Khi làm việc trong lớp học PBL, sự phân hóa là điều bắt buộc
Mỗi sinh viên cần có sự dẫn dắt từng bước phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của dự án. Làm thế nào để bạn dạy các kỹ năng mới trong một dự án trong khi đồng thời dẫn dắt từng bước và phân hóa? Đôi khi, bạn cảm thấy như mình cần phải nhân bản chính mình hoặc thậm chí có ba giáo viên trong một lớp để đáp ứng nhu cầu của tất cả sinh viên.
Việc sử dụng mô hình luân phiên các trạm trong các dự án có thể giúp giáo viên đáp ứng những yêu cầu này. Việc sử dụng mô hình này thực sự đã giúp tôi tối đa hóa thời gian làm việc của dự án vì tôi có thể giải quyết ba mục tiêu cùng một lúc:
- Cung cấp biện pháp khắc phục cho những sinh viên cần hỗ trợ để đáp ứng các tiêu chuẩn của dự án thông qua các chương trình trực tuyến.
- Cung cấp các bài học nhỏ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến thức cần thiết cho dự án thông qua giảng dạy trực tiếp.
- Xây dựng kỹ năng phối hợp của sinh viên khi họ làm việc trên các thành phần của dự án theo đội nhóm.
Viện Christensen đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về các mô hình học tập kết hợp nào hiệu quả nhất. Họ mô tả các Mô hình luân phiên các trạm là các khóa học mà sinh viên luân phiên giữa giảng dạy trực tuyến, giảng dạy do giáo viên dạy học và các hoạt động phối hợp. Cách tiếp cận này cho phép giáo viên PBL thực sự hoạt động như những người tạo điều kiện và đưa ra nhiều hỗ trợ hơn cho sinh viên ở mọi cấp độ.
Khi tôi sử dụng mô hình luân phiên các trạm trong lớp học PBL của mình, tôi sắp xếp thời gian để đảm bảo sinh viên có thể làm việc có ý nghĩa ở mỗi trạm
Ví dụ, trong một khung giờ 90 phút, sinh viên có thể dành 25 phút ở mỗi trạm trong ba trạm, cho phép có thời gian chuyển hóa và giảng dạy. Sau đây là một ví dụ về các trạm mà tôi có thể sử dụng trong thời gian làm việc theo dự án.
Trạm 1: Giảng dạy trực tuyến
Tùy thuộc vào số lượng thiết bị, có nhiều cách khác nhau để triển khai học trực tuyến trong bối cảnh dựa trên dự án:
- Thiết bị 1-1: Sinh viên có thể sử dụng mô hình học tập kết hợp linh hoạt trong đó họ làm việc độc lập hoặc theo nhóm trên một loạt các hoạt động. Sau đó, giáo viên có thể tổ chức các hội nghị nhóm nhỏ, kéo một nhóm sinh viên để hướng dẫn trực tiếp dựa trên nhu cầu của các em.
- Thiết bị hạn chế: Sinh viên có thể luân phiên qua một trạm trong khoảng thời gian đã định (20 phút, 30 phút, v.v.), một trong số đó là trạm công nghệ. Tại trạm này, sinh viên có thể làm việc trên phần mềm học tập kết hợp được thiết kế để bồi dưỡng hoặc khắc phục.
Trạm 2: Tiến hành Bài học nhỏ với Dạy học do Giáo viên Dẫn dắt
Các mô hình luân phiên trạm cung cấp cho giáo viên cơ hội dạy nhóm nhỏ, cũng như cơ hội đánh giá thường xuyên. Ví dụ, trong trạm do giáo viên định hướng, tôi có thể đưa ra bài giảng nhanh trong 10 phút về một chủ đề thiết yếu cho dự án. Sau một số cuộc thảo luận, chúng tôi sử dụng trạm này để làm bài kiểm tra hoặc hoạt động viết. Trong nhóm nhỏ này, tôi thấy rằng sinh viên sẵn sàng phát biểu và đặt câu hỏi hơn so với khi ở trong nhóm nhiều sinh viên hơn.
Trạm 3: Giữ cho các nhóm sinh viên đi đúng hướng
Trong lớp học của riêng tôi, tôi đã thấy rất thành công khi tạo ra “Công cụ theo dõi sự làm chủ” hàng tuần cho phép sinh viên kiểm tra các nhiệm vụ/hoạt động khi làm việc theo nhóm hoặc độc lập. Các mục trên công cụ theo dõi của họ có thể bao gồm phân tích nguồn chính tại trạm độc lập hoặc bài kiểm tra tại trạm nhóm nhỏ hoặc cuộc họp nhóm về dự án của họ.
Một chìa khóa mà tôi thấy hữu ích khi sử dụng công cụ theo dõi sự làm chủ là cố tình tích hợp các mốc quan trọng của dự án với các mô tả để sinh viên có thể làm việc độc lập mà không cần tôi chỉ đạo. Khi sinh viên thực sự hiểu qúa trình của mô hình luân phiên, kỳ vọng của tôi và cách sử dụng công cụ theo dõi sự thành thạo của họ, lớp học của tôi về cơ bản đã được tự động hóa, giúp tôi có nhiều thời gian hơn để làm việc với những sinh viên cần nhiều sự trợ giúp nhất.
Mô hình luân phiên các trạm có thể không hữu ích cho mọi dự án, nhưng chắc chắn có thể rất hữu ích để phân hóa sự hỗ trợ cho sinh viên.
Nguồn tham khảo: https://www.pblworks.org/blog/maximizing-project-work-time-station-rotations