đây cũng chính là mặt trái của giáo dục mang đến niềm vui và hạnh phúc.
Giáo dục hạnh phúc mang đến môi trường học tập vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc
Phụ huynh có thể quan tâm: 21 tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc của UNESCO và Việt Nam
Mặt trái của giáo dục hạnh phúc ít người biết
Mục tiêu đặt ra của giáo dục hạnh phúc vô cùng tốt đẹp và hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được mặt trái của hành trình này. Sau khi trải qua quá trình thực thi, các nhà giáo dục đã đưa ra nhận xét về những vấn đề không mong muốn mà chương trình này mang lại. Cụ thể:
Học sinh dễ tạo thói quen lười biếng
Đối với trẻ, khả năng tự chủ còn yếu, việc học tập phần lớn bị coi là điều nhàm chán. Nhiều trẻ có thói quen trau dồi kiến thức, kỹ năng thông qua việc đốc thúc liên tục và cần phải được giáo dục.
Vì vậy khi thực hành giáo dục hạnh phúc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, nhiều trẻ sẽ nuôi chiều bản thân, vui chơi nhiều hơn học. Lâu dần hình thành thói quen xấu, trẻ trở nên lười biếng, phóng túng không thể tĩnh tâm trải nghiệm việc học cũng như trau dồi kiến thức từ sách vở, kỹ năng từ việc thực hành cho mình.
Không có đam mê làm việc
Môi trường giáo dục hạnh phúc không có áp lực, vui vẻ, thoải mái, chơi nhiều hơn học không hẳn là tốt đối với trẻ. Bởi áp lực thích hợp sẽ là động lực để giúp trẻ học tập, phát triển tốt hơn và nhanh hơn. Môi trường học tập không căng thẳng tạo cảm giác thư giãn, nhưng nếu việc thoải mái, thư giãn trở thành thói quen sẽ khiến ý thức cạnh tranh, khả năng chống lại căng thẳng giảm sút,
Cuộc sống xoay quanh việc cạnh tranh để phát triển, nếu trẻ không lo lắng, phấn đấu vì thứ hạng trong lớp học, thì sau này các em dễ bị thải loại trong các công ty, doanh nghiệp nếu yếu kém. Giáo dục trong hạnh phúc khiến trẻ vui vẻ trong trường học, lớp học nhưng trong thực tế các em cần phải biết cách gánh vác trách nhiệm của mình.
Nếu việc học tập không đạt hiệu quả, trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng sẽ khó lòng đạt được các vị trí công việc mong muốn. Khi cuộc sống không như ý vì lương thấp, điều kiện kinh tế eo hẹp, nhu cầu cần thiết không được đáp ứng sẽ rất khó để cảm thấy hạnh phúc.
Mặt trái của giáo dục hạnh phúc dễ tạo ra các thói quen xấu trong cuộc sống
Không tạo ra chỗ đứng trong xã hội
Xã hội không ngừng vận động, đòi hỏi mỗi người cần phải đa tài, đa năng để thích nghi. Do đó thế hệ học sinh cần phải liên tục học hỏi, đổi mới, sáng tạo để có thể thích ứng với sự vận động không ngừng đó. Dù có là thiên tài cũng cần phải học tập chăm chỉ, liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để có thể đạt được thành công trong tương lai.
Nếu áp dụng giáo dục hạnh phúc, vui vẻ với mục tiêu giảm bớt gánh nặng, áp lực cho trẻ, biến học sinh thành “vô lo, vô nghĩ” thì mang đến hiệu quả trái ngược. Trẻ cần cập nhật thông tin, tự tìm ra thành quả của mình để hướng đến hạnh phúc thực sự.
Giáo dục hạnh phúc nên được hiểu như thế nào?
Giáo dục hạnh phúc hiểu đúng là mục đích của giáo dục không phải đáp ứng theo các yêu cầu cứng nhắc. Mà hành trình giáo dục là làm cho trẻ trở thành một người hạnh phúc và quá trình học tập được hạnh phúc. Phương pháp giáo dục này không cho phép trẻ ngừng học tập mà phải cảm nhận được niềm vui trong học tập, kích thích sự tò mò, sau mê học hỏi, nắm bắt kỹ năng để học tập thực sự trong niềm vui và hạnh phúc.
Hiểu một cách đơn giản thì giáo dục vui vẻ hạnh phúc đến từ lớp học hạnh phúc. Đây là nơi mà cả giáo viên và trẻ đều muốn đến, nơi sẽ tạo ra niềm hứng thú, sự say mê, mong chờ, niềm vui và những rung cảm.
Lớp học hạnh phúc khác với lớp học truyền thống, ở đây không có sự áp đặt sự phát triển theo khuôn mẫu, học sinh được làm những việc mà mình say mê và yêu thích. Trẻ được tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách chủ động, được khơi gợi niềm yêu thích học tập và tự tìm hiểu. Các môn học, giờ học trở thành bài học thú vị thông qua trải nghiệm và trò chơi.
Hành trình giáo dục niềm vui hạnh phúc là làm cho trẻ trở thành một người hạnh phúc
Tại lớp học hạnh phúc trẻ được tôn trọng cảm xúc, trẻ được thoải mái bộc lộ hỉ nộ ái ố như người lớn. Trẻ yêu thích việc đến lớp, đến trường được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe một cách tôn trọng. Thay vì dọa dẫm, kỷ luật, la mắng, lớp học hạnh phúc cho phép trẻ được sai lầm, nói ra cảm xúc của mình để hòa đồng, tự tin, tự rút kinh nghiệm, thay đổi và phát triển tốt hơn. Từ đó rèn luyện ý thức, nhận thức, khả năng tập trung của chính mình.
Lớp học hạnh phúc là nơi mà giáo viên và học sinh hình thành, duy trì cảm xúc tích cực, môi trường mà những người tham gia đều cảm thấy hạnh phúc. Tham gia lớp học mỗi cá nhân sẽ thiết lập tình cảm lành mạnh, phát triển nhân cách, đạo đức tốt đẹp.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về lớp học hạnh phúc và các tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc tại đây
Trải nghiệm giáo dục hạnh phúc tại The Dewey Schools
Giúp trẻ cảm thấy niềm yêu thích đến trường là mong muốn của mỗi bậc phụ huynh. Vì vậy nhiều người đã không tiếc thời gian và công sức tìm hiểu về các mô hình trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc để chuẩn bị cho con mình môi trường học tập tốt nhất.
Trong số các trường học áp dụng thành công mô hình trường học hạnh phúc, The Dewey Schools tự hào là trường quốc tế có thể mang đến cho học sinh trải nghiệm tuyệt vời về niềm vui và niềm hạnh phúc trong học tập. Nhà trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện từ cơ sở vật chất hiện đại, môi trường toàn, đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, các hoạt động thực hành, trải nghiệm, giờ học ngoại khóa… tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh cảm nhận sâu sắc hạnh phúc trong học tập.
Giáo dục hạnh phúc tại The Dewey Schools
Môi trường học tập hiện đại, an toàn
The Dewey Schools là hệ thống trường phổ thông liên cấp từ tiểu học đến THPT, có cơ sở vật chất hiện đại, thiết kế khoa học tiêu chuẩn quốc tế, đẳng cấp hàng đầu hiện nay. Trường học được xây dựng trong khu đô thị văn minh, trên diện tích rộng, tận dụng tối đa những lợi thế về địa lý. Nhà trường mang đến cho học sinh không gian học tập với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để các em phát huy khả năng của mình.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ và sự yên tâm cho các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em mình, The Dewey School sử dụng hệ thống quản lý thông minh, giám sát tất cả mọi hoạt động trong trường. Đặc biệt hệ thống ra vào được kiểm soát bằng công nghệ thiết kế tối ưu, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài. Trên khuôn viên rộng lớn, mạng lưới giao thông được tính toán tiện lợi, khoa học.
Nhà trường kiến tập không gian học tập đa dạng thông qua hệ thống phòng học, phòng chức năng, khu thể thao, bể bơi, vườn thực nghiệm, thư viện… Trẻ sẽ có những giờ học kiến thức, phát triển trí tuệ tại các lớp học đạt tiêu chuẩn, có hệ thống cửa sổ trải đủ ánh sáng tự nhiên. Phòng học chống bức xạ nhiệt, cách âm đảm bảo sức khỏe và bảo vệ tốt thị lực cho trẻ. Bể bơi, phòng tập gym, khu vui chơi liên hợp là nơi mà trẻ có thể thoải mái tập luyện, rèn luyện thể lực, nâng cao và bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó nhà trường đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng với thực đơn đa dạng, được tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống bếp ăn 1 chiều sạch sẽ, vệ sinh, chế biến thực phẩm an toàn giúp trẻ luôn cảm nhận được những bữa ăn vui vẻ, ngon miệng.
Môi trường giáo dục hạnh phúc, hiện đại và an toàn
Môi trường học tập hạnh phúc
Không gian học tập ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của trẻ, vì vậy nhà trường thiết kế không gian thân thiện, gần gũi thiên nhiên với để giáo viên và học sinh thoải mái, thư giãn sau giờ học. Tại các lớp học của The Dewey Schools trẻ được tích lũy kinh nghiệm thông qua các hoạt động trải nghiệm. Hoạt động không chỉ gói gọn trong lớp học mà bao gồm các trò chơi ngoài trời, các chuyến thăm quan, dã ngoại, các hội thi… Thông qua đó trẻ cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh, phát triển kỹ năng xã hội, tình cảm, thể chất, nghệ thuật…
Chương trình giáo dục của nhà trường chú trọng đến việc trang bị toàn diện về tri thức, nhân cách tinh thần và tư duy tích cực cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Học sinh có thể chọn lựa 1 trong 5 chương trình học (Tích hợp Discover, Tích hợp Explore, Quốc tế Journey, Quốc tế Adventure và IB MYP) phù hợp với khả năng, sở thích của mình trong các cấp học. Chương trình đào tạo của nhà trường là sự kết hợp tinh hoa của giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại Hoa Kỳ. Chương trình giúp bổ sung những kiến thức còn thiếu, nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề.
Phát triển năng khiếu cá nhân
Học sinh được tạo điều kiện phát triển năng khiếu cá nhân
Ngoài chương trình học chính khóa, The Dewey Schools thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, câu lạc bộ học thuật, thể thao để trẻ có thể tham gia và phát triển năng khiếu cá nhân của mình. Nhà trường hỗ trợ về điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn rèn luyện, từ đó học sinh phát triển kỹ năng xã hội, thể chất, sự sáng tạo, nghệ thuật…
Học tập tại The Dewey Schools trẻ cảm nhận được hạnh phúc, sự an toàn và tình yêu thương. Các em luôn thoải mái, thư giãn, hào hứng, năng nổ để trải nghiệm những bài học. Bên cạnh đó trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi, sân chơi được đầu tư chỉn chu với những giải thưởng xứng đáng cho cá nhân và tập thể nỗ lực.
The Dewey Schools đã chứng minh được thành công của phương pháp giáo dục hạnh phúc, mang đến chất lượng giáo dục hàng đầu.
Giáo dục hạnh phúc đúng đắn cho trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, thầy cô giáo, gia đình và cả xã hội. Để từ đó trẻ cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc trong học tập, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, niềm say mê học tập. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ có ích cho hành trình giáo dục niềm vui hạnh phúc cho mỗi trẻ tại các lớp học, trường học hạnh phúc.
Xem thêm: 4 Phương pháp xây dựng trường học hạnh phúc hiệu quả