Tư duy thiết kế và tư duy phản biện trong lớp học

Là một giáo viên, liệu bạn có nhận ra những phương pháp tiếp cận chính giúp thúc đẩy tư duy sáng tạo đổi mới trong giáo dục không? Bên cạnh các dự án sáng tạo và các hoạt động động não, điều thiết yếu đối với các giáo viên hiện đại là tích hợp phương pháp tiếp cận tư duy thiết kế vào học tập và truyền đạt các kỹ năng phản biện cho học sinh để giúp các em phát triển trong một xã hội không ngừng thay đổi. Nhưng, nhưng phương pháp tiếp cận này thực sự là gì? Nói một cách đơn giản, tư duy thiết kế khuyến khích giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo, trong khi đó tư duy phản biện thúc đẩy lý luân phân tích. Cả hai cách tiếp cận này cùng trao quyền cho người học để tư duy một cách đổi mới sáng tạo và đưa ra các quyết định có căn cứ.

Trong bài viết này, bạn sẽ học cách kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng thiết yếu này vào môi trường lớ học và khám phá vai trò quan trọng của chúng trong việc tạo ra những người tư duy nhanh nhẹn và sẵn sàng cho tương lai.

Tầm quan trọng của Tư duy Thiết kế và Tư duy Phản biện trong Giáo dục Hiện đại

Tư duy thiết kế và tư duy phản biện đều là những công cụ có giá trị để giúp học sinh phát triển khả năng tư duy khác biệt, đắm mình vào hình thành ý tưởng sáng tạo và trở thành các nhà giải quyết vấn đề nhiệt thành. Từ việc sử dụng kiến thức của mình để giải quyết các thử thách đơn giản cho đến đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo để giải quyết các vấn đề phức tạp, việc phát triển các kỹ năng tư duy yêu cầu cao hơn này cho phép người học phát triển trong thế giới thực.

Để giúp bạn hiểu tại sao những phương pháp tiếp cận chính này lại quan trọng trong môi trường giáo dục thay đổinhanh chóng ngày nay, hãy cùng xem tầm quan trọng của tư duy thiết kế và tư duy phản biện trong giáo dục và cách chúng cải tiến các trải nghiệm giáo dục như thế nào.

Nâng cao các Kỹ năng Giải quyết Vấn đề mang tính Sáng tạo

Việc thúc đẩy tư duy thiết kế khuyến khích hoci sinh tiếp cận các thử thách với một tư duy sáng tạo. Thông qua việc nhấn mạnh vào năm bước của quá trình tư duy thiết kế – đồng cảm với nhu cầu của người dùng, định nghĩa vấn đề, tạo các ý tưởng, tạo các nguyên mẫu của ý tưởng và kiểm thử các giải pháp đo, học sinh học cách giải quyết các vấn để ở thế giới thực với các kỹ thuật giải quyết vấn đề mang tính đổi mới sáng tạo. Hơn nữa, việc trở thành người tư duy phản biện khuyến khích học sinh đánh giá và phát triển các giải pháp bằng việc phân tích và học hỏi từ các góc nhìn đa dạng.

Thúc đẩy Tự phản ánh & Tự khẳng định bản thân

Các kỹ năng tư duy phản biện giúp học sinh phản ánh và hiểu các quan điểm khác nhau một cách có mục tiêu. Điều đó cho phép các em hiểu được thế giới dựa trên quan sát cá, kiến thức, và hiểu biết của cá nhân. Tương tự, tư duy thiết kế bao gồm việc tạo ra các ý tưởng và giải pháp sáng tạo cho những vấn đề của thế giới thực, điều này trao quyền cho học sinh phản ánh quan điểm của mình và đưa ra những giải pháp khả thi. Điều này truyền đến cảm giác tự tin và đảm bảo cho các khả năng của các em, đó là một điều cần thiết quan trọng cho người học thế kỷ 21.

Nâng cao Học tập Liên ngành

Cả tư duy thiết kế và tư duy phản biện đều khuyến khích học sinh rút ra kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau và cho phép các em kết hợp các góc nhìn đa dạng. Bằng việc kết nối các ngành và các góc nhìn khác nhau, học sinh phát triển hiểu biết toàn diện về các vấn đề đa chiều và trở nên có năng lực để đưa ra các giải pháp toàn diện. Điều này giúp các em phát triển tư duy thích nghi và đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo cho các vấn đề phức tạp.

Trở nên Sẵn sàng cho Tương lai

Các thử thách toàn cầu và những tiến bộ công nghệ nhanh chóng là những khía cạnh chính trong thế kỷ 21 mà học sinh phải được chuẩn bị. Tư duy thiết kế và tư duy phản biện trang bị cho học sinh sự phục hồi, hiểu biết và khả năng thích nghi cần thiết để phát triển trong môi trưởng thay đổi nhanh chóng đó. Nó dạy cho học sinh nắm lấy sự thay đổi, phản ánh các quyết định của các em, phát triển một tư duy đổi mới sáng tạo và liên tục cải thiện các kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân. Những kỹ năng này không chỉ là thiết yếu cho cuộc sống chuyên môn thành công mà còn đảm bảo chủ động học tập suốt đời.

Phương pháp Tiếp cận 5-Bước để Tích hợp Tư duy Thiết kế vào Giáo dục

Khái niệm tư duy thiết kế có thể nghe phức tạp, nhưng cốt lõi của nó về cơ bản là một phương pháp tiếp cận có hệ thống để giải quyết các vấn đề. Điều này làm nó khác biệt với các phương pháp luận khác là nó tập trung vào người dùng và cho phép đưa ra các giải pháp sáng tạo xoay quanh nhu cầu của họ. Phương pháp tiếp cận này có thể áp dụng ở nhiều lĩnh vực đa dạng, giáo dụng là một trong số đó. Nó cải thiện việc học, thúc đẩy sử sáng tạo và thúc đẩy học sinh phát triển một tư duy đổi mới sáng tạo.
Hãy hiểu cách triển khi thực hành tư duy thiết kế trong bối cảnh lớp học với sự giúp đỡ của mô hình tư duy thiết kế năm bước.

Bước 1: Đồng cảm

Bươc đầu tiên là hiểu nhu cầu, các thách thức và góc nhìn của người dùng cuối trướng khi thiết kế các giải pháp. Trong bối cảnh giáo dục, giáo viên phải khuyến khích học sinh sử dụng các công cụ nghiên cứu và tổ chức các bình chọn, khảo sát hoặc thưởng thức các cuộc hội thoại một – một với người dùng để tạo dựng sự đồng cảm và có được hiểu biết về quan điểm của họ. Phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm này giúp học sinh kết nối với các vấn đề của thế giối thực.

Bước 2: Định nghĩa

Bước thứ hai này là để thu thập hiểu biết từ bước đồng cảm và định nghĩa vấn đề mà các em hướng đến để giải quyết. Bằng việc trình bày rõ vấn đề một cách mạch lạc và cô động, học sinh có thể thu hẹp trọng tâm của mình và đưa ra tuyên bố định nghĩa về vấn đề.

Bước 3: Hình thành ý tưởng

Bước tiếp theo là học sinh đội chiếc mũ tư duy sáng tạo của mình và thực hiện các phiên động não để tạo nên một loạt ý tưởng và giải pháp tiềm năng. Quá trình hình thành ý tưởng sáng tạo này có thể liên quan tự phản ánh, sơ đồ tư duy, kết nối từ hoặc tập chí thảo luận nhóm để đưa ra giải pháp.

Bước 4: Nguyên mẫu

Ở bước tiếp theo, học sinh tạo ra các phương tiện trực quan như mô hình, đồ thị, bảng kể chuyện, vân vân, và cũng được gọi là nguyên mẫu, như một đại diện hữu hình cho giải pháp của các em. Bước này khuyến khích học sinh học từ lỗi sai của bản thân, tinh chỉnh các ý tưởng của mình, nếu cần thiết, và lặp đi lặp lại các giải pháp khác.

Bước 5: Kiểm thử

Bước cuối cùng là bước học sinh kiểm thử các nguyên mẫu của mình với người dùng cuối hoặc một nhóm bạn đồng trang lứa và thu thập phản hồi. Quá trình lặp đi lặp lại này giúp học sinh tinh chỉnh các giải pháp của mình và đảm bảo vấn đề đã và đang được xác định một cách hiệu quả.

Các Chiến lược Giảng dạy để Thúc đẩy Tư duy Phản biện cho Học sinh

Tư duy phản biện là một kỹ năng chủ chốt mà học sinh sẽ cần và sử dụng thành thạo vượt ngoài những năm tháng học đường. Nó trao quyền cho các em phản ánh, đặt câu hỏi và hiểu các góc nhìn đa dạng dựa trên quan sát và hiểu biết của bản thân. Hơn nữa, nó cho phép các em hiểu được một tính huống, phân tích sự thật, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề bằng việc đưa ra các kết luận đúng. Nó củng cố các kỹ năng nội tâm, các kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng đưa ra quyết định, bằng cách trần đầy tự tin để đưa ra lựa chọn dựa trên hiểu biết của bản thân.
Sau đây là một số chiến lược giảng dạy hiệu quả để giúp học sinh trau dồi các kỹ năng tư duy phản biện:

Thực hành Phản ánh Siêu nhận thức

Phản ánh siêu nhận thức cơ bản dạy học sinh suy nghĩ về tư duy của các em. Nó liên quan đến tự nhận thức, phân tích các mô hình tư duy và phản ánh các câu trả lời của các em. Ví dụ, học sinh có thể tự hỏi ‘tại sao tôi lại nghĩ đây là câu trả lời tốt nhất? Tôi có thông tin gì để hỗ trợ cho suy nghĩ này?’Điều này tinhc hỉnh quá trình tư duy của các em, nâng cao khả năng tư duy phản biện và giúp các em trở thành những người học có khả năng thích nghi.

Hỏi các Câu hỏi Mở

Hãy thực hành hỏi các câu hỏi nhắc học sinh phân tích, đánh giá và phản ánh các câu hỏi được đưa ra. Điều này có thể là các câu hỏi dựa vào quan điểm như ‘suy nghĩ của bạn về chương mà chúng ta đã học hôm nay là gì’ hoặc ‘bạn có thể nghĩ về các ví dụ trong thế giới thực về những điều chúng ta đã học được ngay hôm nay không?” Điều này thúc đẩy một văn hóa truy vấn trong đó các quan điểm đa dạng có thể được chia sẻ, thảo luận và phản ánh.

Dạy các kỹ năng lý luận

Đây là một thành phần chủ chốt của tư duy phản biện, nó khuyến khích học sinh tư duy một cách logic, phân tích các giả định và giải quyết các vấn đề. Giáo viên có thể làm điều nang bằng cách cho học sinh các bối cảnh của thế giới thực và thúc ép các em sử dụng các kỹ năng lập luận để đưa ra các giải pháp khả thi. Điều này thúc đẩy học sinh áp dụng kiến thức của mình, tư duy phản biện, đánh giá các góc nhìn đa dạng và đưa ra các giải pháp mang tính sáng tạo.

Các hoạt động Phổ biến để Triển khai Tư duy Thiết kế và Tư duy Phản biện trong Lớp học

Sự đổi mới sáng tạo đã và đang trở thành một khía cạnh rất quan trọng trong giáo dục hiện đại. Những phát triển mới trong công nghệ, các thực hành và sư phạm giáo dục đang giúp cả người học và người dạy luôn sẵn sàng. Mục tiêu chính là nâng cao trải nghiệm học tập giảng dạy và đây là khi cả tư duy thiết kế và tư duy phản biện đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tư duy thiết kế tạp trung vào tạo các giải pháp lấy con người làm trung tâm để thử thách bằng việc khuyến khích học sinh tư duy vượt ra khỏi khuôn mẫu. Tư duy phản biện liên quan đến phân tích và đánh giá dữ liệu để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Nó khuyến khích học sinh đặt ra các giả định, kiểm chứng bằng chứng và phân tích vấn đề một cách có mục tiêu để đưa ra có quyết định có căn cứ. Bằng việc tích hợp những khía cạnh chính này vào trong giáo dục, giáo viên có thể giúp học sinh phát triển sự đồng cảm, những kỹ năng giải quyết vấn đề và sự sáng mang tính nền tảng để giải quyết các thử thách.

Vì vậy, làm thế nào để bạn, là một giáo viên, thúc đẩy tư duy thiết kế và tư duy phản biện trong lớp học? Đây là bốn thông lệ trong lớp học mang tính thực tiễn để giúp bạn bắt đầu:

Kết hợp với Học tập theo dự án (PBL)

PBL là một phương pháp tiếp cận giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh và cho phép các em áp dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân vào các nhiệm vụ có ý nghĩa. Giáo viên có thể đưa PBL vào lớp học bằng cách:

  • Giao các dự án liên quan đến thực hành xác định và giải quyết các thử thách
  • Khuyến khích học sinh hình thành ý tưởng và đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo
  • Xây dựng các kỹ năng tư duy phản biện bằng việc đánh giá tính khả thi của các giải pháp này

Ví dụ: Ở một lớp học Hình học, học sinh có thể được yêu cầu xây dựng một mô hình thu nhỏ của một tượng đài như Taj Mahal. Điều này không chỉ kiểm tra các nguyên tắc hình học của các em mà còn giúp các em trau dồi khả năng suy luận không gian và sáng tạo của bản thân.

Phương pháp tiếp cận Liên ngành

Phương pháp năng động này liên quan đến việc cho học sinh làm việc theo dự án hoặc các bài tập, ở đó đòi hỏi các em thu được kiến thức từ nhiều bộ môn khác nhau và áp dụng sự hiểu biết của mình về tư duy phản biện cũng như tư duy thiết kế vào hành động.

  • Giáo viên tạo các cơ hội cho học sinh có được một phương pháp tiếp cận đa cạnh để học tập
  • Học sinh học cách đánh giá các góc nhìn đa dạng và sử dụng kiến thức của các em để thiết lập các giải pháp đổi mới sáng tạo

Ví dụ: Ở lớp học Lịch sử, học sinh có thể nhận một dự án phân tích một sự kiện lịch sử cụ thể từ nhiều góc nhìn khác nhau và tạo một bài thuyết trình đa phương tiện thể hiện sự hiểu biết của các em. Điều này tập hợp các khía cạnh lịch sử và cộng nghệ với nhau, giúp học sinh khám phá một cách vừa sáng tạo và vừa có tính phê bình.

Giới thiệu các Thử thách Thiết kế

Các thử thách thiết kế là những hoạt động có cấu trúc mà học sinh tham gia để tạo nên, lập nguyên mẫu và kiểm thử các ý tưởng để giải quyết một vấn đề cụ thể. Đây là cách triển khai trong bối cảnh lớp học:

  • Trình bày cho học sinh các thử thách trong thế giới thực mà yêu cầu các giải pháp sáng tạo
  • Khuyến khích các em đồng cảm với người dùng, định nghĩa vấn đề, hình thành ý tưởng cho các giải pháp, tạo các nguyên mẫu và đánh giá tính hiệu quả của chúng thông qua tư duy phản biện

Ví dụ: Yêu cầu học sinh tạp một ứng dụng giải quyết một vấn đề cụ thể trong thế giới thực hoặc thiết kế một trang web giải thích một quy trình hay một sản phẩm.

Tổ chức Tranh luận và Thảo luận

Tổ chức thảo luận về các chủ đề phức tạp có thể là một cách tuyệt vời để thúc đẩy cả kỹ năng tư duy thiết kế và tư duy phản biện. Đây là cách:

  • Khuyến khích học sinh cân nhắc các góc nhìn khác nhau một cách cẩn thận và tranh luận
  • Yêu cầu các em đánh giá một cách thấu đáo các quan điểm và thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho các lập luận phản biện. Hoạt động này kiểm tra các kỹ năng tư duy phản biện và cả tư duy thiết kế.

Ví dụ: Tổ chức phiên trang luận trong nhà về các chủ đề như ‘liệu trường học có nên ưu tiên sách giáo khoa kỹ thuật số thay vì tài liệu học tập truyền thống cho tương lai bền vững hay không?’

Tư duy thiết kế và tư duy phản biện là các khía cạnh vô cùng quan trọng đối với giáo viên trẻ vì nó trao quyền cho họ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người học thế kỷ 21. Hơn nữa, nó giúp các em thích nghi với những thay đổi động lực trong lớp học và chuẩn bị cho các em để phát triển trong thế giới thay đổi nhanh chóng. Việc có một giải pháp công nghệ mạnh mẽ giúp giáo viên đạt được điều này một cách dễ dàng.

Thông qua cam kết thực hiện tư duy thiết kế và thực hành tư duy phản biện vào thực tiễn giảng dạy của mình, giáo viên giúp định hình một tương lai nơi học sinh không chỉ hiểu biết mà còn có các bộ kỹ năng cần thiết để thúc đẩy sự thay đổi tích cực và thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực công việc của họ. Họ trao quyền cho học sinh trở thành người học suốt đời và những người giải quyết vấn đề thích nghi, những người được chuẩn bị tốt để điều hướng sự phức tạp của các thách thức trong thế giới thực.

Nguồn tham khảo: https://www.extramarks.com/blogs/teachers/edu-critical-think/

Tác giả bài viết

Bài viết liên quan