Đổi mới sáng tạo là nền tảng của sự tiến bộ và sự sáng tạo thúc đẩy các giải pháp định hình tương lai của chúng ta. Trong một thế giới luôn thay đổi, làm thế nào để chúng ta chuẩn bị cho học sinh không chỉ thích nghi mà còn phát triển? Tư duy thiết kế là một phương pháp tiếp cận năng động giúp người học giải quyết các thách thức một cách sắc bén và tự tin.
Nghiên cứu cho thấy học sinh tham gia vào chu trình thiết kế thể hiện các kỹ năng tư duy bậc cao so với những học sinh tham gia vào các phương pháp học tập truyền thống (Razzouk, 2012). Ngoài việc thúc đẩy sự sáng tạo, tư duy thiết kế còn trang bị cho học sinh một tư duy sẵn sàng giải quyết các vấn đề phức tạp, liên ngành—một bộ kỹ năng thiết yếu để vượt qua những điều không chắc chắn của thời đại hiện đại.
Bài viết này khám phá sức mạnh biến đổi của tư duy thiết kế trong giáo dục và cách nó giúp học sinh suy nghĩ phản biện, hành động sáng tạo và nắm bắt thách thức như một cơ hội.
Tư duy Thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế theo nghĩa đơn giản nhất là tư duy như một nhà thiết kế. Nó có nghĩa là đặt người dùng (người được hưởng lợi từ giải pháp) lên trước nhất, cởi mở trước những ý tưởng mới, và liên tục cải tiến thông qua phản hồi.Nó bao gồm sự thử nghiệm trong một môi trường rủi ro thấp.
Giảng dạy và học tập học thuật truyền thống thường mang tính phân tích và tập trung. Tư duy thiết kế khuyến khích người học có lập trường truy vấn, suy nghĩ khác biệt, và phát triển khả năng phản xạ. Cách tiệm cận này củng cố sự đồng cảm, sự tò mò, tính xây đựng, và sự lặp đi lặp lại liên tục.
Tư duy thiết kế là một phương pháp tiếp cận có cấu trúc để xác định các thử thách, thu thập thông tin, tạo các giải pháp tiềm năng, tinh chỉnh các ý tưởng, và kiểm thử các giải pháp. Quá trình này có bản chất tuần hoàn và yêu cầu sự lặp đi lặp lại. Mỗi bước trong quá trình được xem xét lại và áp dụng trong suốt trải nghiệm học tập để khuyến khích sự thử nghiệm, tính khả thi của giải pháp, và sự phản ánh. (ineta, 2014)
Các bước trong Tư duy Thiết kế
Tư duy thiết kế là một khung gồm năm bwocs không phải lúc nào cũng theo đúng trình tự. Bạn có thể chạy các bước song song, không theo trật tự, và lặp lại các bước khi cần. Quá trình lặp đi lặp lại cho phép cá nhân quay trở lại các bước trước đó với nhiều thông tin hơn và định ngĩa lại các giải pháp của mình.
Năm bước như dưới đây:
- Đồng cảm: Hiểu được nhu cầu, giá trị và niềm tin của khán giả mục tiêu
- Định nghĩa: Xác định vấn đề cần giải quyết bằng cách ghép nối các phát hiện từ giai đoạn đồng cảm.
- Hình thành ý tưởng: Tạo ra các giải pháp tiềm năng bằng các kỹ thuật động não (thách thức các giả định).
- Tạo nguyên mẫu: Thu hẹp các ý tưởng và ưu tiên những ý tưởng mang lại giá trị cao nhất.
- Kiểm tra: Đánh giá các khái niệm và nguyên mẫu để xem chúng hoạt động như thế nào trong cuộc sống thực (có thể mang lại những hiểu biết mới và định nghĩa lại).
Trong các bối cảnh công nghiệp, quá trình tư duy thiết kế thường có mục tiêu đáp ứng các tiêu chí sau:
- Sự mong cầu: Đáp ứng nhu cầu của người dùng
- Sự khả thi: Đảm bảo rằng giải pháp có thể xây dựng được về mặt kỹ thuật
- Sự tiềm năng: Đảm bảo người tạo ra có thể hưởng lợi từ giải pháp
Theo truyền thống, các công ty bắt đầu đánh giá tính khả thi hoặc tiềm năng và sau đó tìm kiếm một vấn đề khớp với giải pháp để đưa nó ra thị trường. Ngược lại, tư duy thiết kế đảo ngược cách tiếp cận này, thúc giục các nhóm tập trung vào sự mong cầu trước khi cân nhắc tính khả thi và tiềm năng.
Tư duy Thiết kế Nâng cao các Kỹ năng Giải quyết Vấn đề cho các Học sin Như thế nào
Tư duy thiết kế khuyến khích học sinh tiếp cận các thử thách với sự sáng tạo, đồng cảm, và một phương pháp luận có cấu trúc. Nó có thể được triển khai một cách linh hoạt như một khung để thiết kế hoạch học hoặc một lộ trình cho một hoạt động hoặc một dự án nhóm.
Đây là cách thức:
- Giải quyết vấn đề dựa trên sự đồng cảm: Bắt đầu bằng việc hiểu nhu cầu và quan điểm của người khác. Giúp học sinh phát triển sự đồng cảm và đưa ra các giải pháp thực sự giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
- Khuyến khích tư duy phản biện: Bằng cách xác định vấn đề sớm, tuân theo khuôn khổ, bạn có thể chia nhỏ các vấn đề thành các phần đơn giản hơn. Phương pháp phân tích này tăng cường tư duy phản biện.
- Nuôi dưỡng sự sáng tạo và đổi mới: Giai đoạn động não bao gồm tư duy phân kỳ mà không tìm kiếm một câu trả lời đúng. Nó xây dựng khả năng suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ và bồi đắp tư duy đổi mới sáng tạo của người học.
- Học tập thực hành thông qua tạo mẫu: Điều này giúp học sinh tạo ra các phiên bản hữu hình của ý tưởng của mình, giúp các em hiểu được những hàm ý thực tế.
- Khả năng phục hồi và thích ứng: Việc kiểm thử lặp đi lặp lại xây dựng khả năng phục hồi, khuyến khích học sinh học hỏi từ những thất bại của mình và cải tiến.
- Kỹ năng phối hợp: Làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề nuôi dưỡng sự phối hợp, giao tiếp và lòng tin giữa những người đồng cấp. Tất cả những điều này đều rất quan trọng để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
Áp dụng Tư duy Thiết kế trong Lớp học
Tư duy thiết kế cải tiến trải nghiệm học tập của học sinh, giúp các em thấy thế giới từ góc nhìn tươi mới, đổi mới sáng tạo. Nó cho phép các nhà giáo dục đo ni đóng giày các phương pháp giảng dạy để đáp ứng các phong cách và nhu cầu học tập của từng cá nhân. Điều này tạo nên một môi trường học tập ngàng càng hiệu quả và hòa nhập. Sử dụng tư duy thiết kế, học sinh cũng có sử chuyển đổi tư duy trong cách giải quyết vấn đề ở tất cả các lĩnh vực của đời sống.
- Học tập Thực hành: Các dự án và hoạt động dựa trên thiết kế khuyến khích học sinh làm việc nhóm, phám phá các ý tưởng mới và kết nối với những người và địa điểm có liên quan để xây dựng và kiểm thử các giải pháp hữu hình. Tư duy thiết kế cho phép các hoạt động có tính phối hợp cao trong và bên ngoài lớp học để giữ học sinh chủ động tham gia.
- Áp dụng Linh hoạt: Tư duy thiết kế cho thấy sự tác động như nhau ở mọi quy mô, từ các hoạt động và dự án đến các khóa học và cấp độ chương trình. Nó có thể được sử dụng như một thành phần của phương pháp luận khác hoặc riêng lẻ trong vài tháng. Một người có thể trực tiếp nghiên cứu nó như một phương pháp tiếp cận hoặc theo đuổi công việc học thuật khác.
Các bước Tư duy Thiết kế được Áp dụng trong Giáo dục:
- Đồng cảm: Khuyến khích các nhà giáo dục bằng cách đồng cảm với nhu cầu của học sinh. Giờ đây, họ có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình để có tính cá nhân hóa và phản hồi tốt hơn.
- Định nghĩa: Bằng cách xác định các mục tiêu học tập và những thách thức mà học sinh phải đối mặt, các nhà giáo dục có thể tạo ra các chiến lược giảng dạy có mục tiêu và hiệu quả.
- Hình thành ý tưởng: Giai đoạn này khuyến khích văn hóa động não và tư duy sáng tạo. Học sinh tự do thể hiện ý tưởng, dẫn đến các giải pháp đa dạng.
- Nguyên mẫu: Học sinh có thể tạo nguyên mẫu cho các giải pháp học tập của mình. bao gồm việc tạo ra các dự án, bài thuyết trình, hoạt động tương tác (học thực hành và thử nghiệm)
- Kiểm thử: Giai đoạn này nhấn mạnh vào phương pháp lặp đi lặp lại, trong đó học sinh được khuyến khích tiếp nhận phản hồi một cách duyên dáng, phản ánh về công việc của mình và liên tục cải tiến. Chu kỳ lặp đi lặp lại thúc đẩy tư duy phát triển và khả năng phục hồi khi đối mặt với những thách thức.
Ngày hội Đổi mới Sáng tạo để Xây dựng các Kỹ năng Thế kỷ 21 cho Học sinh
Những ngày hội đổi mới sáng tạo như những nền tảng mạnh mẽ cho học sinh áp dụng kiến thức của mình, phát huy sự sáng tạo của bản thân, và thử nghiệm các khả năng giải quyết vấn đề của các em vào các bối cảnh trong thế giới thực. Các sự kiện như Giải Robotics FIRST, RoboCup, và Hội chợ Khoa học Google không chỉ là những cuộc thi; chúng là các cơ hội cho học sinh tư duy phản biện, phối hợp, và xây dựng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho những vấn đề phức tạp.
Những ngày hội này khắc họa các nguyên tắc của tư duy thiết kế. Học sinh tham gia vào chu trình đầy đủ – từ đồng cảm với khán giả mục tiêu hoặc vấn đề mục tiêu, định nghĩa các mục tiêu, động não các ý tưởng, xây dựng các nguyên mẫu, và kiểm thử giải pháp của các em. Trải nghiệm làm việc trực tiếp này không chỉ làm các em hiểu sâu hơn về tư duy thiết kế mà còn thúc đẩy các kỹ năng thiết yêu của thế kỷ 21 chẳng hạn như sự thích nghi, phối hợp, và phục hồi.
Một ngày hội đổi mới sáng tạo thể những giá trị này như vậy là Codeavaour, một cuộc thi AI, mã hóa, và robotics hàng năm được tổ chức bởi STEMpedia. Codeavour cho những tâm hôn trẻ một sân khấu đầy cảm hứng để khám phá các công nghệ tiên tiến trong khi áp dụng tư duy thiết kế để sáng tạo các giải pháp có sức ảnh hưởng. Thông qua các thử thách xuất phát từ các vấn đề trong thế giới thực, học sinh có cơ hội để đổi mới sáng tạo, lặp đi lặp lại, và thể hiện các kỹ năng của mình trước khán giả toàn cầu.
Học sinh trải nghiệm sức mạnh chuyển hóa của tư duy thiết kế trực tiếp bằng việc tham gia vào các ngày hội sáng tạo đổi mới. Các em có được các kỹ năng chuẩn bị cho nhu cầu của lực lượng lao động hiện đại. Những sự kiện như vậy như là minh chứng to tiềm năng của tư duy thiết kế trong việc định hình thế hệ những người giải quyết vấn đề và các nhà đổi mới sáng tạo kế cận.
Tóm lại
Tư duy thiết kế không chỉ là một công cụ giải quyết vấn đề; nó là một cách tiếp cận mang tính chuyển hóa trang bị cho học sinh những kỹ năng, tư duy, và sự khôi phục cần thiết để điều hướng sự phức tạo của thế giới hiện đại. Quá trình thực hành, lặp đi lặp lại này không chỉ thúc đẩy trải nghiệm học thuật của học sinh mà còn chuẩn bị cho các em trước những thử thách của thế giới thực.
Vì chúng ta tiếp tục tích hợp tư duy thiết kế vào giáo dục, chúng ta mở cánh cửa cho học sinh tư duy phản biện, phối hợp hiệu quả, và coi thất bại là một trải nghiệm học tập có giá trị. Khi làm như vậy, chúng ta không chỉ chuẩn bị cho học sinh sự thích nghi với thay đổi, mà còn là dẫn dắt sự thay đổi, được trang bị với những kỹ năng giải quyết vấn đề mà các em cần để thành công trong một thế giới không ngừng phát triển.
Nguồn tham khảo: https://docs.google.com/document/d/1CXiic6MJf-w0glLIp3xp0R-Vq3c3E0r3/edit?usp=drive_link&ouid=104018506457045282158&rtpof=true&sd=true