Tự lập là đức tính tốt phụ huynh nên dạy cho con từ sớm, đây là tính cách sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của trẻ. Dạy con tự lập đang là xu hướng giáo dục được nhiều phụ huynh quan tâm để giúp con có thể tự làm được mọi việc. Tuy nhiên rèn thói quen tự lập cho trẻ không đơn giản, để thực hiện thành công cha mẹ cần áp dụng các phương pháp phù hợp. The Dewey Schools gửi đến cha mẹ 15 cách giúp trẻ tự lập sớm hiệu quả dưới đây.
Cách dạy con tự lập từ sớm vô cùng đơn giản và dễ thực hiện
Cách dạy con tự lập được cha mẹ trao đổi thường xuyên trên nhiều diễn đàn tạo ra nhiều luồng quan điểm. Một số quan điểm cho rằng là cha mẹ ai cũng muốn chăm sóc, yêu thương và bảo vệ con mình vì vậy khi con còn nhỏ cần phải nâng niu, bảo bọc. Tuy nhiên nhiều phụ huynh khác lại thống nhất quan điểm rèn luyện cho con tự trải nghiệm mọi thứ, cha mẹ chỉ hướng dẫn và chỉ ra những điều chưa đúng.
Tự lập ở trẻ là khả năng trẻ tự thực hiện các công việc của mình một cách độc lập không bị phụ thuộc hay ỷ lại vào sự giúp đỡ, làm thay của người khác. Dạy trẻ tự lập là việc cha mẹ dạy con tự thực hiện cách công việc cá nhân trên tinh thần chủ động, tự giác hạn chế sự phụ thuộc vào cha mẹ, người thân.
Khi so sánh giữa phương Đông và phương Tây chúng ta dễ dàng nhận thấy lao động phương Tây có hiệu suất làm việc cao hơn và nguyên nhân phần lớn là do cha mẹ dạy con tự lập từ bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tự lập của người châu Á còn khá thấp trừ một số nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tại Việt Nam nhiều phụ huynh đã hiểu rõ vấn đề và không còn giữ tâm lý bao bọc con một cách quá mức. Nhiều cha mẹ mong muốn tìm kiếm phương pháp giáo dục con theo cách của phương Tây. Tuy nhiên chúng ta gặp phải vấn đề cần trung hòa sự khác biệt về tâm lý, tư tưởng, văn hóa để tìm ra phương pháp phù hợp và hiệu quả. Tham khảo một số cách dạy con tự lập dưới đây, chắc chắn phụ huynh sẽ tìm ra cách dạy con để không còn phải băn khoăn, bối rối nữa.
Xem thêm: 11 phương pháp rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học từ nhỏ
Để trẻ tự quyết định mọi việc là cách dạy con tự lập đúng đắn
Để trẻ tự quyết định mọi việc là cách dạy con tự lập giúp trẻ sớm trở nên trưởng thành trong tương lai. Phụ huynh nên để trẻ được quyền lựa chọn cho bản thân mình, đây chính là cách giúp con tự lập. Để thực hiện cách giáo dục tự lập này, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho trẻ tự chọn trong những việc đơn giản như quần áo, giày dép, cặp sách… Ví dụ: Phụ huynh đưa ra 2 chiếc váy và nói với con tự chọn váy nào để mặc.
Các chuyên gia khuyên rằng, trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ không nên quá cứng nhắc hay ép buộc con phải thực hiện theo yêu cầu của mình. Điều cha mẹ nên làm là đưa ra lời khuyên cho con để trẻ có thể chọn ra điều tốt nhất.
Để dạy con tự lập thì cha mẹ cần để trẻ tự quyết định mọi việc của mình
Dạy trẻ cách tự làm việc cá nhân
Để dạy con tự lập, cha mẹ nên giáo dục ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Khi con bắt đầu có nhận thức, chúng ta nên dạy trẻ làm quen và tự làm việc cá nhân:
- Trẻ 10 tháng tuổi có thể ăn các loại thực phẩm nhỏ và mềm bằng cách tự cầm, nắm, bốc hoặc xúc đưa lên miệng. Giai đoạn từ 10 – 18 tháng tuổi cha mẹ nên dạy con tự giác trong việc ăn uống thông qua việc chơi cùng dụng cụ ăn uống để trẻ độc lập, tự giác hơn.
- Khi trẻ lớn hơn (trẻ từ 2 tuổi) hãy cho con tự phục vụ bằng cách xếp dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự đeo dép, tự lấy bát đũa của con trước mỗi bữa ăn …
- Trẻ từ 4 – 5 tuổi, cha mẹ nên để con tự làm các việc như trang trí bàn học, dọn dẹp phòng ngủ, tự mặc quần áo, sắp xếp tủ sách…
- Trẻ từ 10 tuổi trở nên phụ huynh có thể hướng dẫn con cách giặt khăn lau mặt, dọn rửa ấm chén, sắp xếp tủ quần áo…
Dạy trẻ tự làm việc cá nhân, tự chăm sóc bản thân không chỉ là cách dạy con tự lập mà còn thông qua các hoạt động thực hành trẻ phát triển khả năng tìm tòi, quan sát và sáng tạo.
Dạy con tự lập bằng cách để bé tự đi học
Để trẻ tự đi học là hình thức rèn con tự lập được nhiều phụ huynh áp dụng. Trong trường hợp trường cách nhà không qua xa có thể đi bộ hoặc có tuyến xe công cộng thuận tiện cha mẹ nên để trẻ tự mình đến trường. Việc quá lo lắng và đưa đón con đến trường lâu dần sẽ khiến trẻ phụ thuộc và ỷ lại.
Để yên tâm hơn, khi dạy con tự lập thì cha mẹ có thể cùng con di chuyển và hướng dẫn trẻ các kỹ năng cần thiết. Nếu con nhút nhát phụ huynh nên động viên, khích lệ trẻ thay vì dọa nạt, quát mắng bắt con phải làm theo quyết định của mình. Những ngày đầu cha mẹ có thể theo sau con để sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Dặn dò trẻ phải thật cẩn thận và những chú ý khi đi trên đường để con cẩn trọng hơn.
Tham khảo: 9 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi
Tính tự giác là kỹ năng quan trọng khi dạy con tự lập
Tính tự giác, kỷ luật là điều cần thiết không chỉ với trẻ nhỏ mà cả với người lớn. Tính cách này cần được rèn luyện ngay từ sớm để trẻ hình thành thói quen tốt. Cha mẹ hãy tập cho trẻ tính tự giác như chủ động về giờ thức dậy, học bài, đánh răng, ăn uống… chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần chủ động trong việc giúp đỡ cha mẹ, gia đình và người xung quanh như lau nhà, rửa chén, tưới cây… Trẻ hình thành tính tự giác sẽ tự chăm sóc được bản thân, không còn bị bỡ ngỡ khi xa rời vòng tay cha mẹ.
Khi dạy con tự lập, cha mẹ cần đề cao tính tự giác ở con trẻ
Dạy con thất bại không phải vấn đề lớn
Sẽ có những lúc trẻ gặp thất bại khiến con cảm thấy vô cùng thất vọng, chán nản. Đây là vấn đề có thể xảy ra ngay cả với người lớn, vì vậy khi dạy con tự lập, phụ huynh thay vì chất vấn, tìm nguyên nhân hãy an ủi con để trẻ biết rằng thất bại không phải là vấn đề lớn. Sau đó chúng ta nên dạy con học hỏi, rút kinh nghiệm từ thất bại đó và tiếp tục cố gắng.
Cha mẹ cũng cần lưu ý, nhiều trẻ sau khi được cha mẹ hỗ trợ bé vẫn tiếp tục lặp lại vấn đề và tiếp tục thất bại bất chấp lời cảnh bảo của người lớn. Trong trường hợp này bạn cũng không cần quá lo lắng, không nên đánh giá ngay là trẻ ương bướng, khó bảo. Hãy cho trẻ được tự do trải nghiệm và tự rút kinh nghiệm cho những lỗi sai của mình. Tự chịu trách nhiệm, tự rút ra bài học sẽ giúp trẻ tự lập, chủ động hơn.
Tuy nhiên để cho con tự trải nghiệm không có nghĩa là bỏ mặc con, cha mẹ có thể hướng dẫn để trẻ làm tốt hơn nhưng đừng nhắc đi nhắc lại sai lầm trước đó. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng khiến trẻ thấy khó chịu, không thoải mái.
Dạy con tự lập bằng cách tự làm chủ cảm xúc
Tự làm chủ cảm xúc là kỹ năng khá khó thực hiện ngay cả với người lớn. Vì vậy khi muốn dạy con tự lập thông qua tự làm chủ cảm xúc cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn trẻ. Trẻ cần biết làm chủ cảm xúc trong quá trình học tập, vui chơi cùng bạn bè hay làm các việc cá nhân:
- Con không nên nổi nóng, quát nạt hay đánh nhau với bạn khi có tranh chấp xảy ra.
- Khi ở chỗ đông người con không nên gào thét để được thỏa mãn yêu cầu của mình
- Không nên buồn chán, thất vọng khi bị điểm kém, thay vào đó hãy cố gắng để đạt được điểm tốt trong những bài thi sau
- Cần quan tâm đến cảm xúc của người khác để kịp thời hỗ trợ và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần
Việc dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc khi dạy con tự lập sẽ có tác động tốt đến sự phát triển, hình thành nhân cách của trẻ. Bé sẽ hiểu, thông cảm, quan tâm đến mọi người và cũng nhận lại sự yêu thương.
Làm chủ cảm xúc là cách dạy con tự lập hiệu quả hiện nay
Tham khảo thêm: Các cách giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc hiệu quả
Cho bé được đóng góp ý kiến
Mặc dù chúng ta là người lớn, nhưng không có nghĩa là cha mẹ nói sao cũng đúng và con cái bắt buộc phải nghe lời. Khi dạy con tự lập, hãy để trẻ được đóng góp ý kiến và nêu ra quan điểm, chính kiến riêng của mình.
Đây là cách phụ huynh tập cho con hình thành khả năng lập luận riêng, bảo vệ quan điểm cá nhân. Thông qua các cuộc thảo luận như vậy cha mẹ cũng hiểu con hơn để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Cho phép bé được sai và cơ hội sửa chữa khi dạy con tự lập
Nhiều cha mẹ thường không chấp nhận việc trẻ sai phạm hay mắc lỗi mà thường xuyên quát mắng con để tránh việc này. Tuy nhiên trong biện pháp giáo dục trẻ tự lập cho phép bé được sai và có cơ hội sửa chữa.
Không ai có thể tránh được sai lầm ngay cả đối với người lớn, quan trọng là việc có rút kinh nghiệm từ những lần sai đó không. Vì vậy phụ huynh hãy cho phép trẻ được sai, sau mỗi lần các bé sẽ tự nhìn nhận ra bài học cho mình và chủ động xử lý mọi tình huống tương tự, trở nên tự lập hơn.
Dạy con tự lập và kiên trì với mục tiêu đề ra
Kiên trì là đức tính tốt, đây là một trong những đức tính của những người thành công. Vì vậy cha mẹ đừng quên tập cho con cách kiên trì với mục tiêu trong tất cả mọi việc ngay từ nhỏ. Đồng thời chúng ta cần thúc đẩy trẻ cố gắng hết khả năng của mình để sớm hoàn thành mục tiêu đó.
Phụ huynh cần chú ý, trên hành trình của mình không thể tránh khỏi những lúc con chùn bước và muốn bỏ cuộc. Việc này khi dạy con tự lập, cha mẹ không đánh giá được là trẻ có cố gắng, có kiên trì hay không nên bà mẹ cần luôn cổ vũ tinh thần và động viên để trẻ nỗ lực tự lập. Đối với những việc khó khăn và vượt qua khả năng của trẻ, cha mẹ nên hỗ trợ, gợi ý để con tìm ra cách giải quyết, chúng ta không nên áp đặt bắt con phải thực hiện ngay.
Kiên trì là đức tính cần có để giúp con có thể tự lập trong cuộc sống
Để con nhận trách nhiệm
Dạy con tự lập bao gồm cả việc để con nhận trách nhiệm. Tuy nhiên giao trách nhiệm cho con cha mẹ phải chọn nhiệm vụ, quyết định phù hợp. Hãy giao cho bé những công việc phù hợp với lứa tuổi, khả năng và để trả tự giải quyết vấn đề của mình.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho buổi tổ chức sinh nhật cho 1 thành viên trong gia đình, chúng ta có thể giao cho con một số công việc đơn giản như chọn món ăn, chọn bánh sinh nhật, dọn dẹp nhà cửa cùng người lớn. Với mỗi công việc hãy giao nhiệm vụ cụ thể và để trẻ tự hoàn thành phần việc của mình. Qua đó trẻ sẽ rèn luyện được sự tự lập và trách nhiệm.
Cha mẹ cần khích lệ và động viên khi dạy con tự lập
Trẻ nhỏ thường sợ bị quát mắng và có thể phản ứng tiêu cực trong những trường hợp này. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế quát mắng con, thay vào đó hãy nhẹ nhàng phân tích, giải thích nếu trẻ mắc lỗi. Bên cạnh đó khi dạy con tự lập mà trẻ hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện được việc tốt, tự mình làm được việc gì đó chúng ta đừng tiếc lời khen ngợi, khích lệ động viên trẻ.
Đây là cách giúp trẻ cảm thấy tự hào, nhận biết những việc làm đúng đắn và phát huy trong những lần sau. Phản hồi tích cực là điều cần thiết khi xây dựng tích cách cho trẻ từ nhỏ. Cha mẹ cũng nên yêu cầu hay giao nhiệm vụ để trẻ thực hiện các hoạt động đơn giản phù hợp để xây dựng tính tự lập bên trong cho bé.
Nhiều cha mẹ quan tâm:
- Các phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ thông minh, tài giỏi
- Top 10+ kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học cha mẹ nên dạy con từ sớm
Dạy con tự lập và tự do trong khuôn khổ cho phép
Hãy cho trẻ được thoải mái trải nghiệm, khám phá thế giới một cách độc lập nhưng phải trong khuôn khổ cho phép bởi nhận thức, khả năng của trẻ còn hạn chế. Trên thực tế có nhiều tình huống, sự việc, thông tin nguy hiểm, độc hại mà trẻ không lường hết được. Khi dạy con tự lập, cha mẹ hãy chỉ rõ mình sẽ cho con được tự do nếu trẻ tuân theo những quy tắc đã được thống nhất. Chú ý con sẽ mất đi đặc quyền nếu vi phạm quy định.
Con được tự do thoải mái nhưng vẫn trong khuôn khổ mà ba mẹ đưa ra
Ví dụ: Trẻ được phép sở hữu 1 chiếc điện thoại thông minh, tài khoản mạng xã hội… nếu như con chấp nhận một số điều kiện cha mẹ đặt ra. Những điều kiện này để đảm bảo an toàn cho con và nếu con vi phạm con sẽ không được phép sử dụng nữa.
Những điều khoản đó có thể là cha mẹ được quyền biết mật khẩu điện thoại và tài khoản của con nhưng không được tự do truy cập, trẻ không được chấp nhận kết bạn với người lạ, không được gửi hình ảnh riêng tư cho người khác, không được cho người lạ biết địa chỉ nhà hay địa chỉ trường học, nếu có ai quấy rối phải nói chuyện với cha mẹ…
Chúng ta nên cùng con kỹ một bản hợp đồng về quy tắc đã được cùng xem xét và thỏa thuận. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở để trẻ không quên đi khuôn khổ được phép của mình.
Dạy con tự lập bằng cách tạo thói quen mới
Hình thành các thói quen cho trẻ sẽ giúp trẻ làm tốt việc của mình và giúp con hình thành tính cách tốt đẹp trong tương lai. Một thói quen tốt cũng giúp các bé hiểu rõ việc phải làm, trình tự thực hiện cụ thể và tạo thành phản xạ. Cha mẹ nên tích cực dạy con tự lập bằng cách liên tục tạo ra các thói quen tốt trong cuộc sống của trẻ.
Ví dụ:
- Hình thành cho trẻ thói quen trong buổi sáng là dậy sớm, rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, chải tóc, ăn sáng và đi học.
- Buổi tối cần hoàn thành bài tập về nhà trước khi đi ngủ.
- Trước giờ ăn cơm rửa tay sạch sẽ, sắp xếp bàn ăn
- Trước khi đi ngủ cần đánh răng sạch sẽ
Đưa ra các giới hạn lựa chọn cho con
Trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái, khó chịu khi bị ép buộc phải làm theo quyết định của người lớn, mặc dù quyết định đó là đúng đắn. Vì vậy khi dạy con tự lập thì thay vì nói “con phải làm”, “con phải thực hiện” cha mẹ hãy đưa ra các giới hạn lựa chọn cho con. Việc bắt đầu với 1 giới hạn các sự chọn lựa sẽ giúp trẻ dễ dàng đưa ra quyết định và cảm thấy được tôn trọng, nên bé thoải mái hợp tác với cha mẹ.
Ví dụ: Buổi sáng thay vì bắt con phải mặc váy, cha mẹ hãy đưa ra 2 chiếc váy khác nhau để trẻ chọn 1 chiếc. Hoặc đưa ra món thịt bò vào và món trứng rán để con chọn sẽ ăn gì thay vì cho trẻ chọn trong 1 thực đơn có hàng chục món.
Cha mẹ cần tránh những sai lầm khi dạy con tự lập
Dạy con tự lập đã và đang trở thành xu thế được nhiều cha mẹ hiện đại áp dụng. Tuy nhiên hành trình này không đơn giản, nhiều phụ huynh có thể mắc một số sai lầm làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục như:
- Cha mẹ nghĩ con còn quá nhỏ không thể tự làm được mọi việc, nên luôn hỗ trợ con khiến trẻ hình thành thói quen phụ thuộc, dựa dẫm rất khó để cải thiện
- Nhiều cha mẹ bắt con tự làm tất cả mọi việc, trong khi có những việc vượt khả năng khiến trẻ cảm thấy áp lực
- Cha mẹ quá nghiêm khắc khiến trẻ luôn lo lắng, khó thực hiện được các công việc cha mẹ giáo và dần mất niềm tin vào bản thân
- Cha mẹ không hướng dẫn khi muốn con thực hiện một việc mới trẻ chưa biết làm như thế nào khiến trẻ bối rối và nghĩ rằng mình không thể làm được việc gì cả
- Phụ huynh luôn gay gắt, quát mắng khiến con sợ hãi, lo lắng
Dạy con tự lập bằng cách giải quyết vấn đề độc lập
Cha mẹ không thể ở bên cạnh con 24/24 do đó trẻ hoàn toàn có thể gặp phải những vấn đề mà không có người lớn giúp đỡ ngay lập tức. Giải pháp tốt nhất là cha mẹ dạy con cách giải quyết những vấn đề này một cách độc lập.
Các vấn đề trẻ có thể gặp phải có thể liên quan đến trường học, anh chị em, bạn bè, khi đi trên đường, khi vui chơi… Khi dạy con tự lập, cha mẹ nên hướng dẫn cho con thông qua một số tình huống cụ thể, cung cấp cho trẻ các góc nhìn khác nhau. Từ đó trẻ sẽ có đánh giá của riêng mình, hình thành khả năng tự giải quyết vấn đề tương tự một cách độc lập.
Xem thêm: Học sinh tư duy tốt hơn nhờ được rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Tự lập là đức tính tốt chúng ta cần rèn luyện trẻ từ sớm, nhưng với mỗi độ tuổi khác nhau cha mẹ có thể giúp con rèn luyện thói quen tự lập với mỗi công việc phù hợp. Khi giao việc cha mẹ nên giữ thái độ mềm mỏng, nhẹ nhàng hướng dẫn và kiên nhẫn nếu trẻ làm sai. Sau mỗi lần sửa sai trẻ sẽ tự rút kinh nghiệm để thực hiện công việc tốt hơn trong những lần tiếp theo. Cha mẹ nên giữ vững tâm lý, tin tưởng để con tự giải quyết vấn đề theo cách của mình. Chúng ta cũng không nên quá nghiêm khắc khiến trẻ gặp áp lực, khủng hoảng và mất dần niềm tin vào bản thân. Đây chính là cách cha mẹ giúp con rèn luyện tính tự lập nhanh chóng và hiệu quả.
Trên đây là cách dạy con tự lập hữu ích cha mẹ có thể tham khảo để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình giúp trẻ phát triển toàn diện. Bất cứ đứa trẻ nào cũng có khả năng tự lập, do đó cha mẹ hãy là người hỗ trợ, giúp đỡ để con trở nên chủ động, tự giác và trách nghiệm. Đừng quên theo dõi The Dewey School để cập nhật liên tục các kinh nghiệm đồng hành cùng con lớn lên nhé.