Mỗi thế hệ đều có những kỷ niệm đẹp về việc mọi thứ đã tốt đẹp hơn biết bao khi họ còn là những đứa trẻ. Chỉ 40 năm trước, trẻ em không phải ngừng chơi để về nhà mãi cho đến khi đèn đường bật sáng. Các em uống nước từ vòi, và một quảng cáo lúc 10 giờ tối nhắc bộ mẹ đảm bảo rằng bọn trẻ của họ đã ở nhà rồi. Trẻ em chơi trò đóng giả với bạn bè trong hố cát, xây pháo đài, và tìm cách sáng tạo để không bị buồn chán, tất cả những điều đó trong khi cố gắng không phải gặp quá nhiều rắc rối.
Tuổi trẻ ngày này rất khác. Được lớn lên trong thế giới của video theo yêu cầu, điện thoại di động, và giải trí kỹ thuật số không ngừng nghỉ, trẻ em có quá ít cơ hội để bị nhàm chán. Không có sự nhàm chán, khả năng sáng tạo bị giảm sút. Tuy nhiên, trong thế giới phát triển nhanh chóng ngày nay, sự sáng tạo không còn chỉ là một kỹ năng mong muốn; mà là thiết yếu. Nhiều nhà giáo dục và phụ huynh đang ngày càng quan ngại rằng trẻ em đang không phát triển tiềm năng sáng tạo của mình ở trường và trong lúc vui chơi. Sự thiếu hụ này có thể là do một hệ thống giáo dục được cấu trúc quá mức và ảnh hưởng lan rộng của văn hóa thỏa mãn tức thời.
Nghiên cứu gần đây cho thấy sự suy giảm đáng lo ngại về khả năng sáng tạo của trẻ em. Một nghiên cứu bởi Kyung Hee Kim đã phát hiện ra rằng điểm IQ đã và đang tăng, điểm sáng tạo đã và đang giảm kể từ những năm 90. Hiện tượng này, được biết đến là “khủng hoảng sáng tạo”, có thể một phần do bản chất được lên cấu trúc của các hệ thống giáo dục hiện đại, ở đó thường ưu tiên kiểm tra chuẩn hóa hơn là khám phá sáng tạo.
Trẻ em ngày này dành ít thời gian để chơi một các phi cấu trúc, điều này rất quan trọng đối với việc phát triển khả năng sáng tạo. Thay vào đó, chúng thường tham gia vào các thiết bị điện tử với sự kích thích liên tục và các cơ hội có hạn cho tư duy tưởng tượng. Để giải quyết vấn đề này, tích hợp tư duy thiết kế vào giáo dục có thể là một giải pháp mạnh mẽ.
Hiểu về tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế là một phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề bao gồm việc đồng cảm với người dùng, định nghĩa các vấn đề, hình thành ý tưởng, tạo nguyên mẫu, và kiểm thử. Quá trình này, ban đầu được phát triển cho các lĩnh vực kinh doanh và thiết kế, đang ngày càng được công nhận là tiềm năng trong giáo dục. Việc khuyến khích học sinh tư duy như những nhà thiết kế giúp thúc đẩy sự sáng tạo, tư duy phản biện, và sự phối hợp.
Tư duy thiết kế có thể khơi gợi sự sáng tạo ở trẻ như thế nào?
- Nuôi dưỡng sự đồng cảm và hiểu biết: Giai đoạn đầu tiên trong tư duy thiết kế là sự đồng cảm. Trẻ em học cách hiểu nhu cầu và quan điểm của người khác, điều này giúp tăng cường trí tuệ cảm xúc và khả năng sáng tạo của trẻ. Bằng cách đồng cảm với người dùng cuối, trẻ có thể phát triển các giải pháp sáng tạo và liên quan hơn cho các vấn đề.
- Khuyến khích định nghĩa và khám phá vấn đề: Tư duy thiết kế dạy trẻ em định nghĩa vấn đề một cách rõ ràng. Quá trình này bao gồm việc khám phá nhiều khía cạnh khác nhau của một vấn đề và đặt ra những câu hỏi quan trọng. Giai đoạn định nghĩa giúp trẻ em phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề và khuyến khích trẻ tư duy phản biện.
- Thúc đẩy hình thành ý tưởng và động não: Ở giai đoạn ý tưởng, trẻ em được khuyến khích động não nhiều giải pháp mà không sợ thất bại. Giai đoạn này rất quan trọng đối với sự sáng tạo vì nó cho phép trẻ em khám phá nhiều ý tưởng và các cách tiếp cận khác nhau mà không sợ bị chỉ trích hoặc trách móc.
- Nguyên mẫu và thử nghiệm thực hành: Giai đoạn nguyên mẫu bao gồm việc tạo ra các biểu diễn hữu hình của các ý tưởng. Phương pháp thực hành này giúp trẻ em học bằng cách thực hành, điều này rất cần thiết để phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo. Thử nghiệm và lặp lại là những thành phần chính, dạy trẻ em rằng thất bại là một phần của quá trình học tập.
- Kiểm thử và phản hồi lặp lại: Kiểm thử là giai đoạn cuối cùng trong tư duy thiết kế. Giai đoạn này bao gồm việc thử nghiệm các nguyên mẫu và thu thập phản hồi từ nhiều bên liên quan và người dùng cuối tiềm năng. Quá trình lặp lại này giúp trẻ em tinh chỉnh ý tưởng của mình và học hỏi từ những sai lầm, thúc đẩy khả năng phục hồi và thích ứng.
Bằng chứng vềsự hiệu quả
Một vài nghiên cứu làm nổi bật lợi ích của tư duy thiết kế trong giáo dục. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2010 của Carroll và cộng sự đã phát hiện rằng việc đưa tư duy thiết kế vào chương trình giảng dạy cải thiện sự tham gia, sự phối hợp, và các kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Một nghiên cứu khác nữa, bởi Henriksen và cộng sự, đã chứng minh rằng các dự án tư duy thiết kế thúc đẩy năng lực sáng tạo thành thạo và năng lực đổi mới sáng tạo của học sinh.
Hơn nữa, nghiên cứu bởi Rauth và cộng sự đã cho thấy rằng những học sinh tham gia vào các hội thảo tư duy thiết kế đã thể hiện năng lực sáng tạo và tư duy phản biện hơn so với những học sinh không tham gia. Những phát hiện này nhấn mạnh tiềm năng của tư duy thiết kế trong việc tái tạo sức sáng tạo ở trẻ em.
Triển khai thực hành
Để tích hợp tư duy thiết kế vào giáo dục một cách hiệu quả, nhà trường và các nhà giáo dục có thể:
- Khuyến khích các dự án liên ngành: Tư duy thiết kế hoạt động hiệu quả nhất khi áp dụng vào các vấn đề thực tế đòi hỏi kiến thức từ nhiều ngành khác nhau. Các dự án liên ngành giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học khác nhau và phát triển sự hiểu biết toàn diện hơn về các vấn đề.
- Dành thời gian cho hoạt động vui chơi phi cấu trúc: Cho trẻ em thời gian vui chơi phi cấu trúc là rất quan trọng để nuôi dưỡng sự sáng tạo. Các trường học có thể tạo ra không gian sáng tạo hoặc phòng thí nghiệm đổi mới, nơi học sinh có thể thử nghiệm với các vật liệu và ý tưởng mà không bị giới hạn trong môi trường lớp học truyền thống.
- Đào tạo giáo viên về tư duy thiết kế: Các nhà giáo dục cần được đào tạo về các nguyên tắc và thực hành tư duy thiết kế. Các chương trình phát triển chuyên môn có thể trang bị cho giáo viên các kỹ năng và kiến thức để triển khai tư duy thiết kế hiệu quả trong lớp học của họ. Tư duy thiết kế không chỉ dành cho STEM hoặc các khóa học tự chọn. Nó có thể được tích hợp vào các bài học trong các lĩnh vực nội dung cốt lõi và là một công cụ tuyệt vời để khuyến khích học sinh phát triển các kết nối có liên quan và có ý nghĩa với nội dung ngoài việc chuẩn bị cho bài kiểm tra.
- Kết hợp công nghệ một cách có ý thức: Mặc dù công nghệ có thể là một công cụ mạnh mẽ để học tập, nhưng nó nên được sử dụng với mục đích có giáo dục để tăng cường sự sáng tạo. Các nhà giáo dục nên tìm kiếm các công cụ kỹ thuật số hỗ trợ tư duy thiết kế, chẳng hạn như phần mềm mô hình hóa 3D hoặc nền tảng phối hớp.
Tạo một văn hóa sáng tạo cùng nhau
Trong thế giới mà việc giải quyết vấn đề có tính sáng tạo đang ngày càng trở nên quan trọng, tư duy thiết kế đem dến một phương pháp tiếp cận có giá trị để tái tạo tiề năng sáng tạo của trẻ em. Bằng việc thúc đẩy sự đồng cảm, tư duy phản biện, và các trải nghiệm trực tiếp, tư duy thiết kế có thể giúp giải quyết khủng hoảng sáng tạo trong giáo dục. Nó khuyến khích trẻ em khám phá, đổi mới sáng tạo, và phát triển các kỹ năng cần để phát triển trong thế kỷ 21. Với vai trò là nhà giáo dục và phụ huynh, đó là trách nhiệm của chúng ta để đem đến các cơ hội cho trẻ em giải phóng sự sáng tạo và trở thành những nhà giải quyết vấn đề của tương lai.
Nguồn tham khảo: https://entrepreneurship.asu.edu/blog/2024/06/27/the-importance-of-design-thinking-in-education-sparking-creativity-in-children/